BỆNH MẮT HỘT (Trachoma)
lượt xem 6
download
Tình hình chung.Bệnh mắt hột đã được biết đến từ lâu (trên 3000 năm), thời cổ đại người ta gọi nó là Ophtalmia granunosa (viêm mắt mủ, hạt) do lẫn lộn mắt hột bội nhiễm và mắt hột thuần khiết. Danh pháp Trachoma có gốc từ Hy Lạp nghĩa là xù xì đã nói lên tính chất xù xì và sưng phồng (giống như quả dâu hay vỏ quả cam), mất trơn nhẵn của kết mạc sụn mi trên bệnh nhân bị mắt hột. Bệnh gặp phổ biến ở những nước nghèo, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH MẮT HỘT (Trachoma)
- BỆNH MẮT HỘT (Trachoma) 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Tình hình chung.Bệnh mắt hột đã được biết đến từ lâu (trên 3000 năm), thời cổ đại người ta gọi nó là Ophtalmia granunosa (viêm mắt mủ, hạt) do lẫn lộn mắt hột bội nhiễm và mắt hột thuần khiết. Danh pháp Trachoma có gốc từ Hy Lạp nghĩa là xù xì đã nói lên tính chất xù xì và sưng phồng (giống như quả dâu hay vỏ quả cam), mất trơn nhẵn của kết mạc sụn mi trên bệnh nhân bị mắt hột. Bệnh gặp phổ biến ở những nước nghèo, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường kém. Đó là những yếu tố cơ bản đề sinh bệnh, lan truyền bệnh, làm cho bệnh nặng lên.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 500 triệu người bị bệnh mắt hột. Ngày nay việc lưu thông trên thế giới bằng các phương tiện giao thông hiện đại càng làm cho việc lan truyền bệnh trở nên dễ dàng hơn. Bệnh mắt hột đứng đầu trong những căn bệnh gây mù có thể phòng ngừa được. 1.2. Tác nhân. Chlamydia Trachomatis là một vi khuẩn, ký sinh bắt buộc trong tế bào, có 2 axit nhân AND và ARN, chịu tác dụng của kháng sinh và sulphamide. Chlamydia Tracohmatis gây nhiều chứng bệnh khác nhau trên người. · Các týp huyết thanh A, B, C và Ba gây bệnh mắt hột. · Các týp huyết thanh nhóm D đến K là các Chlamydia mắt - sinh dục gây nhiễm trùng niêm mạc, nhiễm trùng niệu - sinh dục, bệnh phổi trẻ sơ sinh và các viêm kết mạc có nội thể. · Các týp huyết thanh L1, L2, L3 là những yếu tố gây bệnh lympho hạt - hoa liễu (Lymphogranulma venereum). Chẩn đoán: Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc chẩn đoán chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm lâm sàng và xét nghiệm tế bào học chất nạo kết mạc thấy nội thể Chlamydia trong tế bào biểu mô. Các xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán Chlamydia như tìm kháng thể huỳnh quang, xét nghiệm AND sử dụng phản ứng của chuỗi polymerase còn chưa được thực hiện rộng rãi.
