Báo cáo thực tập :Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt
lượt xem 384
download
Tên đơn vị: Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt. Địa điểm trụ sở chính: Thôn 1B, xã EaMnang, huyện CưMgar, tỉnh ĐăkLăk. Trường TH Lý Thường Kiệt được tách ra từ Trường THCS Nguyễn Huệ và được thành lập vào tháng 10 năm 1997, cách trung tâm xã 600m về phía bắc. Trường có hai phân hiệu và tạo lạc trên diện tích 10.305m² với tổng số học sinh toàn trường có: 775 học sinh, trong đó c ó 122 học sinh dân tộc thiểu số chiếm 15,7% học sinh toàn trường, có 322 học sinh nữ chiếm...
Bình luận(4) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập :Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT TRƯỜNG............................... KHOA………………………. Báo cáo thực tập Hoạt động dạy và học trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 1
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................ 3 Nội dung .................................................................................................... 4 I, Sơ Lược Đặc Điểm Tình Hình Chung Của Trường. .............................. 4 1.Đặc điểm tình hình: ................................................................................ 4 II. Tình hình lớp chủ nhiệm:...................................................................... 7 5.Danh sách đội ngũ cán bộ lớp,đội của lớp chủ nhiệm và lớp giảng dạy:8 III, Đánh giá chung kết quả thực tập sư phạm:.......................................... 8 3. Những cảm xúc về nghề nghiệp: ......................................................... 12 4. Những cảm xúc khác: .......................................................................... 14 XÁC NHẬN CỦA BGH TRƯỜNG TIỂU HỌCLÝ TRƯỜNG KIỆT... 16 GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 2
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT Lời mở đầu Trong thời gian thực tập sư phạm ở trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt nhờ có sự quan tâm ân cần giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường, cùng với giáo viên bộ môn và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Như Hoa, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho em hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực tập của mình.Bước vào đợt thực tập này, bắt đầu từ ngày 14/02/2011 đến ngày 10/04/2011, bản thân em đã xác định rõ mục đích của đợt thực tập này là:nắm được phương pháp giảng dạy trong trường Tiểu Học, nắm được các hoạt động chủ nhiệm, nhằm củng cố nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, học hỏi thêm những kinh nghiệm quí báu ở thầy ở trường, qua những tiết dự giờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, những đợt rút kinh nghiệm tiết dạy. Và em cũng xác định rõ mục đích nghiên cứu là nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm sau này. Sau gần hai năm học tập tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Hải Dương, em đã học được rất nhiều điều từ trong sách vở và những kiến thức do nhiều giáo viên truyền thụ, tuy nhiên để trở thành một giáo viên giỏi, điều quan trọng không phải là chỉ biết bám vào sách vở mà phải biết thực hành áp dụng vào thực tiễn những gì mình đã học được, hướng phấn đấu tương lai của em là sẽ cố gắng hết mình để trở thành một giáo viên giỏi, nên em muốn được thực hành tại trường tiểu học Lý Thường Kiệt, thực tập tại trường sẽ giúp em học hỏi được những phương pháp giảng dạy của các thầy cô trong trường và hơn nữa em sẽ biết được các hoạt động chủ nhiệm lớp, cách quản lí lớp là như thế nào, đợt thực tập này sẽ giúp em chủ động làm quen với môi trường sinh hoạt mới và môi trường đó em với tư cách là một giáo viên, điều đó giúp em vững bước đi đến con đường tương lai của mình. Trong quá trình thực tập dưới sự chỉ dẫn của thầy cô tại trường, và những gì em học hỏi được trong những tiết dự giờ và lên lớp sinh hoạt, những điều đó giúp ít rất nhiều cho công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm của em sau này vì em đã được làm quen với cách giảng dạy trên lớp và cách xử lí các tình huống xảy ra trên lớp, cũng như là biết cách gần gũi với các em học sinh để nắm bắt tâm tư tình cãm của các em. Trong tám tuần thực tập, tuy không phải là một thời gian dài, nhưng cũng giúp cho em một phần nào biết được các phương pháp giảng dạy ở trường, em đã được vào dự giờ nhiều tiết dạy của giáo viên trong trường, sau đó em cũng được họp rút kinh nghiệm cùng cô hướng dẫn. Mỗi người có một phương pháp giảng dạy riêng, và các phương pháp đó có một điểm chung là đều tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia vào tiết học. Qua đó em cũng học hỏi được rất nhiều điều và nhiều điều và đó là hành trang để em bước đi trên con đường tương lai. Trong tám tuần vừa qua em cũng gặt hái được nhiều thành quả, em biết được cách quản lí lớp GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 3
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT học như thế nào, ngoài những buổi chính khóa em còn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ: quản lí các em diển tập buổi đồng diển thể dục, chỉ đạo các em làm lao động và em biết được cách soạn một bài giáo án hoàn chỉnh... Trong đợt thực tập này em nghiên cứu những phương pháp dạy học ở trường, các trình tự để dạy một bài học, cách gây sự chú ý của học sinh đến bài học, dùng các phương pháp trực quan sinh động, dùng nhiều hình ảnh, cho học sinh nghe băng để rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, đặt câu hỏi đáp đúng có thưởng, cho học sinh chơi trò chơi để thư giãn và củng cố kiến thức, từ đó em cũng tìm ra dược phương pháp giảng dạy cho riêng mình. Đồng thời em cũng nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Như Hoa em đã hoàn thành được lần sinh hoạt lớp đầu tiên, tuy không thành công nhưng em cũng có được thật nhiều kinh nghiệm do cô Hoa nhắc nhở và chỉ bảo. Em biết được cách xử lí các trường hợp vi phạm, biết cách soạn giáo án sinh hoạt, cách điều khiển các em chơi trò chơi trên lớp, tự tin để đứng trước lớp để sinh hoạt. Bên cạnh những giáo viên hướng dẫn, các em học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực tập của em, cụ thể là các em học sinh lớp 3E, ban đầu các em còn e dè không muốn tiếp xúc với em, nhưng sau vài ngày l àm quen em đã chủ động đến để trò chuyện cùng các em. Các em lớp 3E cũng là những nhân vật chính trong quá trình nghiên cứu của em. Qua tám tuần em cũng tìm hiểu được một phần nào tính cách và những ước mơ tương lai của các em qua những bức tranh của các em vẽ về ước mơ của mình. . Em bắt đầu thực hiện bài thu hoạch này ngay sau khi em đã hoàn thành xong đợt thực tập tại trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt, và em có thời gian là tám tuần để hoàn tất bài thu hoạch này. Đến ngày 08/04 em sẽ có được một bài thu hoạch hoàn chỉnh để nộp cho trường. Nội dung I, Sơ Lược Đặc Điểm Tình Hình Chung Của Trường. 1.Đặc điểm tình hình: Tên đơn vị: Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt. Địa điểm trụ sở chính: Thôn 1B, xã EaMnang, huyện CưMgar, tỉnh ĐăkLăk. Trường TH Lý Thường Kiệt được tách ra từ Trường THCS Nguyễn Huệ và được thành lập vào tháng 10 năm 1997, cách trung tâm xã 600m về phía bắc. Trường có hai phân hiệu và tạo lạc trên diện tích 10.305m² với tổng số học sinh toàn trường có: 775 học sinh, trong đó c ó 122 học sinh dân tộc thiểu số chiếm 15,7% học sinh toàn trường, có 322 học sinh nữ chiếm GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 4
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT 41,5% học sinh toàn trường, 10 em học sinh khuyết tật hoà nhập, 01 em con thương binh.. Học sinh toàn trường được chia ra các khối, lớp như sau: + Khối 01 : có 05 lớp gồm, học sinh. + Khối 02 : có 05 lớp gồm, học sinh. + Khối 03 : có 05 lớp gồm, học sinh. + Khối 04 : có 05 lớp gồm, học sinh + Khối 05 : có 05 lớp gồm, học sinh - Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 46, trong đó có 42 nữ, trình độ chuẩn 44 người đạt 97,8%, trình độ trên chuẩn 30 người đạt 71,1%, cụ thể là có: 13 giáo viên đạt trình độ đại học, trình độ cao đẳng 17 giáo viên, trình độ trung cấp 13 giáo viên. - Chi bộ trương có 10 đảng viên; tổ chức công đoàn 46 công đoàn viên; tổ chức Đoàn thanh niên: 10 đoàn viên; Tổng số đôi thiếu niên nhi đồng: 775 em. Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học, có tổng số phòng học: 17 phòng ( 01 phòng vi tính, 01 phòng âm nhạc ). Các phong chức năng: 04 phòng ( 01 phòng đội, 01 phòng thiết bị, 01 phòng thư viên, 01 và phòng y tế học đường), phòng dãy hiệu bộ 04 phòng, công trình vệ sinh giáo viên, học sinh , 02 khu nhà để xe cho học sinh và giáo viên. Trường có hàng rào xung quanh, có cổng trường, biển trường. Khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, Xanh - Xạch - Đẹp. 2.Những thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục trong mọi hoạt động của trường. - Nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục được quán triệt trong cấp ủy đảng,chính quyền và các đoàn thể địa phương, mức độ quan tâm đến việc học của học sinh đã có chuyển biến tích cực trong các bậc phụ huynh. - Cơ sở vật chất khá đầy đủ, đảm bảo các yêu cầu cơ bản cho việc dạy và học. - Địa bàn dân cư hẹp nên việc điều tra vận động học sinh ra lớp được dễ dàng. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt. Có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt. - Các đoàn thể trong nhà trường phát huy đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là chổ dựa vững chắc của chính quyền. - Học sinh ngoan, chăm chỉ học tập. * Khó khăn: - Là xã thuần nông, hạ tầng kĩ thuật còn thấp nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, các hộ nghèo còn chiếm tỉ lệ khá cao. - Một bộ phận nhỏ nhân dân trong xã di cư đến từ các tỉnh miền núi phía bắc nên trình độ dân chí không đồng đều, ảnh hưởng đến việc chăm lo cho con em trong việc đến trường và học hành. - Một số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, phụ huynh học sinh còn buông lơi việc quản lí học sinh sau giờ học ở trường. Nhà trường còn thiếu phòng đa chức năng. - Trường ở sát trục lộ, rất ồn ào ảnh hưởng đến việc dạy và học. 3. Thành tích đạt được trong năm học 2009 -2010: GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 5
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT a, Chất lượng hoạt động của học sinh: TT Tiêu chí Năm học 2009 -2010 1 Tổng số học sinh 775 2 Số HSG, HSTT 417 3 Số HS đạt HKTH đủ 775 4 Tỷ lệ lên lớp 99% 5 Tỉ lệ HTCTTH 100% 6 HS giỏi cấp trường 15 7 HS giỏi cấp Huyện 20 b, Danh hiệu mà trường đạt được: Đoàn thể Hình thức khen Cấp khen Liên đội Liên đội mạnh cấp tỉnh Hội đòng tỉnh Công đoàn Công đoàn vững mạnh xuất sắc Liên đoàn huyện Chi bộ Chi bộ trong sạch vững mạnh Huyện Uỷ Trường Tập thể lao đông tiên tiến xuất sắc Bộ giáo dục Trường Trường chuẩn quốc gia giai đoạn I Bộ giáo dục 4. Họ và tên một số cán bộ quản lý, lãnh đạo chủ chốt của trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt và một số giáo viên tiểu học có quan hệ chặt chẽ trong thời gian thực tập sư phạm. Cụ thể là: - Họ và tên Hiệu trưởng: Võ Thị Thanh Thủy - Họ và tên Phó hiệu trưởng chuyên môn: Phạm Thị Lương, là người quản lí điều hành hoạt động dạy và học. - Họ và tên Phó hiệu trưởng: Cao Thị Tuấn, là người quản lí điều hành hoạt động hành chính, đoàn thể và phổ cập công tác giáo dục. - Họ và tên Chủ Tịch Công Đoàn trường: Cao Thị Tuấn - Họ và tên tổng phụ trách Đội: Trịnh Văn Thế - Họ và tên giáo viên bộ môn dạy ở lớp chủ nhiệm và dạy chuyên môn cùng lớp: Nguyễn Thị Như Hoa GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 6
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT * Danh sách giáo viên bộ môn dạy lớp chủ nhiệm: + Giáo viên Thể dục: Lê Văn Vân + Giáo viên Âm nhạc: Nguyễn Như Quỳnh + Giáo viên Mỹ thuật: Nguyễn Thị Thủy II. Tình hình lớp chủ nhiệm: 1. Đặc điểm lớp: - Tổng số học sinh là 32 em, học sinh nam em. - Có em thuộc diện khó khăn - Có em người dân tộc thiểu số. 2. Thuận lợi: - Cơ sở vật chất đầy đủ. - Số lượng học sinh dân tộc được cấp sách, vở ngay từ đầu năm học. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường. - Giáo viên chủ nhiệm yêu nghề, mến trẻ. 3. khó khăn: - Đời sống nhân dân trong địa bàn chưa cao. - Sự quan tâm tới việc học tập của các em người dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế. - Thiếu phương tiện học tập ở nhà. 4. Sơ đồ chổ ngồi của học sinh lớp chủ nhiệm: BẢNG LỚP Tổ Thiện K Hồng Ý Trọng Tổ Hùng Trúc Quân Dương 1 Chương Hải Như Toàn 3 Thạch Hiền Tiến Chiều Tổ Bảo Thơ Thảo kim Tổ Kiệt Hường Quốc Thắng 2 B Hồng Tâm Trang Hợi 4 Ngoan Nhung Huân Lâm GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 7
