intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh viêm dạ dày và cách điều trị

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

139
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm dạ dày (Gastritis) là một nhóm bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày biểu hiện bởi sự hư hoại của lớp tế bào biểu mô kèm theo hiện tượng viêm. Viêm dạ dày khác với bệnh dạ dày (Gastropathy) vì bệnh dạ dày không có hiện tượng viêm kèm theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh viêm dạ dày và cách điều trị

  1. Bệnh viêm dạ dày và cách điều trị Viêm dạ dày (Gastritis) là một nhóm bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày biểu hiện bởi sự hư hoại của lớp tế bào biểu mô kèm theo hiện tượng viêm. Viêm dạ dày khác với bệnh dạ dày (Gastropathy) vì bệnh dạ dày không có hiện tượng viêm kèm theo. Tuy nhiên, để bệnh nhân không quá rối rắm vì vấn đề từ ngữ, các bác sĩ thường dùng chung khái niệm viêm dạ dày cho nhóm các tổn thương niêm mạc không do u và loét. Đây là một bệnh rất thường gặp, chẩn đoán khá dễ dàng nhưng điều trị tương đối phức tạp.
  2. Bệnh viêm dạ dày (ảnh minh họa). Nguyên nhân gây viêm dạ dày? Viêm dạ dày chủ yếu gây ra bởi tác nhân nhiễm khuẩn (Helicobacter Pylori) và các rối loạn miễn dịch, bệnh tự miễn, và rất nhiều nguyên nhân khác. Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể cấp tính hay mạn tính, có thể chỉ ở một phần hay toàn thể dạ dày. Lúc đầu, bệnh chỉ thể hiện như tình trạng viêm nông ở niêm mạc nhưng dần dần có thể dẫn đến teo niêm mạc. Cũng do sự hiện diện của vi khuẩn HP, viêm dạ dày có liên hệ mật thiết với bệnh loét và ung thư dạ dày. Chính vì vậy, viêm dạ dày cũng phải được chẩn đoán bằng nội soi chứ không thể xác định qua thăm khám bên ngoài. Các yếu tố rối loạn ăn uống, thói quen về uống rượu, thuốc lá, thuốc giảm đau, các thay đổi về thần kinh, nội tiết v.v.. cững được cho là nguyên nhân gây viêm dạ dày. Các triệu chứng của viêm dạ dày? Viêm dạ dày cấp có biểu hiện khá rõ ràng với: - Đau bụng vùng thượng vị thường xuất hiện ngay sau khi ăn, đau liên miên hàng giờ, đau có thể tăng lên dần. - Buồn nôn và nôn ói ra thức ăn. - Thường không có sốt. Viêm dạ dày mạn có biểu hiện thầm lặng hơn với: - Cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, sôi bụng. - Giảm cảm giác ngon miệng. - Tính tình cáu gắt Đây chỉ là các triệu chứng chủ quan của bệnh nhân nhận thấy.Tuy nhiên, khi khám lâm sàng, bác sĩ thường không phát hiện được gì ngoài điểm đau ở vùng thượng vị.
  3. Do đó, chẩn đoán viêm dạ dày hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh của tụy hay đường mật. Cách chẩn đoán viêm dạ dày? Trong một số trường hợp, nếu có bệnh sử gợi ý và bệnh mới xảy ra trong thời gian ngắn, bác sĩ có thể cho thuốc điều trị ngay dựa vào hỏi bệnh, khám và kết quả thử máu.Tuy nhiên, nếu bệnh đã lâu và triệu chứng không rõ ràng, cần phải nội soi để xác định chắc chắn bệnh và sự nhiễm Helicobacter Pylori. Các kết quả nội soi có thể mô tả nhiều dạng khác nhau của viêm dạ dày. Các dạng thường gặp nhất là: - Viêm dạ dày nông và viêm dạ dày teo niêm mạc.
  4. - Viêm dạ dày sướt và viêm dạ dày xuất huyết thường liên quan đến rượu, các thuốc giảm đau hay do stress tâm lý. - Ngoài ra còn rất nhiều loại viêm dạ dày thể đặc biệt mà bệnh nhân không cần chú ý nhiều vì đó là những thông tin chuyên sâu cho bác sĩ điều trị. Thông thường những thể viêm dạ dày này cần phải được sinh thiết để làm các xét nghiệm chuyên sâu. Vấn đề bệnh nhân cần phải biết là mình có bị nhiễm Helicobacter Pylori hay không vì nó liên quan rất nhiều đến phác đồ điều trị và theo dõi về lâu dài. Trong đa số trường hợp, bệnh nhân chỉ cần biết kết quả CLO test là dương tính (có nhiễm) hay âm tính (không nhiễm). Trong các trường hợp phức tạp, đòi hỏi những kỹ thuật chẩn đoán khác hơn, bệnh nhân cần hỏi trực tiếp bác sĩ nội soi hay bác sĩ điều trị. Các biến chứng thường gặp? Bản thân viêm dạ dày ít khi có biến chứng nặng. Một số ít trường hợp viêm dạ dày nặng ở thể xuất huyết hay mưng mủ có thể diễn tiến đưa đến tử vong do xuất huyết ồ ạt hay do nhiễm khuẩn huyết. Các trường hợp viêm dạ dày cấp có nôn ói nhiều có thể làm rách niêm mạc và gây ói ra máu. Mặt khác, viêm dạ dày với nhiễm khuẩn HP có sự liên hệ rõ rệt với bệnh lý loét, bệnh ung thư dạ dày và một thể đặc biệt của ung thư hạch (MALT Lymphoma). Do đó, nếu xác nhận có viêm dạ dày kèm nhiễm HP, bệnh nhân phải được điều trị thích đáng để loại trừ các nguy cơ này. Ngoài ra, bệnh lý viêm dạ dày cũng thường gặp và có thể phối hợp với một bệnh lý khác. Cần chú ý là kết quả nội soi có thể làm bác sĩ điều trị ngộ nhận và bỏ sót một nguyên nhân khác gây đau từ mật hay tụy. Viêm dạ dày được điều trị như thế nào? Trong trường hợp không có nhiễm khuẩn HP: Điều trị với các biện pháp:
  5. - Điều chỉnh chế độ ăn uống: đúng giờ, đủ chất, ít chất kích thích (quá chua, quá cay), ít mỡ, dễ tiêu. - Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi thích hợp, hạn chế bớt các căng thẳng trong công việc và sinh hoạt. - Ngưng rượu, thuốc lá và các thuốc giảm đau trong quá trình điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định một thuốc điều trị triệu chứng như các thuốc băng niêm mạc, các thuốc giảm co thắt hay an thần nhẹ. Thời gian và liều lượng điều trị không theo phác đồ nhất định mà tùy vào từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp có nhiễm khuẩn HP, bệnh nhân phải theo đúng phác đồ điều trị được chỉ định từ 7-14 ngày. Phác đồ thường dùng nhất hiện nay gồm 3 thuốc: 1 thuốc chống tiết (Omeprazol như Losec, Nexium, Pantoloc…) và phối hợp hai loại kháng sinh. Bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc, liều lượng, thời gian, cách uống tùy từng trường hợp cụ thể nhưng bệnh nhân cần uống đúng theo toa, đủ liều và đủ ngày để đảm bảo vi khuẩn HP bị tiệt trừ và không bị kháng thuốc. Làm sao để uống thuốc đúng cách? Các bệnh nhân lớn tuổi có thể hay quên về vấn đề uống thuốc, sau đây là một số cách giúp bệnh nhân có thể uống đúng và đủ thuốc: - Luôn uống thuốc vào giờ cố định trong ngày, ví dụ sau khi đánh răng hay trước hay sau khi ăn. - Nhờ một người thân trong gia đình theo dõi và nhắc nhở việc uống thuốc. - Đánh dấu việc uống thuốc mỗi ngày vào lịch tờ hay sổ tay. - Để thuốc ở một nơi dễ thấy như đầu giường, cạnh bàn ăn, cạnh ti vi. - Dùng một hộp đựng thuốc có từng ngăn chia ngày
  6. Nếu bệnh nhân lỡ quên uống thuốc, cần tiêp tục uống như thường lệ chứ không được dồn lại uống liều gấp đôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2