intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh BETA THALASSEMIA

Chia sẻ: Tran Anh Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

255
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thalassemia là: một bệnh di truyền do RL tổng hợp các chuỗi polypeptide trong phân tử hemoglobin của hồng cầu. Tuỳ theo thiếu hụt tổng hợp chuỗi α hay β mà gọi là bệnh α Thalassemia hay bệnh β Thalassemia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh BETA THALASSEMIA

  1. BETA THALASSEMIA Mục tiêu: 1/ Trình bày chẩn đoán bệnh beta thalassemia. 2/ Điều trị bệnh Beta thalassemia. Đại cương: - Thalassemia là: một bệnh di truyền do RL tổng h ợp c ác chuỗi polypeptide trong phân tử hemoglobin của hồng cầu. Tuỳ theo thiếu hụt tổng hợp chu ỗi α hay β mà gọi là bệnh α Thalassemia hay bệnh β Thalassemia. - β Thalassemia là 1 bệnh di truyền do những đột biến điểm trên gen β-globin  dẫn đến rối loạn tổng hợp số lượng chuỗi β trong phân tử hồng cầu: không tổng hợp hoặc giảm tổng hợp. - Phân loại: + Về mặt di truyền:β0 Thalassemia: không tổng hợp được chuỗi β. β+ Thalassemia: giảm tổng hợp chuỗi β. β Thalassemia/HbE: thể phối hợp + Về lâm sàng: thể nặng, trung bình và nhẹ. + Về cơ chế tan máu: do β không được tổng hợp hoặc giảm tổng hợp  chuỗi α dư thừa  α globin không hoà tan sẽ kết tụ trong HC gây tan máu ở ngoại biên và tăng sinh HC ở tuỷ nhưng HC không có chất lượng. 1. THỂ ẨN - Không có triệu chứng tan máu trên lâm sàng. - Cận lâm sàng: + Các chỉ số Hb, MCV, MCH: bình thường. + Sức bền HC bình thường. + Điện di: thành phần Hb bình thường. - Chỉ phát hiện được qua phân tích ADN và nghiên cứu phả hệ. 2. THỂ NHẸ (thể dị hợp tử) - Lâm sàng: thiếu máu nhẹ (2/3 các trường hợp) 1
  2. - Không có vàng da, không có lách to. - Phát triển thể chất bình thường. - Cận lâm sàng: + Hb giảm nhẹ, HC nhỏ và nhược sắc (MCV giảm, MCH giảm). + Tỷ lệ HC lưới tăng nhẹ. + Sức bền thẩm thấu HC tăng. + Điện di: thành phần Hb thay đổi: Hb A2 từ 3,5 - 9,5%. Hb F tăng nhẹ 1- 5 %. Hb A1 giảm nhẹ. - Gần như không có triệu chứng lâm sàng mà chỉ được chẩn đoán bằng các XN huyết học hoặc di truyền phả hệ. 3. THỂ NẶNG (đồng hợp tử β Thalassemia: không tổng hợp được chu ỗi β) 3.1. Lâm sàng - Biểu hiện lâm sàng sớm, thường được chẩn đoán lúc 6 tháng - 2 tuổi. - Biểu hiện thiếu máu tan máu mạn tính nặng. - Thiếu máu: + Xuất hiện sớm, từ từ, tăng dần. + Thiếu máu nhược sắc: da xanh nhiều hơn niêm mạc nhợt. + Mức độ từ trung bình tới nặng; thiếu máu ngày càng nặng. + Đáp ứng kém với truyền máu. - Vàng da mức độ nhẹ. - Lách to, gan to. + Lách to: có thể to tới độ IV, có hiện tượng cường lách. + Gan to, chắc, có thể xơ gan, suy gan. - Nước tiểu thường xuyên sẫm màu, có Urobilinogen. - Chậm phát triển cơ thể: + Trẻ nhỏ: SDD. + Trẻ lớn: chậm dậy thì. 2
  3. - RL nội tiết: ĐTĐ. - Triệu chứng nhiễm Fe: da màu đồng, gan to, tim to, có thể suy tim. - Biến dạng xương mặt: đầu to, gò má cao, trán dô, bướu đỉnh, mũi tẹt, răng cửa hàm trên vẩu. - Loãng xương các xương dài. 3.2. Cận lâm sàng 3.2.1 Các biến đổi về huyết học: khá đặc hiệu. - Hb < 6 g/dl. - Thiếu máu nhược sắc: + MCV < 80 fl. + MCH < 27 pg. + MCHC < 30 g%. - Hình dáng HC bị biến đổi nặng nề: + HC to, nhỏ không đều. + Xuất hiện hình dạng bất thường: nhẫn, bia, giọt nước. + HC bắt màu không đều: chỗ sẫm, chỗ nhạt. - Đời sống HC: thời gian bán huỷ 7-15 ngày. - Sức bền thẩm thấu HC tăng.?? - HC lưới tăng, có thể có HC non ra máu ngoại vi. - Điện di Hb: thay đổi thành phần Hb trên điện di là đặc hiệu cho ch ẩn đoán β- Thalassemia nặng: + Hb F tăng cao > 10-90%. + Hb A2 tăng >3,5%. + Hb A1 giảm nặng hoặc không có. 3.2.2 Các biến đổi hoá sinh - Sắt huyết thanh tăng, Transferin tăng, Feritin tăng. - Bilirubin tự do máu tăng trên 0,6 mg/ dl. - Urobilinogen có nhiều trong nước tiểu. Nếu tan máu trong mạch sẽ có hemoglobin và hemosiderin trong nước tiểu. 3
