Bệnh Glaucoma
lượt xem 5
download
GLAUCOMA là một nhóm bệnh tật tại mắt, gây hư hoại thần kinh mắt (optic nerve) và tạo ra mù lòa. Sự gia tăng áp suất trong mắt (intraocular pressure hay IOP) thường, nhưng không nhất thiết là luôn luôn, gây sự hư hoại kể trên. Đây là nguyên nhân gây mù lòa thường thấy nhất, đôi khi còn gọi là sự "đánh cướp thị giác âm thầm" vì glaucoma gây hư hoại thị giác từ từ, người bệnh không nhận ra, cho đến khi căn bệnh vào thời kỳ trầm trọng. Loại glaucoma thường thấy nhất là là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh Glaucoma
- Glaucoma GLAUCOMA là một nhóm bệnh tật tại mắt, gây hư hoại thần kinh mắt (optic nerve) và tạo ra mù lòa. Sự gia tăng áp suất trong mắt (intraocular pressure hay IOP) thường, nhưng không nhất thiết là luôn luôn, gây sự hư hoại kể trên. Đây là nguyên nhân gây mù lòa thường thấy nhất, đôi khi còn gọi là sự "đánh cướp thị giác âm thầm" vì glaucoma gây hư hoại thị giác từ từ, người bệnh không nhận ra, cho đến khi căn bệnh vào thời kỳ trầm trọng. Loại glaucoma thường thấy nhất là là "primary open-angle", không có dấu hiệu rõ rệt nào trừ việc suy giảm thị giác lần lần. Chẩn bệnh sớm và chữa trị kịp thời tiết giảm sự hư hoại thần kinh mắt và giữ được phần lớn thị lực. Vì vậy, nên đi khám mắt hàng năm theo định kỳ và đo áp suất trong mắt mỗi lần khám bệnh. Triệu chứng
- Loại glaucoma thường thấy như "primary open-angle" và "acute angle- closure" có triệu chứng hoàn toàn khác biệt: Primary open-angle glaucoma thường có các triệu chứng và dấu hiệu sau: - Vùng không gian có thể nhìn thấy (visual field) bị thu nhỏ từ từ, thường xảy ra trong cả 2 mắt. Trung bình, "visual field" là 180 độ cộng thêm 5 độ mỗi bên khi nhìn thẳng, hai mắt có thể thấy vật thể trong vùng không gian 190 độ này (từ -5 độ đến +5 độ hay mặt phẳng: -5 độ -180 độ-+5 độ). - Khi chỉ nhìn thấy một vùng không gian thu nhỏ như đường hầm (tunnel vision) thì căn bệnh đã đến hồi trầm trọng. Acute angle-closure glaucoma thường có các triệu chứng và dấu hiệu sau: - Đau nhói tại mắt - Buồn nôn ói mửa cùng với đau mắt - Loạn thị xảy ra thình lình tai nơi thiếu ánh sáng - Giảm sút thị lực - Ánh đèn có vòng mờ chung quanh (halo) - Mắt đỏ
- Hiện tượng "halo" khi bị glaucoma: Cả hai chứng glaucoma kể trên đều có thể là nguyên phát (primary) hoặc thứ phát (secondary). Ta gọi chứng bệnh là "nguyên phát" khi không tìm ra lý do, và "thứ phát" khi bác sĩ tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chấn thương mắt, viêm, u bướu, đục thủy tinh thể hoặc tiểu đường. Glaucoma thứ phát có các triệu chứng và dấu hiệu tương tự như glaucoma nguyên phát. Khi nào thì đi khám mắt? Đừng chờ cho đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng, các loại glaucoma nguyên phát đều diễn tiến rất chậm, khi có triệu chứng rõ ràng là bệnh tình đã nặng, khó cứu chữa. Khám mắt thường xuyên theo định kỳ là cách khám phá chứng glaucoma hữu hiệu nhất, đủ thời gian để chữa trị. The American Academy of Ophthalmology đề nghị nên khám mắt hàng năm cho mọi người tuổi từ 40 trở lên, và mỗi 3 - 5 năm sau đó nếu không có yếu tố rủi ro nào gây glaucoma. Khi đến tuổi 60, cần khám mắt hàng năm. Nếu bạn là người da đen hoặc có các yếu tố rủi ro dẫn đến glaucoma, việc khám mắt thường xuyên có thể bắt đầu trong tuổi 20.
- Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng khi nhức đầu dữ dội hoặc đau nhói trong mắt, vùng lông mày, buồn nôn ói mửa, mắt mờ hoặc loạn sắc khi nhìn ánh đèn là những triệu chứng của acute angle-closure glaucoma. Khi có một hoặc nhiều các triệu chứng kể trên cần đến phòng cấp cứu của bệnh viện hoặc đến bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Nguyên nhân Y học chưa giải thích rõ ràng tại sao gia tăng áp suất trong mắt gây hư hoại thần kinh mắt, hiện tượng chính của glaucoma. Áp suất này xuất phát từ sự tích tụ chất lỏng có tên "aqueous humor" do mắt tạo ra. Bình thường chất lỏng kể trên "thoát" qua hệ thống ống dẫn (traberculae) nằm tại góc iris-cornea. Khi hệ thống ống dẫn này tắc nghẽn, không hoạt động bình thường, aquous humor không thể "thoát" đi theo tốc độ định sẵn, tích tụ và tạo áp suất đè ép thần kinh mắt. Primary open-angle glaucoma Trong chứng bệnh này, hệ thống dẫn tại góc iris-cornea vẫn mở nhưng các ống dẫn li ti bị nghẽn, do đó aquous humor thoát đi rất chậm, tạo nên sự tích tụ và hậu quả là áp suất trong mắt gia tăng từ từ. Sư hư hoại thần kinh mắt xảy ra rất chậm, không gây đau đớn nên người bệnh thường không biết cho
- đến khi thị lực sút giảm rõ ràng mới nhận ra sự thay đổi. Nguyên nhân gây chứng bệnh này còn nằm trong vòng nghiên cứu. Angle-closure glaucoma Angle-closure glaucoma còn gọi là "closed-angle glaucoma", xảy ra khi iris trương phồng gây thu hẹp hoặc gây tắc nghẽn góc iris-cornea. Hậu quả là aquous humor không thoát được nên tích tụ và tạo áp suất. Khi hiện tượng này xảy ra thình lình, gọi là "Acute angle-closure glaucoma", áp suất gia tăng cấp kỳ. Khi sự tắc nghẽn ống thoát xảy ra từ từ, gọi là "Chronic angle- closure glaucoma". Bệnh nhân bị chứng angle-closure glaucoma thường có một góc iris-cornea nhỏ hơn bình thường tự bẩm sinh, và thường không biết khi bệnh tật không xảy ra. Nếu bạn là người có góc iris-cornea nhỏ hơn bình thường, khi đồng tử (con ngươi) nở lớn thình lình có thể tạo ra tình trạng "closed-angle". Đồng tử nở lớn khi vào bóng tối, bị khích động, hoặc do thuốc men. CẦN TRÁNH các loại thuốc men như antihistamines (desloratadine như Clarinex, cetirizine như Zyrtec); tricyclic antidepressants như doxepin, protryptyline và các loại thuốc nhỏ mắt khiến con ngươi nở lớn khi khám mắt.
