Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
Mục Lục<br />
1. TỔNG QUAN 1<br />
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1<br />
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1<br />
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG 2<br />
2.1. MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2<br />
2.2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀO 3<br />
2.2.1. Lựa chọn cảm biến 3<br />
2.2.2. Lựa chọn công tắc hành trình 6<br />
2.2.3. Lựa chọn nút nhấn 8<br />
2.3. LỰA CHỌN NGÕ RA 8<br />
2.3.1. Lựa chọn động cơ 8<br />
2.3.2. Lựa chọn đèn 9<br />
2.3.3. Lựa chọn buzzer 10<br />
2.3.4. Lựa chọn CONTACTOR 3 pha 11<br />
2.4. LỰA CHỌN PLC 11<br />
2.5. SƠ ĐỒ NỐI DÂY 13<br />
3. THIẾT KẾ PHẦN MỀM 14<br />
3.1. YÊU CẦU THIẾT KẾ 14<br />
3.2. SƠ ĐỒ TRẠNG THÁI 14<br />
3.3. CHƯƠNG TRÌNH PLC 15<br />
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG 18<br />
5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 23<br />
5.1. KẾT LUẬN 23<br />
5.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 23<br />
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
1. TỔNG QUAN<br />
<br />
1.1. Đặt vấn đề<br />
Các hệ thống đóng cửa garage tự động đòi hỏi phải có sự an toàn tuyệt đối, độ<br />
chính xác cao, hiệu xuất lớn, dễ giám sát, chịu được rung động, môi trường làm việc<br />
ô nhiễm,…. Để thực hiện các yêu cầu trên thì các công ty, nhà ở thường sử dụng công<br />
nghệ lập trình PLC, với những ưu điểm vượt trội mà các bộ điều khiển cổ điển dùng<br />
dây nối và relay không thể nào so sánh được như lập trình dễ dàng, gọn nhẹ, dễ dàng<br />
di chuyển, lắp đặt, dể bảo quản và sửa chữa, khả năng xử lý nhanh, hoạt động tốt<br />
trong môi trường công nghiệp,….<br />
1.2. Mục tiêu đề tài<br />
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, thiết kế và giải quyết các hệ thống tự động<br />
đóng cửa garage sử dụng PLC của Mitsubishi sử dụng phương pháp ladder để lập<br />
trình. Hệ thống dùng trong các bãi giữ xe, nhà ở hay trong trong các nhà máy xí<br />
nghiệp, bệnh viện,....<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG<br />
<br />
2.1. Mô tả quy trình công nghệ<br />
Cửa garage tự động hoạt động trên nguyên lý dùng các cảm biến quang để xác<br />
định có xe và tác động động cơ quay thuận nghịch để đóng, mở cửa. Sử dụng công<br />
tắc hành trình tác động để ngừng quay động cơ. Từ nguyên lý làm việc trên ta thấy<br />
muốn hệ thống hoạt động được cần có động cơ 3 pha, công tắc hành trình loại thường<br />
hở, cảm biến quang loại thu phát. Sau đây là chu trình làm việc như hình 2.1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.1: Hệ thống đóng, mở cửa garage tự động<br />
Khi bật công tắc hệ thống đóng cửa và kiểm tra xem có xe hay không. Khi có<br />
xe đến cảm biến X2, đèn Y6 sáng lên, cửa garage sẽ đi lên và lúc này Buzzer Y7 hoạt<br />
động. Cửa garage vẫn đi lên cho đến khi tác động công tắc hành trình thì dừng, lúc<br />
này buzzer cũng ngừng hoạt động. Xe đi qua cửa qua cảm biến X3, đèn Y6 tắt, cửa<br />
