BƯỚC TIẾN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
lượt xem 31
download
Bệnh Gout đã được biết đến từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên nhưng đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào được coi là chữa khỏi bệnh Gout. Bệnh Gout có liên quan đến chức năng chuyển hóa ở gan và chức năng thải trừ acid uric qua thận trong khi đó phương pháp điều trị truyền thống vẫn chỉ tập trung sử dụng nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau để giải quyết triệu chứng viêm khớp của từng đợt Gout cấp và sử dụng nhóm thuốc tăng thải hoặc giảm tổng hợp Acid uric để kiểm soát cơn Gout cấp tái phát....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BƯỚC TIẾN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
- BƯỚC TIẾN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT 29.05.2010 07:38 Những khó khăn trong điều trị Gout bằng phương pháp truyền thống Bệnh Gout đã được biết đến từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên nhưng đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào được coi là chữa khỏi bệnh Gout. Bệnh Gout có liên quan đến chức năng chuyển hóa ở gan và chức năng thải trừ acid uric qua thận trong khi đó phương pháp điều trị truyền thống vẫn chỉ tập trung sử dụng nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau để giải quyết triệu chứng viêm khớp của từng đợt Gout cấp và sử dụng nhóm thuốc tăng thải hoặc giảm tổng hợp Acid uric để kiểm soát cơn Gout cấp tái phát. Các thuốc này chỉ giải quyết được triệu chứng và lại không được phép sử dụng dài ngày vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận nên có thể làm cho bệnh tiến triển nặng hơn. Nhiều bệnh nhân Gout do thiếu hiểu biết về bệnh nên chủ quan sử dụng thuốc tùy tiện, dễ dàng tự mình thử nghiệm cả những loại thuốc không rõ nguồn gốc nên mặc dù có thể chặn được cơn đau nhưng lại không biết rằng chính những loại thuốc đó đã làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn. Bước tiến mới trong điều trị bệnh Gout Là cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam điều trị chuyên sâu về bệnh Gout, năm 2007 Viện Gút đã thành công trong việc tìm ra một số bài thuốc nguồn gốc từ thảo dược có khả năng điều trị vào nguyên nhân gây bệnh, tạo ra kết quả điều trị khác biệt so với phương pháp truyền thống. Trong khi điều trị bằng phương pháp truyền thống chỉ tạm thời giải quyết được một đợt gout cấp nhưng không ngăn được bệnh âm thầm tiến triển với các đợt Gout cấp sẽ trở lại ngày một gần nhau hơn, tình trạng bệnh sẽ ngày một nặng hơn thì sau một đợt điều trị bằng những loại thuốc này giúp tình trạng bệnh được cải thiện và ổn định lâu dài. Những hiệu quả mà các loại thuốc này mang lại được ghi nhận qua hơn 4 ngàn bệnh nhân đã điều trị tại Viện Gút trong 3 năm qua gồm : - Chức năng chuyển hóa ở gan của những bệnh nhân suy giảm chức năng gan cũng có thể được cải thiện và phục hồi. - Chức năng thận của bệnh nhân suy thận độ 1, độ 2 cũng có thể được cải thiện và phục hồi - Acid uric trong giai đoạn đầu của đợt điều trị có thể sẽ tăng lên do tinh thể muối urat tại các khớp chuyển hóa ngược lại thành acid uric để dễ dàng đào thải qua đường thận, sau một thời gian điều trị sẽ dần dần ổn định. - Các cơn Gout cấp trong thời gian đầu của đợt điều trị có thể sẽ nhiều hơn, nhưng sẽ thưa dần ra và từ từ biến mất, làm thay đổi hẳn quy luật tái phát bệnh. - Cục tophi của nhiều bệnh nhân Gout mạn tính có thể mềm ra, nhỏ lại hoặc biến mất do tinh thể muối urat chuyển thành acid uric và được đào thải qua đường tiểu. - Một ghi nhận đáng mừng cho bệnh nhân Gout bị kèm theo những bệnh như huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn mỡ máu là tình trạng những bệnh này sau một thời gian điều trị cũng được cải thiện đáng kể. Đặc biệt sau một đợt điều trị bệnh nhân Gout không còn phải quá kiêng khem mà có thể trở lại ăn uống như người bình thường.
