intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH LÝ VÕNG MẠC TRÊN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

150
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đái tháo đường thể tủy có thể gây ra sự thay đổi ở động mach và tĩnh mạch đưa máu đi khắp cơ thể. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến thị lực bằng những tổn thương trên các mạch máu trong mắt. Võng mạc là 1 lớp thần kinh nằm phía sau của mắt có nhiệm vụ nhận cảm ánh sáng và hỗ trợ việc gửi hình ảnh về. Khi mạch máu võng mạc bị tổn thương, chúng có thể rỉ dịch hoặc máu và làm tăng tổn thương mô. Tổn thương có thể làm những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH LÝ VÕNG MẠC TRÊN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. BỆNH LÝ VÕNG MẠC TRÊN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BS. Lê Hồng Hà Khoa Mắt BỆNH LÝ Đái tháo đường thể tủy có thể gây ra sự thay đổi ở động mach và tĩnh mạch đưa máu đi khắp cơ thể. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến thị lực bằng những tổn thương trên các mạch máu trong mắt. Võng mạc là 1 lớp thần kinh nằm phía sau của mắt có nhiệm vụ nhận cảm ánh sáng và hỗ trợ việc gửi hình ảnh về. Khi mạch máu võng mạc bị tổn thương, chúng có thể rỉ dịch hoặc máu và làm tăng tổn thương mô. Tổn thương có thể làm những hình ảnh đưa từ võng mạc đến não không rõ nét. Bệnh lý võng mạc đái tháo đường đang là nguyên nhân gây mù mắt hàng đầu ở người lớn tại Mỹ. Khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường trên 15 năm có tổn thương mạch máu võng mạc.
  2. Ngày nay, với các phương pháp chẩn đóan và điều trị tiến bộ, chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị bệnh lý võng mạc tiến triển có sự giảm thị lực đáng kể. Bệnh lỹ võng mạc nền là giai đoạn đầu của bệnh lý võng mạc tiểu đường. Trong giai đoạn này, dịch rò rỉ làm cho võng mạc phù nề hoặc lắng đọng được gọi là xuất tiết. Giai đoạn này thường không làm ảnh hưởng thị lực, nhưng có thể đưa đến các giai đoạn trầm trọng hơn. Bệnh lý võng mạc nền được xem như một dấu hiệu cảnh báo. Đôi khi dịch rò rỉ tập trung tại vùng hòang điểm, khu vực võng mạc cho phép nhận cảm chi tiết tốt nhất. Đây là tình trạng phù hoàng điểm, và có thể gây khó khăn trong việc nhìn và đọc ở khỏang cách gần. Bệnh lý võng mạc tiền tăng sinh biểu hiện những thay đổi xuất hiện khi mạch máu bất thường bắt đầu tiến triển trên bề mặt võng mạc. Mạch máu tiến triển bất thường này gọi là tân mạch hóa. Thành các mạch máu mới này thường yếu và có thể dễ vỡ và xuất huyết. Máu rò rỉ có thể gây xuất huyết vào pha lê thể (dạng chất nhầy trong ở trung tâm của nhãn cầu). Máu rò rỉ có thể ngăn cản ánh sáng đi qua đồng tử đến võng mạc, tạo hình ảnh mờ và méo mó.
  3. Những mạch máu bất thường này có thể làm tổn thương mô tiến triển kéo võng mạch ra khỏi phía sau của mắt gây tách lớp võng mạc. Nếu không điều trị, bong võng mạc có thể làm mất thị lực trầm trọng. Bệnh lý võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh là dạng trầm trọng nhất của bệnh lý võng mạc tiểu đường, ảnh hưởng lên 20% bệnh nhân tiểu đường. Bệnh lý có thể gây mất thị lực nặng có khi gây mù hoàn toàn. TRIỆU CHỨNG Thường không có triệu chứng rõ ràng trong bệnh lý võng mạc nền. Điều trị nội khoa là cách duy nhất để thay đổi tình trạng bên trong mắt.
  4. Khi xuất huyết xuất hiện, hình ảnh có thể trở nên lờ mờ và thậm chí mất thị lực. Tuy nhiên, bệnh lý võng mạc tiền tăng sinh thường không đau và là dạng trầm trọng của bệnh và đòi hỏi phải điều trị nội khoa chủ yếu lập tức. Sản phụ và cao huyết áp có thể làm cho bệnh lý võng mạc tiểu đường nặng nề hơn. CHẨN ĐOÁN Các phòng ngừa tốt nhất là được bác sĩ nhãn khoa kiểm tra mắt thường xuyên. Để xác định bệnh lý võng mạc tiểu đường, bác sĩ nhãn khoa sẽ quan sát bên trong mắt bằng một dụng cụ gọi là kính soi đáy mắt. Đồng tử có thể cần được nhỏ dãn. Nếu bệnh lý võng mạc đái tháo đường được xác định, bác sĩ sẽ cho chụp hình ảnh võng mạc, còn được gọi là chụp võng mạc huỳnh quang - Fluorescein Angiography. Trong xét nghiệm này, thuốc nhuộm được tiêm vào mắt và chụp những hình ảnh đặc biệt. ĐIỀU TRỊ Trong nhiều trường hợp, điều trị không cần thiết, nhưng bệnh nhân vẫn sẽ cần liên tục kiểm tra mắt thường. Trong những trường hợp khác, cần thiết phải điều trị để ngăn chặn tổn thương và cải thiện thị lực nếu có thể.
  5. Phẫu thuật Laser Tia laser có năng lượng được tập trung lên trên võng mạc bị tổn thương. Tia laser được dùng chặn đứng các mạch máu bị rò rỉ để làm giảm phù hòang điểm. Phương pháp này gọi là quang đông võng mạc - photocoagulation. Đối vỡi mạch máu bất thường tiến triển, tia laser được bắn rải rác thông qua vùng ngoại vi của võng mạc. Những điểm tổn thương nhỏ do bắn laser làm giảm mạch máu bất thường phát triển và giúp hàn gắn võng mạc vào phía sau mắt, phòng ngừa bong võng mạc. Nếu bệnh lý võng mạc đái tháo đường được xác định sớm, điều trị phẫu thuật bằng laser sẽ làm chậm mất thị lực. Thậm chí trong gia đoạn nặng, phẫu thuật laser cũng làm giảm sự suy giảm thị lực trầm trọng. Cắt pha lê thể - Vitrectomy Trong bệnh lý võng mạc tiểu đường tiền tăng sinh tiến triển, Thủ thuật vi phẫu được tiến hành trong phòng mổ. Cắt pha lê thể loại bỏ máu ở trong pha lê thể và thay thế bằng dung dịch trong suốt. Khoảng 70% bệnh nhân được phẫu thuật cắt pha lê thể cải thiện thị lực sau khi phẫu thuật. Retinal Repair
  6. Nếu mô tổn thương tách khỏi võng mạc, mất thị lực trầm trọng hoặc mù hòan tòan có thể là hậu quả nếu không điều trị phẫu gắn kết võng mạc PHÒNG NGỪA Xác định bệnh lý võng mạc đái tháo đường sớm là cách bảo vệ tốt nhất để phòng ngừa mất thị lực. Bệnh nhân đái tháo đường nên được bác sĩ nhãn khoa kiểm tra ít nhất 1 lần trong năm. Với việc tầm sóat cẩn thận, bác sĩ nhãn khoa có thể bắt đầu điều trị trước khi thị lực bị ảnh hưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1