garage sẽ đi xuống và lúc này buzzer Y7 hoạt dộng. Cửa garage vẫn đi xuống cho<br />
đến công tắc hành trình dưới được tác đồng thì dừng, lúc này buzzer cũng ngừng hoạt<br />
động. Đồng thời ta kết hợp hai nút nhấn UP là X10 và DOWN là X11 để mở hoặc<br />
đóng cửa, nhưng khi có xe trong vùng xác định giữa X2 và X3 thì hai nút nhấn này<br />
không thể tác động.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
2.2. Lựa chọn thiết bị vào<br />
Các thiết bị được sử dụng ở ngõ vào PLC:<br />
- 2 cảm biến quang.<br />
- 2 công tắc hành trình.<br />
- 2 nút nhấn.<br />
2.2.1. Lựa chọn cảm biến<br />
Các loại cảm biến có thể dùng Cảm biến quang điện, cảm biến điện<br />
cảm,….<br />
Ở đề tài này chọn cảm biến quang điện để xác định vị trí và sự dịch<br />
chuyển của xe ô tô.<br />
Mô hình đóng mở cửa garage tự động dùng 2 cảm biến quang.<br />
Bảng 2.1: Lựa chọn cảm biến<br />
STT Số Cảm biến Công dụng Hình ảnh<br />
lượng<br />
1 2 Cảm biến phát Phát hiện vật<br />
hiện vật thể. chuyển động<br />
Tên cảm biến : trong tầm của<br />
BEN10M-TDT cảm biến (10m)<br />
<br />
<br />
<br />
Cấu tạo và thông số kĩ thuật của cảm biến BEN10M-TDT.<br />
Cảm biến quang điện thu-phát thực tế như hình 2.2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.2: Cặp thu phát cảm biến<br />
Đầu ra là NPN, có 3 dây nối. NPN cho phép dòng điện trong cảm biến đi vào<br />
điện áp chung. Bình thường đầu ra của cảm biến là một Transistor có vai trò như một<br />
khóa (khi sụt áp). Nếu cảm biến vừa phát hiện được đối tượng sẽ tạo ra dòng tác động<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
trực tiếp tới Transistor NPN. Khi không có dòng tác động Transistor không cho phép<br />
dòng chạy trong cảm biến. Khi có tác động Transistor sẽ mở khóa cho phép dòng<br />
chạy trong cảm biến tới cực chung.<br />
Sau đây là nguyên lý hoạt động của PLC như hình 2.3:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.3: Sơ đồ kết nối cảm biến với PLC<br />
Cảm biến chịu phản ứng của các tác nhân vật lý. Nếu cảm biến không hoạt<br />
động, điện áp đường tác động thấp, khi đó Transistor khóa. Có nghĩa là đầu ra NPN<br />
không có dòng vào/ra. Khi cảm biến hoạt động làm cho đường tác động có điện áp<br />
cao, Transistor mở khóa và tác động đóng khóa. Dòng chạy từ cảm biến tới đất. Điện<br />
áp ở đầu ra của NPN giảm xuống -V.<br />
Kích thước 18mm.<br />
Ngõ vào 10 – 24 VDC.<br />
Khoảng cách phát hiện 10m.<br />
Dòng định mức 40mA.<br />
Vỏ làm bằng chất liệu ABS.<br />
Chống nhiễu tốt.<br />
Gọn và tiết kiệm chỗ.<br />
Bảo vệ chống ngắn mạch và nối cực nguồn.<br />
Chế độ hoạt động Ligh-ON.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
Thông số kỹ thuật BEN10M-TDT:<br />
Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật cảm biến BEN10M-TDT<br />
Tên thiết bị BEN10M-TDT<br />
Khoảng cách phát hiện 10m<br />
Vật thể phát hiện tiêu chuẩn - Giấy trắng 100 x 100mm.<br />
Đặc tính trễ - Tối đa 20% khoảng cách phát hiện.<br />
Điện áp nguồn cấp - 12VDC - 24VDC +/- 10% kể cả xung<br />
tối đa 10%(p-p).<br />
Ngõ ra điều khiển - Ngõ ra transistor colector hở, tối đa<br />
200mA, điện áp dư tối đa 1V.<br />
Thời gian đáp ứng Tối đa 1ms.<br />
Mức chiếu sáng của môi trường Hoạt động đối với ánh sáng mặt trời<br />
Max 11000lx, đối với đèn chiếu sáng<br />
Max 3000lx.<br />
Nhiệt độ mối trường - Hoạt động - 250C tới 550C (không<br />
đóng băng hoặc ngưng tụ).<br />
- Bảo quản - 250C tới 700C (không đóng<br />
băng hoặc ngưng tụ).<br />
Độ ẩm môi trường - Hoạt động 35% đến 85%RH.<br />
- Bảo quản 35% đến 95%RH.<br />
Mức độ chịu rung - Biên độ rung 1,5mm tại tần số 10 -<br />
55HZ trong 2 giờ theo x, y ,z.<br />
Mức độ chịu sốc - Mức độ phá hủy 500m/s2 cho 3 lần ở<br />
mỗi hướng x,y,z<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ đấu dây của cảm biến như hình 2.4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.4: Sơ đồ đấu dây của cảm biến<br />
Dây nối cảm biến trong hình dạng thực tế như hình 2.5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.5: Hình dạng cảm biến<br />
2.2.2. Lựa chọn công tắc hành trình<br />
Sử dụng công tắc hành trình tác động vào để cơ cấu dừng hoạt động vì nó dễ<br />
điều khiển, có hai chế độ là dẫn và ngắt, khi có vật thể tác động vào thì dẫn, ngược<br />
lại thì ngắt. Công tắc hành trình được sử dụng ở các cơ cấu điều khiển để ngưng hoạt<br />
động của động cơ.<br />
Chọn loại công tắc hành trình loại đầu dài có con lăn để giảm hư hại giữa vật<br />
thể tác động vào công tắc hành trình trong hình 2.6 là loại D4MC-2000.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
Hình 2.6:Công tắc hành trình NC/NO omron<br />
Thông số kỹ thuật D4MC-2000.<br />
Bảng 2.3: Thông số kỹ thuật D4MC-2000<br />
Tên thiết bị - D4MC - 2000<br />
Bánh xe cần dài - 63mm<br />
Cấp bảo vệ - IP67<br />
Tuổi thọ hoạt động - 10.000.000 (tác động cơ), 500.000 lần<br />
(tác động điện).<br />
<br />
Tốc độ tác động - 0.05 mm/s ~ 0.5 m/s.<br />
Cách điện - 100MΩ min (ở 500VDC).<br />
Điện trở tiếp điểm - 15mΩ max.<br />
Đấu nối - Kiểu terminal có bọc cao su bảo vệ độ<br />
kín.<br />
Nhiệt độ mối trường - Hoạt động -100C tới 800C (không đóng<br />
băng).<br />
- Bảo quản - 250C tới 700C (không đóng<br />
băng hoặc ngưng tụ).<br />
Độ ẩm môi trường - Bảo quản 35% đến 95%RH.<br />
Mức độ chịu rung - Biên độ rung 1,5mm tại tần số 10 -<br />
55HZ.<br />
Mức độ chịu sốc - Mức độ phá hủy 500m/s2 cho 3 lần ở<br />
mỗi hướng x,y,z.<br />
<br />
Ngoài ra D4MC - 2000 còn có các ưu điểm sau.<br />
Nhiều kiểu dáng tác động, cho các ứng dụng khác nhau.<br />
Đấu nối kiểu terminal có bọc cao su bảo vệ độ kín.<br />
Đạt tiêu chuẩn UL/CSA and CCC.<br />
Kiểu dáng lắp đặt đơn giản, giảm thời gian bảo trì, thay thế.<br />
Sơ đồ dấu dây của công tắc hình trình khi kết nối với PLC như hình 2.7.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.7: Sơ đồ dấu dây công tắc hành trình<br />
2.2.3. Lựa chọn nút nhấn<br />
Sử dụng nút nhấn để điều khiển cửa garage lên xuống bằng tay khi không có<br />
xe hoặc khi hệ thống cảm biến có sự cố hay bảo trì.<br />
