intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh ho ở trẻ em và cách phòng tránh

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

139
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ho ở trẻ em. Khi khám một trẻ bị ho, bác sĩ phải hỏi đặc tính của cơn ho, nếu nghe được trẻ ho càng tốt bên cạnh đó nhìn cách thở của trẻ cũng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được trẻ ho vì bệnh gì. - Có nhiều loại ho: ho do cảm cúm, do dị ứng, do viêm phổi, viêm cuống phổi, do mủ ở màng phổi, ho gà, ho lao...v..v - Khi trẻ ho mà có nóng hoặc ho dai dẳng thì phải đưa đến bác sĩ khám...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh ho ở trẻ em và cách phòng tránh

  1. BỆNH HO Ở TRẺ EM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH Bệnh ho ở trẻ em không chỉ gây "đau đầu” cho các bậc cha mẹ mà ngay cả bác sĩ cũng phải hết sức cẩn thận khi khám và điều trị bệnh cho trẻ. 1/ Các loại bệnh ho thường gặp ở trẻ - Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ho ở trẻ em. Khi khám một trẻ bị ho, bác sĩ phải hỏi đặc tính của cơn ho, nếu nghe được trẻ ho càng tốt bên cạnh đó nhìn cách thở của trẻ cũng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được trẻ ho vì bệnh gì. - Có nhiều loại ho: ho do cảm cúm, do dị ứng, do viêm phổi, viêm cuống phổi, do mủ ở màng phổi, ho gà, ho lao...v..v - Khi trẻ ho mà có nóng hoặc ho dai dẳng thì phải đưa đến bác sĩ khám ngay. Tuy nhiên, không phải cứ nghe bé ho là xin chụp hình phổi. - Cần "tôn trọng" cơn ho của trẻ . Đừng tìm cách dập tắt cơn ho tức khắc mà không biết nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp là ho "gió", ho "cảm" chút đỉnh thì cần để cho trẻ ho. Ngay cả trường hợp bị viêm phổi hay viêm cuống phổi, vẫn để bé ho tự nhiên để tống đàm nhớt ra ngoài cho dễ thở và bớt nhiễm độc. Ho vì viêm phổi mà chỉ uống thuốc ho thì bệnh càng nặng thêm. Bác sĩ chỉ cho uống thuốc ho khi thấy cơn ho làm bé mệt nhiều và mất ngủ khiến bé suy nhược. 2/ Cách điều trị bệnh ho cho trẻ - Ho không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác. Do đó trước tiên phải cần chữa đúng bệnh, sau đó mới chữa ho. - Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.
  2. - Khó thở luôn là dấu hiệu báo động nếu thấy dấu hiệu phải cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Nên khám bệnh ngay khi trẻ có các triệu chứng nóng, ho kèm khó thở. Phải chữa tới nơi tới chốn, đừng để bệnh kéo dài, tái đi tái lại làm trẻ mất sức. Khi điều trị săn sóc bệnh ho ở trẻ em tại nhà chúng ta phải tuân theo những phương pháp sau: - Cho uống thuốc theo toa bác sĩ. Giữ vệ sinh tổng quát.Hút đàm nhớt cho trẻ. Nếu không, đàm nhớt sẽ làm trẻ nghẹt thở. Chỉ nên cho trẻ ăn ít, nhưng nhiều lần trong ngày. Nên cho ăn thức ăn đặc. Nếu bị ói thì ngay sau khi trẻ ói xong, nên cho ăn lại liền, trẻ sẽ không bị ói nữa. - Dùng một cuộn băng sau đó băng chặt bụng cũng sẽ giúp trẻ giảm bớt cơn ho. - Nên giữ ấm cho trẻ. Đề phòng những cơn lạnh đột ngột. - Không nên cho trẻ uống thuốc ho của người lớn vì thuốc ho của người lớn thường có chất á phiện, trẻ có thể bị chết nếu uống thuốc ho của người lớn vào vì bị trúng độc. Trên đây là những triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh ho ở trẻ em. Ở bài sau, Bé Xinh Việt Nam sẽ tổng hợp thông tin về căn bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Các mẹ đón đọc nhé. Bệnh ho ở trẻ em . Khi trẻ bị ho, phần lớn các trường hợp đều có thể chăm sóc tại nhà. Tuy vậy, cần biết những dấu hiệu nguy hiểm để chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời nhằm hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra. Triệu chứng Ho là triệu chứng khá phổ biến ở các bé. Nguyên nhân thường do các kích ứng từ không khí hoặc bệnh ở cổ họng và phổi.
  3. - Ho nặng vào buổi sáng; ho kèm sốt có thể do virus. Khi virus xâm nhập, gây đau họng hoặc cảm lạnh thì bé thường ho ra đờm xanh (vàng) trong vài ngày đầu tiên. Nếu triệu chứng nhẹ thì không cần điều trị, cơn ho sẽ tự khỏi. Bé có thể bị ho do ốm sốt hoặc cảm lạnh. Khi các triệu chứng sốt, cảm lạnh giảm thì cơn ho cũng biến mất theo. Nên cho bé uống đủ nước (sữa với bé nhũ nhi), nhất là khi trời nóng bức.Bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng paracetamol. Phần lớn các triệu chứng sẽ giảm sau 4-5 ngày, dù ho nhẹ vẫn tiếp diễn hàng tuần. - Ho kèm khò khè; ho liên tục, ho khan, ho nhiều vào buổi tối có thể do hen suyễn. Đặc biệt với gia đình có tiền sử hen suyễn. Nguyên nhân Vào mùa lạnh, các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Các bệnh này đều có chung đặc điểm như ho có đờm, ho sâu, tiếng ho khan và kèm sổ mũi. Nhưng bé có thể cũng bị ho vì bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều.
  4. Với các bé bị ho về đêm, hoặc ho lúc ngủ trưa, sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ, theo bác sĩ Ngô Ngọc Liễn – Viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, đây là triệu chứng của ho ngang. Bé bị ho do khi ngủ, nghỉ, con nằm trong tư thế ngang, do “trào ngược” dạ dày, thực quản. Ho “ngang” thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dầy. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản, gây ho sặc từng cơn. Phòng tránh Để phòng tránh ho cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, nhà ở phải thoáng mát. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vấn đề rửa tay. Tránh để trẻ tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm do khói xe cộ, khói thuốc lá và bụi bặm. Cần tiêm vaccine cho trẻ để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, sởi... Điều trị Nếu trẻ bị ho được chăm sóc tại nhà, cần bảo đảm các chế độ dinh dưỡng. Đối với trẻ còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú, không nên ngừng. - Với bé trên 1 tuổi, nâng đầu giường (đầu cũi) của bé với vài quyển sách. Có thể kê thêm gối cho bé. Với bé dưới 1 tuổi, không được kê cao đầu của bé. - Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần chú ý thêm vệ sinh mũi họng, phát hiện dấu hiệu trẻ khó thở như có nhịp thở nhanh, có triệu chứng rút lõm lồng ngực, có tiếng thở rít và tiếng thở khò khè. - Dùng máy tạo độ ẩm cho phòng của bé. Hoặc có thể đun một ấm nước sôi trong phòng ngủ của bé vài phút. Nhớ mở nắp ấm. Tránh cho bé lại gần ấm nước. Không đun nước khi không có người lớn canh chừng. Hơi nước khiến không khí không bị khô, giúp bé dễ thở,
  5. thông đờm dãi. - Nhỏ vào mặt sau của gối hoặc khăn trải cũi giọt tinh dầu thơm (loại dành cho bé) cũng giúp bé dễ thở. Hoặc nhỏ tinh dầu vào khăn mùi xoa rồi đặt khăn dưới đệm của bé. - Mật ong, chanh có tác dụng trị ho cho bé trên 1 tuổi. - Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột vì nó khiến cơn ho nặng hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2