intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sốt mò – Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thể bệnh điển hình a. Ủ bệnh Trung bình 10-15ngày, có nốt sẩn đỏ do ấu trùng mò đốt, có thể gặp từ 10-90% trường hợp, tuỳ từng nơi. Ngoài ra, không có triệu chứng nào khác. b. Khởi phát Khởi phát đột ngột với cơn rét run, sốt cao, người mệt mõi toàn thân, nhức đầu nhiều vùng trán hoặc thái dương, đau dọc cột sống-cơ khớp-các chi; sau thời gian ngắn rồi vào thời toàn phát. c. Toàn phát +Sốt: sốt cao 40-410C, dạng cao nguyên trong vài 3 ngày đầu, sau đó giảm, rồi tiếp tục tăng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sốt mò – Phần 2

  1. Bệnh sốt mò – Phần 2 IV. Lâm sàng 1.Thể bệnh điển hình a. Ủ bệnh Trung bình 10-15ngày, có nốt sẩn đỏ do ấu trùng mò đốt, có thể gặp từ 10-90% trường hợp, tuỳ từng nơi. Ngoài ra, không có triệu chứng nào khác. b. Khởi phát Khởi phát đột ngột với cơn rét run, sốt cao, người mệt mõi toàn thân, nhức đầu nhiều vùng trán hoặc thái dương,
  2. đau dọc cột sống-cơ khớp-các chi; sau thời gian ngắn rồi vào thời toàn phát. c. Toàn phát +Sốt: sốt cao 40-410C, dạng cao nguyên trong vài 3 ngày đầu, sau đó giảm, rồi tiếp tục tăng đến 39-40C và duy trì mức ấy trong 2-3 tuần, nhiệt sáng thấp chiều cao. +Tim mạch: nhanh (bệnh nặng), chậm (thể nhẹ). Có thể truỵ tim mạch (mạch nhanh, hạ huyết áp, khó thở & tím tái), viêm cơ tim hay gặp (tim nhanh, tiếng tim mờ), có khi ngoại tâm thu. +Hô hấp: biểu hiện viêm phế quản (nhẹ), viêm phổi không điển hình do R.O. (nặng). +Thần kinh: nhức đầu nhiều, sợ ánh sáng, mất ngủ; bệnh nặng có dấu kích động, vật vã, mê sảng, u ám, mệt nhiều về đêm, lãng tai,
  3. nhưng nước não tuỷ bình thường. Nếu viêm màng não thường là nặng. +Tiêu hoá: lưỡi khô, đỏ xung quanh, trắng hoặc đen cháy ở giữa. Đôi khi tiêu chảy hoặc xuất huyết tiêu hoá. Lách lớn, gan sưng. +Da và kết mạc: xung huyết; phát ban gặp 2/3 trường hợp, xuất hiện ngày thứ 4-7, khởi đầu ở đầu mặt sau đó lan ra thân mình, tứ chi. Loại ban dát sẩn đôi khi biến thành mọng nước, thường mất đi khi ấn; chấm xuất huyết (thể nặng); ban chỉ xuất hiện một đợt. Nội ban ở màn hầu, họng. Tại vết đốt xuất hiện mọng nước, sau đó hoại tử và hình thành một lớp vảy khô, đường kính 4-5mm, xung quanh hơi đỏ, có khi ngứa-đau nhẹ, có sưng hạch khu trú kèm theo nhưng không hoá mủ.
  4. Nốt loét thường ở bẹn, bìu, thắt lưng, lổ rốn, nách, ngực, dái tai.... +Tiết niệu: đái dầm, bí đái, albumin và trụ niệu, urê máu bình thường, hiếm khi viêm thận. +Hạch toàn thân: đôi khi có gặp, rõ nhất là ở cổ, nách và bẹn, hơi rắn, ấn đau nhẹ, hạch không hoá mủ, hạch sẽ mất đi trong thời gian hồi phục. d. Lui bệnh Sau 14-30 ngày, nhiệt độ giảm nhanh, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, đái nhiều. Người còn yếu và mệt, ăn uống kém. Thời gian hồi phục kéo dài nhiều tuần tới nhiều tháng. Bệnh nhẹ thời kỳ này ngắn hơn.
  5. 2. Thể bệnh không điển hình Không có nốt loét, không phát ban và chỉ sốt trong vòng 5-10 ngày, khó chẩn đoán. Một số thể bệnh biểu hiện ở cơ quan nhất là phổi biểu hiện viêm phổi không điển hình có khó thở, thể bệnh viêm cơ tim,v.v.. V. Tiên lượng & biến chứng - Tiến triển nặng nhẹ tuỳ địa phương, tuổi bệnh nhân (tuổi cao bệnh nặng). - Tỷ lệ tử vong một số nơi như . Indonesia-Đài Loan 5-20%, . Nhật 20-60%; Mã Lai 15%, . Việt Nam 0,6% (thể nhẹ). - Nguyên nhân tử vong thường do truỵ tim mạch, viêm cơ tim, xuất huyết, bội nhiễm phổi, biến chứng viêm não- màng não. - Nếu được phát hiện và điều trị sớm bệnh giảm sốt nhanh trong vòng 12, 24-48 giờ; thời kỳ hồi phục và lại sức sớm. VI. Chẩn đoán 1.Lâm sàng
  6. Chủ yếu dựa vào tính chất khởi phát đột ngột với - Sốt cao liên tục - Nốt loét, kèm sưng hạch vệ tinh (nốt loét là dấu điển hình trong bệnh sốt mò, tuy nhiên có khi không tìm thấy cho nên khó chẩn đoán) - Xung huyết kết mạc, da; phát ban - Sưng hạch toàn thân - Viêm cơ tim 2.Cận lâm sàng +Bạch cầu máu: thường không tăng, lymphocte > 70%. +Chẩn đoán miễn dịch học: - Kháng thể huỳnh quang gián tiếp (Indirect Fluorescent Antibody: IFA):
  7. Dùng kháng thể KARP, GILLIAM, KATO để phát hiện kháng nguyên (khá nhạy). Bệnh nhân có nồng độ 1: 40 từ ngày thứ 9 của bệnh trở đi, nồng độ cao nhất vào tuần thứ 2. Giá trị (+) tuỳ thuộc từng phòng thí nghiệm có thể 1 : 640 hoặc 1 : 1280, nhưng nếu được điều trị trong 4 ngày đầu thì đáp ứng miễn dịch có thể giảm (xét nghiệm chuẩn của WHO, nhưng do khó về kỹ thuật, chưa áp dụng rộng). - Miễn dịch gián tiếp Peroxidase ( indirect Immunologic Peroxidase: IIP) là phương tiện hổ trợ tốt tiếc rằng không được dùng phổ biến. +Phản ứng Weil Felix: Phản ứng (+) với OX-K bắt đầu từ ngày 5 sau sốt, hiệu giá cao nhất vào tuần thứ 3, rồi giảm dần từ tuần thứ 4. Các trường hợp có hiệu giá ngưng kết với OX-K trên 1 : 160 về độ hoà loãng,
  8. hoặc lần 2 gấp lần đầu 4 lần đều có giá trị chẩn đoán, với 2 lần cách nhau 2 tuần. +Phân lập R.O.: Lấy máu bệnh nhân lúc sốt cao, tiêm phúc mạc chuột, nếu trong vòng 13-16 ngày chuột chết chứng tỏ trong máu có R.O.. Nhuộm tử thiết gan, lách, hạch bằng giemsa, soi kính hiển vi sẽ phát hiện R.O., đôi khi phải tiêm chuyển tiếp 2-3 chuột mới phát hiện (+). 3.Dịch tễ Bệnh nhân đang sinh sống, làm việc, hoặc vào vùng bệnh lưu hành. VII. Điều trị 1.Nguyên tắc điều trị - Điều trị đặc hiệu càng sớm càng tốt. - Chống chỉ định các thuốc có Sulfonamide vì sẽ làm cho bệnh nặng thêm. - Trong trường hợp có sưng hạch toàn thân, hạch vệ tinh thì cần điều trị kéo dài để chống tái phát.
  9. - Điều trị hổ trợ, nhất là trường hợp nặng sẽ góp phần làm giảm các biến chứng và tỷ lệ tử vong. 2.Điều trị thực tế a. Điều trị đặc hiệu - Nếu điều trị sớm, trước khi phát ban thì rất hiệu quả, nhiệt độ trở về bình thường trong vòng 24 giờ, - nếu điều trị muộn khi ban đã xuất hiện, có xuất huyết thì đáp ứng chậm hơn. - Thuốc có hiệu lực Chloramphenicol; Tetracyclin (Doxycyclin); - còn Azithromycin có tác dụng với dòng R.O. đề kháng Tetracyclin trên ống nghiệm, ứng dụng có hiệu quả lâm sàng. - Liều lượng: Chloramphenicol 30 mg/ kg/ ngày; Tetracyclin 20-30 mg/ kg/ ngày; Doxycyclin 100mg x 2 viên / ngày (người lớn). Chỉ dùng một thuốc; dùng 7 ngày; khi hạch sưng dùng 14 ngày. Kháng sinh dùng bằng đường uống; nhưng bệnh nặng và có điều kiện dùng tĩnh mạch
  10. (vdụ: bệnh kèm theo viêm màng não) Chú ý: Fluoroquinolone không hiệu quả với R.O. chỉ với Rickettsia conorii (Mediterranean spotted fever). b. Điều trị hổ trợ - Dịch truyền: Glucose hoặc Ringer’s Lactate nhằm hồi phục nước & điện giải, lượng tuần hoàn; cần lưu ý trường hợp viêm phổi, viêm cơ tim không truyền nhiều. - Chế độ ăn uống: nên ăn xúp, cháo loảng khi còn sốt, đảm bảo chất dinh dưỡng. - Vệ sinh răng miệng, lau sạch toàn thân hằng ngày, tránh loét cho các trường hợp nặng. - Thiếu máu do xuất huyết tiêu hoá, nên truyền máu tươi. - Trường hợp nặng hoặc có biến chứng (tim, phổi, thần kinh...) và nhất là các ca điều trị muộn, tuỳ trường hợp dùng thêm corticosteroid liều cao, ngắn ngày : Hydrocortison: 100 mg / ngày x 3 ngày, có thể thay bằng Depersolon. VIII. Phòng & chống bệnh sốt mò 1.Khi chưa mắc bệnh: có các hướng dự phòng như sau a. Diệt vật chủ và côn trùng trung gian
  11. +Tại khu vực dân cư sinh sống, cơ quan đơn vị đứng chân, nhân viên y tế cần quan tâm dịch lưu hành nhất là vùng trung du, đồng ruộng, có nhiều bụi rậm và sông suối. +Chuột và các loài gặm nhấm: nơi có dịch lưu hành, nơi lao động cần phát động phong trào diệt chuột thường xuyên bằng mọi biện pháp từ thủ công đến hoá chất. +Cần tổ chức phát quang, làm sạch cỏ và bụi rậm quanh nhà ở, phát quang rồi đốt tập trung, có thể phối hợp phun hoá chất diệt côn trùng (Trung quốc áp dụng có hiệu quả không có mò tồn tại đến 40 ngày). +Công việc này cần tiến hành thường xuyên. b. Bảo vệ cá nhân, hạn chế, tránh ấu trùng mò đốt Khi lao động, di chuyển đến vùng có bụi rậm cần cột chặt ống quần tay áo, hoặc mang dày có bít tất cao cổ. Thời gian nghỉ sau lao động, nghỉ dọc đ ường, không nên nằm hoặc bỏ áo quần trên cỏ rậm. Sau lao động hoặc vào các khu vực trên nên tắm ngay trong ngày, lau sạch người nhất là các vùng kín (bẹn, nách, thắt lưng, cổ...) c. Vaccine Trong thế chiến II, các tác giả Anh, Mỹ đề xuất loại vắc xin Rickettsia chết, không hiệu quả.
  12. Năm 1952, các nhà khoa học Mã lai đề nghi dùng vắc xin chết kết hợp kháng sinh, đề xuất này không hợp lý, vì gây bệnh rồi dùng kháng sinh thì bệnh nhẹ nhưng không tạo miễn dịch bền được. d. Điều trị dự phòng Ngay sau khi bị ấu trùng mò đốt uống 1 lần 2gram chlorocid hoặc 1.5 gram Tetracyclin, sau đó hằng tuần uống 1 lần, trong thời gian 4 tuần, thì bệnh nhẹ hoặc không phát ra. Tốt nhất, bệnh mới chớm dùng thuốc bệnh sẽ nhẹ hơn nhiều. 2. Khi có người mắc bệnh Cần phát hiện sớm để điều trị, nhất là vùng bệnh lưu hành Nhân viên y tế cần quan tâm đến bệnh cảnh lâm sàng để phát hiện sớm. Khi có bệnh nhân cần theo dõi các biến chứng có thể xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2