intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh xương khớp

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

175
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tật của hệ thống xương khớp xảy ra ngày càng tăng ở khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nhiều nước trên thế giới ủng hộ sự ra đời của tổ chức Thập niên xương khớp BJD 2001–2010. Sự quan tâm đến vấn đề xương khớp không những chỉ của giới chuyên môn y khoa, người bệnh mà còn nhận được nhiều sự ủng hộ nhiệt tình của các chính khách nổi tiếng toàn cầu. Năm loại bệnh cần quan tâm Chấn thương và bệnh tật chỉnh hình là hai phần bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh xương khớp

  1. Bệnh xương khớp Bệnh tật của hệ thống xương khớp xảy ra ngày càng tăng ở khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nhiều nước trên thế giới ủng hộ sự ra đời của tổ chức Thập niên xương khớp BJD 2001–2010. Sự quan tâm đến vấn đề xương khớp không những chỉ của giới chuyên môn y khoa, người bệnh mà còn nhận được nhiều sự ủng hộ nhiệt tình của các chính khách nổi tiếng toàn cầu. Năm loại bệnh cần quan tâm Chấn thương và bệnh tật chỉnh hình là hai phần bệnh lý lớn của hệ xương khớp, bao gồm xương, khớp, dây chằng, gân, cơ, sụn khớp và xương sống… Có năm loại tật bệnh đã được tổ chức BJD khuyến cáo cần phải quan tâm: Bệnh lý khớp: nổi bật là viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp và hàng trăm loại viêm hệ xương khớp khác đang ảnh hưởng vài trăm triệu người trên thế giới. Con số này tăng nhanh và ước lượng tăng gấp đôi sau độ
  2. tuổi 50 vào năm 2020. Thoái hoá khớp ảnh hưởng 135 triệu người trên thế giới, là bệnh tật thường thấy hàng thứ tư ở phụ nữ và hàng thứ tám ở nam giới. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng trên 20 triệu người trên khắp thế giới. Loãng xương: loãng xương là vấn đề toàn cầu, gây ra biến chứng gãy xương. Loãng xương ảnh hưởng trên phụ nữ sau 50 tuổi còn nhiều hơn ung thư vú và trên đàn ông sau 50 tuổi còn nhiều hơn ung thư tiền liệt tuyến. Gãy xương do loãng xương đã tăng gấp đôi trong thập niên qua. Gãy cổ xương đùi là một loại gãy thường thấy nhất, gây thương tật và sự lệ thuộc chăm sóc ở 50% người già bị gãy xương. Tuy nhiên loại gãy này lại có thể phòng ngừa được trong các biến chứng gãy xương. Tần suất gãy cổ xương đùi sẽ tăng gấp đôi ở châu Á và châu Mỹ La tinh trong thập niên tới đây. Đau thắt lưng và các vấn đề cột sống: khoảng 80% nhân loại bị đau thắt lưng trong đời sống con người. Ngoài ra, khoảng 50% người trong hạng tuổi lao động từng có kinh nghiệm đau thắt lưng đến không làm việc nổi, ít nhất một lần mỗi năm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến công nhân nghỉ lao động và là lý do thứ hai người ta đi khám bác sĩ, chỉ đứng sau cảm cúm. Bệnh tật cơ xương khớp trẻ em: một chấn thương khớp gối lúc còn nhỏ có thể làm cho nguy cơ bị thoái hoá khớp gối khi đứng tuổi tăng lên gấp
  3. năm lần; và tổn thương khớp háng lúc còn nhỏ sẽ làm tăng rủi ro bị thoái hoá khớp háng lên gấp ba lần khi lớn. Chấn thương do tai nạn giao thông: Mỗi 30 giây, thế giới có một vài người chết do tai nạn giao thông. Mỗi năm có 23 – 34 triệu người bị tai nạn loại này. Ở các nước đang phát triển, 25% kinh phí y tế sẽ phải dành cho chăm sóc nạn nhân do tai nạn giao thông vào năm 2010. Đây là nguyên nhâ n hàng đầu của tử vong ở hạng tuổi dưới 45 và chiếm khoảng 75% số tử vong chính là nam giới. Những nguyên nhân hầu hết đều có thể phòng tránh được như lái xe khi đã uống rượu, phóng nhanh vượt ẩu, thiếu biện pháp an toàn khi đi xe gắn máy… Tự hại mình và làm khổ cộng đồng Nếu đa số các chấn thương xảy ra trong hạng tuổi lao động dưới 50 tuổi thì 50% bệnh lý chỉnh hình lại xảy ra ở hạng tuổi trên 50 tuổi, nhất là khi tuổi thọ tăng cao. Hai dạng bệnh lý này ảnh hưởng hằng trăm triệu người trên toàn thế giới, với kinh phí điều trị lên đến hàng vài chục tỉ đôla Mỹ hằng năm. Đây là một gánh nặng ảnh hưởng lớn lên nhiều nước, đặc biệt các nước còn nghèo khó. Người dân ở xứ nghèo thường cam chịu đau khổ, tật nguyền kéo dài vì bản thân và gia đình không kham nổi sự chi trả cho các dịch vụ điều trị; hay phúc lợi xã hội thấp so với yêu cầu ngân sách y tế quá
  4. lớn. Để cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân, xã hội cần quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục, thông tin, huấn luyện chuyên gia y tế hay người dân về ý thức phòng, trị. Ngoài ra còn cần sự nghiên cứu mang tính toàn diện trên nhiều phương diện khác như các giải pháp phòng tránh tai nạn giao thông, đẩy mạnh quản lý và huấn luyện chuyên môn… Ở Việt Nam, tai nạn chấn thương đang là một bài toán lớn nan giải. Xe gắn máy quá nhiều, con số xe hơi riêng bắt đầu gia tăng. Đường sá nhỏ hẹp, chất lượng không đồng đều và yêu cầu gia tăng diện tích đường để giải quyết ùn tắc giao thông trước mắt rất khó thực hiện. Bên cạnh đó tâm lý phóng nhanh, vượt ẩu bất chấp luật lệ (nhất là trong giới trẻ và ở những người lái xe uống bia rượu say xỉn, vừa lái xe vừa gọi điện thoại di động…) đã gây nhiều tai nạn nghiêm trọng, chết người. Chỉ riêng ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, số bệnh nhân bị chấn thương đến điều trị mỗi đêm khoảng 150 người, trong đó phải nhập viện khoảng 40 – 50 người, số phải giải quyết phẫu thuật cấp cứu khoảng 30 – 40 người. Công việc khám và điều trị bệnh nhân hằng ngày khá vất vả cho đội ngũ khoảng 140 bác sĩ và hơn bốn trăm điều dưỡng và hộ lý. Xã hội làm sao có thể trách được một bác sĩ ngoại chẩn trẻ khám chỉ vài phút một bệnh nhân khi mà mỗi ngày họ phải khám cho khoảng 60 – 80 người trong một môi trường chật hẹp và cơ sở hạ tầng trang bị rất kém? Áp lực như thế thì sơ sót là điều không thể tránh khỏi.
  5. Chúng ta cấm uống rượu, cấm sử dụng điện thoại cầm tay khi lái xe, cấm phóng nhanh vượt ẩu là những điều bắt buộc nhưng phải kèm theo sự kiểm tra nghiêm ngặt. Bên cạnh đó giáo dục công dân ý thức tôn trọng luật lệ từ nhỏ cũng sẽ quyết định số tai nạn do lưu thông hằng năm. Và đây cũng chính là điều mà tổ chức Thập niên xương khớp BJD 2001 – 2010 khuyến cáo. Bộ Y tế chưa coi trọng chăm sóc xương khớp? Sự ra đời của tổ chức Thập niên xương khớp (Bone and Joint Decade - BJD 2001–2010) đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chính khách nổi tiếng như ông Kofi Anan (nguyên Tổng thư ký Liên hiệp quốc), cựu Tổng thống George Bush, Bill Clinton… Các vị này đã ủng hộ BJD 2001-2010 ngay từ đầu thập niên 2000. Tính đến tháng 9.2009 đã có 63 chính phủ chính thức công nhận và ủng hộ tổ chức BJD 2001–2010. Một hội nghị lớn của tổ chức này mới đây cũng đã diễn ra ở khách sạn JW Mariott của điện Capitol và toà thượng viện tại thủ đô Washington D.C (Mỹ), với sự tham gia của 62 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam do PGS.TS.BS Võ Văn Thành đại diện. Mặc dù Việt Nam đã dự phần vào hệ thống chăm sóc xương khớp của tổ chức BJD 2001–2010 rất sớm nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự lên tiếng
  6. ủng hộ chính thức của bộ Y tế Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2