intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bước đọc phim XQuang ngực thẳng

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

907
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. CÁC BƯỚC ĐỌC PHIM XQ NGỰC THẲNG 1. Kiểm tra hành chính (tên, tuổi, giới, ngày giờ chụp). 2. Đánh giá phim - Tư thế bệnh nhân - Hít vào đủ sâu - Hình rõ nét - Cân xứng - Cường độ tia 3. Bộ xương và mô mềm thành ngực 4. Màng phổi 5. Nhu mô phổi - Khí quản - Phế quản - Phế nang .- Mô kẽ - Mạch máu phổi 6. Rốn phổi 7. Trung thất 8. Tim và các mạch máu lớn 9. Vòm hoành 10. Ghi nhận khác. 11. Kết luận II. PHÂN TÍCH MỘT...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bước đọc phim XQuang ngực thẳng

  1. Các bước đọc phim XQuang ngực thẳng XQ NGỰC THẲNG I. CÁC BƯỚC ĐỌC PHIM XQ NGỰC THẲNG 1. Kiểm tra hành chính (tên, tuổi, giới, ngày giờ chụp). 2. Đánh giá phim - Tư thế bệnh nhân - Hít vào đủ sâu - Hình rõ nét - Cân xứng - Cường độ tia 3. Bộ xương và mô mềm thành ngực 4. Màng phổi 5. Nhu mô phổi - Khí quản - Phế quản - Phế nang
  2. - M ô kẽ - Mạch máu phổi 6. Rốn phổi 7. Trung thất 8. Tim và các mạch máu lớn 9. Vòm hoành 10. Ghi nhận khác. 11. Kết luận II. PHÂN TÍCH MỘT PHIM XQ NGỰC THẲNG 1. Hành chính: XQ ngực thẳng của bệnh nhân________________sinh năm_________________Nam/Nữ, được chụp vào lúc_________________ngày___tháng___năm____ 2. Đánh giá phim: BN được chụp ở tư thế________, hít vào đủ sâu, cân xứng, cường độ tia đạt tiêu chuẩn. * Tư thế đứng * Đốt sống cổ có hình dấu ^
  3. * 2 xương bả vai tách khỏi 2 phế trường * Có hình ảnh bóng hơi dạ dày * Các sụn sườn hướng xuống * Hít vào đủ sâu * Đỉnh vòm hoành phải ở dưới cung sau xương sườn 10. * Đếm được 9 – 10 cung sườn sau, 6 – 7 cung sườn trước * Cân Xứng * 2 xương đòn đối xứng qua đường giữa. * Cường độ tia đạt tiêu chuẩn * Thấy rõ sự tương phản giữa xương và mô mềm xung quanh * Thấy rõ các đốt sống từ D4 trở lên, D5 trở xuống không thấy rõ * Thấy được mạch máu sau bóng tim * Nếu thấy các đốt sống từ D5 trở xuống thì tia hơi cứng. 3. Bộ xương và mô mềm thành ngực * Bô xương: Quan sát tất cả các xương trên phim từ trên xuống dưới. Chú ý có cong vẹo cột sống, các KLS có giãn rộng
  4. * Mô mềm: Chủ yếu xem có tràn khí dưới da + Nhiều vệt sáng rải rác khắp phế trường + Thấy rõ cơ ức đòn chũm + Thấy rõ các thớ cơ ngực lớn 4. Màng phổi * Bình thường không thấy được trên phim. a) Dày dính : dải mờ bên ngoài nhu mô phổi, sát các cung sườn. Chú ý: dày dính phế mạc mỏng 2 đỉnh phổi ở người > 50 tuổi được xem là bình thường. Phân biệt với K màng phổi: dày dính bờ nham nhở, có dấu hiệu xâm lấn, thường có tràn dịch đi kèm. Dày dính màng phổi tại đáy phổi  làm tù góc sườn hoành. b) Tràn dịch màng phổi: + Thể tự do: o Chụp đứng: vùng mờ đồng nhất xóa bờ vòm hoành, có đường cong Damoiseau Lượng ít: Mờ góc sườn hoành (>175 ml) Lượng nhiều: < 2/3 phế trường o Chụp nằm: Mờ lan tỏa phế trường, không thấy rõ nhu mô và mạch máu phổi
  5. + Thể khu trú + Thể hoành (thể dưới phổi): Không có đường cong Damoiseau o Bên trái: đáy phổi cao, khoảng cách đáy phổi – túi hơi dạ dày > 1,5 cm o Bên phải: đáy phổi cao, đỉnh vòm hoành giả lệch ra ngoài. Nếu nghi ngờ TDMP mà chụp đứng không rõ cho chụp nằm nghiêng về bên nghi ngờ. c) Tràn khí màng phổi: + Thấy được màng phổi tạng + Bên ngoài màng phổi tạng là một vùng rất sáng, không có bong mạch máu, không có nhu mô + Nhu mô bị co rút lại + Trung thất bị đẩy lệch. + Nghi ngờ TKMP, cho chụp thì thở ra 5. Nhu mô phổi a) Khí quản + Chia đôi. Góc chia ở D5 # 450 – 700. Nếu > 750 thì nghi ngờ có lớn nhĩ trái + Xem có bị kéo lệch (xẹp phổi, xơ phổi, tràn khí màng phổi)
  6. b) Phế quản + Giãn phế quản: hình đường ray, tổ ong, ngón tay đeo găng. + K phế quản: nốt mờ đơn độc, bờ không đều, d thường lớn hơn 3 cm + nếu có hoại tử, cho hình ảnh mực nước hơi kết luận ngay ? c) Phế nang + Tổn thương phế nang thường có dạng nốt hợp thành đám, đường kính nổt # 0.5 cm. + Đông đặc nhu mô: vùng mờ đồng nhất không có bóng mạch máu (viêm phổi) + Phù phổi cấp: đám mờ hình cánh bướm tập trung quanh rốn phổi. Chú ý phù phổi cấp có thể chỉ xảy ra tại một bên. + Lao phổi: thường ở đỉnh phổi o Sơ nhiễm: hình ảnh đông đặc + lớn hạch trung thất lao sơ nhiễm luôn có thâm nhiễm vệ tinh o Tái nhiễm: có hình ảnh đông đặc + đóng vôi/xơ phổi. Chú ý bình thường 2 đỉnh phổi có thể mờ do bóng cơ ức đòn chũm nhưng mờ như nhau. Nếu một bên mờ hơn bên kia nghĩ đến lao. Nếu có thâm nhiễm ở đỉnh phổi  đề nghị chụp tư thế đỉnh ưỡn (trong tư thế đỉnh ưỡn, không đọc bóng tim).
  7. + Abces phổi: thường chỉ phát hiện được trên XQ khi có hình ảnh mực nước hơi trong 1 hang. Giai đoạn đầu có hình ảnh đông đặc nhu mô. d) Mô kẽ: + Khí phế thũng: 1 vùng tăng sáng, không có mạch máu hoặc mạch máu rất thưa thớt trong nhu mô. + Dạng bóng mờ: bờ rõ, không có hình ảnh khí phế quản, thường có dạng kính. + Dạng đường: phù mô kẽ + Nhiều nốt mờ rải rác 2 phế trường (có thể chỉ ở 1 bên)  K di căn (h/a thả bóng) o Nếu các nốt mờ có hoại tử cho hình ảnh mực nước hơi  K phế quản dạng tế bào vẩy o Nếu các nốt mờ có đóng vôi  osteosarcoma hoặc chondrosarcoma di căn phổi. + Xơ phổi: những vệt mờ đậm độ cao ( cao >> mạch máu) chạy không theo hướng nhất định, có thể co kéo khí quản nếu xơ nhiều vùng gần khí quản. Phân biệt mạch máu đậm độ kém hơn, chia nhánh dần dần. + Viêm phổi thùy: đông đặc nhu mô hoặc thâm nhiễm mô kẽ tại 1 thùy / phân thùy. + Phế quản phế viêm: đông đặc nhu mô hoặc thâm nhiễm mô kẽ dưới dạng nhiều
  8. nốt mờ rải rác 2 phổi. e) Mạch máu: + Phân bố tuần hoàn phổi tuân theo quy luật1/3: Số lượng và khẩu kính mạch máu ở 1/3 dưới > 1/3 giữa > 1/3 trên và 1/3 trong > 1/3 giữa > 1/3 ngoài. + Chỉ số Wojjwickz: ; D: đường kính đm phổi, D’: đường kính phế quản chính đi kèm + Khi có giảm thông khí tại một vùng hoặc 1 bên phổi sẽ có hiện tượng tái phân bố sang phổi còn thông khí tốt, thường gặp trong xơ phổi nặng, xẹp phổi, khí phế thũng, tràn khí màng phổi… + Bình thường không thấy bóng mạch máu ở 1/3 ngoài 2 phế trường  nếu có thì nghi ngờ bệnh lý. + Quy luật 1/3 chỉ đúng khi chụp ở tư thế đứng hoặc tư thế Fowler. + Tăng tuần hoàn phổi chủ động: o Thân động mạch phổi (P) và (T) có D tăng, W > 1,03 (P) và 1,4 (T) o Mất quy luật 1/3: khẩu kính mạch máu ở vùng đỉnh = vùng đáy. o Có sự hiện diện của các nhánh động mạch ở 1/3 ngoài. o Mật độ nhu mô phổi tăng. o Nguyên nhân: bệnh tim bẩm sinh (ASD, VSD, PDA (chưa đảo shunt), chuyển vị
  9. đại động mạch, dò động mạch chủ - động mạch phổi) + Tăng tuần hoàn phổi thụ động: {thực sự không phải tăng số lượng mạch máu mà là hình ảnh của dịch thoát vào mô kẽ  phế trường mờ. o Tăng áp tĩnh mạch phổi:  Tái phân bố tuần hoàn tĩnh mạch các thùy trên.  Khẩu kính mạch máu vùng đỉnh gấp đôi vùng đáy.  Nguyên nhân: • Hẹp van 2 lá. • Hở van 2 lá. • Suy tim (T) • U trung thất chèn ép tĩnh mạch phổi • Khí phế thũng khu trú vùng đáy. • Xẹp phổi vùng đáy, TDMP vùng đáy. o Tăng áp động mạch phổi:  Nguyên nhân • ASD, VSD, PDA (đã đảo shunt)(hội chứng Eissenmenger) • Thuyên tắc động mạch phổi • Xơ phổi nặng.
  10.  Chú ý • ASD, VSD: quai ĐMC < ĐMP. • PDA: quai ĐMC = 7/10 ĐMP. 6. Rốn phổi: * Bình thường rốn phổi (T) cao hơn rốn phổi (P) 1 – 2 cm * Chủ yếu xem có hạch phì đại (bờ đa cung), lao, K di căn hạch, viêm. * Đóng vôi hạch: Lao cũ 7. Trung thất: * Chủ yếu xem có: + Hạch phì đại : Lao, K, viêm. + Mở rộng: bướu giáp thong, phình bóc tách động mạch chủ ngực… + Khối choán chỗ: khi chụp nằm trung thất mở rộng + Tràn khí trung thất: những vệt sáng dọc cột sống cổ, dọc rốn phổi  thấy mp tạng * Nếu có bóng mờ: dựa vào quy tắc xóa bờ, dấu tảng băng để xác định vị trí * Mọi bóng mờ trên phim thẳng đều phải được khảo sát trên phim nghiêng. 8. Tim và các mạch máu lớn
  11. * Chỉ số tim – lồng ngực bình thường # 0.5 – 0.55 * Bình thường bờ (T) tim đi dốc xuống. * Quai động chủ bình thường: + > 50 t : d < 40 cm + 40 – 50 t : d < 30 cm + < 40 t : d < 25 cm * Chỉ số tim – lồng ngực > 0,55: bóng tim to (cần chú ý xem bn hít vào đủ sâu hay chưa) a) Dày thấy trái + Mỏm tim chếch lên. + Bờ trái tim đi lài ra. b) Giãn thất trái: + Mỏm tim chúi xuống + Bờ tim trái lài ra. c) Lớn thất phải: + Mỏm tim chếch lên nhiều.
  12. d) Lớn nhĩ trái: + Rộng góc phế quản gốc ( > 700) + Phế quản gốc (T) lên cao + Bờ trái có 4 cung (lớn tiểu nhĩ trái). + Dấu hiệu bờ đôi ở cung dưới phải. e) Tràn dịch màng ngoài tim: + Bóng tim to, hình lọ nước, hình củ hành. + Góc tâm hoành nhỏ. + Bờ tim không rõ. + Tĩnh mạch chủ trên giãn lớn (bình thường khó thấy tĩnh mạch chủ trên do chồng hình với cốt sống) f) Cung động mạch chủ bung rộng: + Do tăng huyết áp, xơ vữa + Khoảng cách giữa bờ ngoài quai ĐMC và đường giữa cột sống tăng lên + Có thể có đóng vôi cung động mạch chủ. g) hẹp eo động mạch chủ: + Lớn thất trái.
  13. + Cung ĐMC hình số 3. + Bờ dưới các cung sườn nham nhở. + Các cung trước xương sườn bị khuyết. 9. Vòm hoành: * Bình thường vòm hoành phải cao hơn vòm hoành trái 1 khoảng liên sườn * Vòm hoành phải thấp hơn VHT: + Khí phế thũng đáy phổi phải + Xẹp đắy phổi trái + Dày dính màng phổi đáy phổi (T) + Vòm hoành trái lên cao do: o Liệt (u phổi, u trung thất chèn ép TK hoành (T)) o Bướu cơ hoành trái. 10. Ghi nhận khác: 11. Kết luận:
  14. *** Một thuật ngữ mà các bạn sinh viên, thậm chí là một số giảng viên và trong các sách vẫn thường dùng từ sai là “khí phế thủng”, tên đúng của thuật ngữ này là “khí phế thũng”. “Thũng” ở đây nghĩa là “ứ trệ”, khí phế thũng là một bệnh mà các phế nang bị giãn ra và không thể hồi phục được, bệnh nhân thường hít vào thì dễ mà thở ra thì khó, do đó khí bị ứ lại tại các phế nang này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0