- Glaucoma với áp suất thấp Dù áp suất trong mắt bình thường, không gia tăng nhưng thần kinh mắt vẫn bị hư hoại. Chứng bệnh này hiếm thấy và ta chưa rõ nguyên nhân. Một số chuyên viên cho rằng thần kinh mắt bị hư hoại do mỡ tích tụ tại các tiểu mạch gây thiếu máu mãn tính và dẫn đến hư hoại thần kinh. Pigmentary glaucoma Loại glaucoma xuất hiện trong người trẻ tuổi - trung niên, thường do "bụi" sắc tố trôi trong mắt gây tắc nghẽn hệ thống thoát aquous humor. Việc vận động cơ thể như chạy đua đôi khi khuấy động các vẩn bụi sắc tố, và khiến chúng tích tụ tại hệ thống ống dẫn. TAGS: Glaucoma, Primary open-angle glaucoma, Acute angle-closure glaucoma, Pigmentary glaucoma, Tran Ly Le Những yếu tố rủi ro (risk factors) Glaucoma (Cườm Nước) Glaucoma mãn tính thường dẫn đến mù lòa trước khi các triệu chứng xuất hiện, do đó cần biết những điều sau đây: - Gia tăng áp suất trong mắt (IOP), khi IOP cao hơn bình thường, tỷ lệ bị glaucoma gia tăng
- - Tuổi tác: tuổi 60 trở lên tỷ lệ bị glaucoma gia tăng, nếu là người da đen, tỷ lệ này lên cao hơn nữa. Do đó cần khắm mắt thường niên. - Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ bị glaucoma cao gấp 5 lần người da trằng và dễ bị mù lòa vì bệnh này. Người Hoa Kỳ gốc Mễ và gốc Á Châu cũng có tỷ lệ bị glaucoma cao hơn người da trắng. - Gia tộc có người bị glaucoma: tỷ lệ bị glaucoma gia tăng. Glaucoma có yếu tố di truyền, thân tộc cùng di tính có tỷ lệ glaucoma cao hơn bình thường. Loại glaucoma xuất hiện trong thiếu niên là một loại bệnh di truyền. - Các chứng bệnh như tiểu đường, thấp nội tiết tố giáp trạng (hypothyroidism) gia tăng tỷ lệ glaucoma - Cận thị: gia tăng tỷ lệ bị glaucoma - Dùng corticosteroid quá lâu gia tăng tỷ lệ bị glaucoma, nhất là loại thuốc nhỏ mắt. Biến chứng Không chữa trị, glaucoma sẽ gây mù lòa, và thường diễn tiến như sau: - Điểm mù trong vùng không gian có thể thấy (visual field)
- - Chỉ thấy vật thể trong "đường hầm" (tunnel vision) - Mù lòa Sửa soạn trước khi đi khám bệnh Trong hầu hết mọi trường hợp, glaucoma không tạo ra triệu chứng đáng kể cho đến khi sự hư hoại xảy ra. Nên hỏi ý kiến bác sĩ gia đình xem khi nào ta cần đi khám mắt. -Ghi chép các chi tiết về triệu chứng đã gặp, và đã xảy ra bao lâu -Ghi chép danh sách các loại thuốc đang dùng, kể cả dược thảo -Ghi chép các thay đổi về thị giác, thị lực -Ghi chép sẵn các câu hỏi dành cho bác sĩ Những điều nên thảo luận với bác sĩ - Tôi có dấu hiệu nào về glaucoma không? - Tôi cần những thử nghiệm nào để chẩn bệnh? - Bác sĩ đề nghị loại chữa trị nào? - Tôi có cần thay đổi sinh hoạt hàng ngày hay không?
- - Tôi cần tự chăm sóc ra sao? - Tình trạng glaucoma sẽ ra sao về sau này? - Tôi có cần đi khám mắt thường xuyên không? - Tôi có cần gặp bác sĩ chuyên khoa không? - Tôi cũng bị bệnh xyz, làm thế nào để tôi tự chăm sóc? Bác sĩ có thể hỏi một số chi tiết như sau: - Ông/bà có triệu chứng gì tại mắt? Đau? Khó chịu? Mắt mờ? - Điều gì khiến ông / bà lo âu? - Thân nhân có ai bị glaucoma không? Các bệnh mắt khác? - Ông / bà đã thử mắt lần nào chưa? Hồi nào? - Ông / bà đang dùng các thứ thuốc nào? Thử nghiệm và chẩn đoán Bác sĩ có thể làm một số thử nghiệm để chẩn bệnh:
- - Đo áp suất trong mắt: tonometry là một cách đo IOP nhanh chóng, không đau đớn, dễ dàng; đây là loại thử nghiệm đầu tiên để tìm kiếm glaucoma - Quan sát thần kinh mắt để tìm dấu vết hư hoại: bác sĩ rọi đèn gắn kính hiển vi để quan sát các cấu trúc trong mắt; những thay đổi tại thần kinh mắt có thể là dấu hiệu đầu tiên của glaucoma. - Visual Field test: Tìm kiếm xem vùng không gian có thể thấy có bị giới hạn không, glaucoma thu hẹp vùng không gian này. - Đo độ dày của cornea (giác mạc) hay pachymetry: Khi độ dày của cornea gia tăng, áp suất tại mặt lên cao hơn bình thường. Áp suất có thể lên cao nhưng không nhất thiết là bị glaucoma. Ngược lại, áp suất trong mắt có thể bình thường nhưng vẫn bị glaucoma. - Các loại thử nghiệm khác: Để phân biệt giữa "open-angle" và "closed- angle" glaucoma, bác sĩ có thể sẽ dùng gonioscopy, một tròng kính đặc biệt đặt trên mắt để quan sát hệ thống ống thoát. Tonography đo tốc độ thoát của chất lỏng aqueous humor trong mắt Chữa trị & Dược phẩm
- Bác sĩ chữa glaucoma bằng cách hạ IOP, giúp việc thoát chất lỏng aqueous humor trong mắt, giảm việc chế tạo chất lỏng này hoặc cả hai. Ta chưa thể chữa dứt bệnh glaucoma, sự hư hoại đã xảy ra không thể phục hồi nhưng chữa trị và theo dõi mắt thường xuyên giúp duy trì phần thị lực còn lại. Thuốc nhỏ mắt Glaucoma thường được chữa trị bằng thuốc nhỏ mắt. Hãy dùng thuốc theo lời chỉ dẫn để duy trì thị lực, làm chậm hoặc ngưng tiến trình của bệnh tật. Khi cần dùng nhiều loại thuốc nhỏ mắt khác nhau, hãy chờ một thời gian trước khi dùng loại thứ nhì, thứ ba; hãy hỏi ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian chờ đợi này, bao nhiêu lâu thì đủ. Một số thuốc nhỏ mắt có thể ngấm vào máu, tạo ra phản ứng phụ trong cơ thể (ngoài mắt). Để giảm mức thuốc ngấm vào máu, nhắm mắt từ 1-2 phút sau khi nhỏ thuốc. Ấn nhẹ lên khóe mắt (gần mũi) vùng ống dẫn nước mắt (tear duct) khoảng 1 phút và lau sạch những giọt thuốc dư thừa. Các loại thuốc nhỏ mắt thường dùng: 1) Nhóm Prostaglandin-like: Loại thuốc này nhằm giảm sự chế tạo aqueous humor, bao gồm latanoprost (Xatalan) và bimatoprost (Lumigan). Các phản
- ứng phụ có thể gồm xót mắt, đỏ và xậm màu iris, thay đổi màu da trên mí mắt, mờ mắt vì sưng trướng retina (võng mạc). 2) Nhóm Beta Blocker: Loại thuốc này nhằm giảm sự chế tạo aqueous humor, bao gồm timolol (Betimol, Timoptic). betaxol (betopic) và metipranolol (Optipranolol). Các phản ứng phụ có thể gồm khó thở, giảm nhịp tim, rụng tóc, hạ huyết áp, liệt dương, mệt mỏi, trầm cảm và giảm trí nhớ. Nếu bị suyễn, phổi trướng hoặc viêm khí quản, cần tránh dùng nhóm thuốc này. Nếu đang dùng insulin để chữa tiểu đường cũng cần tránh nhóm thuốc này. 3) Alpha Agonist: Loại thuốc này nhằm giảm sự chế tạo và giúp thoát aqueous humor, bao gồm apraclonidine (lodipine) và brimonidine (Alphagan). Các phản ứng phụ có thể gồm mất sức, chóng mặt, mắt sưng đỏ, ngứa ngáy, khô miệng, và dị ứng. 4) Carbonic anhydrase inhibitor: Loại thuốc này nhằm giảm sự chế tạo aqueous humor, bao gồm dorzolamide (Trusopt) và brinzolamide (Azopt). Các phản ứng phụ có thể gồm tiểu rắt, cảm giác kim châm trên đầu ngón tay, chân; thường thấy với loại thuốc uống hơn là loại thuốc nhỏ mắt. Nếu bị dị ứng với loại dược phẩm chứa sulfa, cần tránh dùng nhóm thuốc này.
- 5) Miotic & cholinergic agent: Loại thuốc này giúp thoát aqueous humor nhanh chóng, bao gồm pilocarpin (Isopto Carpine) và carbachol (Isopto Carbachol). Các phản ứng phụ có thể gồm đau nhức mắt, vùng lông mày, mờ mắt, cận thị, dị ứng, ngạt mũi, tháo mồ hôi, nhiễu nước miếng và đôi khi ăn khó tiêu, đau bụng. 6) Epinephrine: Loại thuốc này giúp thoát aqueous humor nhanh chóng, bao gồm dipivefrin (propine). Các phản ứng phụ có thể gồm đỏ mắt, dị ứng, tim đập mạnh, tăng huyết áp, nhức đầu và hồi hộp lo âu. Các loại thuốc uống Khi thuốc nhỏ mắt không hạ áp suất trong mắt, bác sĩ có thể cần d ùng thuốc uống, thường trong nhóm carbonic anhydrase inhibitor. Nên uống thuốc cùng bữa ăn để tránh phản ứng phụ. Lúc bắt đầu, carbonic anhydrase inhibitor có thể gây tiểu rắt, và cảm giác kim châm trên đầu ngón tay, chân. Sau nhiều ngày, các triệu chứng này sẽ ngưng. Các phản ứng phụ có thể gồm nổi mề đay trên da, trầm cảm, mệt mỏi, sạn thận, ngầy ngật, đau bụng, lưỡi có vị kim loại khi uống nước nổi bọt (carbonated beverage), liệt dương và xuống ký. Các loại thuốc bảo vệ thần kinh mắt
- Giảm áp suất trong mắt (IOP) chỉ là một phần của việc chữa trị glaucoma, ta cần tìm cách bảo vệ thần kinh mắt lâu dài (ngưng hoặc làm chậm lại sự hư hoại để duy trì thị giác, thị lực). Các loại thuốc nhằm bảo vệ thầ n kinh đang được thử nghiệm trong các chương trình thử nghiệm lâm sàng (clinical trials). Ly-Le Tran
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh glaucoma có thể dẫn đến mù lòa
1 p | 473 | 59
-
Bệnh Án Glaucoma
17 p | 318 | 18
-
GLAUCOMA LÀ GÌ ?
5 p | 214 | 16
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH GLAUCOMA
8 p | 180 | 15
-
Glaucoma, hay là Bệnh Căng Áp Suất Mắt
3 p | 244 | 11
-
KHẢO SÁT VAI TRÒ ĐỘ DÀY TRUNG TÂM GIÁC MẠC TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH GLAUCOMA NGUYÊN
16 p | 135 | 10
-
GLAUCOMA DO CORTICOID, MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM
3 p | 123 | 10
-
Bài giảng Bệnh Glaucoma - BS. Lê Công Lĩnh
27 p | 98 | 7
-
Bệnh Glaucoma và cách điều trị
11 p | 88 | 6
-
Glaucoma và việc dùng thuốc
7 p | 141 | 6
-
3 bệnh mắt nguy hiểm ở bé
4 p | 79 | 5
-
Glaucoma
2 p | 107 | 4
-
Các bệnh mắt hay gặp ở trẻ em.
13 p | 75 | 4
-
Glaucoma(Phần 1)
6 p | 62 | 4
-
Nghiện rượu – Phần 6
11 p | 97 | 3
-
Bệnh Glaucoma, hay là Bệnh Căng Áp Suất Mắt
7 p | 75 | 3
-
Bị cườm mắt có gây mù?
3 p | 110 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn