intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh sương mai hại ngô

Chia sẻ: Phan Anh Thế | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

118
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nấm gây bệnh sương mai (Phytophthora infestan) là một loài nấm đa thực, tấn công nhiều loại cây rau màu như cây họ cà, họ dưa bầu bí, họ hành tỏi, thập tự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh sương mai hại ngô

  1. 1 BỆNH SƯƠNG MAI HẠI NGÔ (Sclerospora macrospora) Phan Anh Thế Syngenta Việt Nam Bệnh Sương mai hại Ngô là bệnh quan trọng ở nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới, bệnh gây hại ở nhiều vùng của Châu á như Thái Lan, Philipins… Trong những năm gần đây bệnh gây hại nặng trên cây Ngô ở khu vực đồng bằng phía Bắc và vùng đất bồi ven sông các tỉnh Miền Trung. Tại Việt Nam bệnh sương mai Ngô chưa được nghiên cứu nhiều và đến thời điểm hiện tại cũng chưa có công trình khoa học nào công bố một cách đầy đủ, nên các công tác khuyến cáo chuyên môn, cũng như người dân còn nhiều lung túng về biện pháp phòng trừ. Để cung cấp thêm kỹ nhận diện, chẩn đoán và có biện pháp phòng trừ kịp thời bệnh sương mai hại Ngô, qua kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trên đồng ruộng chúng tôi có một số thông tin về loại bệnh này như sau: 1. Tác nhân gây bệnh Bệnh do nấm Sclerospora macrospora gây ra, là loài nấm thuộc lớp nấm trứng thuộc hệ thống phân loại như sau: Giới Ngành Lớp Phân Lớp Bộ Họ Chi Loài Tác giả Choromalveolata Heterokontophyta Oomycetes Peronosporomycetidea Peronosporales Peronosporaceae Sclerophthora Macrospora Sacc 2. Đặc điểm phát sinh phát triển Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện có ẩm độ cao, đặc biệt là có mưa, sương mù. Bệnh gây hại năng trên các vùng đất thường bị ngập lụt như vùng đồng bằng, vùng đất bãi ven sông, và cả các vùng đất có ẩm độ cao như Note: Chỉ lưu hành nội bộ
  2. 2 đất hai lúa. Tác nhân gây bệnh là loài nấm thuốc ngành nấm trứng (Chytridiomycota hay Chytrid). Chytrid sẽ sản sinh ra những bào tử động mà có khả năng di chuyển linh động trong môi trường nước với một tiêm mao duy nhất. Vì thế một số nhà phân loại học đã phân loại chúng là những động vật nguyên sinh. Hình 1. a: sợ nấm Sclerospora macrospora và các bọc bào tử; b: bọc bào tử chứ các động bào tử là tác nhân lây lan nguồn bệnh. Bệnh phát sinh bằng vào tử, bảo tử của nấm Sclerospora macrospora là động bào tử, nó có khả năng di chuyển trong môi trường nước, nên tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh trong điều kiện ẩm độ cao. Nên bà con nông dân không kịp phòng trừ, tại Việt Nam bệnh thường gây hại trên hai vụ ngô là ngô Đông gieo vào đầu tháng 8, và ngô Xuân gieo vào tháng 2 hàng năm. 3. Đặc điểm triệu chứng Nấm xâm nhiễm từ khi hạt mới nảy mầm đến giai đoạn 1 - 2 lá, khi cây được khoảng 4 - 6 lá thì bệnh bắt đầu biểu hiện triệu chứng ban đầu là chậm phát triển. Đến khoảng 6 lá thì triệu chứng rõ ràng hơn, các mắt lá xếp sít vào nhau, lá cuộn tròn xếp và nghiêng về một phía, sau đó cây bị bệnh thường đổ nghiêng, các lá cuộn và xoắn, xẩy ra vào giai đoạn 6 - 7 lá. Cây lùn, không phát triển, lá có thể có sọc hoặc không có sọc, rất giống với triệu chứng bệnh lùn sọc đen do virus. Việc phòng trừ khi cây đã biểu hiện triệu chứng rõ ràng không còn hiệu quả, bệnh này công tác phòng là cần thiết. Note: Chỉ lưu hành nội bộ
  3. 3 Hình 2. Triệu chứng cây ngô bị lùn do Hình 3. Triệu chứng các lá xếp sít vào bệnh sương mai nhau, đốt thân không phát triển Hình 4. Lá nghiên về một phía, sau một Hình 5. Lá xuất hiện những vệt sọc màu thời gian cây cũng đổ nghiêng sáng, ngọn có triệu chứng bị xoắn lại và chùn đọt 4. Biện pháp phòng trừ Để phòng trừ kịp thời bệnh sương mai hại Ngô cần làm tốt các công tác sau: - Đối với các vùng có thể cày ải, tiến hành cày và phơi ải, dọn sạch tàn dư cỏ dại và cây trồng ở vụ trước, có thể tiêu diệt cỏ dại trước khi làm đất bằng thuốc trừ cỏ không chọn lọc Gramoxone 20SL. Lên luống, hoặc nếu không thể lên luống thì phải có rãnh thoát nước tốt, bón lót vôi bột trước khi gieo hạt. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng hoạt chất Metalaxyl. - Đối với các vùng có tiền sử bị nhiễm bệnh, các vùng ngập lụt, các vùng đất bãi ven sông, đất hai lúa, đất khó thoát nước cần tiến hành phun phòng trừ cho cây ngô ở giai đoạn 3 - 4 lá thật bằng các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Amistar Top 325SC. Khi cây chớm biểu hiện bệnh như đọt hơi chùn lại thì xử lý một trong 2 loại thuốc trên vẫn còn kịp. Nếu cây đã bị xoắn đọt và nghiêng về một phía thì không thể phòng trừ nữa, cần tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy để giảm sự lây lan của nguồn bệnh. Note: Chỉ lưu hành nội bộ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1