- Các bài thuốc đã được Viện Gút lựa chọn qua tổng kết hiệu quả trên hàng ngàn bệnh nhân và đang được áp dụng rộng rãi cho bệnh nhân Gout gồm : Viên nang TP-2601 : Cải thiện chức năng chuyển hóa ở gan, cải thiện chức năng thận, tăng bài tiết acid uric qua thận, giúp ổn định acid uric máu, loại trừ tác nhân gây bệnh Gout. Có tác dụng giải phóng tinh thể muối urat lắng tụ tại các khớp thành acid uric để dễ dàng bài tiết qua thận, làm tan những cục tophi. Giúp ổn định lượng đường trong máu, ổn định lượng mỡ trong máu, ổn định huyết áp…Giúp bệnh Gout ổn định lâu dài Viên nang TP-640 : Có tác dụng cải thiện chức năng gan, thận, tăng cường tuần hoàn ngoại vi, ức chế mạnh men chuyển Xanthine Oxydase làm giảm quá trình hình thành acid uric; chống viêm, giảm đau khớp, lợi tiểu tăng đào thải acid uric. Giảm đau lưng và các trường hợp đau khớp khác không do bệnh Gout gây ra. Có hiện tượng tăng ham muốn tình dục nhẹ và tạm thời ở nam giới. Giúp bệnh Gout ổn định lâu dài. Viên nang Khang Thụy I : Hoạt huyết, trừ phong, nâng cao khả năng miễn dịch, giải độc, kháng viêm, làm tan muối urat trong các cục tophi, hỗ trợ ổn định mỡ máu, ổn định lượng đường trong máu, ổn định huyết áp. Giúp bệnh Gout ổn định lâu dài. Gút Saman : Tác dụng Giảm đau, chống viêm, tác động vào chuyển hóa cơ chất purin trong bệnh Gút nguyên phát Các sản phẩm trên đều có nguồn gốc từ thảo dược nên an toàn, dễ sử dụng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị cao nhất Viện Gút không tổ chức bán tự do trên các nhà thuốc mà đưa vào chương trình điều trị có sự phối hợp với một số loại thuốc đông dược hỗ trợ điều trị cải thiện chức năng gan, chức năng thận… Tuy nhiên Viện Gút đang đã tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân Gout ở tất cả các tỉnh thành có thể dễ dàng tham gia điều trị theo chương trình này. Lý tưởng nhất là bệnh nhân Gout đến khám trực tiếp tại các phòng khám của Viện Gút, sau đó mua thuốc về nhà điều trị trong sự theo dõi của các bác sỹ. Trường hợp không thể đến khám trực tiếp, Bệnh nhân có thể vào mục Liên hệ điền thông tin cá nhân và bệnh trạng, số điện thoại để bác sỹ chủ động gọi điện hướng dẫn bệnh nhân đi làm xét nghiệm máu, sau đó gửi kết quả cho bác sỹ Viện Gút để chỉ định phác đồ điều trị và lập hồ sơ theo dõi. Danh sách các Phòng khám của Viện Gút : PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT 98 yên Thế, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh ĐT : 08 62968626 08 62968626 Fax :0862968627 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA VIỆN GÚT - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG D22 - 23 Phố Hồng Châu, Khu du lịch sinh thái Hà Hải, Phường Lê Thanh Nghị, TP. Hải Dương Điện thoại : 0983083055 Fax : 03203861494 TẠI TP. ĐÀ NẴNG - PHÒNG KHÁM ĐA KHOA AN PHÚC Hoạt động khám và điều trị cho bệnh nhân Gout tại Đà Nẵng tạm ngưng đến hết ngày 5/8/2010 để chuyển Phòng khám từ 158 Nguyễn Thị Minh Khai về 36A Trần Phú, Quận Hải Châu. Bệnh nhân vui lòng đến khám tại địa chỉ mới. ĐT, Fax : 05113825631 DĐ :0913417699
- CÁC THUỐC CHỐNG GÚT 11.02.2010 05:45 NTIGOUT AGENTS CÁC THUỐC CHỐNG GÚT Tổng quan: Hiện nay, đã có nhiều thuốc điều trị bệnh gút cấp hoặc mạn tính, bao gồm colchicin, các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID), sulfinpyrazon, allopurinol, probebecid, corticotropin (ACTH) và các glucocorticoid. Điều trị bệnh gút bao gồm 3 khía cạnh khác nhau của bệnh: ức chế phản ứng viêm (colchicin, glucocorticoid, ACTH và NSAID), giảm sản sinh acid uric (allopurinol), và tǎng thanh thải acid uric (phenylbutazon, probenecid, sulfinpyrazon). Các thuốc lý tưởng để điều trị cơn gút cấp là colchicin và NSAID. Các glucocorticoid và ACTH được dành để điều trị cơn cấp ở những người kháng điều trị hoặc chống chỉ định dùng colchicin và các NSAID. Bệnh gút mạn tính thường được điều trị bằng các thuốc thải acid uric niệu, allopurinol hoặc liều thấp colchicin dùng hằng ngày. Lịch sử: Colchicin đã được dùng từ lâu trong điều trị viêm khớp gút cấp. Nǎm 1763, chế phẩm Colchicum autummale, loại cây chứa alkaloid colchicin, lần đầu tiên được sử dụng trong điều trị cơn gút cấp. Mãi đến nǎm 1820, người ta mới chiết xuất được colchicin từ cây này. Ngày nay, colchicin vẫn được dùng phổ biến trong điều trị bệnh gút cấp. Trong suốt thời gian mà nguồn cung cấp penicillin bị hạn chế, có nhu cầu về các thuốc giảm bài tiết penicillin qua thận. Probenecid đã được triển khai nhờ kết quả của một nghiên cứu có tổ chức. Đây là 1 trong 2 thuốc (thuốc kia là carinamid) làm giảm thanh thải penicillin qua thận. Trong lâm sàng, probenecid có hoạt tính bài tiết acid uric niệu và là thuốc điều trị gút có hiệu quả. Sulfinpyrazon được phát hiện khoảng nǎm 1960, trong khi tìm kiếm một thuốc bài tiết acid uric niệu và chống viêm ít độc nhất. Là chất chuyển hóa của phenylbutazon, sulfinpyrazon có hiệu quả rõ rệt trong việc bài tiết acid uric niệu và do đó là thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh gút mạn tính. Lịch sử của các thuốc chống viêm phi steroid bắt đầu vào giữa thế kỷ XVIII khi người ta sử dụng vỏ cây liễu điều trị sốt. Nǎm 1829, người ta chiết xuất được hoạt chất của vỏ cây liễu. Salicylat natri được sử dụng lần đầu tiên nǎm 1875 và aspirin được đưa vào điều trị chứng viêm nǎm 1899. Các thuốc chống viêm phi steroid, không phải salicylat ban đầu bao gồm indomethacin, hiện nay vẫn được dùng, và phenylbutazon, một hợp chất ít được dùng vì nguy cơ thiếu máu bất sản và mất bạch cầu hạt. Vào giữa những nǎm 1970, ibuprofen và các dẫn xuất acid propionic không độc cùng họ khác được tung ra thị trường. Có không dưới 17 thuốc riêng biệt về mặt hóa học trong nhóm này. Nếu dùng đúng, các thuốc NSAID khá ít độc khi điều trị ngắn ngày, mặc dù các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (GI) khá nổi tiếng và là một trong những phản ứng thuốc có hại hay gặp nhất khi dùng kéo dài. Để điều trị cơn gút cấp, các NSAID hay dùng nhất là indomethacin, phenylbutazon và sulindac, tuy nhiên, nhiều thuốc NSAID khác cũng có hiệu quả trong cơn gút cấp. Các thuốc khác có hiệu quả bao gồm diclofenac, ketoprofen, fenoprofen, ibuprofen, piroxicam, tolmetin, naproxen, acid meclofenamic và flurbiprofen. Vào cuối những nǎm 1970, mới đầu allopurinol được nghiên cứu như một thuốc chống ung thư. Nó tỏ ra thiếu hoạt tính chống chuyển hóa nhưng lại có hoạt tính chống gút rõ rệt. Nghiên cứu sâu hơn đã chứng minh allopurinol là một thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh gút. Các corticosteroid và ACTH được xem là những thuốc có hiệu quả điều trị cơn gút cấp vì hoạt tính chống viêm của thuốc. Do có một số tác dụng phụ, các thuốc này được dành để điều trị cơn gút cấp kháng thuốc. Cơ chế tác dụng: Các thuốc điều trị gút khác nhau tác dụng thông qua một số cơ chế khác nhau. Probenecid và sulfinpyrazon làm tǎng bài tiết acid uric niệu, trong khi, allopurinol cản trở
- sự hình thành acid uric. Probenecid và sulfinpyrazon không tác dụng trên sự hình thành acid uric. Colchicin, NSAID, corticotropin, và các corticosteroid ức chế chứng viêm phản ứng với lắng đọng tinh thể urat, do đó, giảm các triệu chứng (thí dụ: viêm khớp gút) do bệnh gút. Hoạt động của các thuốc chống viêm dùng điều trị gút khác nhau rõ rệt. Colchicin tác động bằng cách gắn với các protein vi tiểu quản và cản trở chức nǎng thoi gián phân dẫn đến giảm di cư bạch cầu, hóa ứng, bám dính và thực bào. Indomethacin và phenylbutazon có hiệu quả như colchicin trong việc giảm các triệu chứng viêm của gút. Không như indomethacin, phenylbutazon cũng có hoạt tính bài tiết acid uric niệu. Sulfinpyrazon, không giống phenylbutazon, không có đặc tính chống viêm hoặc giảm đau. Thuốc có hoạt tính thải acid uric niệu mạnh gấp 3-6 lần probenecid. Sulfinpyrazon cũng kéo dài đời sống tiểu cầu, có lợi trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim và huyết khối. Các liều dược lý của corticosteroid và ACTH làm giảm viêm do ức chế giải phóng các acid hydrolase bạch cầu, ngǎn ngừa sự tích tụ đại thực bào tại vị trí viêm, cản trở sự bám dính của bạch cầu vào thành mao mạch, giảm tính thấm màng mao mạch (nhờ đó làm giảm phù nề), giảm các thành phần bổ sung, ức chế giải phóng histamin và kinin, và cản trở sự hình thành mô sẹo. Các đặc điểm phân biệt : Các thuốc điều trị bệnh gút khác nhau về cơ chế tác dụng và các tác dụng phụ. Colchicin, loại thuốc lâu đời nhất trong nhóm thuốc này, được dùng để làm giảm các triệu chứng của cơn gút cấp và bệnh gút mạn tính nhưng có tác dụng giảm mức acid uric. Ngoài những lợi ích đối với bệnh gút, colchicin có hiệu quả trong một số chỉ định chưa chính thức như xơ gan, thoái hóa dạng tinh bột, bệnh Paget, viêm da dạng herpes, sốt Địa Trung Hải gia đình. Sulfinpyrazon là thuốc được ưa chuộng dành cho những bệnh nhân bị bệnh gút thứ phát sau liệu pháp lợi tiểu điều trị tǎng huyết áp và những người có nguy cơ bị bệnh mạch vành. Các phản ứng có hại : Tác dụng độc của colchicin liên quan tới hoạt tính chống gián phân trong các mô đang tǎng sinh như da, tóc và tủy xương. Điều trị ngắn ngày thuốc có thể gây buồn nôn/nôn và viêm dạ dày ruột xuất huyết. Điều trị lâu dài thuốc có thể gây mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản và rụng tóc. Tác dụng phụ hay gặp nhất của allopurinol là phản ứng da. ở một số trường hợp, phát ban xuất hiện tới 2 nǎm sau khi bắt đầu điều trị. Ngoài ra, việc dùng allopurinol có thể gây hội chứng ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng. Tất cả các thuốc NSAID đều gây các tác dụng phụ tương tự nhau, nhưng có một vài ngoại lệ. Những tác dụng phụ hay gặp nhất là ở dạ dày ruột, bao gồm buồn nôn, chán ǎn, đau bụng và loét. Indomethacin và phenylbutazon có những tác dụng phụ khác hạn chế việc dùng thuốc kéo dài. 30-55% số bệnh nhân dùng indomethacin bị tác dụng phụ. Hay gặp nhất là các tác dụng phụ ở dạ dày ruột và hệ thần kinh trung ương (CNS). Những tác dụng phụ trên CNS bao gồm đau đầu vùng trán dữ dội, chóng mặt, mất thǎng bằng, kém minh mẫn, lú lẫn. Điều trị phenylbutazon kéo dài gây viêm gan, viêm thận, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt và giảm lượng tiểu cầu. Tất cả các thuốc glucocorticoid, do kích thích phản hồi (feedback) tiêu cực, có thể ức chế trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA). Ngoài ra, những tác dụng phụ khác của glucocorticoid rất nổi tiếng và xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân sau khi điều trị kéo dài với liều trên mức sinh lý. Những tác dụng phụ này bao gồm: loãng xương, viêm tụy, đái đường do steroid, đục thủy tinh thể, tǎng nhãn áp, rối loạn tâm thần, bệnh nấm candida miệng và các nhiễm trùng cơ hội khác, suy giảm miễn dịch, tǎng cân và teo da. Mặc dù các corticosteroid có hiệu quả rõ rệt trong điều trị một số bệnh, việc dùng thuốc kéo dài bị hạn chế do có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Điều trị và ngăn chặn con gout cấp trong thời gian đầu mắc bệnh không khó, tuy nhiên gout là bệnh phải điều trị lâu dài vì vậy bệnh nhân không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng các
- loại thuốc trên bởi những phản ứng có hại của chúng với chức năng gan, thận, dạ dày... gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Tốt nhất bệnh nhân nên đồng hành cùng một thầy thuốc để được chỉ định điều thuốc phù hợp, điều chỉnh thuốc hợp lý và được theo dõi thường xuyên. Đảm bảo việc điều trị được an toàn, hiệu quả. Triệu chứng của gout cấp tính 22.04.2010 06:28 Có thể nói một cách tóm tắt: gout cấp tính biểu hiện bằng những đợt viêm cấp tính và dữ dội của khớp ngón bàn chân cái, cho nên còn gọi là bệnh “gout do viêm”. * Cơn viêm cấp của bệnh thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi như : - Sau một bữa ăn nhiều rượu thịt. - Sau chấn thương hoặc phẫu thuật. - Sau lao động nặng, đi lại nhiều, đi giầy quá chật. - Sau những sang chấn về tinh thần : quá xúc động, cảm động, quá căng thẳng, lo lắng… - Nhiễm khuẩn cấp. - Sau khi dùng một số thuốc như lợi tiểu nhóm chlorothiazid, tinh chất gan, vitamin B12, steroid,... Khoảng 50% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều và nóng buốt, sốt nhẹ,… * Triệu chứng cơn gout cấp tính: - Khoảng 60-70% cơn cấp biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái. - Đang đêm bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp bàn chân cái (một bên), đau dữ dội ngày càng tăng, đau không thể chịu nổi, chỉ một va chạm nhẹ cũng gây đau tăng. - Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường. - Toàn thân: sốt nhẹ, mệt mỏi, lo lắng, mắt nổi tia đỏ, khát nước nhiều, táo bón, tiểu tiện ít và đỏ. - Đợt viêm kéo dài từ vài ngày đến hai tuần (trung bình là 5 ngày), đêm đau nhiều hơn ngày, viêm nhẹ dần, đau giảm, phù bớt, da tím dần, hơi ướt; ngứa nhẹ rồi bong vẩy và khỏi hẳn, không để lại dấu vết gì ở chân. Bệnh có thể tái phát vài lần trong một năm (vào mùa xuân hoặc mùa thu). * Xét nghiệm và X quang : - Chụp X quang không có gì thay đổi so với bình thường. - Xét nghiệm : acid uric máu tăng trên 7mg% (trên 416,5 micromol/l), bạch cầu tăng, tốc độ máu tăng, chọc dịch ở nơi viêm có thể thấy tinh thể urat nằm trong bạch cầu, nhưng cũng có khi acid uric trong máu không tăng.
- * Thể lâm sàng : - Thể lâm sàng theo vị trí : + Ngoài vị trí khớp bàn ngón chân cái chiếm 60-70%, các vị trí khác ở bàn chân đứng hàng thứ hai như cổ chân, các ngón chân, sau đó là khớp gối, rất ít khi thấy ở chi trên. + Thể đa khớp (từ 5-10%): bệnh nhân sốt, sưng đau lần lượt từ khớp này sang khớp khác, rất dễ nhầm với thấp khớp cấp. - Thể theo triệu chứng và tiến triển: + Thể tối cấp: sưng tấy dữ dội, đau nhiều, sốt cao dễ nhầm với viêm khớp do vi khuẩn. + Thể nhẹ kín đáo: chỉ mệt mỏi, không sốt, đau ít, thường bị bỏ qua. + Thể kéo dài: thời gian kéo dài, diễn biến từ khớp này sang khớp khác. Điều trị cơn gout cấp tính 22.04.2010 06:48 Thuốc điều trị đợt gout cấp là thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng. - Thuốc chống viêm không steroid: Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị đợt gout cấp ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi và người có bệnh kèm theo, cần thận trọng, cân nhắc khi dùng, chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn và với liều thấp. Thuốc cần tránh dùng đối với bệnh nhân bị bệnh thận, viêm loét dạ dày, tá tràng hay bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông. - Colchicin : là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal, là thuốc điều trị Gout lâu đời nhất. Người ta đã sử dụng chiết xuất từ loại cỏ này để điều trị gout từ 600 năm trước công nguyên. Do thuốc có ái lực đặc biệt với bạch cầu đa nhân trung tính nên nó làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể muối urat và do đó làm ngừng sự tạo thành các acid lactic, giữ cho độ pH tại chỗ được bình thường, bởi vì độ pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể urat mononatri kết tủa tại các mô ở khớp. Thuốc không có tác dụng lên sự thải trừ acid uric theo nước tiểu cũng như lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của acid uric hay urat nên không làm thay đổi nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đứng đầu là các rối loạn dạ dày, ruột như tiêu chảy, nôn, đau bụng. Hiếm gặp hơn là các phản ứng dị ứng da, rụng tóc, các bệnh cơ. Việc dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới suy tủy xương. - Corticosteroid : Trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng. Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát Mục tiêu điều trị dự phòng cơn gout cấp là giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế được các cơn gout tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính.
- - Colchicin : Được sử dụng lần đầu năm 1936 để dự phòng cơn gout cấp tái phát nhưng không dự phòng được lắng đọng urat về sau hay sự phát triển các hạt tophi. - Các thuốc hạ acid uric máu: Có nhiều loại thuốc hạ acid uric máu. Tùy theo cơ chế tác dụng của thuốc tác động vào khâu nào của quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể mà người ta chia ra 3 nhóm: Nhóm ức chế tổng hợp, nhóm tăng thải và nhóm làm tiêu acid uric. Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát 22.04.2010 06:51 Nguyên tắc điều trị - Chống viêm khớp trong các đợt cấp. - Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng. - Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì… - Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu. - Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận. Điều trị cơn gout cấp tính Thuốc điều trị đợt gout cấp là thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng. - Thuốc chống viêm không steroid: Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị đợt gout cấp ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi và người có bệnh kèm theo, cần thận trọng, cân nhắc khi dùng, chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn và với liều thấp. Thuốc cần tránh dùng đối với bệnh nhân bị bệnh thận, viêm loét dạ dày, tá tràng hay bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông. - Colchicin : là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal, là thuốc điều trị Gout lâu đời nhất. Người ta đã sử dụng chiết xuất từ loại cỏ này để điều trị gout từ 600 năm trước công nguyên. Do thuốc có ái lực đặc biệt với bạch cầu đa nhân trung tính nên nó làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể muối urat và do đó làm ngừng sự tạo thành các acid lactic, giữ cho độ pH tại chỗ được bình thường, bởi vì độ pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể urat mononatri kết tủa tại các mô ở khớp. Thuốc không có tác dụng lên sự thải trừ acid uric theo nước tiểu cũng như lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của acid uric hay urat nên không làm thay đổi nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đứng đầu là các rối loạn dạ dày, ruột như tiêu chảy, nôn, đau bụng. Hiếm gặp hơn là các phản ứng dị ứng da, rụng tóc, các bệnh cơ. Việc dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới suy tủy xương. - Corticosteroid : Trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng.
- Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát Mục tiêu điều trị dự phòng cơn gout cấp là giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế được các cơn gout tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính. - Colchicin : Được sử dụng lần đầu năm 1936 để dự phòng cơn gout cấp tái phát nhưng không dự phòng được lắng đọng urat về sau hay sự phát triển các hạt tophi. - Các thuốc hạ acid uric máu: Có nhiều loại thuốc hạ acid uric máu. Tùy theo cơ chế tác dụng của thuốc tác động vào khâu nào của quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể mà người ta chia ra 3 nhóm: Nhóm ức chế tổng hợp, nhóm tăng thải và nhóm làm tiêu acid uric. Điều trị gout mạn tính Mục tiêu điều trị gout mạn tính là điều trị giảm acid uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển. Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,...). Triệu chứng của gout mạn tính 22.04.2010 06:32 Gout mạn tính biểu hiện bằng dấu hiệu nổi các cục u (tôphi) và viêm đa khớp mạn tính, do đó còn được gọi là “gout lắng đọng”. Gout mạn tính có thể tiếp theo gout cấp tính. Nhưng phần lớn là bắt đầu từ từ tăng dần không qua các đợt cấp. * Triệu chứng lâm sàng ở khớp: - Nổi u cục (tophi): là hiện tượng lắng đọng urat ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch, đầu xương, sụn... + Vị trí: u cục (tôphi) thấy ở trên các khớp bàn ngón chân cái, các ngón khác, cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay và đốt ngón gần, có một vị trí rất đặc biệt là trên sụn vành tai. Chưa thấy ở háng, vai và cột sống. + Tính chất: kích thước to nhỏ không đồng đều, từ vài milimet đến nhiều centimet đường kính, lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, không di động do dính vào nền ở dưới, không đối xứng (2 bên) và không cân đối, ấn vào không đau, được bọc bởi một lớp da mỏng, phía dưới thấy cặn trắng như phấn, đôi khi da bị loét và dễ chảy nước vàng và chất trắng như phấn. - Viêm đa khớp: Các khớp nhỏ và nhỡ bị viêm là bàn ngón chân và tay, đốt ngón gần, cổ tay, gối, khuỷu, viêm có tính chất đối xứng, biểu hiện viêm thường nhẹ, không đau nhiều, diễn biến khá chậm, các khớp háng, vai và cột sống không bị tổn thương. - Biểu hiện ngoài khớp : + Urat có thể lắng đọng ở thận dưới hai hình thức : Lắng đọng rải rác ở nhu mô thận: hoặc không thể hiện triệu chứng gì, chỉ phát hiện qua giải phẫu bệnh, hoặc gây viêm thận bể thận.
- Gây sỏi đường tiết niệu: sỏi acid uric ít cản quang, chụp thường khó thấy, phát hiện bằng siêu âm, chụp U.I.V. Sỏi thận dễ dẫn tới viêm nhiễm, suy thận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tiên lượng của bệnh. + Urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như: Gân, túi thanh dịch, có thể gây đứt hoặc chèn ép thần kinh (hội chứng đường hầm). Ngoài da và móng tay móng chân: thành từng vùng và mảng dễ nhầm với bệnh ngoài da khác (vẩy nến, nấm). Tim: urat có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim, có khi cả van tim nhưng rất hiếm. * Xét nghiệm và X quang: - Xét nghiệm: + Tốc độ lắng máu tăng trong đợt tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm khác không có gì thay đổi. + Acid uric máu tăng trên 7mg% (trên 416 micromol/l). + Acid uric niệu/24h: bình thường từ 400-450mg, tăng nhiều trong gout nguyên phát; giảm rõ với gout thứ phát sau bệnh thận. + Dịch khớp có biểu hiện viêm rõ rệt (lượng muxin giảm, bạch cầu tăng nhiều). Đặc biệt thấy những tinh thể urat monosodic nằm trong hoặc ngoài tế bào. + X quang: Dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là khuyết xương hình hốc ở các đầu xương, hay gặp ở xương đốt ngón chân, tay, xương bàn tay, chân, đôi khi ở cổ tay, chân, khuỷu và gối. Khuyết lúc đầu ở dưới sụn khớp và vỏ xương, như phần vỏ được thổi vào, bung ra (hình lưỡi liềm), khe khớp hẹp rõ rệt. Sau cùng hình khuyết lớn dần và tạo nên hình hủy xương rộng xung quanh có những vết vôi hoá. Nếu bệnh tiến triển lâu có thể thấy những hình ảnh thoái hóa thứ phát (hình gai xương). ĐIỀU TRỊ GOUT MẠN TÍNH 22.04.2010 06:53 Nguyên tắc điều trị - Chống viêm khớp trong các đợt cấp. - Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng. - Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì… - Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu. - Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận. Điều trị gout mạn tính
- Mục tiêu điều trị gout mạn tính là điều trị giảm acid uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển. Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,...). CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN GOUT 28.03.2010 20:22 Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là acid uric. Một trong những biện pháp phòng chống acid uric trong máu tăng cao là dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purin và có công dụng tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu. Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho người bị bệnh Gout : Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh. Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt... Một số thực phẩm có lợi cho bệnh nhân Gout: Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột mỗi ngày dùng 1,5kg, chia thành 3-4 bữa. Nếu ăn rau xanh mỗi ngày 1,5kg chia thành nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm. Rau cần: cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày. Súp lơ: là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao. Dưa chuột (Dưa leo): là loại rau kiềm tính. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết tích acid uric qua đường tiết niệu.
- Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính, và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút. Cà: cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định. Cải bắp: là loại rau hầu như không có nhân purin, Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng "bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc" nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao. Củ cải: tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin. Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin. Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu. Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt. Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính. Đậu đỏ: còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút. Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính. Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin. Sữa bò: là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mãn tính. GOUT, CẦN ĐIỀU TRỊ SỚM! 24.01.2010 02:19 Bs Nguyễn Hồng Thu GĐ Viện Gút Gout tuy không phải là một căn bệnh gây chết người nhưng những biến chứng của bệnh thì rất phức tạp và nguy hiểm. Trên 20% trong tổng số 15 ngàn bệnh nhân đã khám và điều trị tại Viện Gút từ năm 2007 đến nay có thời gian mắc bệnh từ 5 năm, 10 năm và trên 20 năm với nhiều
- mức độ bệnh trầm trọng khác nhau. Nhẹ thì bắt đầu nổi u, cục tophi, nặng thì chân, tay đã bị biến dạng. Có rất nhiều bệnh nhân gout bị kèm theo các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu và đặc biệt là suy thận. Bệnh gout thường gặp ở đàn ông, nhất là ở những người thường xuyên ăn thức ăn giàu đạm, uống nhiều rượu, bia... Bệnh khởi phát cấp tính, thường vào nửa đêm gần sáng, với biểu hiện sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội và đột ngột ở một khớp (không đối xứng). Thường gặp nhất ở ngón chân cái, kế đó là khớp cổ chân, khớp bàn chân, các ngón chân khác, khớp gối, các khớp ở bàn tay, khuỷu tay và các vùng gần khớp... Hậu quả của các đợt viêm khớp gout cấp gây ra những cơn đau kinh hoàng cho bệnh nhân. Tuy nhiên những đợt viêm cấp rầm rộ nhưng cũng chỉ kéo dài khoảng 5 ngày rồi hết, không để lại di chứng gì tại khớp. Khi bệnh đã chuyển sang mãn tính sẽ xuất hiện nhiều cục tophi quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, gây tàn phế; sỏi hệ tiết niệu đặc biệt là sỏi thận, nguy hiểm hơn cả là suy chức năng thận, đây là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ của các bệnh nhân gout. Từ năm 2007 đến nay, Viện Gút đã và đang triển khai chương trình “Bác sĩ đồng hành cùng bệnh nhân điều trị bệnh gout”, điều trị hiệu quả bằng đông và tây y kết hợp cho bệnh nhân gout, kể cả bệnh nhân gout mãn tính. Tổng kết hơn 4.000 bệnh nhân trong cả nước điều trị ngoại trú theo chương trình này, đã phát hiện một số nguyên nhân làm cho bệnh gout khó điều trị và dễ biến chứng như: - Thói quen tùy tiện khi sử dụng thuốc của nhiều bệnh nhân, gặp ai giới thiệu thuốc gì cũng uống kể cả những loại thuốc không rõ nguồn gốc, trong đó nhiều loại giảm đau nhanh nhưng có thể có thành phần độc hại, sử dụng lâu ngày gây nguy hiểm cho sức khỏe. - Nhiều bệnh nhân thường nôn nóng khi điều trị, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. - Trong quá trình điều trị nhiều bệnh nhân không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gout vẫn tiếp tục ăn nhậu nên việc điều trị không có tác dụng. - Sau lần đầu lên cơn gout cấp thường phải vài tháng sau hoặc vài năm sau mới tái phát tiếp cơn đau nên bệnh nhân thường hay chủ quan cho rằng bệnh đã hết, không quan tâm điều trị và điều chỉnh chế độ sinh hoạt để bệnh tiến triển nhanh. Vì vậy khi phát hiện có những biểu hiện bị bệnh gout, nhất là ở những người thường xuyên ăn nhậu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị sớm tránh để bệnh chuyển sang mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn