UỶ BAN NHÂN DÂN<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO TỔNG KẾT<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, XỬ LÝ<br />
RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN<br />
THÀNH PHỐ BẢO LỘC<br />
<br />
Mã số đề tài: SV2015-23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xác nhận của Khoa Giáo viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài<br />
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016<br />
<br />
i<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC ............................................................................................................................ii<br />
BẢN TÓM TẮT .................................................................................................................. iv<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vii<br />
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................viii<br />
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................... ix<br />
CHƯƠNG MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 10<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 5<br />
1.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ BẢO LỘC ..................................................... 5<br />
1.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 5<br />
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 8<br />
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN. ............................................................. 12<br />
1.2.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn. ................................................................ 12<br />
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. ................................................................ 12<br />
1.2.3. Thành phần chất thải rắn. ............................................................................... 14<br />
1.2.4. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt. ................................................................ 15<br />
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA<br />
BÀN TP. BẢO LỘC........................................................................................................... 18<br />
2.1. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP. BẢO<br />
LỘC. ............................................................................................................................... 18<br />
2.2 KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH. ................... 18<br />
2.3 THÀNH PHẦN CỦA CHẤT THẢI RẮN. ........................................................ 20<br />
2.4 HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỀN CHẤT THẢI RẮN SINH<br />
HOẠT: ............................................................................................................................ 22<br />
2.4.1 Đơn vị thu gom .............................................................................................. 22<br />
2.4.2 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt: ...................................... 24<br />
2.4.3 Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt. ........................................................ 31<br />
2.4.4 Phí môi trường của Tp. Bảo Lộc. .................................................................. 34<br />
2.5 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI<br />
TP. BẢO LỘC VÀ NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI TRONG HỆ THỐNG QUẢN<br />
LÝ ............................................................................................................................... 36<br />
2.5.1 Về công tác quản lý ....................................................................................... 37<br />
2.5.2 Về thu gom, vận chuyển. ............................................................................... 38<br />
2.5.3 Về tái chế và xử lý: ........................................................................................ 39<br />
2.5.4 Những lợi ích đem lại: ................................................................................... 40<br />
<br />
<br />
ii<br />
2.6 CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH TẠI TP.BẢO<br />
LỘC. ............................................................................................................................... 41<br />
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TẢI LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO<br />
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ<br />
BẢO LỘC ........................................................................................................................... 44<br />
3.1 DỰ BÁO TẢI LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT. ...... 44<br />
3.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT<br />
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. BẢO LỘC...................................... 48<br />
3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải. .......................... 48<br />
3.2.2 Khắc phục những hạn chế trong công tác thu gom, vận chuyển CTRSH. ........<br />
....................................................................................................................... 50<br />
3.2.3. Xây dựng mô hình xã hội hóa quản lý CTRSH tại thành phố Bảo Lộc. ....... 53<br />
3.2.4. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật. ........................................................... 53<br />
3.2.5. Biện pháp xử lý CTRSH. ............................................................................... 53<br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 56<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ................................................................................................ 59<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
iii<br />
BẢN TÓM TẮT<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT<br />
GIẢI PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TP. BẢO LỘC.<br />
Mã số: SV2015-23<br />
<br />
<br />
1. Vấn đề nghiên cứu:<br />
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát<br />
triển kinh tế – xã hội, các ngành sản suất đang được mở rộng và phát triển nhanh<br />
chóng, quá trình phát triển kinh tế và xã hội sẽ phát sinh nhiều loại chất thải, gia<br />
tăng về khối lượng cũng như đa dạng về thành phần, bao gồm các nguồn chất thải<br />
rắn (CTR) từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, y tế, nông nghiệp,…<br />
Thành phố Bảo Lộc là một thành phố đang trên đà phát triển mạnh mẽ kinh tế<br />
- xã hội, đa dạng các ngành nghề sản xuất nên lượng chất thải phát sinh ra ngày<br />
càng một gia tăng. Mặc dù công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn thành phố<br />
đã có nhiều cố gắng phối hợp giữa các cấp, các ngành nhưng nhìn chung công tác<br />
hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Do ý thức của người dân chưa cao, một<br />
số bộ phận dân cư còn vất rác và xả rác bừa bãi, các cơ sở sản xuất tuy có quan tâm<br />
xử lý nhưng vẫn chưa giải quyết một cách triệt để, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm<br />
vụ đặt ra; nguyên nhân chủ yếu là do ý thức trách nhiệm và nhận thức của người<br />
dân về công tác thu gom xử lý rác thải còn nhiều hạn chế.<br />
Với đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt<br />
và đề xuất giải pháp trên địa bàn thành phố Bảo Lộc”, được thực hiện nhằm<br />
nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý, quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý<br />
CTRSH trên địa bàn thành phố cũng như ý thức của người dân trong công tác bảo<br />
vệ môi trường. Từ từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp về mặt chính sách,<br />
thể chế cũng như về mặt công nghệ, kĩ thuật các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử<br />
lý CTRSH nhằm đáp ứng nhu cầu môi trường cũng như nhu cầu cuộc sống ngày<br />
càng tăng cao của người dân trên địa bàn thành phố.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
iv<br />
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu:<br />
- Điều tra khối lượng, thành phần CTRSH trên địa bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
- Tìm hiểu hình thức thu gom, vận chuyển, xử lý và công tác quản lý CTRSH.<br />
- Đánh giá công tác thu gom và quản lý CTRSH.<br />
- Đề xuất các giải pháp thích hợp cho xử lý và quản lý CTRSH tại TP. Bảo<br />
Lộc nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.<br />
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu<br />
- Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý chất thải rắn trên địa<br />
bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
- Điều tra, khảo sát hiện trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
- Điều tra, khảo sát các hoạt động thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn trên<br />
địa bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng mức độ thu gom, xử lý và quản lý<br />
CTRSH trên địa bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
- Đề xuất các giải pháp mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn và giảm thiểu sự ô<br />
nhiễm<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp thu thập thông tin tài liệu.<br />
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.<br />
- Phương pháp thống kê nhằm xử lý số liệu.<br />
- Lấy ý kiến đống góp của chuyên gia.<br />
- Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo.<br />
<br />
5. Kết quả nghiên cứu<br />
Qua quá trình khảo sát, tổng hợp tư liệu, đề tài đã cung cấp các thông tin cần<br />
thiết về hiện trạng phát sinh CTRSH bao gồm khối lượng, nguồn gốc, thành phần,<br />
tính chất. Đồng thời, đã đánh giá được ảnh hưởng của CTRSH đến con người và<br />
môi trường. Đã đưa ra được những mặt hạn chế trong công tác thu gom, vận<br />
chuyển, lưu chữ chất thải rắn sinh hoạt. Dựa trên những mặt hạn chế trong công tác<br />
quản lý thu gom, vận chuyển chất thải và những ảnh hưởng của chất thải gây ra đối<br />
<br />
v<br />
với con người, môi trường, để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục<br />
những hạn chế, làm cho môi trường xanh đẹp. Môi trường được bảo vệ sẽ giúp cho<br />
sự phát triển của thành phố được đẩy mạnh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
vi<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
BVMT : Bảo vệ môi trường.<br />
CTR : Chất thải rắn.<br />
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt.<br />
HCM : Hồ Chí Minh.<br />
KXL : Khu xử lý<br />
PLCTR : Phân loại chất thải rắn.<br />
RTSH : Rác thải sinh hoạt.<br />
Tp :Thành phố.<br />
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
vii<br />
DANH MỤC CÁC BẢNG<br />
<br />
<br />
STT Tên bảng Trang<br />
1 Bảng 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị 12<br />
2 Bảng 1.2: Thành phần riêng biệt của chất thải rắn sinh hoạt. 14<br />
3 Bảng 1.3: Thành phần hóa học của chất thải rắn sinh hoạt. 15<br />
4 Bảng 2.1: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (2010 – 2015) 19<br />
5 Bảng 2.2: Thành phần CTR trên địa bàn Tp. Bảo Lộc 21<br />
6 Bảng 2.3: Bảng thu phí môi trường đối với từng đối tượng. 34<br />
7 Bảng 3.1. Tỷ lệ sinh Tp.Bảo Lộc giai đoạn 2005 - 2014 45<br />
8 Bảng 3.2. Dự báo tỷ lệ sinh của Tp. Bảo Lộc giai đoạn 46<br />
2015-2020<br />
9 Bảng 3.3: Dự báo lượng rác thải được thải bỏ hằng ngày bình 47<br />
quân trung bình đầu người đến năm 2025.<br />
10 Bảng 3.4. Dự báo tải lượng về tình hình phát sinh CTRSH 47<br />
trên địa bàn Tp. Bảo Lộc năm 2015, năm 2020 và đến năm<br />
2025.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
viii<br />
DANH MỤC CÁC HÌNH<br />
STT Tên hình Trang<br />
1 Hình 1.1: Bản đồ hành chính Tp. Bảo Lộc. 5<br />
2 Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện khối lượng CTRSH (tấn) qua 20<br />
các năm 2010 – 2015.<br />
4 Hình 2.2: Công ty Cổ phần Công trình đô thị Bảo Lộc. 22<br />
5 Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về CTR tại 23<br />
Tp.Bảo Lộc<br />
6 Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của Xí nghiệp vệ 24<br />
sinh môi trường.<br />
7 Hình 2.5: Điểm tập trung xe đẩy tay sau khi thu gom 26<br />
8 Hình 2.6: Sơ đồ thu gom CTR trên địa bàn Tp. Bảo Lộc 27<br />
9 Hình 2.7: Sơ đồ quy trình thu gom, tập kết, vận chuyển 31<br />
chất thải ở Tp. Bảo Lộc.<br />
10. Hình 2.8: Bãi chôn lấp rác ở thôn 14, xã ĐamBri. 32<br />
11 Hình 2.9: Công nhân đi thu gom rác bằng xe máy. 38<br />
12 Hình 3.1: Minh họa thùng chứa rác 3R. 52<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ix<br />
CHƯƠNG MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.<br />
Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng<br />
đặc biệt là đối với những nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng<br />
này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do đó vấn đề môi trường là một<br />
trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm trong chiến lược<br />
phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nên<br />
muốn phát triển một cách bền vững thì cần có những chương trình và chính sách<br />
thích hợp để bảo vệ và kiểm soát môi trường.<br />
Bảo Lộc là một thị xã trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập năm 1994 trên<br />
cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo<br />
Lâm. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt khoảng 110 km,<br />
cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách thành phố Phan Thiết (Bình<br />
Thuận) khoảng 100 km. Tháng 3-2009, Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III<br />
thuộc tỉnh và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo<br />
Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng). Bảo Lộc được khai thác mạnh về nông nghiệp,<br />
công nghiệp và có tiềm năng trong khai thác các loại khoáng sản đặc biệt là boxit.<br />
Với không khí mát mẻ quanh năm, có nhiều thắng cảnh đẹp như đèo Bảo Lộc, thác<br />
ĐamB’ri, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn, núi Đại Bình (S’Pung)…cùng với những<br />
đồi trà những cánh đồng dâu thoai thoải xanh mượt mà làm cho Bảo Lộc càng thêm<br />
xinh tươi, trù phú là tiềm năng lớn để phát triển nghành du lịch. Song song với sự<br />
phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, nhu cầu về đời sống của con người ngày<br />
càng tăng lên. Dẫn đến lượng rác thải hằng ngày mà con người thải ra cũng theo đó<br />
tăng lên làm ảnh hưởng và suy giảm đi chất lượng của môi trường. Đây là vấn đề<br />
gây ra khó khăn trong công tác thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của<br />
Tp. Bảo Lộc.<br />
Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác<br />
thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp trên địa bàn thành phố<br />
<br />
<br />
<br />
x<br />
Bảo Lộc” được thực hiện với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp quản lý, xử lý<br />
CTRSH thích hợp giảm thiểu đi ô nhiễm môi trường cho thành phố Bảo Lộc trong<br />
giai đoạn thành phố ngày càng phát triển như hiện nay.<br />
<br />
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
<br />
Đưa ra được một cách tổng quát nhất thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh<br />
hoạt tại địa bàn Tp.Bảo Lộc, từ đó đưa ra được các giải pháp cải tiến trong quản lý,<br />
xử lý rác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho Tp.Bảo Lộc trong giai đoạn phát<br />
triển như hiện nay.<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
- Điều tra khối lượng, thành phần CTRSH trên địa bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
- Tìm hiều hình thức thu gom, vận chuyển, xử lý và công tác quản lý CTRSH.<br />
- Đánh giá của người dân hình thức thu gom và quản lý CTRSH.<br />
- Đề xuất các giải pháp thích hợp cho xử lý và quản lý CTRSH tại TP. Bảo<br />
Lộc nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.<br />
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp. Bảo Lộc, Lâm<br />
Đồng.<br />
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khu vực Tp. Bảo Lộc. Những vấn đề liên<br />
quan tới công tác thu gom, xử lý và quản lý CTRSH tại Tp. Bảo Lộc.<br />
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
- Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý chất thải rắn trên địa<br />
bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
- Điều tra, khảo sát hiện trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
- Điều tra, khảo sát các hoạt động thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn trên<br />
địa bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng mức độ thu gom, xử lý và quản lý<br />
CTRSH trên địa bàn Tp. Bảo Lộc.<br />
<br />
<br />
2<br />
- Đề xuất các giải pháp mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn và giảm thiểu sự ô<br />
nhiễm do CTRSH gây ra.<br />
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN<br />
5.1. Phương pháp thừa kế số liệu thứ cấp<br />
Phương pháp thừa kế số liệu thứ cấp rất cần thiết và được nhiều người sử<br />
dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm giảm bớt thời gian và khối lượng công việc<br />
nghiên cứu. Các tài liệu thu thập được đề tài thừa kế và sử dụng bao gồm những kết<br />
quả nghiên cứu và những thông tin liên quan được công bố ở các báo cáo và các<br />
công trình từ trước đến nay.<br />
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài kế thừa các nguồn tài liệu như<br />
sau:<br />
1. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Bảo Lộc.<br />
2. Các báo cáo, nghiên cứu liên quan đến việc quản lý thu gom, xử lý CTRSH<br />
tại thành phố Bảo Lộc.<br />
3. Các số liệu về thu gom, phân loại, xử lý rác thải rắn sinh hoạt ở trong và<br />
ngoài nước.<br />
4. Từ internet, báo chí, các bài báo khoa học, …<br />
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa<br />
Phương pháp này bao gồm quá trình điều tra, quan sát thực địa nhằm mục đích<br />
so sánh, xác thực với tài liệu đã được thu thập, để có cái nhìn thực tế, hiểu rõ hơn về<br />
tình hình của địa phương.<br />
Trực tiếp điều tra, khảo sát các nguồn thải và số lượng rác thải.<br />
Trực tiếp xuống các khoa, các phòng ban điều tra cơ cấu tổ chức, thiết bị, công<br />
nghệ xử lí và quản lý rác thải sinh hoạt.<br />
Trực tiếp tham khảo ý kiến của Ban quản lý Công ty CP Công trình Đô thị<br />
thành phố Bảo Lộc.<br />
5.3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Phương pháp này được sử dụng sau khi thu thập được toàn bộ số liệu, thông<br />
tin cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó. Mục địch là để xử lý<br />
<br />
<br />
3<br />
thông tin, phân tích ý nghĩa của số liệu, xác định độ tin cậy và độ tin cậy và độ<br />
chính xác của số liệu đã thu thập được, hoàn thiện bài báo cáo.<br />
Đầu tiên chọn lọc số liệu, nghiên cứu mối liên hệ giữa chúng với nhau, so<br />
sánh, đối chiếu, chọn lọc những số liệu, số liệu quan trọng, thiết thực, độ tin cậy<br />
cao. Sau đó, sắp xếp số liệu, quy thành các nhóm tài liệu, số liệu có quan hệ mật<br />
thiết với nhau để sắp xếp cụ thể từng nội dung của từng vấn đề theo một khung<br />
logic nhất định.<br />
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng phần mềm Microsoft office excel<br />
2013, Microsoft office Work 2013 để xử lý số liệu và biểu diễn kết quả thông qua<br />
các biểu đồ, bảng biểu.<br />
5.4. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia<br />
Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tham khảo những kiến thức, kinh<br />
nghiệm liên quan đến việc xây dựng đề cương, xác định các chỉ tiêu và phương<br />
pháp phân tích, tiến hành thực hiện đánh giá hiện trạng chất lượng chất thải rắn sinh<br />
hoạt với các phương pháp và nội dung phù hợp cũng như đề xuất các biện pháp<br />
nhằm bảo vệ môi trường.<br />
5.5. Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo<br />
Sau khi hoàn thành những phương pháp trên, có được đầy đủ tài liệu, số liệu<br />
đã được xử lý thì việc cuối cùng là tổng hợp và tiến hành viết báo cáo. Hình thức<br />
báo cáo tuân thủ theo quy chuẩn nghiên cứu khoa học.<br />
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN<br />
- Thời gian bắt đầu: 10/2015<br />
- Thời gian kết thúc: 5/2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br />
1.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ BẢO LỘC<br />
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.<br />
1.1.1.1. Vị trí địa lý<br />
Thành phố Bảo Lộc ngày nay là một trong hai đô thị trung tâm lớn cùa tình Lâm<br />
Đồng nằm trên cao nguyên Di Linh, ở độ cao 800 m; ở về phía Tây Nam của Tỉnh,<br />
có vị trí địa lý nằm vào khu vực trung tâm của vùng Nam Lâm Đồng, cách thành<br />
phố Đà Lạt 110 km, thành phố HCM 190km, Biên Hòa 150 km, Vũng Tàu 200 km<br />
và tỉnh Bình Thuận 120km.<br />
Diện tích của Bảo Lộc là 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích của toàn tỉnh Lâm<br />
Đồng. Có vị trí giáp giới như sau:<br />
- Phía Bắc giáp với xã Lộc Quảng huyện Bảo Lâm.<br />
- Phía Nam giáp với xã Lộc Thành huyện Bảo Lâm.<br />
- Phía Đông giáp với xã Lộc An huyện Bảo Lâm.<br />
- Phía Tây giáp với huyện ĐạHuoai.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.1. Bản đồ hành chính Tp. Bảo Lộc<br />
<br />
5<br />
Thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị hành chính: 6 phường (I, II, B’lao, Lộc Phát,<br />
Lộc Sơn, Lộc Tiến ) và 5 xã (Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh, Đam’Bri, Đại Lào).<br />
Dân số của Bảo Lộc chủ yếu là người kinh với 153.000 người/ 33.045 hộ; có 745 hộ<br />
đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 2,33% dân số.<br />
Bảo Lộc nằm trên quốc lộ 20 và quốc lộ 55, là cầu nối quan trọng trong mở rộng<br />
mối giao lưu giữa Lâm Đồng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với một lợi thế<br />
to lớn như vậy, Bảo Lộc hiện nay được phát triển một nền kinh tế với Công nghiệp<br />
– Dịch vụ và Nông nghiệp.<br />
1.1.1.2. Điều kiện địa hình và thủy văn.<br />
Điều kiện địa hình:<br />
<br />
Địa hình thành phố Bảo Lộc có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và<br />
thung lũng.<br />
Núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố Bảo Lộc, bao<br />
gồm các ngọn núi cao (từ 900 đến 1.100 m so với mặt nước biển). Diện tích khoảng<br />
2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn Thành phố.<br />
Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan bị chia cắt tạo nên các ngọn đồi dốc có đỉnh<br />
tương đối bằng với độ cao từ 800 đến 850 m. Độ dốc sườn đồi lớn dễ bị xói mòn,<br />
dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất<br />
cây lâu năm như chè, cà phê, dâu.<br />
Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng<br />
diện tích toàn thành phố. Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước<br />
sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh do đó thích hợp với phát triển<br />
cây cà phê và chè nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.<br />
Điều kiện thủy văn<br />
<br />
Do địa hình bị chia cắt nhiều, lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài, vùng sinh thủy<br />
rộng nên nguồn nước mặt ở Bảo Lộc khá phong phú và mật độ sông suối khá dày:<br />
bình quân 0,9 - 1,1km/km2. Bao gồm 3 hệ thống:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Hệ thống sông DaR’Nga: Phân bố ở phía Đông TP. Bảo Lộc, là ranh giới giữa<br />
thành phố và huyện Bảo Lâm, các phụ lưu lớn của sông DaR’Nga trong TP. Bảo<br />
Lộc gồm có: suối DaSra Drong, suối DaM’Drong, suối DaBrian. Các suối này có<br />
nước quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.<br />
Hệ thống suối Đại Bình: phân bố chủ yếu ở phía Nam quốc lộ 20, bắt nguồn<br />
từ dãy núi cao ở phía Nam và Tây Bảo Lộc. Các phụ lưu gồm: suối DaLab, suối<br />
Tân Hồ, suối Đại Bình có lượng nước phong phú, sử dụng làm nguồn nước tưới ổn<br />
định cho thung lũng Đại Bình.<br />
Hệ thống suối ĐamB’ri: Là vùng đầu nguồn của suối ĐamB’ri, phân bố tập<br />
trung ở xã ĐamB’ri, phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa. Suối<br />
ĐamB’ri có nhiều ghềnh thác, trong đó có thác ĐamB’ri là cảnh quan có giá trị rất<br />
lớn về du lịch.<br />
Nước ngầm: Nhìn chung trữ lượng nước ngầm ở khu vực Bảo Lộc tương đối<br />
khá, chất lượng nước tương đối tốt có thể phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông<br />
nghiệp và công nghiệp.<br />
1.1.1.3. Điều kiện khí tượng<br />
Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m và tác dụng<br />
của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính<br />
như sau:<br />
Nhiệt độ trung bình trong năm 21 – 220C , nhiệt độ cao nhất trong năm 27,40C<br />
nhiệt độ thấp nhất trong năm là 16,60C.<br />
Số giờ nắng trung bình 1,68 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày (tháng mưa 2 -3<br />
giờ/ngày, mùa khô: 6 – 7 giờ /ngày mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình<br />
thấp tạo nên nhiều nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo Lộc.<br />
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm 2.513mm, số ngày<br />
mưa trung bình cả năm 190mm, vào tháng 7, 8, 9 là mưa nhiều nhất.<br />
Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80 – 90%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.<br />
1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế.<br />
Nông nghiệp:<br />
Khác với Đà Lạt, Bảo Lộc được khai thác mạnh về nông nghiệp, công nghiệp.<br />
Nhiều nông trang đồn điền đã được các tập đoàn người Pháp lập nên từ những năm<br />
1930 – 1940 để trồng chè, cà phê,… Về sau, nhân dân phát triển trồng cây dâu tằm,<br />
cây ăn quả.<br />
Cây chè: có một lịch sử khá lâu đời tại Bảo Lộc (trên 50 năm) đã khẳng định ưu<br />
thế tuyệt đối mặc dù có những bước thăng trầm nhất định do nhiều yếu tố khác<br />
nhau. Diện tích cây chè hiện có là 7.726 ha với năng suất ước đạt 98,6 tạ/ha. Ở Bảo<br />
Lộc đã hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá cao, gắn được sản xuất<br />
nguyên liệu với công nghiệp chế biến, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước<br />
và nước ngoài. Cây chè gần như chiếm vị trí độc quyền ở các tỉnh phía Nam.<br />
Cây cà phê: Diện tích hiện có 9.010 ha với năng suất ước đạt 26,5 tạ/ha; sản<br />
lượng cà phê cả năm ước đạt 21.816 tấn. Đây là cây có giá trị xuất khẩu cao, rất<br />
thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Bảo Lộc.<br />
Cây dâu: Bảo Lộc là địa phương có điều kiện đưa ngành dâu tằm trở thành<br />
nghành kinh tế – kĩ thuật mũi nhọn, có quy mô lớn, khép kín từ khâu nuôi tằm đến<br />
ươm tơ, dệt lụa với tổng diện tích hiện có 272 ha. Hiện nay được sự đầu tư của<br />
Trung ương và địa phương, Liên hiệp Dâu tằm tơ Việt Nam là trung tâm thu hút<br />
vốn đầu tư kỹ thuật đã hình thành hệ thống công nghiệp cũng như kết cấu hạ tầng<br />
hoàn chỉnh.<br />
Cây ăn quả: cũng rất thích hợp và đem lại hiệu quả cao nhờ có đặc điểm là cho<br />
sản phẩm trái mùa với các tỉnh phía Nam. Đó là sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ,<br />
bơ,…<br />
Công nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Bảo Lộc chiếm trên 40% tỉ lệ công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các<br />
nghành chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc… Các nhà máy, xí nghiệp tập trung<br />
ở các Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Phường II và khu vực xã Đại Lào .<br />
Bảo Lộc là thủ phủ của ngành Dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm, ươm<br />
tơ diệt lụa nổi tiếng như nhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu…<br />
Bảo Lộc có tiềm năng lớn về phát triển nghành khai thác và chế biến khoáng<br />
sản. Tại đây có trữ lượng lớn bôxít và cao lanh, trong đó bôxít có khoảng 378 triệu<br />
tấn với trữ lượng loại C1( có hàm lượng AL2O¬3 = 44,69%; SiO2 = 6,7%) là 209<br />
triệu tấn.<br />
Thương mại và du lịch<br />
Bảo Lộc có khí hậu quanh năm mát mẻ, không quá lạnh, cũng không quá nóng,<br />
nhiệt độ trung bình 22 – 240C. Bảo Lộc có lượng mưa khá lớn (2,762mm), không<br />
có tháng nào không có mưa. Biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá lớn trung bình là<br />
10,30C.<br />
Bảo Lộc có nhiều thắng cảnh đẹp như đèo Bảo Lộc, thác ĐamB’ri, hồ Nam<br />
Phương, suối Đá Bàn, núi Đại Bình (S’Pung)…cùng với những đồi trà những cánh<br />
đồng dâu thoai thoải xanh mượt mà làm cho Bảo Lộc càng thêm xinh tươi, trù phú<br />
là tiềm năng lớn để phát triển nghành du lịch. Hàng năm ngành du lịch thành phố<br />
thu hút từ 250 – 300 ngàn lượt khách, doanh thu từ 7 – 8,5 tỷ đồng. Cùng với du<br />
lịch, nghành thương mại – dịch vụ cũng góp phần quan trọng vào nền kinh tế của<br />
thành phố. Là đầu mối có vai trò cung cấp các loại vật tư, hàng hóa phục vụ sản<br />
xuất và đời sống cho hàng chục vạn dân khu vực phía nam Lâm Đồng, nghành dịch<br />
vụ – thương mại của thành phố chiếm 30% tổng thu nhập của ngành Thương mại –<br />
dịch vụ tỉnh Lâm Đồng.<br />
1.1.2.2. Điều kiện xã hội<br />
Dân số<br />
Tổng dân số tạm tính đến thời điểm 2014 là: 159.168 người. Trong đó nam:<br />
75.597 người, tỷ lệ: 50,01%; nữ: 75.571 người, tỷ lệ: 49,99%. Dân số ở thành thị (6<br />
phường): 94.181 người, tỷ lệ: 62,3%; ở nông thôn: 56.987 người, tỷ lệ: 37,7%.<br />
<br />
<br />
9<br />
Bảo Lộc là thành phố có mật độ dân số cao nhất tỉnh, phân bố không đều giữa<br />
các phường xã, trong đó cao nhất là Phường I (2.929 người/km2) và thấp nhất xã<br />
Đại Lào (200 người/km2).<br />
Theo UBND TP. Bảo Lộc, với sự phát triển về mọi mặt thì đô thị Bảo Lộc sẽ<br />
đón đầu tốt sự gia tăng dân số (cả tự nhiên lẫn cơ học) trong những thập niên tới<br />
cũng như sự phát triển về kinh tế - xã hội khi Bảo Lộc trở thành “ trung tâm tỉnh<br />
lỵ”, một đô thị công nghiệp và là trung tâm dịch vụ thương mại khu vực nam Lâm<br />
Đồng.<br />
Cơ sở hạ tầng<br />
Giao thông vận tải: Giao thông thuận lợi có quốc lộ 20 đi Đà Lạt và thành phố<br />
Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có hệ thống đường giao thông nội bộ trong toàn khu vực<br />
thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, mặt đường rộng và đã được<br />
bê tông hoá. Trong tương lai khu công nghiệp khai thác chế biến quặng mỏ bôxít<br />
Tân Rai đi vào hoạt động thì sân bay Lộc Phát có thể được khôi phục nâng cấp mở<br />
rộng rất tiện lợi cho giao lưu giữa các vùng, rút ngắn thời gian đi lại của lữ khách.<br />
Ngoài ra các tuyến đường trong thành phố được nối tiếp mở rộng vào các khu du<br />
lịch, các danh lam thắng cảnh, các khu sản xuất…rất thuận lợi cho việc đi lại, giao<br />
lưu, trao đổi buôn bán.<br />
Xây dựng cơ bản<br />
Các công trình trọng điểm trên địa bàn đang được đẩy nhanh tốc độ thi công để<br />
hoàn thành kế hoạch vốn, các dự án đã bố trí năm 2015, nhất là các công trình<br />
đường giao thông. Trong quý I năm 2015, thành phố đã quản lý quy hoạch, thực<br />
hiện quy hoạch, cấp phép xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn, kết quả cụ thể<br />
như sau:<br />
Thẩm định và phê duyệt 01 đồ án quy hoạch chi tiết: Điều chỉnh cục bộ khu dân<br />
cư khu phố 7, phường Lộc Phát.<br />
Cấp 67 giấy phép xây dựng cho các tổ chức và cá nhân.<br />
Rà xoát và xây dựng danh mục đầu tư về kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn<br />
thành các tiêu chuẩn đô thị loại III và tiếp cận tiêu chuẩn đô thị loại II.<br />
<br />
<br />
10<br />
Ngành bưu chính - viễn thông<br />
Phát triển mạnh phục vụ cho thông tin liên lạc trực tiếp trong và ngoài nước phủ<br />
sóng rộng khắp trong địa bàn thị xã xuống đến các phường, xã, điểm dân cư, cơ<br />
quan, trường học, bệnh viện…<br />
Ngành phát thanh - truyền hình<br />
Không ngừng lớn mạnh, toàn thị xã có 1 đài truyền hình và 9 đài phát thanh ở<br />
các xã phường.<br />
Giáo dục và đào tạo<br />
Toàn thành phố hiện có 74 cơ sở giáo dục từ hệ mầm non đến cao đẳng. Thành<br />
phố đang tập trung triển khai các dự án xây dựng trường Đại học Tôn Đức Thắng,<br />
góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố và khu vực. Sự nghiệp giáo dục đã<br />
được tăng cường cả về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục. Tổng số học sinh<br />
trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng, trên 100% mẫu giáo, 100% tiểu học, 95%<br />
trung học cơ sở, 75 – 80% trung học phổ thông.<br />
Y tế:<br />
Trên đia bàn thành phồ có 2 bệnh viện cấp tỉnh, 2 phòng khám khu vực và có<br />
11 trạm y tế phường, xã, Thành phố đang tập trung triển khai dự án xây dựng mới<br />
Bệnh viện II Lâm Đồng. Duy trì thường xuyên công tác khám chữa bệnh, đảm bảo<br />
vị trí trực và cấp cứu người bệnh, các chương trình y tế quốc gia được triển khai<br />
theo đúng kế hoạch, công tác phòng dịch bệnh được quan tâm.<br />
Văn hóa thể thao<br />
Về lĩnh vực họat động văn hóa – văn nghệ trong năm 2015, trên địa bàn diễn ra<br />
nhiều họat động sôi nổi. Ngành văn hóa thông tin thành phố đã tổ chức tốt công tác<br />
thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, tổ chức các họat động văn nghệ, thể dục<br />
thể thao chào mừng các ngày kỷ niệm lễ lớn như: 85 năm thành lập Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015), lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng Bảo Lộc (28/3/1975-<br />
28/3/2015), 5 năm thành lập thành phố và lễ đón nhận huân chương lao động hạng<br />
nhất ngày 28/3 tại quảng trường thành phố.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Phát động hưởng ứng thành công ngày môi trường nước thế giới 21/3 ngày chạy<br />
Olympic toàn dân 22/3 và hưởng ứng giờ trái đất lúc 20h ngày 28/3/2015.<br />
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN.<br />
1.2.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn.<br />
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các<br />
hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay<br />
khi con người không muốn sử dụng nữa. Bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải<br />
ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR đặc thù từ các ngành sản xuất<br />
nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng,..<br />
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (biệt<br />
thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư,…), khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ,<br />
siêu thị, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, cửa hàng sửa xe,…), cơ quan<br />
(trường học, viện nghiên cứu, trung tâm, bệnh viện, nhà tù, các trung tâm hành<br />
chánh nhà nước,…), khu dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây<br />
xanh,…) và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nước. CTRSH bao gồm cả chất thải<br />
nguy hại sinh ra từ các nguồn trên.<br />
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.<br />
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan<br />
trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý hệ<br />
thống quản lý CTR.<br />
Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị.<br />
Nguồn phát Hoạt động và vị trí phát<br />
STT Loại chất thải rắn<br />
sinh sinh chất thải rắn<br />
Các hộ gia đình, các biệt Thực phẩm, giấy, carton,<br />
thự, và các căn hộ chung plastic, gỗ, thuỷ tinh, can thiếc,<br />
cư. nhôm, kim loại khác, tro,các<br />
1 Khu dân cư<br />
“chất thải đặc biệt” (bao gồm<br />
vật dụng to lớn, đồ điện tử gia<br />
dụng, rác vườn, vỏ xe…)<br />
<br />
<br />
12<br />
Cửa hàng bách hoá, nhà Giấy, carton, plastic, gỗ, thực<br />
Khu thương hàng, khách sạn, siêu thị, phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất<br />
2<br />
mại văn phòng giao dịch, nhà thải đặc biệt, chất thải độc hại<br />
máy in, chợ…<br />
Các loại chất thải giống như<br />
Cơ quan, công Trường học, bệnh viện, ,văn khu thương mại. Chú ý: hầu hết<br />
3<br />
sở phòng cơ quan nhà nước CTR y tế được thu gom và xử<br />
lý tách riêng<br />
Nơi xây dựng mới, sửa Gỗ, thép, bê tông, thạch cao,<br />
Công trình<br />
4 đường, san bằng các công gạch, bụi…<br />
xây dựng<br />
trình xây dựng...<br />
Quét dọn đường phố, làm Chất thải đặc biệt, rác quét<br />
sạch cảnh quan, bãi đậu xe đường, cành cây và lá cây, xác<br />
5 Dịch vụ đô thị<br />
và bãi biển, khu vui chơi động vật chết…<br />
giải trí<br />
Nhà máy xử lý nước cấp, Bùn, tro.<br />
6 Trạm xử lí nước thải, chất thải công<br />
nghiệp khác<br />
Các nhà máy sản xuất vật Chất thải sản xuất công nghiệp,<br />
liệu xây dựng, hoá chất, lọc vật liệu phế thải, chất thải độc<br />
7 Công nghiệp dầu, chế biến thực phẩm, hại, chất thải đặc biệt.<br />
các ngành công nghiệp<br />
nặng và nhẹ…<br />
Các hoạt động thu hoạch Các loại sản phẩm phụ của quá<br />
trên đồng ruộng, trang trại, trình nuôi trồng và thu hoạch<br />
8 Nông nghiệp nông trường và các vườn chế biến như rơm rạ, rau quả,<br />
cây ăn quả, sản xuất sữa và sản phẩm thải của các lò giết<br />
lò giết mổ súc vật mổ…<br />
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)<br />
<br />
<br />
13<br />
1.2.3. Thành phần chất thải rắn.<br />
Lượng chất thải phát sinh tùy thuộc vào sinh hoạt của mỗi cá nhân. Thành phần<br />
lý, hóa học của chất thải là khác nhau tùy thuộc vào khu vực của từng địa phương,<br />
vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.<br />
1.2.3.1. Thành phần vật lý.<br />
<br />
Bảng 1.2. Thành phần riêng biệt của CTR sinh hoạt.<br />
Khối lượng (%)<br />
STT Thành phần<br />
Khoảng dao động Giá trị trung bình<br />
01 Thực phẩm 6 – 26 15<br />
02 Giấy 25 - 45 40<br />
03 Carton 3 - 15 4<br />
04 Plastic 2-8 3<br />
05 Vải 0-4 2<br />
06 Cao su 0-2 0.5<br />
07 Da 0-2 0.5<br />
08 Rác làm vườn 0 - 20 12<br />
09 Gỗ 1-4 2<br />
10 Thủy tinh 4 - 16 8<br />
11 Đồ hộp 2-8 6<br />
12 Kim loại màu 0-1 1<br />
13 Kim loại đen 1-4 2<br />
14 Bụi, tro, gạch 0 – 10 4<br />
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)<br />
1.2.3.2. Thành phần hóa học.<br />
<br />
Thành phần hóa học của CTR bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở nhiệt độ<br />
9200C, thành phần tro sau khi đốt và dễ nóng chảy. Tại điểm nóng chảy thể tích của<br />
rác giảm 95%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Bảng 1.3: Thành phần hoá học của CTR sinh hoạt<br />
Tính theo % trọng lượng khô<br />
STT Thành phần<br />
Carbon Hydro Oxy Nitơ Lưu huỳnh Tro<br />
<br />
1 Thực phẩm 48.0 6.4 37.5 2.6 0.4 5.0<br />
2 Giấy 3.5 6.0 44.0 0.3 0.2 6.0<br />
3 Carton 4,4 5.9 44.6 0.3 0.2 5.0<br />
4 Plastic 60.0 7.2 22.8 10.0<br />
5 Vải 55.0 6.6 31.2 4.6 0.15 2.45<br />
6 Cao su 78.0 10.0 2.0 10.0<br />
7 Da 60.0 8.0 11.6 10.0 0.4 10.0<br />
8 Rác làm vườn 47.8 6.0 42.7 3.4 0.1 4.5<br />
9 Gỗ 49.5 6.0 42.7 0.2 0.1 1.5<br />
10 Bụi, tro, gạch 26.3 3.0 2.0 0.5 0.2 68.0<br />
<br />
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)<br />
1.2.4. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt.<br />
<br />
Việc quản lý và xử lý chất thải không hợp lý và không đúng kỹ thuật là những<br />
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức<br />
khỏe của cộng đồng.<br />
1.2.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.<br />
Gây ô nhiễm môi trường nước.<br />
CTRSH có thể theo nước mưa bị cuốn trôi, hoặc do con người vứt xuống những<br />
nơi có chứa nước: sông, ao, hồ,… sẽ làm ô nhiễm nước mặt. Mặt khác rác thải đổ<br />
xuống các con kênh, mương, sông… sẽ làm giảm diện tích ao, hồ, giảm khả năng tự<br />
làm sạch của nước, gây cản trở dòng chảy, tắc ngẽn cống rãnh, làm cho hệ sinh thái<br />
trong ao hồ bị ảnh hưởng nếu nghiêm trọng có thể làm cho hệ sinh thái bị chết.<br />
Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ tách kết hợp với các nguồn nước khác như:<br />
nước mặt, nước ngầm, nước mưa..làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác<br />
đặc biệt là rác thải hữu cơ cũng như là quá trình vận chuyển các chất ô nhiễm ra môi<br />
<br />
<br />
15<br />
trường xung quanh. Các chất ô nhiễm này sẽ thấm sâu vô nước ngầm làm ô nhiễm<br />
tầng nước ngầm và nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng khi con người sử dụng nước cho<br />
sinh hoạt và ăn uống. Ở tại bãi rác thành phố Bảo Lộc do chưa đạt tiêu chuẩn về bãi<br />
chôn lấp hợp vệ sinh và hiện tại bãi rác đang bị quá tải nên tình trạng nước rỉ rác<br />
gây ô nhiễm cho các vùng xung quanh rất nhiều.<br />
Gây ô nhiễm môi trường không khí.<br />
Bụi do quá trình vận chuyển rác gây ô nhiễm không khí.<br />
Các khí thải phát sinh trong quá trình đốt rác như CO2, SO2, NO2, NOx là các khí<br />
rất độc, ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khoẻ người dân sống xung quanh khu vực.<br />
Khí hậu nhiệt độ nóng ẩm và mưa nhiều của nước ta là điều kiện thuận lợi cho<br />
các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy quá trình lên men, thối rữa và tạo mùi<br />
khó chịu. Các chất thải khí phát ra từ quá trình này thường là: H2S, NH4, CH4, SO2,<br />
…<br />
Gây ô nhiễm môi trường đất.<br />
Trong thành phần của nước rỉ rác và CTRSH có chứa nhiều chất gây độc. Do đó<br />
khi những chất này xâm nhập vào đất sẽ huỷ diệt sinh vật có trong đất, làm giảm đa<br />
dạng sinh học và phát sinh nhiều sinh vật gây hại cây trồng. Đặc biệt là các túi<br />
nilông khi vào đất phải đến 50 – 60 năm mới phân huỷ nên nó sẽ tạo thành các bức<br />
tường ngăn cách, hạn chế quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm<br />
cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và giảm năng suất cây trồng. Đồng thời làm<br />
cho một vùng rộng lớn của bãi rác thành phố đã bị ảnh hưởng bởi kim loại có trong<br />
thành phần rác thải.<br />
1.2.4.2. Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và con người.<br />
Làm giảm mỹ quan đô thị.<br />
Việc thu gom và vận chuyển chất thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng<br />
chất thải trong đô thị, làm mất cảnh quan đô thị và gây ra những khó chịu cho<br />
những người dân sống xung quanh khu vực nói riêng, dân cư đô thị nói chung.<br />
Việc không thu hồi và tái chế những thành phần có ích trong rác thải sẽ gây ra<br />
sự lãng phí về của cái, vật chất cho xã hội.<br />
<br />
<br />
16<br />
Rác thải không được thu gom tốt là một trong những nguyên nhân gây ra hiện<br />
tượng tắc nghẽn dòng chảy, làm giảm đi khả năng thoát nước của kênh rạch hay hệ<br />
thống thoát nước của đô thị.<br />
Ảnh hưởng đến con người.<br />
Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng<br />
trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt của khu dân cư quanh khu vực có<br />
CTR. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn: các chất ô nhiễm<br />
có trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người: rau,<br />
động vật,..qua lưới và chuỗi thức ăn, những loại chất này tác động xấu tới sức khỏe<br />
của con người.<br />
Các bãi chôn lấp là nơi phát sinh ra các bênh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn;<br />
các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián); các loài gặm nhấm<br />
(chuột) cũng ưu sống trong các khu vực chứa rác.<br />
Các bãi chôn lấp cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư<br />
làm nghề bới rác. Các vật nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,…có thể là mối de<br />
dọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi dẫm phải hoặc là bị cào xước tay chân.<br />
Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, tạo ra những mùi<br />
khó chịu cho các khu vực xung quanh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN<br />
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. BẢO LỘC<br />
<br />
<br />
2.1. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP.<br />
BẢO LỘC.<br />
Theo sự khảo sát đánh giá của phòng Tài Nguyên và Môi Trường TP. Bảo Lộc<br />
vào cuối năm 2015 đã thống kê được các nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu ở thành<br />
phố là:<br />
Khu vực trung tâm thành phố:<br />
Là nơi có mật độ dân cư tập trung đông đúc chứa các cơ quan hành chính,<br />
nhiều hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ đa dạng, các hoạt động sản xuất và<br />
nhiều dịch vụ ăn uống. Do đó, lượng CTR sinh ra khá nhiều chủ yếu từ các<br />
nguồn chính sau:<br />
- Rác thải từ các hộ gia đình.<br />
- Rác thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ.<br />
- Rác thải từ các cơ quan hành chính, các đơn vị (trường học, trạm y tế,..)<br />
- Rác thải từ các đơn vị sản xuất.<br />
Ngoài ra còn có một lượng rác thải đáng kể phát sinh ra từ các tuyến đường<br />
phố.<br />
Khu vực các phường, xã ở ngoại thành.<br />
Tại các khu vực này dân cư sống rải rác, không có những cơ sở sản xuất nên<br />
nguồn rác thải phần lớn là từ các hộ gia đình và một lượng chất thải phát sinh<br />
trong quá trình sử dụng các nông dược cho cây trồng. Một số hộ có sản xuất<br />
nhỏ như tiêu, điều và chăn nuôi.<br />
2.2 KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH.<br />
Công tác thu gom xử lý rác trên điạ bàn TP.Bảo Lộc được tổ chức thường<br />
xuyên, liên tục từ trước tới nay, quy mô địa bàn thu gom có phát triển, nhưng còn<br />
chậm chưa đáp ứng đủ so với sự phát triển nhanh chóng của thành phố. Với tốc độ<br />
<br />
<br />
18<br />
phát triển kinh tế-xã hội và tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì lượng chất thải<br />
rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng, thành phần sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tỷ<br />
trọng các chất hữu cơ khó phân huỷ. Khối lượng CTRSH được thu gom tại trung<br />
tâm thành phố và các xã phường vùng ngoài cũng sẽ tăng lên đáng kể.<br />
Hầu hết mọi người trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh đều chỉ chú trọng vào<br />
khối lượng đầu vào và giá trị sản phẩm đầu ra mà không để ý tới lượng chất thải<br />
phát sinh kèm theo trong quá trình tạo ra sản phẩm. Ngày càng có nhiều có nhiều<br />
loại hình sản xuất thì lượng chất thải thải ra môi trường sẽ càng đa dạng. Đồng thời<br />
lượng CTRSH thải ra trong một ngày thực tế cũng không cố định, rác thải sinh hoạt<br />
(RTSH) có ngày ít, cũng có ngày nhiều còn tùy thuộc vào những hoạt động tiêu<br />
dùng hàng ngày. Theo số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo<br />
Lộc thì trung bình lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố trong một ngày là<br />
60tấn/ngày và lượng CTRSH phát sinh qua các năm, từ năm 2010 đến năm 2015<br />
trung bình như sau:<br />
Bảng 2.1: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (2010 – 2015)<br />
Stt Năm Khối lượng rác (tấn)<br />
01 2010 16.954<br />
02 2011 17.496<br />
03 2012 17.332<br />
04 2013 19.631<br />
05 2014 21.133<br />
06 2015 23.123<br />
Tổng 115.669<br />
(Nguồn: Công ty cổ phần công trình đô thị Bảo Lộc)<br />
Trong các năm gần đây, lượng CTRSH thải ra môi trường tăng dần về khối<br />
lượng theo các năm. Với mức tăng như vậy nếu công tác thu gom và xử lý rác thải<br />
không kịp thời sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe<br />
của con người, mất đi vẻ mỹ quan đô thị của thành phố. Để lượng rác thải không<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
gây ảnh hưởng đến môi trường thì cần phải thu gom rác thải thường xuyên trong<br />
ngày, để tránh đi mùi hôi thối của rác thải.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện khối lượng CTRSH (tấn) qua các năm 2010-2015<br />
Qua hình 2.1 ta có thể thấy được sự gia tăng khối lượng CTRSH qua các<br />
năm, tăng theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu về đời sống của con người.<br />
Chỉ trong vong 5 năm khối lượng tăng lên 6169 tấn gần 5,3% ( với năm 2010 tổng<br />
lượng chất thải là 16954 tấn đến năm 2015 tổng lượng rác thải là 23123 tấn). Với<br />
lượng rác thải tăng không ngừng qua các năm đòi hỏi phải có những định hướng về<br />
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hợp lý. Các cơ quan có thẩm quyền<br />
sẽ hoạch định những phương pháp quản lý phù hợp và phân bổ nhân viên, đầu tư<br />
các phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác để giải quyết vấn đề tăng nhanh về<br />
khối lượng rác thải hàng năm, nhằm đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị cho thành phố.<br />
2.3 THÀNH PHẦN CỦA CHẤT THẢI RẮN.<br />
Bảo Lộc là một thành phố mới, đang phát triển với tốc độ nhanh chóng nên vậy<br />
lượng rác thải sẽ phát sinh nhanh do nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng một<br />
nhiều. Rác thải bao gồm những thành phần sau:<br />
Thành phần hữu cơ: từ sinh hoạt, các dịch vụ và hoạt động nông nghiệp.<br />
Đặc trưng là có thể thu gom, xử lý và tái sử dụng làm phân bón.<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Thành phần vô cơ: bao gồm các chất thải đất đá, sành sứ, gạch vữa của<br />
ngành xây dựng; tro xỉ, bụi… của các khu công nghiệp; bông băng, gạc của<br />
bệnh viện và các trạm xá y tế… Loại chất thải này thường khó tái sử dụng và<br />
xử lý.<br />
<br />
Thành phần của CTR của TP. Bảo Lộc được thể hiện rõ trong bảng 2.2.<br />
Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn trên điạ bàn TP. Bảo Lộc<br />
Hộ gia đình Cơ quan Chợ Bãi rác<br />
STT Thành phần rác<br />
(%) (%) (%) (%)<br />
A Hữu cơ 94,78 99,06 96,31 93,59<br />
1 Thực phẩm 72,48 14,14 82,11 66,07<br />
2 Giấy 3,37 18,05 2,81 1,28<br />
3 Giấy bia 0,33 2,35 0,8 0,42<br />
4 Nhựa (plastics) 4,47 5,81 8,03 7,83<br />
5 Dệt may 0 1,25 0,84<br />
6 Cao su 0,33 1,6 1,06<br />
7 Da (giả da) 0,15 0,8 0,84<br />
8 Rác có nguồn gốc làm vườn 13,9 59,52 15,04<br />
9 Gỗ 0,79 0,16 0,21<br />
B Vô cơ 5,22 0,94 3,69 5,69<br />
1 Thủy tinh 0,15 2,01 0,74<br />
2 Các vỏ đồ hộp<br />
3 Kim loại màu 0,26<br />
4 Kim loại đen 0,79 0,08 0,08<br />
5 Tro, xà bần 4,63 1,6 4,87<br />
6 Khác 0,33<br />
C Chất thải nguy hại 0,72<br />
1 Kim tiêm, dây truyền dịch 0,08<br />
2 Pin, ắc quy 0,64<br />
TỔNG CỘNG 100 100 100 100<br />
(Nguồn: Công ty cổ phần Công trình đô thị Bảo Lộc)<br />
Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy được thành phần chủ yếu của CTR là chất hữu<br />
cơ. Tại các hộ gia đình lượng rác thải hữu cơ chiếm 94,78% trong tổng số lượng rác<br />
thải phát sinh còn lại, còn ở các cơ quan thì lượng chất thải phát sinh ra chủ yếu là<br />
rác thải hữu cơ chiếm tới 99,06% và tạo các khu chợ thì rác hữu cũng chiếm một<br />
phần rất lớn 96,31% lượng chất thải. Rác thải sau khi được thu gom tập kết tại bãi<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
rác thì rác thải hữu cơ cũng chiếm 93,59% tổng lượng rác. Rác thải chủ yếu là thành<br />
phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học, điều này có lợi thế rất lớn trong việc xử rác thải<br />
bằng phương pháp sinh học.<br />
2.4 HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỀN CHẤT THẢI RẮN SINH<br />
HOẠT:<br />
2.4.1 Đơn vị thu gom<br />
Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc chịu trách nhiệm thu gom, vận<br />
chuyển, và xử lý chôn lấp CTR.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.2. Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc<br />
Công ty cổ phần công trình đô thị Bảo Lộc là doanh nghiệp hoạt động công ích<br />
của nhà nước gồm có chức năng kinh doanh và những ngành nghề sau:<br />
- Duy tu bảo dưỡng đường, cống thoát nước, vỉa hè.<br />
- Vệ sinh môi trường, làm công tác vận động tuyên truyền xã hội hóa môi<br />
trường, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố, bảo vệ<br />
môi trường sống của nhân dân.<br />
- Xây dựng, quản lý công viên xanh và tư vấn cây xanh trong nhân dân.<br />
- Sản xuất, ươm trồng các cây giống và kinh doanh cây giống, hoa, cây cảnh.<br />
- Xây dựng, khai thác, quản lý hệ thống chiếu sáng.<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
- Xây dựng nền, mặt đường cấp phối, đá dăm, lắng nhựa; xây dựng mương,<br />
cống thoát nước, đường nông thôn.<br />
- Khai thác và sản xuất đá, kinh doanh vật liệu xây dựng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về CTR tại thành phố Bảo Lộc.<br />
<br />
<br />
Công tác vệ sinh môi trường do xí nghiệp vệ sinh môi trường trực thuộc của<br />
Công ty Cổ phần Công trình đô thị Bảo Lộc đảm nhận trách nhiệm thu gom, vận<br />
chuyển và xử lý chất thải rắn. Cơ cấu tổ chức nhân sự của xí nghiệp được thể hiện<br />
qua sơ đồ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của Xí nghiệp vệ sinh môi trường.<br />
2.4.2 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt:<br />
2.4.2.1. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tp.Bảo Lộc<br />
Hiện nay công tác thu gom và vệ sinh môi trường, xí nghiệp giao cho 2 đội duy<br />
trì vệ sinh đường phố phụ trách. Mỗi đội gồm có 7 tổ, mỗi tổ có 3 người. Các tổ<br />
được phân công ở từng khu vực nhất định để thực hiện thu gom rác trên toàn thành<br />
phố là 11 phường, xã ( phường I, phường II, phường Lộc Tiến, phường B’Lao,<br />
phường Lộc Phát, phường L