intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bong gân

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

178
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bong gân là tổn thương các dây chằng chung quanh khớp (chủ yếu là khớp gót chân) và bao hoạt dịch, bao khớp. Dây chằng căng giãn, có thể một số sợi bị rách hay đứt... Nguyên nhân Động tác quá mạnh khi bước dài gây trượt chân ngã, khớp không trật, xương không gãy, chỉ dây chằng bị rách, bị đứt hay căng giãn ra làm sưng, đau. Bệnh cảnh lâm sàng Thường gặp nhiều ở những phụ nữ đi giày cao gót từ 5-7cm khi bước dài, xuống dốc trượt ngã. - Bong gân nhẹ thì các dây chằng quanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bong gân

  1. Bong gân Bong gân là tổn thương các dây chằng chung quanh khớp (chủ yếu là khớp gót chân) và bao hoạt dịch, bao khớp. Dây chằng căng giãn, có thể một số sợi bị rách hay đứt...
  2. Nguyên nhân Động tác quá mạnh khi bước dài gây trượt chân ngã, khớp không trật, xương không gãy, chỉ dây chằng bị rách, bị đứt hay căng giãn ra làm sưng, đau. Bệnh cảnh lâm sàng Thường gặp nhiều ở những phụ nữ đi giày cao gót từ 5-7cm khi bước dài, xuống dốc trượt ngã. - Bong gân nhẹ thì các dây chằng quanh khớp bị kéo giãn dài quá mức, có thể rách một phần mép. Dây chằng không bị đứt nên khớp vẫn đứng vững, không gây biến chứng. - Bong gân nặng dây chằng bị bong rời ra khỏi đầu xương hay dây chằng đứt đoạn nên khớp không vững. - Bệnh nhân thường đau nhiều chỗ bám dây chằng và dọc theo hướng đi của dây chằng. - Đau nhói khi căng chân ra, khi xoay bàn chân và cổ chân ra ngoài hay vào trong. - Sưng chung quanh khớp, cử động khớp hạn chế và đau ít là bong gân nhẹ.
  3. - Sưng chung quanh khớp rất nhanh, to, đau nhiều có tràn dịch khớp là bong gân nặng. Phòng ngừa - Không nên đi giày cao gót, tránh bước dài vì dễ trượt chân xuống và dễ bị chấn thương cột sống, đứt dây chằng. - Phát hiện sớm để đến bác sĩ khám và điều trị. Xử trí - Bong gân nhẹ: Ngâm vùng đau vào nước nóng 2-3 lần trong ngày, cho tập cử động sớm để máu lưu thông, tránh rối loạn dinh dưỡng. Băng cố định nhẹ khi đi lại từ gần đến xa. - Bong gân nặng: Nếu sai khớp thì phải nắn đưa vào ổ khớp, nếu bong dây chằng, đứt rời dây chằng cần gây tê tại chỗ, cố định bằng bột từ 21-30 ngày thì tháo bột, khi khớp vững nên tập đi sớm. Nếu khớp không vững thì mổ khâu lại dây chằng. Bong gân ở khuỷu, cổ tay chỉ cần nẹp bột bất động 15 ngày. - Còn nhiều thể bong gân do tai nạn giao thông: Vỡ khớp, đứt đoạn dây chằng, gãy cột sống gây bao hiểm họa. Song tuỳ tổn thương khác nhau sẽ điều trị khác nhau. Nhưng cần chủ động phòng ngừa là để tránh bị tàn phế suốt đời.
  4. BS. Hoàng Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2