intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIẾN CHỨNG MẮT DO TIỂU ĐƯỜNG

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

81
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu đường là một bệnh biến dưỡng (metabolic disorder) khiến đường lên cao trong máu, làm khổ triệu triệu người trên thế giới. Trong 100 người chúng ta, có 1 người bị tiểu đường (1%). Về lâu về dài, bệnh gây những biến chứng quan trọng ở mắt, thận, thần kinh và mạch máu. Tiểu đường có 2 loại: loại 1 xảy ra sớm, trước tuổi 40, do thiếu chất “insulin” trong cơ thể, loại 2 xảy ra muộn hơn, sau tuổi 40, do các tế bào không sử dụng được chất “insulin”, dù “insulin” có sẵn đấy (“insulin”...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIẾN CHỨNG MẮT DO TIỂU ĐƯỜNG

  1. BIẾN CHỨNG MẮT DO TIỂU ĐƯỜNG Tiểu đường là một bệnh biến dưỡng (metabolic disorder) khiến đ ường lên cao trong máu, làm khổ triệu triệu người trên thế giới. Trong 100 người chúng ta, có 1 người bị tiểu đường (1%). Về lâu về dài, bệnh gây những biến chứng quan trọng ở mắt, thận, thần kinh và mạch máu. Tiểu đường có 2 loại: loại 1 xảy ra sớm, trước tuổi 40, do thiếu chất “insulin” trong cơ thể, loại 2 xảy ra muộn hơn, sau tuổi 40, do các tế bào không sử dụng được chất “insulin”, dù “insulin” có sẵn đấy (“insulin” giúp vào sự biến dưỡng chất đường, tiết bởi tuyến tụy tạng nằm ở bụng trên). Tiểu đường loại 1 gây nhiều biến chứng hơn loại 2. Trong bài này, xin bàn về các biến chứng của bệnh tiểu đường trên mắt. Hai loại tiểu đường 1 và 2 gây những tổn thương trong mắt không khác nhau mấy.
  2. Mắt ta giống một máy ảnh, thu nhận các hình ảnh sinh động của thế giới bên ngoài, giúp ta suy nghĩ và hành động sao cho thích ứng với những biến chuyển bên ngoài. Trong mắt có một màng lót đặc biệt nằm tận cùng phía sau mắt gọi là võng mạc (retina). Võng mạc hoạt động như phim của máy ảnh. Võng mạc được nối liền với thần kinh thị giác. Các hình ảnh khi vào mắt, chiếu lên võng mạc. Võng mạc thu nhận hình ảnh, và thần kinh thị giác biến các hình ảnh này thành những tín hiệu truyền về óc. Nếu phim trong máy ảnh xấu, hư, ảnh rửa ra tất nhòa, không rõ. Tương tự như vậy, nếu võng mạc bị hư hoại, các hình ảnh thu nhận trên võng mạc bị mờ. Thần kinh thị giác dù còn tốt, cũng chỉ trung thực truyền những tín hiệu mờ trên võng mạch về óc, và kết quả, ta chỉ nhìn thấy những hình ảnh mờ nhạt, không chính xác của cái thế giới muôn màu sắc quanh ta. Nếu võng mạc hư hoại nhiều quá, mắt ta không còn nhìn thấy. Khám đáy mắt (funduscopic examination) bằng một đèn khám có thể thấy võng mạc và những tổn thương do tiểu đường gây ra. Những thay đổi của mắt do tiểu đường Ở Mỹ, nơi không có chiến tranh và ít các bệnh nhiễm trùng mắt nguy hiểm, tiểu đường là nguyên nhân gây mù lòa nhiều nhất.
  3. Một người nào đó đã nói, mắt là cửa sổ của tâm hồn. Qua mắt, ta biết được tâm hồn của người có đôi mắt chăng, mắt trong đẹp, tâm hồn đẹp, mắt đục xấu, tâm hồn ngầu những tham vọng? Việc này xin nhường cho những vị “chuyên khoa tâm hồn học”, chuyên đi đọc tâm hồn người khác bằng cách... xem mắt. (Còn khi bác sĩ khám mắt cho bạn, bạn đừng lo bác sĩ tò mò, nhìn vào tâm hồn bạn). Có điều chắc chắn, mắt là cửa sổ qua đó các bác sĩ đọc được tình trạng nặng nhẹ của bệnh tiểu đường, xem căn bệnh cũng đã tàn phá các cơ quan khác hay chưa. Mắt còn tốt, chưa bị tiểu đường tàn phá, nhiều phần các cơ quan khác như thận, hệ thần kinh, mạch máu, ... cũng còn tốt. Nếu mắt đã có vấn đề do tiểu đường, các cơ quan khác hay bị tiểu đường làm hư hoại, chắc cũng đã có vấn đề. Mắt là một cơ quan tinh vi, gồm nhiều bộ phận. Trong các bộ phận của mắt, võng mạc (retina) là bộ phận tiểu đường thích phá hoại nhất. Bệnh võng mạc gây do tiểu đường được gọi “diabetic retinopathy”. Khi các mạch máu nhỏ ở võng mạc hư hoại vì tiểu đường, chúng hoặc bị tắc (closure), hoặc xì nước và máu ra ngoài (leakage), chẳng khác một ống nước bị hỏng, một là tắc, không còn dẫn được nước, hai là lủng, nước từ trong lòng ống xì ra ngoài. Mọi cơ quan đều cần các mạch máu đưa máu đến nuôi, kể cả võng mạc. Khi các mạch máu đưa máu đến võng mạc bị tắc, võng mạc thiếu máu nuôi, và có những chỗ chết đi do thiếu máu nhiều quá. Chính hiện tượng thiếu máu nuôi đưa đến sự
  4. mọc thêm bất thường, lung tung, vô tổ chức của nhiều mạch máu trong mắt, với nỗ lực cố đưa thêm máu đến nuôi mắt. Tỉ như trong một quốc gia nghèo đói quá, chính phủ không nuôi được dân, tất nhiên dân phải tự lo liệu lấy. Sự xuất hiện bất thường của những mạch máu mọc lung tung này có thể đưa đến tróc võng mạc như ta đã biết, ngoài ra, còn có thể gây tăng áp suất trong mắt (glaucoma), chảy máu cấp tính trong mắt (acute hemorrhage), và... mù. Ngược lại, khi nước và máu thoát ra khỏi lòng các mạch máu (ở các mạch máu hư hoại có thành bị lủng), chúng khiến võng mạc dày lên. Võng mạc, bị chết vì thiếu máu nuôi, hoặc dày lên vì ngập những nước và máu, xì ra từ các mạch máu bị hư, đều khiến thị giác ta suy kém, nặng quá sẽ sinh lòa. Đằng nào cũng khổ. Hai yếu tố quan trọng nhất khiến tiểu đường gây bệnh võng mạc là độ đường trong máu và thời gian ta mang bệnh tiểu đường. Đa số (60-75%) người bị tiểu đường loại 1 (loại tiểu đường xuất hiện sớm trước tuổi 40) sẽ hư hỏng võng mạc trong vòng 20 năm. Biến chứng hư hoại võng mạc do tiểu đường loại 2 thường xảy ra khoảng 5-7 năm kể từ khi tiểu đường bắt đầu xuất hiện. (Điểm đáng lưu ý là tiểu đường loại 2, ở người sau 40 tuổi, hay xuất hiện âm thầm, có khi nhiều năm sau mới khám phá ra, mà thực ra tiểu đường ở cùng ta đã nhiều năm trước). Cả hai loại tiểu đường 1 và 2 đểu có thể khiến các mạch máu ở võng mạc mọc thêm lộn xộn, vô tổ chức (proliferative retinopathy). Việc này có thể đưa đến tình
  5. trạng chảy máu trong mắt (vitreous hemorrhage) và tróc võng mạc (tractional retinal detachment: võng mạc bị tróc ra khỏi mặt giữ phía sau). Bạn cũng đoán được, võng mạc khi tróc ra khỏi vị trí của nó, thị giác ta khó mà còn. Một trong những triệu chứng của bệnh tróc võng mạc là ta thấy nhiều đom đóm bay trước mắt. Trên võng mạc có một vùng quan trọng gọi là “macula”, ghi nhận và giúp ta nhìn thấy những hình ảnh tươi đẹp của cuộc đời bên ngoài. Tiểu đường 2 phá hoại vùng này (diabetic maculopathy), nên cũng khiến thị giác của ta suy giảm rất nhiều. Khi vùng macula sưng lên do tiểu đường, ta sẽ thấy hình ảnh chung quanh không được rõ ràng, và những đường thẳng trông méo mó. Vai trò của bác sĩ chuyên khoa Mắt Vai trò của bác sĩ chuyên khoa Mắt (Ophthalmologist) là ngừa hoặc làm chậm lại tiến trình của các biến chứng gây do tiểu đường trên mắt. Muốn vậy, những bất thường phải được nhận ra thật sớm. Người có tiểu đường, cần được khám mắt hàng năm bởi bác sĩ Mắt (Ophthalmologist), d ù mắt vẫn tinh tường, không có triệu chứng gì cả.
  6. Một khi mắt đã có những tổn thương do tiểu đường khiến thị giác suy kém, sự chữa trị thường nhắm mục đích giữ cho mắt ổn định, không trở nặng hơn, giúp thị giác duy trì ở mức độ hiện tại, hơn là khiến được thị giác khá hơn, bạn xem tỏ hơn. Nếu việc này thành công, sự chữa trị giúp được thị giác không bị kém dần kém dần theo thời gian, thực ra đã là một chiến thắng vinh quang lắm lắm, trong cuộc chiến chống lại những tàn phá tất nhiên của bệnh tiểu đường trên mắt. Bác sĩ Mắt dùng tia sáng laser “Argon” để chữa các vùng võng mạc sưng, dày lên do nước và máu thoát ra từ những mạch máu hư hoại. Tia laser cũng hữu hiệu, lật ngược được thế cờ, cứu được các vùng có những mạch máu mọc thêm lộn xộn. Để chữa sưng vùng “macula”, bác sĩ Mắt dùng tia laser rất nhỏ đốt những nơi mạch máu bị rỉ ở vùng này. Để chữa những mạch máu mọc lộn xộn, bác sĩ Mắt dùng tia laser để trị những vùng võng mạc phía bên hông. Tiếc thay, với những mạch máu đã bị tiểu đường làm tắc nghẽn nơi vùng “macula”, hiện chưa có cách nào để sửa chữa, khiến lòng những mạch máu này thông trở lại. “Bác sĩ ơi, sao bác sĩ chữa tôi mãi, mà tôi chả thấy sáng hơn gì cả”. Đây là lời phàn nàn các bác sĩ Mắt hay “được” nghe nhất. Trị mắt bằng tia laser thường làm trong phòng mạch, người bệnh không phải vào bệnh viện. Nhưng khi võng mạc bị tróc hoặc chảy máu cấp tính trong mắt, lúc ấy cần chữa trong phòng mổ của bệnh viện.
  7. Hiện giờ đang có những nghiên cứu tìm các loại thuốc chích vào mắt để chữa cho võng mạc bớt sưng và làm những mạch máu mọc lộn xộn teo lại. Nhưng chính căn bệnh tiểu đường, chưa có thuốc nào chữa tuyệt cả, nên điều quan trọng là bạn đi khám bác sĩ gia đình thường xuyên, kiêng ăn và tập thể dục đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường trong máu chặt chẽ, và nếu có cả cao áp huyết, bệnh này cũng cần chữa trị cẩn thận. Nếu bạn bị tiểu đường, thời điểm tốt nhất để bạn đi khám bác sĩ Mắt là lúc thị giác của bạn còn tốt, bạn xem còn tỏ. Xin đừng chờ đến lúc mắt đã có vấn đề. Mỗi năm chỉ đi khám để thay kính mới bên ngoài, không đủ đâu, thưa bạn. Cái võng mạc bên trong biết đâu đang kêu cứu, mà ta không biết. Mắt đúng là một cửa sổ, qua đó, từ trong, ta nhìn thấy được thế giới tươi đẹp, rộng rãi bên ngoài. Nhờ vậy, tâm hồn ta thêm phong phú, rộng lượng, tránh được những phán đoán hẹp hòi, thiển cận. Đời khổ lắm nếu không có mắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1