intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh đốm đen-xì mủ

Chia sẻ: Lê Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

219
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh này khá phổ biến trên các vùng trồng xoài (20%), trong những năm gần đây bệnh gây hại nhiều trên các vườn xoài trái vụ vì chúng nằm trong mùa mưa và nhất là các đợt mưa đêm. Tác nhân gây bệnh Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangeferae indicae gây ra. Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển Bệnh gây hại trên lá, thân và trái của nhiều giống xoài. Bệnh đốm đen xì mủ do Xanhthomonas campestris pv mangieferae indicae (Triệu chứng trên cành non và trên lá) Bệnh đốm đen xì mủ do X.campestris pv....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh đốm đen-xì mủ

  1. Bệnh đốm đen-xì mủ Bệnh này khá phổ biến trên các vùng trồng xoài (20%), trong những năm gần đây bệnh gây hại nhiều trên các vườn xoài trái vụ vì chúng nằm trong mùa mưa và nhất là các đợt mưa đêm. Tác nhân gây bệnh Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangeferae indicae gây ra. Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển Bệnh gây hại trên lá, thân và trái của nhiều giống xoài.
  2. Bệnh đốm đen xì mủ do Xanhthomonas campestris pv mangieferae indicae (Triệu chứng trên cành non và trên lá) Bệnh đốm đen xì mủ do X.campestris pv. mangieferaeindicae (Triệu chứng trên trái ) Khởi đầu bằng những đốm bệnh có màu nâu đen nhỏ trên lá và thân chúng lớn dần lên và có thể liên kết lại thành những vết loét bất định. Trên lá khi các vết này lớn có thể làm thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá. Trên chồi non và trái có những vết nứt dọc, có màu nâu đen, đôi khi bị chảy nhựa trên những vết nứt này nên bệnh còn được gọi là xì mủ. Bệnh phát triển nhanh và mạnh vào những tháng mưa nhiều và nhất là từ tháng 9 đến tháng 11. Biện pháp phòng trừ Vi khuẩn có khả năng lưu tồn lâu trong lá, cành bệnh, xác bả thực vật, nên sau khi thu hoạch cần thu dọn sạch vườn, cắt bỏ những cành và lá bệnh, rồi đem tiêu huỷ chúng.
  3. Các loại thuốc có thể áp dụng hiệu quả phòng trị bệnh này như Champion, Kasuran, Coc 85, Kocide, Copper zine. Phun định kỳ 7 ngày/lần. Sử dụng thuốc Kasumin hoặc Starner để phun trị. Vì vi khuẩn thường tấn công qua vết thương nên tránh làm tổn thương cây. Nên phun thuốc sau khi cắt tỉa, thu trái và nhất là sau các trận mưa. Đối với những giống xoài có giá trị kinh tế cao như xoài cát chu, xoài cát Hoà Lộc và tán cây cao vừa phải thì nên sử dụng bao trái chuyên dùng do Đài Loan sản xuất để bao trái rất hiệu quả trong phòng trừ bệnh này, vì loại bao này giúp thoát nước tốt và không làm gãy lông tơ trên vỏ trái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2