intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tim không tím ở trẻ sơ sinh

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

90
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách nào để nhận biết trẻ có bệnh tim không tím? Nhiều trường hợp tim bẩm sinh không tím không biểu hiện triệu chứng. Nếu suy tim xuất hiện, đứa trẻ sẽ gặp khó khăn về dinh dưỡng do không đủ sức để bú, có xu hướng chậm tăng cân và khóc ít hơn bình thường. Trong trường hợp nặng, trẻ thường khó thở và thở nhanh. Nếu không được chẩn đoán ở giai đoạn sơ sinh, các triệu chứng có thể xuất hiện khi đứa trẻ lớn lên. Đó là chậm phát triển về thể chất, khó thở lúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tim không tím ở trẻ sơ sinh

  1. Bệnh tim không tím ở trẻ sơ sinh Cách nào để nhận biết trẻ có bệnh tim không tím? Nhiều trường hợp tim bẩm sinh không tím không biểu hiện triệu chứng. Nếu suy tim xuất hiện, đứa trẻ sẽ gặp khó khăn về dinh dưỡng do không đủ sức để bú, có xu hướng chậm tăng cân và khóc ít hơn bình thường. Trong trường hợp nặng, trẻ thường khó thở và thở nhanh. Nếu không được chẩn đoán ở giai đoạn sơ sinh, các triệu chứng có thể xuất hiện khi đứa trẻ lớn lên. Đó là chậm phát triển về thể chất, khó thở lúc đầu khi gắng sức và về sau là cả khi nghỉ ngơi. Bệnh tim bẩm sinh không tím thường được phát hiện khi nghe tim thấy tiếng thổi bất thường. Các bước tiếp theo để chẩn đoán bao gồm chụp Xquang lồng ngực, ghi điện tâm đồ và siêu âm tim. Thông tim được tiến hành trong trường hợp chuẩn bị cho phẫu thuật. Điều trị tuỳ thuộc vào loại dị tật. Hẹp van động mạch chủ và phổi bẩm sinh không cần phẫu thuật sớm mà có thể trì hoãn cho đến khi đứa trẻ lớn lên hoặc bước sang tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, các trường hợp nặng đòi hỏi phải xử trí ngoại khoa sớm. Các lỗ thông nhỏ trong tim (thông liên thất, thông liên nhĩ) không cần phải điều trị hoặc được đóng kín bằng dụng cụ qua thông tim. Phẫu thuật vá các lỗ thông lớn thường được thực hiện khi đứa
  2. trẻ lên 4 tuổi. Hẹp eo động mạch chủ nhìn chung cần được phẫu thuật khi đứa trẻ từ 4 - 8 tuổi. Còn ống động mạch một số trường hợp được điều trị bằng thuốc, nếu thất bại, can thiệp ngoại khoa sẽ được tiến hành khi trẻ bắt đầu đi học. Nhìn chung, cần dùng kháng sinh dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước mọi thủ thuật răng miệng hoặc phẫu thuật đối với những trẻ bị dị tật bẩm sinh tim. Trẻ không cần phải hạn chế hoạt động thể lực trừ khi gắng sức gây mệt mỏi hoặc khó thở nhiều. Những biến chứng khi trẻ mắc bệnh Thông liên thất và thông liên nhĩ có thể gây tăng áp lực động mạch phổi và suy tim nếu lỗ thông lớn và không được sửa chữa trước tuổi trưởng thành. Hẹp van hoặc eo động mạch chủ làm tăng gánh nặng cho tim, lâu ngày cũng sẽ dẫn tới suy tim. Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh? Những người có tiền sử gia đình về bệnh tim bẩm sinh cần được tư vấn di truyền trước khi lập gia đình và sinh con. Phụ nữ chưa được tiêm phòng sởi cần được tiêm vắc-xin trước khi mang thai. Phòng ngừa bệnh tật và hạn chế dùng thuốc là biện pháp dự phòng duy nhất được biết. Trước khi tiến hành phẫu thuật sửa chữa dị tật, có thể giảm bớt triệu chứng bằng thuốc lợi tiểu hoặc digitalis. Một số trường hợp có thể sử dụng các loại tất y khoa theo chỉ định của thầy thuốc nhằm tăng tác động cơ học lên thành tĩnh mạch, giảm đường kính của
  3. các tĩnh mạch chân và làm cho các van tĩnh mạch luôn áp sát vào nhau, giúp cho sự lưu thông máu theo một chiều từ ngoại vi về tim được dễ dàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2