  4. - Đo đời sống hồng cầu bằng kỹ thuật phóng xạ thấy th ời gian bán hu ỷ h ồng cầu ngắn chỉ 7 - 15 ngày. - RL chức năng gan, thận. - RL nội tiết. 4. THỂ β Thalassemia/HbE (thể dị hợp tử kép) - Lâm sàng: giống thể nặng. - CLS: giống thể nặng nhưng điện di Hb thấy HbE tăng cao > 10%. + Hb E, Hb F tăng cao. + Hb A1 giảm nặng hoặc không có. - Thalasemia là một bệnh di truyền, hiện nay ch ưa có phương pháp đi ều tr ị đặc hiệu. - Đối với thể nhẹ không phải điều trị, song đối với thể nặng, thể có tan máu mạn tính thì cần phải điều trị tích cực. 5. ĐIỀU TRỊ 1/ Chống thiếu máu - Truyền khối hồng cầu 10 - 20 ml/ kg  duy trì lượng Hb của trẻ ở giới hạn 80 - 110 g/ l. - Lưu ý: do nhu c ầu phải truyền máu nhiều nên làm tăng nguy cơ gây nhiễm sắt. 2/ Thải sắt - Mục tiêu: duy trì cân bằng Fe ở mức bình thường, nồng độ Ferritin trong gi ới hạn bình thường. - Thuốc: + Desferal (Deferioxamin) 500 mg truyền nhỏ giọt dưới da trong 8 giờ/ngày hay tiêm bắp, theo dõi sắt huyết thanh để điều chỉnh liều điều trị. Hoặc: + Kelfer 75 mg/ kg/ ngày uống hàng ngày. 3/ Acid folic: 5 mg/ngày để điều trị các đợt tăng nguyên hồng cầu khổng lồ trong cơn tan máu. 4/ Cắt lách 4
  5. - Chỉ định khi: + Có cường lách thứ phát. + Tăng nhu cầu truyền máu. + “Hội chứng dạ dày nhỏ" do lách quá to. - Lưu ý: sau cắt lách dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng nên cần có biện pháp phòng ngừa. 3.1.2. Thiếu máu tan máu do bệnh hồng cầu nhỏ hình cầu di truyền - Truyền máu khi có đợt tan máu mạnh. - Cắt lách: + Là biện pháp có hiệu quả đối với thể nặng và kéo dài. + Sau cắt lách cơn tan máu giảm và nhẹ rõ rệt, nhưng những b ất th ường về hồng cầu vẫn còn. 3.1.3. Thiếu máu tan máu do thiếu Enzym hồng cầu - Đặc điểm bệnh: thiếu máu tan máu thường xảy ra nhanh, th ường x ảy ra sau khi dùng thuốc, hoặc sau nhiễm virus cúm. - Loại bỏ ngay thuốc hoặc tác nhân gây tan máu. - Truyền máu cấp cứu khi thiếu máu nặng. Trường h ợp tan máu nặng, kéo dài do nồng độ thuốc trong máu nhiều, thiếu enzym nặng nề có thể phải chỉ định truyền thay máu. - Thalasemia là một bệnh di truyền, hiện nay ch ưa có phương pháp đi ều tr ị đặc hiệu. - Đối với thể nhẹ không phải điều trị, song đối với thể nặng, thể có tan máu mạn tính thì cần phải điều trị tích cực. 1/ Chống thiếu máu - Truyền khối hồng cầu 10 - 20 ml/ kg  duy trì lượng Hb của trẻ ở giới hạn 80 - 110 g/ l. 5
  6. - Lưu ý: do nhu c ầu phải truyền máu nhiều nên làm tăng nguy cơ gây nhiễm sắt. 2/ Thải sắt - Mục tiêu: duy trì cân bằng Fe ở mức bình thường, nồng độ Ferritin trong gi ới hạn bình thường. - Thuốc: + Desferal (Deferioxamin) 500 mg truyền nhỏ giọt dưới da trong 8 giờ/ngày hay tiêm bắp, theo dõi sắt huyết thanh để điều chỉnh liều điều trị. Hoặc: + Kelfer 75 mg/ kg/ ngày uống hàng ngày. 3/ Acid folic: 5 mg/ngày để điều trị các đợt tăng nguyên hồng cầu khổng lồ trong cơn tan máu. 4/ Cắt lách - Chỉ định khi: + Có cường lách thứ phát. + Tăng nhu cầu truyền máu. + “Hội chứng dạ dày nhỏ" do lách quá to. - Lưu ý: sau cắt lách dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng nên cần có biện pháp phòng ngừa. 3.1.4. Thiếu máu tan máu do bệnh hồng cầu nhỏ hình cầu di truyền - Truyền máu khi có đợt tan máu mạnh. - Cắt lách: + Là biện pháp có hiệu quả đối với thể nặng và kéo dài. + Sau cắt lách cơn tan máu giảm và nhẹ rõ rệt, nhưng những b ất th ường về hồng cầu vẫn còn. 3.1.5. Thiếu máu tan máu do thiếu Enzym hồng cầu - Đặc điểm bệnh: thiếu máu tan máu thường xảy ra nhanh, th ường x ảy ra sau khi dùng thuốc, hoặc sau nhiễm virus cúm. 6
  7. - Loại bỏ ngay thuốc hoặc tác nhân gây tan máu. - Truyền máu cấp cứu khi thiếu máu nặng. Trường h ợp tan máu nặng, kéo dài do nồng độ thuốc trong máu nhiều, thiếu enzym nặng nề có thể phải chỉ định truyền thay máu. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2