intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

174
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có vài loại sán lá gan nhỏ hay gây bệnh cho người. Opisthorsis viverrini C.sinensis +Phân bố chủ yếu ở châu Á: -Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Lào, Campuchia, Việt Nam… - Ước tính thế giới có khoảng 19 triệu người mắc bệnh này (WHO, 1995). +Việt Nam, bệnh phân bố ở 21 tỉnh. - Chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ: Ninh Bình, Nam Định, Nam Hà… - Miền Trung: Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi… +Sán lá gan nhỏ là bệnh khá phổ biến ở một số địa phương của Việt Nam, - những nơi có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ

  1. BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ I.Đặc điểm 1.Có vài loại sán lá gan nhỏ hay gây bệnh cho người. Opisthorsis viverrini C.sinensis +Phân bố chủ yếu ở châu Á: -Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Lào, Campuchia, Việt Nam… - Ước tính thế giới có khoảng 19 triệu người mắc bệnh này (WHO, 1995). +Việt Nam, bệnh phân bố ở 21 tỉnh.
  2. - Chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ: Ninh Bình, Nam Định, Nam Hà… - Miền Trung: Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi… +Sán lá gan nhỏ là bệnh khá phổ biến ở một số địa phương của Việt Nam, - những nơi có tục ăn gỏi cá như Nam Định, Hà Nam, Phú Yên... - vì vậy, cần hết sức cảnh giác khi ăn thức ăn chưa được nấu chín. 2.Đặc điểm sinh học +Sán trưởng thành kí sinh ở đường dẫn mật trong gan, đẻ trứng, trứng theo ống dẫn mật vào ruột, theo phân ra ngoài. Trúng sán lá gan nhỏ +Sau khi rơi vào nước, - trứng phát triển thành ấu trùng lông - vào ốc - ấu trùng đuôi - vào cá - nang ấu trùng (qua 2 vật chủ phụ). - người hoặc các vật chủ chính khác (chó, mèo…) ăn cá có nang ấu trùng còn sống; khi đến tá tràng, ấu trùng thoát nang.
  3. - Sau 15 giờ ấu trùng đi ngược lên đường dẫn mật, hoặc đường dẫn tụy; sau 1 tháng phát triển thành sán truởng thành và kí sinh ở đó. - Trong cơ thể người sán sống được: 15 - 25 năm. +Từ khi nang sán vào ruột - đến khi phát triển thành sán trưởng thành ở gan khoảng 30 ngày. - 2 loài sán kể trên gây bệnh với các triệu chứng tương tự nhau. - Tính chất bệnh phụ thuộc vào số lượng ấu trùng đã nhiễm vào cơ thể. . nhiễm ít, các triệu chứng thường mờ nhạt, kéo dài nhiều năm và là những nguồn bệnh khó phát hiện (người lành mang trùng). . nhiễm nhiều (thường trên 100 sán), các triệu chứng mới xuất hiện rõ.
  4. II.Triệu chứng 1.Mức độ nhiễm sán +Nhiễm ít sán: bệnh tiến triển thầm lặng, ít hoặc không có biểu hiện lâm sàng. +Nhiễm nhiều sán: khoảng 100 sán trở lên, triệu chứng lâm sàng rõ. 2.Biểu hiện lâm sàng +Giai đoạn khởi phát: - rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, đi ngoài khi lỏng khi táo. - Nhiều trường hợp có các triệu chứng dị ứng: da nổi mẩn, ngứa, bạch cầu ái toan trong máu tăng. +Giai đoạn toàn phát: - Bệnh nhân gầy sút, vàng da, đau bụng vùng hạ sườn phải. - Gan to, mật độ chắc hoặc cứng, đau.
  5. - Ở giai đoạn này, người bệnh rất dễ bị biến chứng viêm đường mật. - Nếu mắc bệnh dài ngày có thể bị xơ gan đường mật. +Nếu sán kí sinh - ở đường dẫn tụy, có biểu hiện viêm tụy cấp hoặc mạn… - ở cả đường mật và đường tụy biểu hiện bệnh phức tạp đa dạng, có thể xơ gan, suy mòn, cổ trướng… +Bệnh nhân thuờng không chết vì sán lá gan nhỏ, mà chết vì nhiễm trùng, hoặc các biến chứng của viêm đường mật, xơ gan mật; do sức đề kháng cơ thể giảm sút. III.Chẩn đoán Để chẩn đoán đúng bệnh sán lá gan nhỏ, cần xét nghiệm phân hoặc dịch mật để tìm trứng sán. Tuy nhiên, phân biệt trứng của 2 loại sán kể trên không dễ dàng. 1.Lâm sàng: Tuy có nhiều biểu hiện lâm sàng khá rõ nhưng không đặc hiệu. 2.Kí sinh trùng học: Đây là chẩn đoán có tính chất quyết định, xét nghiệm phân hoặc dịch tá tràng, dịch mật tìm trứng. 3.Miễn dịch học: Các phản ứng ứng miễn dịch với kháng nguyên của sán lá gan nhỏ như miễn dịch huỳnh quang, ELISA có tính đặc hiệu cao.
  6. 4.Dịch tễ học: Xác định các yếu tố dịch tễ học có vai trò rất quan trọng, như ở vùng dịch tễ sán lá gan nhỏ lưu hành, có thói quen ăn gỏi cá. IV.Điều trị 1.Trước đây hay dùng +Cloroquin diphosphate. +Hexachloroparaxylol (cloxyl): - uống 50 mg/kg/ngày, uống cách ngày, - điều trị 5 - 12 ngày. +Bithionol: - liều 30 - 50 mg/kg thể trọng 1 ngày, - uống cách nhật 2 - 3 tuần. 2.Hiện nay dùng: + Praziquantel: - liều 75mg/ kg thể trọng/chia ba lần trong ngày - uống 1 - 2 ngày, uống sau bữa ăn, - kiêng rượu, bia và chất kích thích, - nghỉ ngơi trong thời gian uống thuốc.
  7. +Cơ chế tác động của thuốc diệt sán là làm cho thân sán bị sưng phồng và mụn nát rồi hoại tử (swelling, bubling and necrosing). +Do các tác động sau: - Ức chế vi ống microtubule, gây ra block đảo ngược chu trình tiêu thụ glucose của sán lá gan lớn; - ức chế trùng hợp tubulin (tubulin polymerization) làm quá trình trưởng thành bị gián đoạn. - Ngăn chặn sự khử cực thần kinh cơ của sán lá gan lớn (neuromuscular blockade). - Gây tăng tính thấm màng tế bào, dẫn đến mất ion canxi nội bào, - gây ra sự chân không hóa của cấu trúc vi quản tegument hoặc gây tăng tính thấm màng tế bào với ion chlor thông qua thay đổi kênh ion; - Ức chế men cholinesterase. Praziquantel: +Thuốc có nhiều biệt dược - Biltricide (hãng Bayer AG), Distocide, Cestocide,
  8. - Tramatodicide (Shin poong Pharmaceutical Co., Ltd), - Cysticide, Cesol, Cestox (E.Merck), Pyquiton (China); - Tính chất bột kết tinh màu vàng nhạt, vị hơi đắng. +Hấp thu tốt qua đường uống, - khoảng 80% hấp thu qua dạ dày và ruột non, - lưu thông trong máu dưới dạng chuyển hóa, - một phần nhỏ dưới dạng nguyên vẹn, - nông độ cao nhất trong máu sau khi uống là sau 1-3 giờ. +Nếu uống liều duy nhất 50mg/kg, sau 1-2 giờ - nồng độ thuốc trong máu là 1microg/ml, - trong dịch não tủy bằng 14-20% so với huyết thanh, - trong sữa mẹ bằng 25% so với trong huyết thanh. +Thuốc đào thải sau khi uống 1-1,5 giờ, - thuốc bắt đầu đào thải và có 70-80% qua đường tiểu, - trong đó dưới 1% đào thải dưới dạng không biến đổi. - Thời gian bán hủy thuốc là 4-5 giờ đối với người có chức năng gan thận bình thường.
  9. - Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ, - dễ mất đi và bệnh nhân có thể chịu đựng được (chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu vùng hạ vị, mẩn ngứa và có thể sốt). +Về cơ chế tác dụng của praziquantel - là thuốc ngấm vào các loại sán lá nhanh (ngoại trừ Fasciolae), - làm tăng tính thấm của tế bào ký sinh trùng đối với ion Ca2+ - dẫn đến tăng nồng độ ion Ca2+ trong tế bào sán, - làm vỡ tế bào, gây co cơ nhanh và tăng thấm cả vào tegument - praziquantel còn làm giảm nồng độ glycogen nội sinh và - làm giả m giải phóng lactate của ký sinh trùng. +Thuốc này cho kết quả tốt với các loại sán lá khác, (sán lá phổi, sán lá gan nhỏ) - với liều 25mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 1 ngày (liều duy nhất) khỏi 85,7-86,4% - nhưng công hiệu lại kém với sán lá gan lớn (chỉ 30% với liều 75mg/kg/ ngày trong 5 ngày)
  10. - thậm chí một số nghiên cứu cho biết không có hiệu quả. - có thể do không thể xâm nhập qua vỏ (tegument) dày của SLGL - praziquantel dường như rất ít hiệu quả trên SLGL loại F.hepatica và F.gigantica V.Phòng chống +Không ăn đồ chưa nấu chín kĩ. +Điều trị triệt để cho người bệnh, + quản lí nguồn phân, không nuôi cá bằng phân người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2