Chọn nút nhấn đèn led màu xanh lá cây như hình 2.8 để sáng lên khi nhấn<br />
nút điều khiển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.8: Nút nhấn có đèn loại tròn 24VDC<br />
Thông số kỹ thuật nút nhấn có đèn, tròn AL6M - M24S:<br />
Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật nút nhấn<br />
Tên thiết bị - Nút nhấn có đèn, tròn AL6M - M24S<br />
Đường kính - 16mm<br />
Màu - Xanh lá cây<br />
Điện áp hoạt động - 24VDC<br />
<br />
<br />
2.3. Lựa chọn ngõ ra<br />
Các thiết bị đươc sử dụng ở ngõ ra của PLC:<br />
- 1 Motor 3 pha.<br />
- 1 đèn báo màu xanh, 1 đèn báo màu đỏ.<br />
- 1 buzzer.<br />
- 2 contactor 3 pha.<br />
2.3.1. Lựa chọn động cơ<br />
Những loại động cơ có thể dùng.<br />
- Động cơ một pha AC.<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
- Động cơ một pha DC.<br />
- Động cơ ba pha AC.<br />
- Động cơ ba pha DC.<br />
Thông số kỹ thuật động cơ Teco<br />
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật Motor Teco<br />
Tên thiết bị - Motor giảm tốc Teco<br />
Cấp bảo vệ - IP55<br />
Màu - Xám<br />
Tần số - 50-60Hz<br />
<br />
Điện áp hoạt động - 380V<br />
Vân hành - Liên tục<br />
Nhiệt độ môi trường - - 150C tới 400C<br />
Tỉ số truyền 1 1<br />
- ~ .<br />
5 120<br />
<br />
Hình dạng động cơ được sử dụng trong hệ thống như hình 2.9.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.9: Động cơ có hộp giảm tốc<br />
2.3.2. Lựa chọn đèn<br />
Có rất nhiều đèn báo trong công nghiệp với các màu phổ biến như màu đỏ,<br />
xanh lá cây, vàng với các ứng dụng khác nhau.<br />
Chọn đèn báo màu xanh lá cây để báo hiệu là đang có xe trong khu vực quy<br />
định, màu xanh để báo hiệu là khu vực đã an toàn để xe đi qua. Lựa chọn đèn ABB<br />
KL70 - 401G Light Element như hình 2.10.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.10: Đèn ABB KL70-401G Light Element<br />
Thông số kỹ thuật đèn ABB KL70-401G Light Element.<br />
Bảng 2.6: Thông số kỹ thuật đèn ABB KL70-401G Light Element<br />
Tên thiết bị - Tín hiệu tháp ánh sáng<br />
Màu đèn - Xanh lá cây<br />
Tín hiệu - Liên tục.<br />
Điện áp hoạt động - 220 VAC/VDC.<br />
Đường kính - 5cm / 2.0’’<br />
<br />
Đồng thời ta chọn thêm đèn ABB KL70-401R có thông số như trên nhưng<br />
màu đỏ để báo hiệu khi động cơ dừng.<br />
2.3.3. Lựa chọn buzzer<br />
Buzzer trong hệ thống đóng cửa garage xe này chủ yểu để cảnh báo là cửa đi<br />
lên hoặc cửa đi xuống, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ta chọn buzzer ABK875-<br />
R5 như hình 2.11.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.11: Buzzer báo động<br />
Thông số kỹ thuật.<br />
Bảng 2.7: Thông số kỹ thuật Buzzer ABK875-R5<br />
Tên sản phẩm - ABK875-R5<br />
Màu - Xám<br />
Âm thanh loại - Âm thanh báo động<br />
DB tại 1 mét - 112 dB<br />
Kích thước tổng thể - 117 X W 124 x D 84 (mm)<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
Tín hiệu - Liên tục.<br />
Điện áp hoạt động - 230VAC.<br />
Tần số - 350-400Hz<br />
Cân nặng - 2,1Kg<br />
Nhiệt độ môi trường - Hoạt động -350C tới 660C<br />
<br />
2.3.4. Lựa chọn CONTACTOR 3 pha<br />
Lựa chọn contactor công nghiệp phù hợp với động cơ 3 pha vậy nên chọn<br />
contactor M65 New CJX2-1210 AC như hình 2.12.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.12: Contactor công nghiệp<br />
2.4. Lựa chọn PLC<br />
PLC được phân loại theo 2 cách.<br />
o Hãng sản xuất gồm các nhãn hiệu như Siemen, Omron, Misubishi,….<br />
o Version:<br />
PLC Siemen có các họ : S7-200, S7-300, S7-400, Logo.<br />
PLC Misubishi có các họ: FX, FX0, FXON.<br />
Sử dụng PLC để điều khiển cửa garage nên chọn loại PLC của Mitsubishi, dòng<br />
FX0S-30MR-DS là thích hợp vì Cơ cấu máy nhỏ gọn, chi phí thấp, module màn hình<br />
và khối mở rộng có hệ thống dễ dàng nâng cấp.<br />
Đặc diểm của PLC FX0S là loại PLC có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với các<br />
ứng dụng với số lượng I/O nhỏ hơn 30, giảm chi phí lao động và kích cờ panel điều<br />
khiển. Với việc sử dụng bộ nhớ chương trình bằng EEPROM cho phép dữ liệu chương<br />
trình được lưu lại trong bộ nhớ trong trường hợp mất nguồn đột xuất, giảm thiều thời<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
gian bao hành sản phẩm. Dòng FX0 được tích họp sẵn bên trong bộ đếm tốc độ cao<br />
và các bộ tạo ngắt, cho phép xử lý tốt một số ứng dụng phức tạp.<br />
Nhược điểm của dòng FX0 là không có khả năng mở rộng số lượng I/O được<br />
quản lý, không có khả năng nối mạng, không có khả năng kết nối với các Module<br />
chuyên dùng, thời gian thực hiện chương trình lâu (thời gian thực hiện các lệnh cơ<br />
bản khoảng 1.6us – 3.6us, các lệnh ứng dụng khoảng vài trăm us).<br />
Bảng 2.8: Thông số kỹ thuật PLC FX0S-30MR-DS<br />
<br />
Dung lượng chương trình 8000 bước Sử dụng bộ nhớ EEPROM<br />
bên trong<br />
<br />
Cấu hình Vào Tối đa 18 ngõ: X0 - X17 Trừ FX0S-30M có 16 ngõ<br />
vào ra<br />
Ra Tối đa 16 ngõ: Y0- Y15 Trừ FX0S-30M có 14 ngõ<br />
(I/O)<br />
Rơ le phụ Thông thường Số lượng: 512 Từ M0-M511<br />
trợ (M) Chốt Số lượng: 11 (tập con) Từ M496-M511<br />
<br />
Đặc biệt Số lượng:56 Từ M8000 - M8255<br />
<br />
Rơ le trạng Thông thường Số lượng: 64 Từ S0-S63<br />
thái (S) Khởi tạo Số lượng: 10 (tập con) Từ S0-S9<br />
<br />
Bộ định 100 ms Số lượng: 56 Từ T0-T55<br />
thời Timer 10 ms Số lượng: 24 Từ T32-T55 (khi M8028 -<br />
(T ) ON)<br />
<br />
Bộ đếm Thông thường Số lượng: 16 Từ C0-C15<br />
(C) Chốt Số lượng: 2 (tập con) Từ C14-C15<br />
<br />
Bộ đếm 1 pha Số Tần sổ đếm lừ Từ C235-C238<br />
tốc độ cao lượng: 4 14kHz trở xuống<br />
(HSC) 1 pha hoạt động Số C241, C242, C244<br />
bằng ngõ vào lượng: 3<br />
<br />
2 pha Số Tần số đếm từ C246, C247, C249<br />
lượng: 3<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
2kH/ trở xuống<br />
Pha A/B Số C251.C252.C254<br />
*Lưu ý: mọi bộ<br />
lượng: 3<br />
đếm đều được<br />
chốt<br />
Thanh ghi Thông thường Số lượng: 32 Từ D0-D31<br />
dử liệu Chốt Số lượng: 2 (tập con) Từ D0-D31<br />
(D)<br />
Được điều chỉnh Số lượng:1 D8013<br />
bên ngoài<br />
<br />
Đặc biệt Số lượng: 27 Từ D8000 - D8255<br />
<br />
Chỉ mục Số lượng: 2 V, Z<br />
<br />
Con trỏ (P) Dùng với lệnh Số lượng: 64 Từ P0-P63<br />
CALL<br />
<br />
Dùng với ngắt Số lượng: 4<br />
<br />
Nguồn 24V DC +10% -15%<br />
cung cấp<br />
<br />
2.5. Sơ đồ nối dây<br />
Mạch điều khiển ở hình 2.13 mô tả các kết nối vào ra với PLC.<br />
<br />
PLC<br />
Brown<br />
Stop<br />
Blue While<br />
Buzzer<br />
DW Button<br />
UP Button Light<br />
Brown .<br />
.<br />
.<br />
<br />
L N<br />
Blue While 220VAC<br />
Top LS<br />
<br />
Buttom LS<br />
<br />
OL<br />
KR<br />
KF<br />
<br />
<br />
GND<br />
L N<br />
220VAC<br />
<br />
<br />
24VDC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
Hình 2.13: Mạch điều khiển kết nối với PLC hệ thống cửa garage xe tự động<br />
Mạch động lực kết nối với các contactor được điều khiển bởi PLC như hình<br />
2.14.<br />
<br />
L1 L2 L3<br />
<br />
CB<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KF KR<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
OL<br />
<br />
<br />
<br />
M<br />
<br />
Hình 2.14: Mạch động lực kết nối với động cơ của hệ thống garage xe<br />
3. THIẾT KẾ PHẦN MỀM<br />
<br />
3.1. Yêu cầu thiết kế<br />
Hệ thống đóng cửa garage xe tự động có 3 chế độ hoạt động.<br />
o Cửa đi xuống, buzzer hoạt động khi nhấn nút xuống hoặc không có xe trong<br />
vùng làm việc của cảm biến cửa sẽ đi xuống. Chế độ tự động khi có xe và<br />
điều khiển khi không có xe.<br />
o Cửa đi lên, buzzer hoạt động: Khi có xe đến hoặc được nhấn nút đi lên.<br />
o Cửa dừng, buzzer ngừng hoạt động: Khi cửa garage không hoạt động.<br />
3.2. Sơ đồ trạng thái<br />
Hệ thống garage xe tự động được mô tả bằng state diagram như hình 3.1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
Công tắc hành<br />
trình dưới<br />
M5 M6<br />
DW và X3, X2,<br />
Dừng, Buzzer công tắc hành<br />
Cửa đi xuống,<br />
trình dưới = 0<br />
off, đèn stop Buzzer on, đèn<br />
on stop off<br />
X2 và X3 và<br />
công tắc hành<br />
trình dưới = 0<br />
UP và công DW và X3=0 và<br />
Công tắc hành<br />
tắc hành X2=0<br />
trình trên<br />
trình trên = 0<br />
UP<br />
X2=1 hoặc X3=1<br />
và công tắc hành<br />
trình trên = 0 Cửa đi lên,<br />
Buzzer on, đèn<br />
stop off<br />
<br />
<br />
M7<br />
<br />
Hình 3.1: Sơ đồ trạng thái hoạt động của hệ thống<br />
3.3. Chương trình PLC<br />
Để mô phỏng chương trình cửa garage tự động ta sử dụng phần mềm FX-<br />
Training của hãng Mitsubishi.<br />
o Các bước mô phỏng:<br />
B1: Mở giao diện phần mềm FX-Training chọn F1 như hình 3.2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.2: Chọn F1 giao diện garage xe<br />
B2: Phần mềm sẽ hiện ra giao diện mô phỏng tiếp đến nhấn vào edit<br />
leader.<br />
B3: Ta có thể viết chương trình mới hoặc mở chương trình đã viết sẵn<br />
như hình 3.3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.3: Chọn file đã viết sẵn<br />
B4: Thực hiện write to PLC như hình 3.4 để mô phỏng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.4: Viết chương trình vào PLC để mô phỏng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
<br />
Hệ thống hoạt động khi mới cấp nguồn như hình 4.1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.1: Khi vừa cấp nguồn cửa đóng lại<br />
Điều khiển cửa garage thông qua nút nhấn UP(X10) và DOWN(X11) ở hình 4.2<br />
và hình 4.3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.2: Nhấn nút up cửa đi lên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.3: Nhấn nút down cửa đi xuống<br />
Khi có xe đến cảm biến X2 hệ thống sẽ tự hoạt động như hình 4.4 và nút nhấn<br />
bị vô hiệu hóa khi có vật thể như hình 4.5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.4: Khi xe đến cửa cảm biến X2 lên mức [1] cửa đi lên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.5: Khi có xe trong vùng giới hạn nút UP và DOWN bị vô hiệu hóa<br />
Xe đang còn trong phạm vi của cảm biến X2 hoặc X3 thì cửa vẫn còn mở để<br />
đảm bảo an toàn như hình 4.6 và khi cả 2 cảm biến hết tác động thì cửa garage sẽ<br />
đóng như hình 4.7.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.6: Khi xe qua cửa đến cảm biến X3 lên mức [1] cửa vẫn mở<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.7: Khi xe qua cửa cảm biến X2 và X3 xuống mức [0] thì cửa đóng lại<br />
Ta có thể điều khiển được nút nhấn khi cảm biến không được tác động như hình<br />
4.8.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4.8: Khi cảm biến X2 và X3 xuống mức [0] thì có thể sử dụng được nút nhấn<br />
UP DOWN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
Chương trình PLC điều khiển cửa garage xe viết bằng phần mềm FX-Training của<br />
hãng Mitsubishi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN<br />
<br />
5.1. Kết luận<br />
Qua bài tiểu luận này nhóm đã đạt được.<br />
o Tìm hiểu phần cứng của PLC Mitsubishi, các công cụ hỗ trợ hệ thống như<br />
cảm biến, nút nhấn, công tắc hành trình,….<br />
o Sử dụng được phần mềm FX-Training, viết chương trình bằng ngôn ngữ<br />
ladder, thiết kế thành công hệ thống cửa garage xe tự động.<br />
o Hiểu được kết nối phần cứng cũng như phần mềm của plc.<br />
5.2. Hướng Phát triển đề tài<br />
o Thực hiện mô hình thực tế đề tài tại nhờ ở, bãi giữ xe, kho hàng trong công<br />
nghiệp,….<br />
o Thiết kế màn hình HMI để báo cáo hoạt động và điều khiển hệ thống garage<br />
xe.<br />
o Thêm vào chức năng báo quá tải để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.<br />
o Thêm vào chứa năng thời gian bảo trì sau 30 ngày hoạt động.<br />
o Có thể thay đổi nút nhấn bằng remote hoặc smartphone để điều khiển garage.<br />
o Thêm công tắc để vô hiệu hóa chức năng tự động khi chỉ cho phép điều khiển<br />
bằng tay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Báo cáo bài tập PLC – Giảng Viên: Nguyễn Thanh Hải<br />
<br />
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Slide bài giảng của thầy Nguyễn Thanh Hải.<br />
2. PROGRAMMING MANUAL THE FX SERIES OF PROGRAMMABLE<br />
CONTROLLER.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />