intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 2 - ThS. Nguyễn Đăng Tuấn

Chia sẻ: Hoathachthao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

36
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 2 Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Trình bày được thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Xác định được vai trò của văn bản quy phạm pháp luật hiện nay ở nước ta;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Bài 2 - ThS. Nguyễn Đăng Tuấn

  1. XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT Giảng viên: ThS. Nguyễn Đăng Tuấn v1.0016101215 1
  2. BÀI 2 XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Giảng viên: ThS. Nguyễn Đăng Tuấn v1.0016101215 2
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; • Trình bày được thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật; • Xác định được vai trò của văn bản quy phạm pháp luật hiện nay ở nước ta; • Mô tả được thể thức của văn bản quy phạm pháp luật từ đó thực hành soạn thảo được một số văn bản quy phạm pháp luật điển hình. v1.0016101215 3
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Người học cần được trang bị trước một số kiến thức cơ bản về: • Triết học; • Xã hội học; • Tâm lí học; • Sử học; • Luật học. v1.0016101215 4
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Xem lại bài giảng đầy đủ và tóm tắt những nội dung chính của từng bài; • Nắm chắc nội dung về trình bày thể thức văn bản, tích cực phân tích ưu, nhược điểm về thể thức, ngôn ngữ trong các văn bản đã ban hành và đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc; • Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. v1.0016101215 5
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 2.1 Những vấn đề chung về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 2.2 Soạn thảo các nội dung của văn bản quy phạm pháp luật v1.0016101215 6
  7. 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Thẩm quyền và đặc điểm ban hành văn bản của văn bản quy phạm quy phạm pháp luật pháp luật 2.1.3. Thủ tục 2.1.4. Vai trò ban hành văn bản của văn bản quy phạm pháp luật quy phạm pháp luật 2.1.5. Thể thức của văn bản quy phạm pháp luật v1.0016101215 7
  8. 2.2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT a. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. v1.0016101215 8
  9. 2.2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT b. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết; Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định; Văn bản quy phạm pháp luật có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý; Văn bản quy phạm pháp luật có hình thức do pháp luật quy định; Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thủ tục luật định; Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện. v1.0016101215 9
  10. 2.1.2. THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Thẩm quyền hình thức: Người Thẩm quyền nội dung: Cần xuất soạn thảo phải lựa chọn đúng loại phát từ quy định của pháp luật văn bản cho mỗi chủ thể mà không hiện hành để xác định chủ thể có được nhầm lẫn, vì vi phạm thẩm thẩm quyền đặt ra những quy quyền hình thức dẫn đến tình trạng phạm pháp luật điều chỉnh quan làm mất hiệu lực của văn bản và sẽ hệ xã hội phát sinh từ loại việc là bị cấp có thẩm quyền bãi bỏ. chủ thể của văn bản. v1.0016101215 10
  11. 2.1.3. THỦ TỤC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT • Thủ tục ban hành mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong 2 đạo luật: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND. • Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những hoạt động chủ yếu sau:  Lập chương trình xây dựng pháp luật;  Thành lập ban soạn thảo;  Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;  Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;  Thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;  Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;  Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật. v1.0016101215 11
  12. 2.1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, mỗi văn bản cụ thể đều giữ một vai trò nhất định. Hiến pháp: Dùng để ban hành các quy định cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng, về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền, nghĩa vụ công dân, về một số vấn đề quan trọng khác như quốc kỳ, quốc ca. Luật: Dùng để cụ thể hóa hiến pháp, đặt ra các quy định điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng và ổn định phát sinh trong quản lý nhà nước. v1.0016101215 12
  13. 2.1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo) Nghị quyết: Dùng để đặt ra các quy định về đường lối chính sách pháp luật; các biện pháp quản lý trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; các quy định thực hiện trong hoạt nội bộ cơ quan nhà nước hoặc để giải thích, hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật khác. Nghị định: Ban hành để cụ thể hóa các quy định về quản lý hành chính Nhà nước trong hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; lệnh và nghị quyết của Chủ tịch nước; quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; bộ máy của các cơ quan, đơn vị, trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Lệnh: Được Chủ tịch nước ban hành để tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tổng động viên, động viên cục bộ hoặc giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. v1.0016101215 13
  14. 2.1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo) Quyết định: Được dùng để đặt ra các quy định về quản lý nhà nước trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của chủ thể ban hành; các quy định thực hiện trong nội bộ cơ quan nhà nước. Chỉ thị: Được sử dụng để đề ra các biện pháp chỉ đạo, điều hành cấp dưới thực hiện chức năng, nhiệm vụ và những văn bản của cấp trên; đề ra các biện pháp quản lý nhà nước, kiện toàn tổ chức bộ máy, chấn chỉnh hoạt động đối với các cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan ban hành. Thông tư: Được dùng để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các quyết định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Toàn án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. v1.0016101215 14
  15. 2.1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo) Trong thực tiễn khi cần đặt ra các quy phạm pháp luật mang tính nội bộ của một ngành, một cơ quan hoặc những quy định mang tính liệt kê thì cơ quan có thẩm quyền sử dụng một số văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị quyết, nghị định, quyết định (văn bản chính) để ban hành ra nội quy, quy chế, bản quy định, điều lệ… (văn bản pháp quy phụ). Khi đó hai văn bản gắn liền với nhau, văn bản chính (có vai trò gián tiếp đặt ra các quy phạm pháp luật) mang lại hiệu lực cho văn bản pháp quy phụ (chứa đựng các quy phạm luật lệ) lệ thuộc vào văn bản chính về hiệu lực pháp luật. Cụ thể là: • Nội quy: Dùng để đặt ra những quy định để thực hiện trong nội bộ một cơ quan, tổ chức; • Điều lệ: Dùng để đặt ra những quy định mang tính nội bộ, thực hiện trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, dùng để đặt ra các quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong một cơ quan, tổ chức như Điều lệ các trường đại học; • Bản quy định, quy chế, chế độ, tiêu chuẩn… dùng để đặt ra các quy định về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể như quy chế tuyển sinh… v1.0016101215 15
  16. 2.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Trình bày thể thức chung như phần thể thức văn bản pháp luật đã trình bày. Riêng phần tên gọi văn bản và trích yếu của văn bản có hai cách: • Cách 1: Sử dụng tên của loại văn bản làm tên văn bản Ví dụ: CHỈ THỊ Về các biện pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 10 • Cách 2: Ghép tên loại văn bản với tên chủ thể ban hành văn bản, Ví dụ: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật thanh tra v1.0016101215 16
  17. 2.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo) a. Thể thức của Hiến pháp LỜI NÓI ĐẦU Chương I NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ Điều 1…………………………………………..……………………………………………… Chương … HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ………………………………………………………………. ………………………………………………………………….. Bản hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa…. kỳ họp thứ….. nhất trí thông qua trong phiên họp ngày… tháng… năm… hồi... giờ… phút. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI …….. v1.0016101215 17
  18. 2.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo) b. Thể thức của Bộ luật QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Số:…/2007/Lt-QH11 BỘ LUẬT………. LỜI NÓI ĐẦU ……………………… Phần I ……………………….. Chương II Điều 1: Nhiệm vụ của bộ luật Điều 2: Chương II ……………. Mục A Điều: ………. Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa….kỳ họp thứ….. thông qua ngày...tháng….năm…. . v1.0016101215 CHỦ TỊCH QUỐC HỘI 18
  19. 2.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo) c. Thể thức của Luật QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Số:…/2007/Lt-QH11 LUẬT……… Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật này quy định về ………... Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1:…………………………………. Chương II ………………………………… Mục A Điều:……………………………………….. Chương…… ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều:….. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa…. kỳ họp thứ….. thông qua ngày... tháng…. năm…. . CHỦ TỊCH QUỐC HỘI v1.0016101215 19
  20. 2.1.5. THỂ THỨC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (tiếp theo) d. Thể thức của Pháp lệnh QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc Số:…/20 07/PL-UBTVQH11 PHÁP LỆNH…… Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Pháp lệnh này quy định về ………... Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1:…………………………………. ………………………………………………. Chương …. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều:……………………………………….. Hà Nội, ngày…tháng…năm… TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHỦ TỊCH QUỐC HỘI v1.0016101215 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2