- 2. ĐỊNH NGHĨA . Bệnh mắt hột là một viêm kết - giác mạc có tính chất lây lan, tiến triển thường mãn tính. Tác nhân gây bệnh là Chlamydia Trachomatis. Trong giai đoạn lây bệnh, viêm nhiễm bệnh thể hiện đặc tr ưng bằng sự có mặt của các hột kèm theo thâm nhiễm toả lan mạnh quá sản nhú ở kết mạc, màng máu trên giác mạc. Tiến triển có thể tự khỏi hoặc kết thúc bằng sẹo. 3. LÂM SÀNG. 3.1. Các triệu chứng cơ bản của bệnh mắt hột. 3.1.1. Tổn thương trên kết mạc. Thâm nhiễm (Thẩm lậu). Là hiện tượng xâm nhập của các tế bào chủ yếu là các tế bào Lympho vào tổ chức bạch nang của kết mạc. Thâm nhiễm là tổn thương không đặc hiệu, nó xuất hiện sớm nhất và rút lui muộn nhất. Còn thâm nhiễm là bệnh mắt hột còn hoạt tính. Trên lâm sàng có hai hình thái thâm nhiễn nông và sâu. Thâm nhiễm nông là hình thái toả lan chỉ thể hiện bằng kết mạc phù nề nhẹ làm cho hệ thống mạch máu ở
- phía sau mờ đi. Thâm nhiễm sâu làm cho kết mạc dày lên, đỏ, che lấp hẳn hệ thống mạch máu trong sâu, nó không những gây tổn thương cho lớp đệm mà còn gây tổn thương cho cả lớp sụn. - Hột: Hột mắt hột phảttiển từ thẩm lậu mà thành nên đặc điểm của nó là bao giờ cũng xuất hiện trên nền kết mạc cương tụ, thẩm lậu dày lên; trên bề mặt đó thấy những hột hình bán cầu nổi phồng lên. Các hột thường nằm bên những mạch máu dễ vỡ. Hột mắt hột thường tụ lập lại thành cụm, thành nhóm khoảng 2 - 3 hột một chỗ, có khi vài hột đúc nhập lại với nhau thành một hột to. Nhú: là tổn thương không đặc hiệu do sự tăng sinh của lớp đệm, giữa nhú có huyết quản. Thường nhú xuất hiện chủ yếu ở hai góc kết mạc, bờ trên sụn. Sẹo: Do quá trình thoái triển của hột và thâm nhiễm mà thành. Trên kết mạc sẹo thể hiện bằng các đoạn xơ trắng nhỏ, mịn, có thể là hình hoa khế, hình sao hay màng lưới. Sẹo co cứng ở cùng đồ có thể gây cạn cùng đồ, dính mi cầu hoặc làm mi cụp vào trong. 3.1.2. Tổn thương trên giác mạc. - Thâm nhiễm: Là hiện tượng tế bào Lympho thâm nhập vào cực trên của giác mạc làm cho giác mạc mất tính trong suốt, có màu xám đục.
- Thâm nhiễm tồn tại lâu hơn hột trên giác mạc. - Hột trên giác mạc: Chỉ xuất hiện trên những hình thái phồn thịnh của bệnh mắt hột. Hột thường nằm ở cực trên của giác mạc (từ 10 giờ đến 2 giờ); Kích th ước rất khác nhau từ đầu kim đến hạt đỗ; các hột này tiêu đi rất sớm, nhanh chóng để lại các sẹo (lõm hột Herbert). - Tân mạch: Các tân mạch xuất phát từ các mao mạch tận cùng của kết mạc phía trước tạo nên. Nó là phản ứng tự vệ của mắt đối với sự xâm nhập của Chlamydia Trachomatis và giác mạc. - Màng máu: (Pannus) có 3 loại: · Màng máu mạch: Gồm tân mạch + thâm nhiễm. · Màng máu hột - thẩm lậu: Gồm thâm nhiễm dày đặc + hột + tân mạch. · Màng máu u hột: Thường gặp ở người trẻ, nữ giới, ngoài tân mạch còn có các hột ở rìa giác mạc phát triển mạnh, đúc nhập với nhau tạo nên hình một quả đậu. Trong nhiều trường hợp màng máu lan tới diện đồng tử gây giảm thị lực, mù loà. - Sẹo trên giác mạc: Xuất hiện dưới 3 hình thái + Liềm sẹo: Màu trắng ở phần trên của giác mạc.
- + Lõm hột: Do hột ở vùng rìa thoái triển và làm sẹo tạo thành một hố lõm (lõm hột Herbert). + Đường viền quanh vùng rìa. 3.1.3. Tổn thương ở bộ máy nước mắt. - Xơ teo các tuyến lệ phụ: Gây khô mắt. - Tắc lệ đạo: Do Chlamydia gây vi êm đường lệ mạn tính. 3.2. Các giai đoạn của bệnh mắt hột. 3.2.1. Tr II: Bệnh mắt hột khởi phát. Chỉ thấy khi khám hàng loạt ở vườn trẻ, thường gặp ở trẻ em 2 - 5 tuổi. Bệnh xuất hiện âm thầm, đứa trẻ hay chớp, dụi mắt. Khám kết mạc mi trên thấy thẩm lậu nhẹ, cương tụ ít, đã có các nhú dưới dạng chấm đỏ ở giữa là trục mạch máu. Các hột non xuất hiện ở bờ trên kết mạc sau mi trên và ở hai góc. 3.2.2. Tr II: Bệnh mắt hột toàn phần. Thường gặp ở lứa tuổi 5 - 10 tuổi. Giai đoạn này có đầy đủ các triệu chứng của Tr I nhưng tăng cả số lượng lẫn chất lượng, cả bề mặt lẫn chiều sâu khám thấy.
- - Giả sụp mi: Mi nặng và dày, mắt hột khép như mắt buồn ngủ. - Kết mạc sụn mi: Thâm nhiễm rõ hơn, nhu gai phát triển nhiều, phì đại làm cho kết mạc xù xì. - Hột to, phát triển, chín, nổi lên giữa các nhú, kích thướng thường to từ 2 - 5 lần nhú. Các hột mắt hột lớn dần về mặt khối l ượng và số lượng ở kết mạc mi trên rồi lan ra nếp bán nguyệt và cục lệ, hiếm khi lan tới mi dưới. - Trên giác mạc: Màng máu nhìn thấy được bằng mắt thường. 3.2.3. Tr III: Giai đoạn thoát triển. Thời kỳ Tr III tồn tại 2 yếu tố: tiến triển và thoát triển của bệnh, sẹo chiếm ưu thế; Tr III vẫn là thời kỳ hoạt tính của bệnh: vẫn c òn khả năng lây lan. Đây là thời kỳ biến chứng của bệnh mắt hột. Khám thấy có thể còn hột hoặc hết hột, thâm nhiễm còn toả lan hoặc khư trú. Sẹo ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên kết mạc sụn và cùng đồ. Ở Việt Nam: Giai đoạn Tr III kéo dài nhiều năm, có khi hết cả đời người. 3.2.4. Bệnh mắt hột thành sẹo. - Giai đoạn này bệnh đả khỏi. - Về lâm sàng chỉ còn sẹo và những di chứng của bệnh; hết hột, hết thâm nhiễm.
- 4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG. 4.1. Tiến triển: Có 2 hình thức. - Khỏi tự nhiên: Gặp ở mắt hột nhẹ, đốt cháy giai đoạn Tr I - Tr IV. Mắt hột tự khỏi là hình thái mắt hột nông, được giữ vệ sinh tốt, không có bội nhiễm. Thường tự khỏi sau một thời gian ngắn (dưới 1 năm) không để lại sẹo hoặc có thì các sẹo này mỏng mịn, nông, nhìn kỹ bằng kính lúp mới thấy. - Mắt hột bội nhiễm: . Đặc điểm: Nặng, thâm nhiễm sâu, nhiều biến chứng. . Có thể tiến triển: + Theo quy luật qua từng giai đoạn. Tr I ® Tr II ® Tr IIIa ® Tr IIIb ® Tr IV + Dao động lâm sàng (Clinical Dance). Tr I ® Tr II ® Tr IIIa ® Tr IIIb (không sang Tr IV) Đây là loại tiến triển sinh biến chứng nhiều. 4.2. Biến chứng của bệnh mắt hột. 4.2.1. Biến chứng mi mắt.
- - Viêm sụn mi: Sụn mi dày lên rồi tiến triển xơ hoá, teo hay phì đại làm biến dạng sụn mi. - Quặm, lông xiêu. - Hẹp khe mi: Vì độ dài của bờ tự do của mi ngắn lại. - Viêm kết mạc, phối hợp viêm bờ mi: Bệnh nhân ngứa bờ mi, rát, tiết dử, bờ mi dày, đỏ, nứt kẽ mắt. 4.2.2. Biến chứng trên bộ máy nước mắt. - Viêm tắc lệ đạo. - Viêm mủ túi lệ. - Khô mắt. 4.2.3. Biến chứng kết mạc. - Viêm kết mạc bội nhiễm. - Cạn cùng đồ. - Dính mi cầu. 4.2.4. Biến chứng giác mạc.
- - Viêm loét giác mạc. - Màng máu. 5. PHÂN LOẠI. 5.1. Mục đích. - Mắt hột là bệnh mạn tính nên cần phân loại để phân biệt các giai đoạn tiến triển của bệnh. - Giúp điều tra cơ bản, đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh. - Đánh giá kết quả điều trị. 5.2. Bảng phân loại. 5.2.1. Bảng phân loại đầy đủ cho tuyến tỉnh. Tr I : Tr Ia: Hột non chiếm ưu thế. Tr Ib: Hột phát triển chiếm ưu thế Tr II : Hột phát triển chiếm ưu thế : Hột chín có thể đúc nhập lại trên giác mạc có hột, màng máu. Tr III : Tr IIIa: Còn hột, thâm nhiễm, sẹo
- Tr IIIb: Thâm nhiễm, sẹo, hết hột. Tr IV : Hết hột, hết thâm nhiễm, chỉ còn sẹo. Nhận xét: Bảng phân loại này khá chi tiết và cho ta biết sự tiến triển của bệnh nhưng không phân biệt được mức độ viêm và mức độ trầm trọng của những tổn thương thực thể. Do đó, người ta bổ xung thêm vào bảng xếp loại các chẽ F, P, C, CC, T/E (F = mắt hột, P = thâm nhiễm, C = sẹo kết mạc, CC = sẹo giác mạc, T/E = lông xiên + quặm) kèm theo chữ số từ 0 đến 3 tuỳ theo cường độ của tổn thương. 5.2.2. Bảng phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS). Theo 5 ký hiệu: - TF (Trachomatous inflammation - Follicular) = viêm mắt hột trung bình, chủ yếu là hột, kèm theo thâm nhiễm vừa. Tiêu chuẩn: Phải có ít nhất 5 hột ở diện kết mạc sụn mi trên. - TI (Trachomatous inflammation - Intense) = viêm mắt hột cường độ nặng, chủ yếu là thẩm lậu lan toả nặng. Tiêu chuẩn: Thâm nhiễm toả lan trên hết mạc diện sụn mi trên, che khuất ít nhất 50% hệ mạch kết mạc.
- - TS (Trachomatous conjunctival scarring) = có sẹo mắt hột trên kết mạc sụn mi trên. - TT (Trachomatous trichiasis) = lông xiêu có ít nhất 1 lông xiêu co vào nhãn cầu. - CO (Corneal Opacity) = đục giác mạc che diện đồng tử. Nhận xét: Đây là một bảng phân loại đơn giản, có thể phổ biến tới cán bộ tuyến xã, kể cả cán bộ không chuyên nghiệp khoa mắt nhằm cung cấp một ph ương tiện chẩn đoán dễ dàng nhưng đáng tin cậy để phát hiện và quản lý bệnh mắt hột trên địa bàn được chọn. Với phân loại này, người ta muốn đánh giá: 1. Cường độ của viêm mắt hột chia làm 2 mức: - TF: Viêm mắt hột nhẹ, vừa. - TI: Viêm mắt hột nặng. 2. Khả năng gây mù loà: Thể hiện với TT và CO. 6. CHẨN ĐOÁN BỆNH MẮT HỘT. 6.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1981): Muốn chẩn đoán bệnh mắt hột tr ên lâm sàng khi khám hàng loạt, trên từng bệnh nhân ít nhất phải có 2 trong tổng số các triệu chứng sau: - Hột trên kết mạc sụn mi trên. - Sẹo điển hình trên kết mạc sụn mi trên. - Hột ở vùng rìa giác mạc hoặc di chứng của nó (fossetes d'Herberrt). - Màng máu ở vùng rìa phía trên. 6.2. Chẩn đoán phân biệt. - Viêm kết mạc hột: Hột đều nhau, cùng lứa tuổi, không vỡ. - Viêm kết mạc mùa xuân: Các nhú gai to, d ẹt, đứng sát nhau, giữa nhú có trục mạch máu. 7. ĐIỀU TRỊ. 7.1. Điều trị bằng thuốc. Vì Chlamydia ở trong tế bào nên khó điều trị hơn các vi khuẩn khác. Chlamydia rất nhạy cảm với Tetracyclin, Erythromycine, các Macrolides, Rifamycine và Sulfamides.
- - Phác đồ điều trị phổ biến là: - Tra mỡ Tetracyclin liên tục: 2 lần/ngày x 6 tuần. - Tra mỡ Tetracyclin 1% 2 lần/ngày x 5 ngày/tháng x 6 tháng. Hiện nay có phương pháp điều trị mới với Azithromycin một liều 3 ngày (1,5g) cho thấy kết quả điều trị được hoàn toàn bệnh mắt hột. Phác đồ điều trị của OMS Tỷ lệ trẻ em 1 - 10 tuổi bị mắt hột Điều trị căn bản: TF ³ 20%: Điều trị hàng loạt: cả cộng đồng đều được tra thuốc kháng sinh TI ³ 5%: TF: 5% - 20%: Điều trị tập thể hoặc cá nhân, gia đình bằng thuốc kháng sinh TF < 5%:Điều trị cá nhân bị mắt hột hoạt tính bằng tra thuốc kháng sinh Điều trị bổ xung: TF ³ 20%: Điều trị kháng sinh toàn thân đối với những ca nặng TI ³ 5%: TF: 5% - 20%: Điều trị như trên
- TF < 5%: Không cần - Điều trị hàng loạt: Cả cộng đồng được tra mỡ Tetracyclin 1% (như đã nói ở trên). - Điều trị gia đình: Những gia đình có người bị TF hay TI, mọi người trong gia đình được điều trị theo phác đồ điều trị hàng loạt. 7.2. Điều trị phẫu thuật: Điều trị quặm, dính mi cầu... Để giải quyết triệt để bệnh mắt hột, việc nâng cao chất l ượng sống, việc tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt cần bài trừ phương pháp day kẹp hột vốn vẫn lưu hành trong hiểu biết của người dân, do quan niệm điều trị cũ nay đã rất lạc hậu. Việc làm này không những không loại bỏ được tác nhân gây bệnh mà còn gây chấn thương nặng nề cho kết mạc bệnh nhân, hậu quả là tạo sẹo co dính kết mạc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh mắt hột - TS. Nguyễn Văn Đàm
7 p | 120 | 48
-
Bệnh Viêm niệu đạo sinh dục do chlamydia trachomatis
8 p | 215 | 32
-
Giáo trình Bệnh mắt hột
7 p | 149 | 26
-
BỆNH MẮT HỘT (Kỳ 1)
4 p | 148 | 16
-
BỆNH VỀ MẮT - MẮT HỘT
7 p | 142 | 11
-
MẮT HỘT
7 p | 94 | 4
-
kiến thức nhãn khoa - Bệnh mắt hột
5 p | 85 | 4
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH MẮT HỘT
13 p | 97 | 3
-
Lý Thuyết Bệnh Học: MẮT HỘT
5 p | 93 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn