Bệnh tự kỷ ở người lớn
lượt xem 9
download
Phụ huynh có thể thắc mắc: điều gì xảy ra cho con tôi khi trẻ trở thành người lớn? Người lớn sẽ sống thế nào với chứng tự kỷ? Họ có làm việc được không? Có kết bạn được không?Có kết bạn được không? Có cảm thấy hạnh phúc và an toàn không?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh tự kỷ ở người lớn
- Bệnh tự kỷ ở người lớn Phụ huynh có thể thắc mắc: điều gì xảy ra cho con tôi khi trẻ trở thành người lớn? Người lớn sẽ sống thế nào với chứng tự kỷ? Họ có làm việc được không? Có kết bạn được không? Có cảm thấy hạnh phúc và an toàn không? Ai sẽ bênh vực người có chứng tự kỷ? Trong thế kỷ thứ 21, các chuyên gia cũng đang thảo luận về những vấn nạn trên. Chứng tự kỷ đã gia tăng nhiều trong 20 năm qua. Đặc biệt trong 10 năm qua, tự kỷ đã tăng 15-25 lần so với trước tại Mỹ. Ở đơn vị Tâm Lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1, từ 2 bệnh nhân trong năm 2003, đến 2 năm 2008- 2009 đã có hơn 800 bệnh nhi được theo dõi điều trị về chứng tự kỷ. Ở người lớn, chứng tự kỷ có những biểu hiện gì? Có một số người lớn tự kỷ chưa được chẩn đoán từ nhỏ, mặc dù tự kỷ là một rối loạn chức năng não đã có từ trước 3 tuổi. Vì tính đa dạng từ rất nhẹ đến rất nặng, nên các dạng nhẹ không được phát hiện cho đến tuổi vị thành niên khi trẻ có thất bại học tập, bị bạn bắt nạt và khó thích nghi với những thay đổi trong gia đình và ngoài xã hội.
- Đối với 20% người tự kỷ có trí thông minh bình thường (hội chứng Asperger), họ có thể nói và học được. Tuy nhiên giọng nói của họ đơn điệu, giống như người nước ngoài nói tiếng Việt. Họ có khó khăn trong quan hệ xã hội, thường ít có bạn và không thích xã giao. Họ khó thích ứng với môi trường, khó thay đổi thói quen (vd: chỉ đi một loại xe buýt, nếu đổi lịch trình thì họ khó chịu). Nếu làm việc trong một cơ quan, họ khăng khăng cho rằng ý họ là đúng, không tiếp thu ý kiến của người khác, khó lắng nghe và chờ đợi đến phiên mình, hay ngắt lời người khác và phát biểu lạc đề. Đối với 80% người tự kỷ có kèm theo chậm phát triển tâm thần, động kinh, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, việc chẩn đoán phức tạp hơn vì có những biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, nên dễ nhầm lẫn tự kỷ với các chứng bệnh khác. Tuy nhiên, để phân biệt, tự kỷ có biểu hiện khiếm khuyết tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Đối với 50% người tự kỷ không thể nói suốt đời, ta cần giao tiếp với họ qua hình ảnh. Người lớn với chứng tự kỷ có thể làm những việc gì?
- Tùy theo năng khiếu của từng người có chứng tự kỷ, những nghể dưới đây có thể phù hợp cho người tự kỷ với điều kiện có người giám sát bên cạnh : - Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, nông nghiệp, vi tính, toán học, rửa chén. - Về sở thích thư giãn, người tự kỷ thích âm nhạc, bơi lội, cưỡi ngựa, cắm trại, chơi lắp ráp, cờ tướng. Hiện nay tại Việt Nam, chỉ mới có vài trường chuyên biệt dạy cho trẻ tự kỳ từ 2 đến 16 tuổi. Chưa có cơ sở nào được thành lập để tạo việc làm cho người lớn với chứng tự kỷ nhẹ được hòa nhập với xã hội và sống tự lập, cũng như chưa có trung tâm nuôi người có chứng tự kỷ như người khuyết tật suốt đời nều họ có nhiều hành vi hung hăng, không thể hòa nhập cộng đồng được và cần sự hỗ trợ của bảo hiểm xã hội và y tế để giúp họ sống có chất lượng. Biện pháp chữa bệnh tự kỷ 1. Những trẻ bị tự kỷ rất cần được yêu thương, giúp đỡ nhiều hơn nên cha mẹ và những người xung quanh cố gắng dành cho trẻ nhiều tình cảm, gần gũi, kiên trì giúp đỡ trẻ, cổ vũ trẻ và khen thưởng kịp thời với những tiến bộ của cháu. 2. Đặc biệt phụ huynh nên bắt đầu từ những cái mà cháu thích, chẳng hạn có những cháu thì thích chạy không chịu ngồi yên một chỗ, có những cháu thì thích ăn, có những cháu lại thích xoay những đồ vật… chúng ta nên tham gia vào “trò chơi” của trẻ mục đích là khơi gợi ở trẻ sự chú ý. 3. Phụ huynh nên nói nhiều về chính trẻ, chẳng hạn khi cho con đi chơi công viên có thể chụp hình, quay phim … tùy điều kiện sau đó cho trẻ xem và nói về những gì
- trẻ mới trải qua. Hoặc có thể ghi lại những hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của trẻ sau đó “nói chuyện” với trẻ, trẻ sẽ chú ý hơn. 4. Đặc biệt hạn chế cho trẻ xem tivi, chỉ cho xem những chương trình có lợi cho trẻ chẳng hạn như những phim hoạt hình ngộ nghĩnh, có những hình ảnh đẹp, tuyệt đối không xem quảng cáo vì quảng cáo là những hình ảnh và âm thanh “ảo” mà đa số trẻ tự kỷ dường như đã là một “thế giới ảo”. 5. Việc giúp một đứa trẻ tự kỷ hòa nhập được là việc lâu dài, tốn hao rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc do đó cha mẹ cũng nên thường xuyên thường xuyên bổ sung “năng lượng” cho mình để có sức khỏe và tinh thần tốt giúp cho trẻ lâu dài vì trẻ tự kỷ có thể phải rất nhiều thời gian mới dần dần mở ra được, nhưng khi các cháu đã mở thì thường tiến bộ rất nhanh. Tôi có cảm giác các cháu đang bù lại “những ngày để mất”. 6. Trẻ tự kỷ cần có một môi trường đầy đủ tình yêu thương của mọi người và sự giúp đỡ của tất cả các thành viên trong gia đình đặc biệt là cha mẹ. Do vậy phụ huynh nên đồng sức đồng lòng để giúp trẻ vì nếu thiếu tình thương và sự giúp đỡ của một trong hai người đều không có lợi cho trẻ – đặc biệt là người cha, vì không phải người đàn ông nào cũng dễ dàng chấp nhận “bệnh” của con và kiên trì cùng mẹ vợ mình giúp đỡ con. 7. Nên thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tham gia các khóa học ngắn hạn, các cuộc hội thảo, tìm thông tin trên mạng cũng như học hỏi kinh nghiệm của những gia đình có con tự kỷ khác Hội chứng tự kỷ ở trẻ em được biểu hiện qua các loại hành vi sau
- Hội chứng tự kỷ ở trẻ em được biểu hiện qua các loại hành vi sau 1. Khiếm khuyết về quan hệ xã hội: Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong giao tiếp xã hội. Ví dụ trong giao tiếp thì trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp "không lời" bằng những cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh trẻ. 2. Khiến khuyết về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp: Chậm nói hoặc là nói xì xồ không rõ là tiếng gì. Có trẻ biết nói nhưng chỉ được vài câu như "bà", "mẹ"...còn lại là im lặng, những trẻ này không biết cách diễn đạt nguyện vọng bằng ngôn ngữ. 3. Chơi tưởng tượng: Trẻ tự kỷ thường không thích chơi với bạn bè mà chỉ thích chơi một mình. Không đa dạng trong cách chọn trò chơi, chỉ chơi hoặc cầm một thứ đồ chơi . Kỹ năng chơi hạn chế, lặp đi lặp lại một động tác. Chơi những đồ vật bất thường như dây , cây , điều khiển ti vi , điện thoại .... Gần 100% trẻ tự kỷ xem quá nhiều quảng cáo trên ti vi, tay chân hay múa may, hay đi vòng quanh không có mục đích. - Hiện tại trên thế giới người ta vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Nhưng có thể nói rằng người ta đưa ra 3 nguyên nhân cơ bản sau:
- 4.Tổn thương não thực thể: Có thể xảy ra trước khi sinh, ví dụ có những bà mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai. Hoặc xảy ra trong khi sinh như: Trẻ sơ sinh đẻ non, bị ngạt hoặc vàng da nhân. Hoặc trẻ sau sinh như: Trẻ suy hô hấp phải thở máy, thở ô xy...Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá lớn. 5.Di truyền (gien): Nghiên cứu qua các bệnh nhân đã điều trị thì thấy rằng yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của Hội chứng tự kỷ. Đã có trường hợp 2 trẻ mắc Hội chứng tự kỷ trong cùng một gia đình. Hoặc có gia đình thì bà ngoài, dì ruột đều tự tử, cháu bị tự kỷ. Có gia đình thì 6 người đàn ông trong nhà không nói chuyện với nhau, lầm lũi như những cái bóng và có một đứa cháu bị tự kỷ, .... 6.Môi trường: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tụ kỷ. Có thể do ô nhiễm môi trường như hoá chất, bụi khói... Một số gia đình có lối sống quá hiện đại như: thiếu sự quan tâm của bố mẹ, trẻ phải ở với người giúp việc đa số thời gian trong ngày, trẻ không được giao tiếo ra bên ngoài mà chỉ ở nhà xem ti vi...đó là ô nhiễm về lối sống. - Hậu quả của Hội chứng tự kỷ rất nghiêm trọng: Nó ảnh hưởng không chỉ bản thân đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đứa trẻ tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì cơ hội khỏi hoàn toàn sẽ rất cao (lý tưởng là dưới 3 tuổi) trẻ sẽ phát triển tốt có thể có trẻ giao tiếp được bằng lời nói, ý thức được hành vi và độc lập được trong cuộc sống. Còn trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm, hoặc phát hiện sớm nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp và rơi vào tình trạng nặng, kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì sau này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần. Xét về bảng phân loại bệnh tật của Tổ chức y tế thế giới rất có thể trẻ tự kỷ sẽ trở thành bệnh nhân tâm thần.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhiễm liên cầu lợn ở người, mối lo ngại về sức khỏe
5 p | 166 | 31
-
Nứt Hậu Môn: bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ (Kỳ 1)
6 p | 255 | 22
-
Vật nuôi - Nguồn bệnh nguy hiểm
5 p | 138 | 17
-
Nhiễm liên cầu lợn ở người, mối lo ngại về sức khỏe (Kỳ II)
5 p | 172 | 17
-
Đại cương bỏng (Kỳ 3)
6 p | 117 | 16
-
Bệnh giun kim - Chớ coi thường!
5 p | 150 | 15
-
Quản lý tốt tiền ĐTĐ làm giảm nguy cơ mắc bệnh
5 p | 144 | 13
-
Bệnh thận đa nang
4 p | 129 | 9
-
Mẹ lớn tuổi dễ sinh con tự kỷ
3 p | 77 | 7
-
THOÁI HOÁ HOÀNG ĐIỂM Ở NGƯỜI CAO TUỔI (Kỳ 1)
5 p | 89 | 7
-
AVELOX (Kỳ 4)
5 p | 66 | 5
-
Melatonin - Những kỳ vọng và băn khoăn
9 p | 93 | 5
-
Bạn biết gì về bệnh hạt cơm?
5 p | 109 | 5
-
Zoster (giời leo) _ Chủng ngừa ở người lớn
6 p | 66 | 4
-
Suy giáp ở người già một bệnh lý hay bị lãng quên
4 p | 66 | 4
-
Sưng phù đầu gối ở người lớn tuổi
4 p | 69 | 2
-
Một số quan niệm về hội chứng tự kỷ
4 p | 87 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn