intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

362
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là từ chuyên môn để chỉ một trạng thái bệnh lý, có rất nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng cùng chung một cơ chế sinh bệnh là thiếu máu nuôi não. Não rất nhậy cảm với việc thiếu O2, nhu cầu O2 của tổ chức não gấp 5 lần so với tim. Não là cơ quan trọng yếu của cơ thể, vì vậy thiếu máu não sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cách chung và nhất là với hệ thần kinh trung ương. Nếu ngừng tuần hoàn não từ 6- 7 giây sẽ bị ngất, ngừng 40-110 giây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO Là từ chuyên môn để chỉ một trạng thái bệnh lý, có rất nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng cùng chung một cơ chế sinh bệnh là thiếu máu nuôi não. Não rất nhậy cảm với việc thiếu O2, nhu cầu O2 của tổ chức não gấp 5 lần so với tim. Não là cơ quan trọng yếu của cơ thể, vì vậy thiếu máu não sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cách chung và nhất là với hệ thần kinh trung ương. Nếu ngừng tuần hoàn não từ 6- 7 giây sẽ bị ngất, ngừng 40-110 giây sẽ bị mất các phản xạ, ngừng 5 phút thì tế bào não sẽ chết, không hồi phục được. Biến chứng của Thiểu năng tuần hoàn não là Nhũn não, Xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc chết đột ngột. Thường gặp nơi người trung niên và có tuổi, đặc biệt nơi những người lao động trí óc, nam nhiều hơn nữ.
  2. Nguyên Nhân Theo YHHĐ: Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây thiếu máu não cục bộ ở người cao tuổi, được biểu hiện bởi: Giảm lưu lượng máu lên não. Thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Tai biến mạch máu não dạng TMNCB. Lưu lượng máu qua não. Cow Chees Gaay Thieeus Maus Naox Cucj Booj Do lưu lượng máu đến não thấp Do huyết tắc hay nghẽn mạch bán phần Thường phát huy tác dụng khi có sự chít hẹp đáng kể lòng động mạch (trên 70% với động mạch cảnh). Giải thích các cơn thiếu máu não thoáng qua trên lâm sàng.
  3. Giải thích thiếu máu não cục bộ hay xảy ra nửa đêm hay rạng sáng, khi mà theo nhịp sinh học ngày đêm, hoạt động tim và huyết áp giảm nhiều nhất trong ngày. Do tắc nghẽn mạch Sự bít tắc động mạch do những mảnh vật liệu trôi theo dòng máu gây ra. Những mảnh này có nguồn gốc khác nhau như từ buồng tim (bệnh van tim, rung nhĩ) hoặc từ các mảng huyết khối do vữa xơ động mạch thành lập. Trên lâm sàng các tai biến này thường xảy ra đột ngột khác với cách xuất hiện từng nấc có báo trước của tai biến do nghẽn mạch. Do co thắt mạch máu não Trong TIA có liên quan đến thuốc lá Ischemic stroke: giả thiết nầy hiện bị nhiều tác gỉa phủ nhận vì cho rằng hiện tượng co thắt chẳng qua chỉ là hậu qủa của rối loạn chuyển hoá tại mô não đang bị thiếu máu. Do xuất huyết trong mảng xơ vữa
  4. Sự hiện diện của những ổ xuất huyết nhỏ ngay trong lòng của các mảng xơ vữa. Về phương diện giải phẩu bệnh, có một mối tương quan có ý nghĩa thống kê với sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của tai biến thiếu máu não cục bộ Do Giảm tưới máu não do qúa trình lão hoá mạch máu não Biểu hiện của thiếu máu não cục bộ: Giảm sút qúa trình hưng phấn ức chế: thay đổi tính tình -> khó tính, thận trọng -> do dự, dễ kích động, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng, chậm hiểu, hay quên, quên ngược chiều. Rối loạn tâm thần Nhức đầu, chóng mặt sau khi suy nghĩ nhiều Run nguyên phát, HC Parkinson. Theo Đông Y có thể do:
  5. 1) Can Dương Thượng Cang: do can dương thịnh bốc lên bên trên gây nên chóng mặt, hoặc do tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày khiến Can âm bị hao tổn, can dương bị khuấy động bốc lên gây nên huyễn vựng; Có khi Thận âm hư tổn không dưỡng được Can mộc dẫn đến Can âm thiếu, Can dương bốc lên gây nên. 2) Đờm Trọc Trung Trở: Do ăn nhiều các thứ bổ béo làm cho tỳ vị bị tổn thương, chức năng vận hóa bị rối loạn, thức ăn uống không hóa thành tân dịch mà biến thành đờm thấp, đờm thấp ứ trệ khiến thanh dương không thăng, trọc âm không giáng, gây nên. 3) Thận Tinh Bất Túc: Do từ bẩm sinh Thận đã bị bất túc hoặc do lao động nặng nhọc, phòng dục quá mức khiến cho Thận tinh bị tiêu hao, tinh tủy không đủ, không nuôi dưỡng được cho não, mà theo YHCT não là bể của tủy, cũng gây nên. 4) Khí Huyết Đều Hư: Do bệnh lâu không khỏi, khí huyết hao tổn, hoặc sau khi mất máu, bệnh chưa phục hồi, hoặc tỳ vị hư nhược không vận hóa thức ăn được để sinh ra khí huyết dẫn đến khí huyết đều hư, khí hư thì dương yếu, huyết hư thì não không được nuôi dưỡng đều gây nên. Chẩn Đoán
  6. . Đòi hỏi những thiết bị kỹ thuật chính xác như Lưu huyết não đồ, Siêu âm đo hiệu ứng Doppler, Điện não đồ, Citi, Chụp cộng hưởng… Tuy nhiên cũng có một số biểu hiện lâm sàng có thể giúp phát hiện bệnh sớm. Nếu tách riêng từng triệu chứng một thì không có triệu chứng nào là đặc hiệu. Nhưng nếu gặp một tập hợp nhiều triệu chứng thì có thể có một giá trị định hướng nhất định. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một bảng chẩn đoán lâm sàng dưới đây, mỗi triệu chứng được quy ước một số điểm nhất định. Số điểm này được xây dựng dựa trên sự tổng kết của hàng ngàn bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não, có đối chiếu với các phương pháp thăm dò cận lâm sàng. Tổng số điểm của 20 triệu chứng dưới đây, nếu trên 23,9 thì được coi là dương tính (có khả năng bị thiểu năng tuần hoàn não), nếu dưới 13,7 là âm tính. Stt Triệu Chứng Lâm Sàng Có Không Thường xuyên bị nhức đầu 1 2,5 0 Cảm giác căng nặng trong 2 1,8 0 đầu
  7. Đau đầu thất thường, thỉnh 3 0 0,9 thoảng đau Đau đầu vùng thái dương 4 0 0,9 Đau đầu vùng chẩm, gáy 5 1,7 0 Chóng mặt 6 2 0 Váng đầu thất thường, 7 0 0,9 thỉnh thoảng bị Chóng mặt khi quay đầu, 8 2,3 0 ngửa cổ Ù tai sau khi làm việc căn 9 0 0,6 thẳng Tỉnh dậy lúc nửa đêm 10 3,2 0,6
  8. Tỉnh dậy lúc gần sáng 11 0 3,1 Hay quên những việc mới 12 4 0 xẩy ra Giảm trí nhớ liên tục 13 3 0 Đôi khi giảm trí nhớ 14 2,8 0 Dễ xúc động, dễ mủi lòng 15 2,2 0 Dễ nổi nóng, bực tức 16 2,2 0 không tự chủ được Thần kinh luôn căng thẳng, 17 2,6 0 mệt mỏi Giảm khả năng làm việc trí 18 3,2 0 óc
  9. Giảm tốc độ làm việc, 19 1,8 0 chậm chạp Khó khăn khi chuyển sang 20 2,7 0 làm việc khác Thí dụ: Bệnh nhân có triệu chứng số 1, 2, 5, 6, 10, 12, 13, 14, 17, 19, không có các triệu chứng số 3, 4, 7, 8 9, 11, 15, 16, 18, 20 sẽ đ ược tổng số điểm là 2,5 + 1,8 + 1,7 + 2 + 3,2 + 4 + 3 + 2,8 + 2,6 + 1,8 + 0,9 + 0,9 + 0,9 + 0 + 0,6 + 3,1 + 0 + 0 + 0 + 0 = 31,8 điểm và được coi như có khả năng bị thiểu năng tuần hoàn não. Thí dụ: Bệnh nhân có các triệu chứng số 3, 4, 7, 9, 11, 19, không có các triệu chứng số 1, 2, 5, 6, 8, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 20, tổng số điểm sẽ là: 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 1,8 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 = 1,8 điểm, không có khả năng bị thiểu năng tuần hoàn não. Nếu tổng số điểm đạt được lại ở lưng chừng giữa 13,7 và 23,9 thì cần hỏi thêm các triệu chứng phụ sau đây, đánh số từ 21 đến 29:
  10. 21. Đau đầu, có cảm giác bó chặt lấy đầu. 22. Loạng choạng, mất thăng bằng. 23. Chóng mặt khi thay đổi tư thế nhanh. 24. Ù tai. 25. Đau đầu thoáng qua. 26. Chóng mặt sau khi gắng sức. 27. Đau đầu toàn bộ. 28. Giảm khả năng làm việc, công tác. 29. Không tập trung sự chú ý được lâu. Nếu tổ hợp các chứng lại, ta có các tổ hợp tương ứng với số điểm như sau:
  11. Tổ Hợp Triệu Chứng Stt Có Không 1 10, (11), 17 2,2 0 2 (2), (3), 10, (17) 0 1,9 3 (2), (3), (11), (17) 0 1,9 4 (13), 29 0 2,2 5 22, 21, 11, 28 0 1,9 6 (23), 24 3,4 0 7 (25), (26) 2,9 0 8 24, 29 2,5 0 9 23, 29 0 3
  12. 10 (23), (27), (29) 2,7 0 11 25, (3), (13) 0 2,1 Những chữ số là biểu hiện có mặt. Những chữ số nằm trong ngoặc là dấu hiệu triệu chứng vắng mặt. Tổng cộng số điểm của bệnh nhân: nếu trên 16 coi như dương tính (có khả năng bị bệnh), nếu dưới 11, coi như âm tính (không có khả năng bị bệnh). Thí dụ: bệnh nhân có tổ hợp số 1, 6, 7, 8 và 11, không có tổ hợp số 2, 3, 4, 5, 9, 10 thì được tổng số điểm là 2,2 + 3,4 + 2,9 + 2,5 + 1,9 + 1,9 + 2,2 + 1,9 + 3 + 0 = 21,9 điểm, có khả năng bị thiểu năng tuần hoàn não. Thí dụ: bệnh nhân có tổ hợp số 2, 3, 4, 5, 8, 11, không có tổ hợp số 1, 6, 7, 9, 10, tổng số điểm sẽ là: 0 + của bệnh nhân: nếu trên 16 coi như dương tính (có khả năng bị bệnh), nếu dưới 11, coi như âm tính (không có khả năng bị bệnh).
  13. Thí dụ: bệnh nhân có tổ hợp số 1, 6, 7, 8 và 11, không có tổ hợp số 2, 3, 4, 5, 9, 10 thì được tổng số điểm là 2,2 + 3,4 + 2,9 + 2,5 + 1,9 + 1,9 + 2,2 + 1,9 + 3 + 0 = 21,9 điểm, có khả năng bị thiểu năng tuần hoàn não. Thí dụ: bệnh nhân có tổ hợp số 2, 3, 4, 5, 8, 11, không có tổ hợp số 1, 6, 7, 9, 10, tổng số điểm sẽ là: 0 + của bệnh nhân: nếu trên 16 coi như dương tính (có khả năng bị bệnh), nếu dưới 11, coi như âm tính (không có khả năng bị bệnh). Thí dụ: bệnh nhân có tổ hợp số 1, 6, 7, 8 và 11, không có tổ hợp số 2, 3, 4, 5, 9, 10 thì được tổng số điểm là 2,2 + 3,4 + 2,9 + 2,5 + 1,9 + 1,9 + 2,2 + 1,9 + 3 + 0 = 21,9 điểm, có khả năng bị thiểu năng tuần hoàn não. Thí dụ: bệnh nhân có tổ hợp số 2, 3, 4, 5, 8, 11, không có tổ hợp số 1, 6, 7, 9, 10, tổng số điểm sẽ là: 0 + 0 + 0 + 0 + 2,5 + 0 + 0 + 0 + 0 + 3 + 0 = 5,5 điểm, không có khả năng bị thiểu năng tuần hoàn não. Nếu sau lần này mà tổng số điểm vẫn còn ở giữa 11 và 16 thì thuộc loại nghi ngờ và phải tham khảo thêm triệu chứng số 12 và 25. Nếu có cả hai triệu chứng đó thì có khả năng bị bệnh. Nếu không, phải kiểm tra lại thêm những lần sau hoặc phải làm các thăm dò cận lâm sàng kỹ hơn.
  14. Bình thường lưu lượng máu qua não khoảng 750ml - 1000ml trong một phút tức là 14% - 20% lưu lượng của tim. Hoặc 50 - 52ml/100gam não/phút. Dưới 30ml /phút => thiếu máu não cục bộ. Từ 20-25ml: Vùng tranh tối tranh sáng. Từ 18-20ml: TMNCB nặng. Từ 10-15ml: Nhũn não, hoại tử mô não. Triệu Chứng Trên lâm sàng, TNTHN có ba giai đoạn: . Giai Đoạn I: Có suy nhược về tuần hoàn não. Người bệnh có cảm giác mệt, giảm sút hoạt động trí óc, hay nhức đầu, chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế.
  15. Các triệu chứng này lúc có lúc không, lúc tăng lúc giảm. Giai đoạn này điều trị có hiệu quả nhất. . Giai Đoạn II: các triệu chứng của giai đoạn I thường xuyên hơn, có rối loạn trí nhớ, rối loạn cảm xúc, khả năng tự kềm chế bản năng sinh vật giảm, thỉnh thoảng có khoảng vắng ý thức, liệt mặt thoáng qua, nói ngọng và nhìn đôi thường xuyên. . Giai Đoạn III: các triệu chứng của giai đoạn II rõ và thường xuyên, có biểu hiện tổn thương thần kinh như nhũn não, động kinh, Parkison. Theo Đông Y Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau: + Can Dương Thượng Cang: chóng mặt, ù tai, đầu có lúc đau căng, khi tức giận thì đau tăng, ngủ ít, hay mơ, hay tức giận, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch Huyền. Điều trị: Bình Can, tiềm dương, thanh hỏa, tức phong. Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Thiên ma 8g, Câu
  16. đằng 12g, Sơn chi 12g, Thạch quyết minh (sống) 20g, Đỗ trọng 10g, Tang ký sinh 12g, Ngưu tất 12g, Ích mẫu thảo 12g, Hoàng cầm 10g, Dạ giao đằng 10g, Phục thần 12g. Thêm Bạch thược, Chân châu mẫu. Sắc uống. (Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh để bình Can, tiềm dương; Hoàng cầm, Chi tử để thanh Can hỏa; Tang ký sinh để bổ Can Thận; Dạ giao đằng, Bạch linh để dưỡng Tâm, an thần; Thêm Bạch thược, Chân châu mẫu để hỗ trợ tác dụng bình Can, tiềm dương. Nếu lưỡi đỏ, mạch Huyền là can dương thịnh: thêm Sinh địa, Nữ trinh để dưỡng can âm. Nếu ban đầu miệng đắng, mắt đỏ, lưỡi đỏ, mạch Huyền, Sác: thêm Long đởm, Hạ khô thảo, Đơn bì để thanh Can, tiết nhiệt. Bệnh nặng, buồn nôn, chân tay tê cứng run rẩy: thêm Quy bản, Mẫu lệ, Từ thạch để tiềm dương, tức phong. Khi bệnh đã trở lại bình thường, nên thường xuyên uống bài Câu Kỷ Địa Hoàng Hoàn để bổ thận, dưỡng can, duy trì kết quả lâu dài.
  17. + Đờm Trọc Trung Trở: Chóng mặt và nặng đầu, bụng đầy, buồn nôn, ăn ít, ngủ li bì, lưỡi trắng, mạch Nhu, Hoạt. Điều trị: Táo thấp, tiêu đờm, kiện Tỳ, hoà Vị. Dùng bài Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang(Y Học Tâm Ngộ): Bán hạï8g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Phục linh 12g, Thiên ma 8g, Trần bì 8g. Sắc uống. (Bán hạ, Trần bì, Bạch linh, Cam thảo để hóa thấp, trừ đờm; Bạch truật để kiện tỳ; Thiên ma để trừ huyễn vựng, hông sườn đầy, bụng trướng). Ăn ít thêm Bạch đậu khấu để hóa trọc, khai Vị. Tai ù thêm Thạch xương bồ, Thông bạch để thông dương, khai khiếu. Nếu đầu nặng, mắt đau, buồn phiền, hoảng hốt, miệng đắng, nước tiểu vàng là đờm trọc hóa hỏa, nên dùng bài Hoàng Liên Ôn ĐởmThang gia giảm. + Thận Tinh Bất Túc: Váng đầu, mệt mỏi, hay quên, lưng đau, gối mỏi, tai ù, mất ngủ, di tinh, chân tay lạnh, lưỡí nhạt, mạch Trầm Tế. Nếu thiên về âm hư thì lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, mạch Tế, Sác. Nếu thiên về dương hư thì chân tay lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm Tế.
  18. Điều trị: + Thiên về dương hư thì bổ thận, trợ dương. + Thiên về âm hư thì bổ thận, tư âm. Dùng bài Hữu Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Thục địa 160g, Sơn dược 80g, Sơn thù 40g, Câu kỷ tử 80g, Đỗ trọng 80g, Đương quy 80g, Thỏ ty tử 80g, Phụ tử 20g, Nhục quế 20g, Lộc giác giao 80g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 16-20g. Tri Bá Địa Hoàng Hoàn (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Đơn b ì 120g, Hoàng bá80g, Phục linh 120g, Tri mẫu 80g, Thục địa 320g, Trạch tả 120g, Sơn thù 160g, Sơn dược 160g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 12-16g. Nếu chóng mặt nhiều, đầu nặng: thêm Long cốt, Mẫu lệ, Thạch quyết minh để tiềm dương. + Khí Huyết Đều Hư: Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhợt, môi nhạt, móng tay móng chân nhạt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi, biếng nói, biếng ăn, lưỡi nhợt, mạch Tế Nhược.
  19. Điều trị: Bồi dưỡng khí huyết, kiện vận Tỳ Vị. Dùng bài Quy T ỳ Thang Gia Giảm (Tế Sinh Phương): Bạch linh 8g, Hoàng kỳ, Nhân sâm, Long nhãn, Bạch truật đều 10g, Hổ phách, Thần sa, Viễn chí, Toan táo nhân, Đương quy đều 4g, Mộc huơng, Cam thảo đều 2g. Sắc uống. (Trong bài Quy Tỳ có bài ‘Tứ Quân Tử Thang’ (Sâm Linh Truật Thảo) để bổ khí, kiện tỳ; bài ‘Đương Quy Bổ Huyết Thang’ (Đương quy + Hoàng kỳ) để bổ khí huyết; Long nhãn + Táo nhân + Viễn chí để dưỡng tâm, an thần; Mộc hương lý khí, ôn tỳ; Sinh khương, Đại táo điều hòa doanh vệ. . Nếu thiên về hư hàn, chân tay lạnh: tiêu lỏng: thêm Nhục quế, Can khương để ôn trung, trợï dương. . Nếu mất máu nhiều, khí theo hnyết thoát, chân taỵ lạnh, đổ mồ hôi, mạch Vi, Nhược, nhanh, phải hồi dương cứu thoát, dùng bài Sâm Phụ Long Lệ Thang gia vị. Châm Cứu Huyệt chính: Ế phong, Nội quan, Phong trì, Thái xung, Thính cung.
  20. Kích thích mạnh vừa, vê kim liên tục 10-30 phút. Mỗi ngày châm 1 lần; 5-7 ngày là 1 liệu trình. . Đờm thấp ngăn trở trung tiêu: thêm Túc tam lý, Trung quản. . Thận suy, phong dương bốc lên: thêm Thái khê, An miên. (Phong trì, Thái xung để thanh tức phong dương; Ế phong, Thính cung để sơ điều kinh khí ở tai; Nội quan để điều hòa vị, cầm nôn; Túc tam lý, Trung quản để kiện vận Tỳ Vị, khứ đờm trọc; Thái khê để bổ thận; An miên để an thần) (Châm Cứu Học Thượng Hải). Điều Dưỡng . Chế độ nghỉ ngơi, làm việc có điều độ. . Thường xuyên tập luyện để đề phòng biến chứng thiểu năng tuần hoàn não.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2