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT 5.Danh sách đội ngũ cán bộ lớp,đội của lớp chủ nhiệm và lớp giảng dạy: - Đội ngũ cán bộ lớp: + Lớp trưởng: Phan Thúy Hường + Lớp phó học tập: Nguyễn trọng Hùng + Lớp phó văn thể: Vũ Thị Hồng Ngoan + Lớp phó lao động: Nguyễn Thị Hiền - Cán bộ chi đội: + Chi đội trưởng: Lê Việt Tiến + Chi đội phó: Phan Thúy Hường - Tổ Trưởng: - Tổ Phó: Tổ 1: Nguyễn Xuân Trọng Tổ 1: Trương Minh Hải Tổ 2: Nguyễn Thị Hiền Tổ 2: Trần Hồng Trúc Tổ 3: Lưu Thị Bích Hồng Tổ 3: Lê Thị Nữ Trang Tổ 4: Nguyễn Thị Cẩm Nhung Tổ 4: Đinh Thanh Huấn III, Đánh giá chung kết quả thực tập sư phạm: 1, Tư tưởng chính trị: GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 8
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT - Là một giáo viên đứng trên bục giảng phải có lập trường tư tưởng chính trị, cách mạng luôn kiên định, vững vàng. - Làm việc theo đúng chủ trương của đảng và nhà nước. - Có lối sống lành mạnh, vui vẻ, hoà đồng với đồng nghiệp. - Gữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tìn của một nhà giáo. - Thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. - Tận tuỵ, ân cần, gương mẫu với học sinh, được học sinh, phụ huynh yêu quý. 2. Công tác giảng dạy: - Thực hiện theo chương trình các môn học một cách linh hoạt, hợp lý, phú hợp với trình độ của học sinh. Theo công văn số: 869 của bộ GD&ĐT ngỳa 13/02/2006. -Soạn bài đầy đủ trước khi đứng lớp. - Đánh giá học sinh theo đúng thông tư 23/2009 về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học của bộ GD&ĐT. - Ứng dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học một cách hợp lý có hiệu quả. - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa. 3.Công tác chủ nhiệm: - Luôn gương mẫu trong mọi hoạt động. - Tác phong luôn sạch sẽ, gọn ngàng. - Trình bày bảng đúng quy định và khoa học. 4. Công tác đội, sao: -Tích cực hưởng ứng các phong trào của đôi, sao. Thương xuyên gặp gỡ với phụ huynh học sinh để trao đổi về việc giáo dục học sinh. 5. Những mặt đã đạt được: Thế là thời gian thực tập sư phạm cũng đã dần trôi qua. Từ những ngày đầu mới về trường thực tập chắc hẳn trong mỗi sinh viên đều bỡ ngỡ, lo lắng rằng không biết học trò lớp mình thực tập có ngoan không, có học giỏi không...Giáo viên hướng dẫn của mình có gần gũi, tận tình với mình hay không.. và như thế hàng ngàn câu hỏi trong đầu cứ phát sinh mà không có lời giải đáp. Vâng, cho đến hôm nay có thể nói rằng chính BGH nhà trường cũng như các thầy cô ở trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt, tập thể học sinh lớp 3E đã tạo cho em nhiều tình GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 9
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT cảm sâu sắc và nhiều ấn tượng đẹp nhất, cô hướng dẫn luôn là người chỉ dẫn mọi điều, quan tâm, giúp đỡ tận tình cho nhóm chúng em, cô đã truyền thụ mọi kiến thức, mọi kinh nghiệm có được trong nghề cho đàn em thân yêu của mình...cộng với sự hợp tác, thương yêu của tập thể học sinh lớp 3E cũng như được sự chỉ đạo, hướng dẫn sâu xa của nhà trường.Với những thuận lợi đó, trong khoảng thời gian gần sáu tuần thực tập chúng em đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ được giao: Thao giảng toàn đoàn, nghe báo cáo về tình hình nhà trường và công tác đoàn đội trong tuần đầu, soạn và nộp giáo án cho giáo viên hướng dẫn chỉnh sữa trước khi thực hiện tiết dạy. Em luôn bên cạnh tìm hiểu, giúp đỡ học sinh lớp mình chủ nhiệm, chia sẽ những tình cảm, suy nghĩ và những khó khăn về học tập, cuộc sống hằng ngày của các em để hoàn thành tốt công tác của một giáo viên chủ nhiệm. Tranh thủ mọi thời gian còn lại ở nhà để chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng như việc học thuộc giáo án, tập dạy trong nhóm trước khi chính thức giảng dạy trên lớp nên hầu như các tiết dạy của em đều khá - tốt và em không phải dạy lại lần hai. Điều quan trọng nhất trong đợt thực tập này là vấn đề hoàn thành “sổ nhật kí thực tập, bài thu hoạch cá nhân, sổ chủ nhiệm và đề tài nghiên cứu khoa học”.Vì vậy, em đã lên sẵn kế hoạch ngay từ những buổi đầu mới về trường. Có thể khẳng định rằng, cho đến ngày nay em đã hoàn thành khá tốt những công việc cần thiết trong thời gian tám tuần thực tập ở trường tiểu học Lý Thường Kiệt. - Bên cạnh những mặt đã đạt được thì bản thân vẫn còn một số yếu kém như sau: + Vì thời gian thực tập ở trường không nhiều lắm nên việc giúp đỡ học sinh về học tập và rèn luyện vẫn còn một số hạn chế: Bên cạnh những em tiến bộ rõ rệt về học tập, chăm ngoan hơn thì vẫn còn một vài em chưa có sự thay đổi, các em vẫn còn lười học, chưa nhận ra được vai trò, mục đích và tầm quan trọng của việc học tập ở trường nên chưa tự giác nhiều trong học tập. + Những ngày đầu do chưa hiểu rõ hết nhiệm vụ, vai trò của một người giáo viên chủ nhiệm nên vẫn còn lơ là, chưa dành nhiều thời gian bên cạnh tìm hiểu, quan tâm và chia sẽ các em. - Qua thời gian thực tập tại trường bản thân em đã rút ra được bài học kinh nghiệm quý báu cho mình: Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm cũng như việc giảng dạy của mình đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp mền mỏng, có những phẩm chất đạo đức tốt GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 10
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT không chỉ trong nhà trường mà phải ở ngoài xã hội. Bên cạnh đó sự nhiệt huyết với nghề cũng là yếu trố quan trọng trong sự nghiệp giảng dạy của mình và lòng yêu trẻ là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp trồng người cao cả của người giáo viên tiểu học. 1.Những cảm xúc về học sinh: Ông cha ta có câu “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, học hành là ngoan” Thật vậy từ những ngày đầu bước vào thực tiễn giáo dục em mới thấm nhuần hết những giá trị lí luận đã được lĩnh hội trong suốt thời gian ngồi học ở nhà trường sư phạm. Sau tám tuần thực tập, em đã ít nhiều hiểu được học sinh lớp mình chủ nhiệm. Ngay những buổi đầu gặp gỡ, tiếp xúc, em đã phát hiện được những điều nổi bật mà ở mỗi em đều tồn tại là sự hồn nhiên, tinh nghịch. Chính những điều đó đã tô thêm bức tranh ở mỗi trẻ một màu tươi vui, hạnh phúc. Ở tận sâu tâm hồn của mỗi trẻ là một thế giới tuôi thơ đầy màu sắc, sự cảm nhận, thái độ và hành vi của các em luôn ở mức độ cảm tính. Hầu hết các em đều yêu mến những thầy cô thân thiện, gần gũi và sẫn sàng chia sẽ với các em. Các em rất thích được thầy cô, bạn bè quan tâm. Những cử chỉ, lời nói thân mật có thể cảm hóa các em và được các em kính trọng, quý mến. Trong mỗi giờ ra chơi, tự quản 15 phút đầu giờ được chứng kiến cảnh các em vui đùa bên nhau, bỗng dưng bao nhiêu lo toan, mệt nhọc chợt tan biến mất. Những tiếng gọi thân thương, những cách xưng hô ngọt ngào “ cô - con” mới trìu mến và ngọt ngào làm sao. Ôi! những cảm giác rợn ngợp đó giống như cơn gió mang theo hơi ấm của mùa xuân cứ len nhẹ vào hồn để xua đi mọi buồn phiền, vất vả. Và rồi, chẳng bao lâu nữa là em sẽ phải quay trở lại giảng đường Cao Đẳng Hải Dương để tiếp tục con đường học vấn của mình. Đến lúc đó, những ánh mắt thân thương, những nụ cười trìu mến, những tiếng nói, tiếng cười của các em ngày nào sẽ trở thành quá khứ. Tập thể lớp 3E ơi! Cho đến giờ phút này cô chân thành cảm ơn những tình cảm, niềm tin mà các em đã dành tặng cho cô. Chính các em đã tạo cho cô những thành công và kết quả như ngày hôm nay: những cánh tay, những lời phát biểu, những GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 11
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT câu đố, những mẫu chuyện vui mà các em đã mang đến lớp sẽ khắc sâu vào kí ức của cô từ bây giờ và mãi mãi. Ôi! những món quà tinh thần vô giá mà cả tập thể lớp 3E đã dành cho cô sẽ là động lực, niềm tin và hy vọng chắp cánh cho ước mơ của cô bay cao, bay xa khi trở về trường tiếp tục học tập, tốt nghiệp ra trường và hoàn thành công tác giảng dạy sau này. Cô sẽ nhớ đến tập thể lớp 3E, trường tiểu học Lý Thường Kiệt như nhớ đến món quà tinh thần mà tạo hóa đã vô tình ban tặng cho mình và lấy đó làm động lực phấn đấu trong học tập. Cô xin chân thành gửi đến tập thể 3E nghìn nụ hôn, nghìn lời chúc, nghìn tình cảm và không quên chúc các em luôn ngoan ngoãn và học giỏi. 3. Những cảm xúc về nghề nghiệp: Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bác Hồ đã khẳng định: Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời. Ca dao xưa có câu: Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Cũng có một thời học sinh khi chọn ngành nghề đã đắn đo: Chuột chạy cùng sào thì vào sư phạm. Những thầy Thứ, thầy San, thầy Điền trong các tác phẩm của Nam Cao bị chuyện áo cơm ghì sát đất, cuộc đời cứ mọc rêu, ghỉ ra và mục đi nhưng vẫn không nguội tắt mộng văn chương… Lịch sử đã sang trang, cái Thuở nô lệ dân ta nước mất/ Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm (Tố Hữu) không còn nữa, bỏ lại phía sau những Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, những ông Nghè, ông Cống; bỏ lại sau lưng những Tứ thư, Ngũ kinh, những Phú, Tế, Chế, Biểu… Và hình ảnh những ông Đồ ngồi Bên phố đông người qua (Vũ Đình Liên) để viết câu đối Tết chỉ còn lại trong hoài niệm. Song, tên tuổi những nhà giáo nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn ghi sâu vào tâm trí mỗi người, tuy họ chẳng được khắc bảng vàng bia đá. Nhà giáo nữ đầu tiên ở thế GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 12
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT kỷ XV là bà Ngô Chi Lan, quê ở Phù Lỗ, Kim Hoá, Sóc Sơn đã được vua Lê Thánh Tông mời vào cung dạy học. Thầy Đỗ Năng Tế dạy học cho hai Bà Trưng. Các thầy Chu Văn An (1293- 1370), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1585), Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), Nguyễn Thiếp (1723-1804), Lê Đình Diên (1824-1883), Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), Nguyễn Khuyến (1835-1909) đều là những thầy giáo mẫu mực, tài giỏi. Trong phong trào Đông kinh nghĩa thục, Đông du có các nhà giáo nổi tiếng như: Lương Văn Can, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Lê Đại… Phần lớn các chíên sĩ yêu nước, các nhà lãnh đạo ở nước ta đều có thời gian dạy học trước khi đi làm cách mạng như: Thầy Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Aí Quốc) đã từng dạy ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… cũng đã dạy học ở một số trường. Ở Thành phố Cần Thơ có các thầy như: Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Phan Ngọc Hiển, Thái Thị Nhạn, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Việt Dũng… Tên tuổi các thầy đã được dùng đặt tên cho các trường học, các đường phố, công trình, giải thưởng các cuộc thi. Qua những thống kê cũng như gom nhặt được những kinh nghiệm trong đợt thực tập này em đã có những suy nghĩ và cách nhìn đầy khả quan về nghề dạy học. Cũng như người đời thường nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Thật vậy, chính vì điều đó mà ngày nay có rất nhiều bài hát hay ngợi ca nghề dạy học như Cô đi nuôi dạy trẻ, Bài ca người giáo viên nhân dân (Hoàng Vân), Bụi phấn (Vũ Hoàng & Lê Văn Lộc), Trường làng tôi (Phạm Trọng Cầu), Tiếng đàn cô giáo Tô Thị Rĩnh, Người Mèo ta có chữ rồi… Và số lượng những bài thơ viết về thầy cô, về mái trương, về những kỷ niệm tuổi học trò cũng không phải là ít. Có thơ ca ngợi, cảm thông, chia xẻ những vui, buồn, khó khăn gian khổ của các thầy cô ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Có thơ khắc ghi công ơn, kỷ niệm của tình thầy trò ở nhiều thế hệ. Có thơ nói về sự hy sinh của các thầy nơi chiến trường, hoặc những thầy sau chiến tranh là thương binh vẫn trở về với bảng đen phấn trắng. Bác Hồ đã dạy: Vì hạnh phúc mười năm phải trồng cây. Vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người, và cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cũng đã nói: Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu. Thật vậy, một nhà giáo muốn hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục vẻ vang của mình đòi hỏi mỗi giáo viên phải có tình yêu thương, sự khoan dung độ lượng cũng như tâm GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 13
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT quyết, niềm tin đối với nghề, với sự nghiệp giáo dục. Tuy chỉ với sáu tuần va chạm thực tế với vai trò là một giáo viên thật sự em mới thống khổ hết mọi cực nhọc mà bao lâu nay thầy cô của mình đã từng gánh vác. Để làm tốt công tác giảng dạy, giáo dục, truyền thụ kiến thức quý thầy cô phải miệt mài bao đêm trên từng trang giáo án cũng như phải tìm hiểu, sưu tầm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để tạo cho bài giảng của mình thêm sinh động, hấp dẫn. Họ không cần được đền bù hay chia sẽ, trái lại niềm vui lớn nhất có thể khiến mọi thầy cô thõa mãn chính là ở sự ngoan ngoãn, học tốt của các em. Đôi khi nghĩ lại thời thơ ấu của mình khi còn ngồi ở nhà trường tiểu học, tôi cũng thường hay trách móc, xuyên tạc giáo viên của mình sao quá khắc khe, khó tính. Cho đến giờ phút này chính bản thân mình được đứng trên vị trí thật sưc của họ mình lại càng khắc khe, khó tính hơn. Có thể nói rằng, tất cả những điều trên điều xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ. Và tất cả đều vì tương lai của những măng non đất nước cũng như mang đến kết quả cao trong sự nghiệp giáo dục nhằm đưa nền giáo dục nước nhà sớm sánh vai cùng các nước có nền tri thức phát triển cao trên thế giới. Và cũng không quên tự khẳng định rằng con người Việt Nam luôn thông minh, học giỏi và trẻ em Việt Nam luôn luôn là thế hệ đủ tài để mai này tiếp bước cha anh đưa đất nước Việt Nam sớm ngang tầm với đỉnh cao nhất của trí tuệ, đội ngũ Nhà giáo Việt Nam thật sự xứng đáng với danh hiệu cao quý nhất mà mọi người Việt Nam đã bao đời phong tặng. 4. Những cảm xúc khác: Năm học cuối – trước khi ra trường – thực tập là “một phần tất yếu của cuộc sống” sinh viên sư phạm. Tôi đã có một khoảng thời gian dài hơn, cọ xát nhiều hơn với thực tế ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt và hóa thân thành cô “nhập vai” hơn rất nhiều. Từ khi bước chân về trường, có mặt đúng giờ vào ngày đầu tiên chào cờ ra mắt toàn thể giáo viên và học sinh toàn trường, tôi đã được đón nhận không khác gì một giáo viên đã vào nghề. Về phía nhà trường là sự phân công công việc – mà toàn những việc hệ trọng (chủ nhiệm, dạy lớp, tổ chức phong trào, tháo gỡ những khó khăn của trường, của lớp, quan hệ với “đồng nghiệp”, với các em học sinh), về phía bản thân là sự nhập cuộc thích nghi từ giờ giấc đến trang phục, từ lời ăn tiếng nói đến vóc đi dáng đứng, từ thái độ làm việc nghiêm túc đến tinh thần cầu tiến ham học hỏi… Tất cả là những bài học lớn nhưng không phải nằm khô khan trên trang sách theo kiểu từ chương mà sống động, đa dạng biến hóa khôn lường… Đôi khi so với “lý thuyết màu xám” GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 14
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT mà tôi đã học thì “cây đời xanh và tươi” đến mức không chịu nổi và không ít “cô giáo sinh viên” tôi đã thực sự bị “sốc”, bị “choáng” – kể cả một số trường hợp ngoại lệ là bị hụt hẫng… Nói về “tình huống sư phạm” thì nhiều không biết bao nhiêu mà kể – có những chuyện “thật mà như đùa”, “dở khóc dở cười” hay cười ra nước mắt mà chúng tôi đã từng chứng kiến. Ở đây, trong phạm vi bài dòng tâm sự nhỏ này, tôi chỉ muốn cụ thể hóa một số bài học – có thể nói là đầu tiên – trong thời gian thực tập mà tôi rút ra được. Điều này không ngoài mục đích dành cho bản thân mình một mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới – và nếu có thể – thì những điều tôi chia sẻ ở đây sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho các thế hệ sinh viên sư phạm đàn em bổ sung cho hành trang nghề nghiệp của mình trong tương lai.Thời gian thực tập tám tuần tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt rồi cũng nhanh chóng trôi qua. Đối diện với học sinh với bảng đen phấn trắng trong tư cách là một giáo viên thật sự tôi cảm thấy thật bỡ ngỡ, khó khăn làm sao. Rồi từng ngày trôi đi, tôi có cảm giác quen dần hơn, bao bỡ ngỡ dần dần giảm bớt và cuối cùng tôi cũng đã bắt nhịp được với công việc. Dần dần cảm thấy ngôi trường Tiểu học Lý Thường Kiệt thật thân quen, gắn bó làm sao. Tất cả đều là nhờ sự giúp đỡ của các em học sinh lớp chủ nhiệm, lớp giảng dạy, sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô và BGH nhà trường đặt biệt là cô hướng dẫn Nguyễn Thị Như Hoa. Để rồi khi biết mình sắp phải rời xa mái trương, chia tay thầy cô và các em học sinh lớp chủ nhiệm, hình như trong tôi có cái gì đó bồi hồi, xúc động. Tôi sợ phải xa tất cả, xa những kỉ niệm ngọt ngào, những tiếng nói thân quen, những nụ cười hồn nhiên mà ngày ngày mình từng được chứng kiến. Qua đợt thực tập năm cuối này, tôi cảm thấy như mình đã trưởng thành hơn, đã lớn hơn trước rất nhiều. Và cũng từ đây, tạo dựng cho tôi nhiều cảm xúc vô cùng hạnh phúc, rợn ngợp khi lần đầu tiên được làm thầy, lần đầu tiên được các em học sinh yêu quý, kính trọng, và được các em gọi bằng “Cô” và những cảm xúc khác mà tôi không thể nào mô tả được bằng lời. Tôi chỉ còn biết cám ơn, cám ơn quý thầy cô trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, trường CĐSP đã tạo điều kiện thuận lợi , giúp tôi hoàn thành tốt công việc trong suốt tám tuần thực tập vừa qua. Và tôi cũng không quên cảm ơn tất cả các em học sinh trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, đặc biệt là tập thể lớp 3E đã mang đến cho tôi những giây phút thật ngọt ngào và hạnh phúc, tôi xin chân thành cám ơn!!! GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 15
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT Cuối lời em xin kính chúc quý thầy cô “ngày càng dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người cao cả của mình - Chúc các em học sinh đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới”. EAMNang, ngày 10 tháng 04 năm 2011 GVHD duyệt (Sinh viên ký tên) NGUYỄN THỊ NHƯ HOA TRẦN THỊ TUYẾT XẾP LOẠI:…………………. XÁC NHẬN CỦA BGH TRƯỜNG TIỂU HỌCLÝ TRƯỜNG KIỆT ……………………………………………………………………………... GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 16
- BÁO CÁO THỰC TẬP TRƯỜNG: TIỂU HỌC LÝ THƯỜNG KIỆT ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… GVHD: Nguyễn Thị Như Hoa SVTT: Trần Thị Tuyết Trang 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ô tô tại công ty cổ phần TM-DV Phú Mẫn
45 p | 1710 | 488
-
Báo cáo thực tập kế toán: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH MTV Hợp Quốc
59 p | 1453 | 479
-
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH phân đạm và hóa chất Hà Bắc
62 p | 1872 | 472
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp y sỹ tại Bệnh viện đa khoa và Trạm y tế xã Thương Mỗ - Huyện Đan Phượng
31 p | 1754 | 219
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư và Xây dựng Thái Sơn
86 p | 724 | 162
-
Báo cáo thực tập Sư phạm tại trường Trung cấp Nghề Vạn Ninh
95 p | 730 | 88
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tìm hiểu thực trạng vấn đề quan trắc môi trường nước trên địa bàn huyện Tuy An tỉnh Phú Yên năm 2014
36 p | 334 | 66
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia học tập và làm việc tại chi cục BVTV tỉnh Nghệ An
23 p | 423 | 56
-
Báo cáo thực tập sư phạm trường Cao Đẳng nghề Long Biên
138 p | 302 | 37
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây Ớt tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương mại Papaarch cơ sở tại tỉnh Quảng Bình
30 p | 194 | 30
-
Báo cáo thực tập tại Công ty than Mạo Khê tỉnh Quảng Ninh
25 p | 174 | 30
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi nhánh huyện Tân Phước
36 p | 147 | 25
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường công ty cổ phần Công nghệ Thương Doanh
50 p | 115 | 24
-
Báo cáo thực tập : “Kế toán thiệt hại trong sản xuất”
29 p | 118 | 23
-
Báo cáo thực tập nghề nghiệp: Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây chuối tại công ty Huy Long An, trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận - huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh
22 p | 204 | 17
-
Báo cáo thực tập: Tổ chức lao động của khách sạn Thuận Thành
34 p | 148 | 16
-
Báo cáo thực tập tại Công ty Huy Long An - tổ 7, ấp 6 xã Bầu Đồn, huyện Gò Dầu - Tây Ninh
3 p | 112 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn