intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế trong lĩnh vực thuế tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT) tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp định tính và định lượng với phần mềm SPSS và AMOS dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, dữ liệu được thu thập từ 441 NNT và đại diện nộp thuế trong khu vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế trong lĩnh vực thuế tại Việt Nam

  1. 9. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ TUÂN THỦ TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG LĨNH VỰC THUẾ TẠI VIỆT NAM DETERMINANTS OF TAXPAYERS' VOLUNTARY TAX COMPLIANCE ATTITUDE IN VIETNAM ThS. Trần Thị Thùy Trang* *Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT) tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp định tính và định lượng với phần mềm SPSS và AMOS dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, dữ liệu được thu thập từ 441 NNT và đại diện nộp thuế trong khu vực. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố xã hội, cá nhân, thể chế, nhân khẩu học và kinh tế đều có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ tuân thủ tự nguyện của NNT. Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giúp cơ quan thuế hiểu rõ hơn về thái độ tuân thủ của NNT và xây dựng chính sách thuế hiệu quả hơn, từ đó đạt mục tiêu tăng nguồn thu thuế để hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước. Từ khóa: thái độ, tuân thủ tự nguyện, Thuế, tuân thủ Thuế, Việt Nam. Abstract This study aims to identify factors affecting the voluntary compliance attitude of taxpayers in Vietnam. Using a mixed research method combining qualitative and quantitative methods with SPSS and AMOS software based on the SEM linear structural model, data were collected from 441 taxpayers and tax representatives in the region. The analysis results show that social, personal, institutional, demographic, and economic factors all have a significant impact on the voluntary compliance attitude of taxpayers. Based on these results, the study proposes solutions to help tax authorities better understand taxpayers' compliance attitudes and develop more effective tax policies, thereby achieving the goal of increasing tax revenue to support the country's economic development. Keywords: attitude, voluntary compliance, Taxation, Tax compliance, Vietnam. JEL Classifications: H20, H27, H29. 1. Giới thiệu Thuế đóng vai trò thiết yếu không chỉ trong việc cung cấp nguồn tài chính cho các dịch vụ công ích của nhà nước mà còn là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, mức thu thuế phụ thuộc nhiều vào sự tự giác và cam kết của người nộp thuế (NNT). Ở các quốc gia đang phát triển, vấn đề quản lý yếu kém và hệ thống thuế thiếu công bằng có thể dẫn đến 1
  2. bất ổn kinh tế. Tình trạng thiếu tuân thủ thuế tự nguyện thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhân khẩu học, cá nhân, xã hội và thể chế. Từ ngày 01/7/2007, Luật Quản lý Thuế đã đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng trong hệ thống Thuế Việt Nam. Cho phép NNT tự khai, tự tính và tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước, nhằm nâng cao tính tự chủ và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Theo số liệu từ Tổng cục Thuế (2024), tổng thu ngân sách nhà nước trong bốn tháng đầu năm 2024 ước đạt 640.298 tỷ đồng, tương đương 43% so với dự toán và tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023. Số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra và kiểm tra đạt 9.956 tỷ đồng, tương đương 57,7% so với cùng kỳ. Tổng số thuế nộp vào ngân sách là 1.704 tỷ đồng, bằng 56,8% số tăng thu qua thanh tra kiểm tra. Mặc dù, có sự gia tăng trong thu ngân sách, Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển vẫn gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa doanh thu thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này đóng góp thêm bằng chứng khoa học về thái độ tuân thủ thuế tự nguyện của NNT tại Việt Nam, nhằm cung cấp cơ sở cho các chính sách cải cách thuế hiệu quả hơn. 2. Tổng quan nghiên cứu Theo James và Alley (2002), tuân thủ thuế đơn giản là mức độ NNT thực hiện nghĩa vụ thuế theo Luật định. OECD (2004) nhấn mạnh, nghĩa vụ này bao gồm nộp tờ khai đúng hạn, khai báo chính xác và nộp thuế đúng thời gian. Bayer và Sutter (2009) cho rằng, sự quan tâm của NNT thường tập trung vào thuế suất hơn là hình phạt, gây ra mối lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách về chi phí thực thi. Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) xác định, tuân thủ thuế của doanh nghiệp là việc thực hiện nghĩa vụ thuế một cách tự nguyện và đúng hạn. Đặng Thị Bạch Vân (2014) cho rằng, việc đo lường mức độ tuân thủ thuế quan trọng hơn việc xác định các yếu tố tác động đến hành vi trốn thuế. Bùi Ngọc Toản (2017) chỉ ra bảy yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế: đặc điểm cơ quan thuế, chính sách và pháp luật về thuế, tâm lý doanh nghiệp, hoạt động doanh nghiệp, đặc điểm ngành, yếu tố kinh tế và xã hội. Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ tự nguyện của NNT tại Việt Nam như sau: Xã hội, Áp lực từ thuế, Thể chế, Nhân khẩu học, Kinh tế, Trình độ nhân viên kế toán và Nhận thức của nhà quản lý. Từ tổng quan nghiên cứu, mô hình đề xuất như sau: 2
  3. H1+ Xã hội H2+ Áp lực từ thuế Thể chế H3+ H7 Thái độ tuân + thủ thuế H4+ Nhận thức của Nhân khẩu học nhà H5+ quản lý Kinh tế Trình độ nhân viên H6+ kế toán Các giả thuyết nghiên cứu: Biến độc lập: H1: Xã hội (XH) H2: Áp lực từ thuế (AL) H3: Thể chế (TC) H4: Nhân khẩu học (NKH) H5: Kinh tế (KT) H6: Trình độ nhân viên kế toán (TD) Biến trung gian: Nhận thức của nhà quản lý (NT) Biến phụ thuộc: Thái độ tuân thủ thuế (TĐ) 3. Phương pháp, dữ liệu và mô hình nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế. Một bảng câu hỏi bán cấu trúc được thiết kế để khảo sát các yếu tố này. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS và AMOS dựa trên mô hình SEM. Trước khi hoàn thiện, bảng câu hỏi được điều chỉnh thông qua phỏng vấn sơ bộ với chuyên viên kế toán doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác và phù hợp. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 550 phiếu khảo sát gửi đến 275 doanh nghiệp và nhận được 441 phiếu hợp lệ. Sau khi kiểm định các giả thuyết, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất để làm cơ sở cho các giải pháp tiếp theo. 3.3. Mô hình nghiên cứu Bảng 1. Diễn giải các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu 3
  4. Khái Tên biến quan sát Nguồn Thang đo niệm tham khảo XH1. Vị thế xã hội của NNT thúc đẩy tuân thủ thuế Likert 1-5 tự nguyện hiệu quả. XH2. Công bằng trong chính sách thuế thúc đẩy Xã hội Likert 1-5 Thuý (2009) hành vi tuân thủ thuế tự nguyện. XH3. Xử phạt nghiêm trốn thuế nâng cao thái độ Likert 1-5 tuân thủ tự nguyện. AL1. Áp dụng quy định thuế ưu tiên giúp khai báo Likert 1-5 và quyết toán thuận lợi. AL2. Quy định xác định thuế và lợi nhuận khi kiểm Likert 1-5 Áp lực từ tra. Haseldine thuế AL3. Doanh nghiệp né tránh chuẩn mực kế toán do (2003) Likert 1-5 áp lực thuế. AL4. Người lập báo cáo tài chính phục vụ chủ yếu Likert 1-5 cơ quan thuế. TC1. Luật thuế rõ ràng tăng cường thái độ tuân thủ Likert 1-5 tự nguyện. TC2. Tuyên truyền hỗ trợ nâng cao thái độ tuân thủ Likert 1-5 thuế tự nguyện. Thể chế Palil (2010) TC3. Thủ tục thuế đơn giản tăng cường mức độ tuân Likert 1-5 thủ tự nguyện. TC4. Kiểm tra thuế chặt chẽ nâng cao tuân thủ tự Likert 1-5 nguyện tốt hơn. NKH1. Hiểu biết chính sách thuế cao tăng cường Likert 1-5 tuân thủ tự nguyện. OECD Nhân NKH2. Độ tuổi khác biệt ảnh hưởng đến tuân thủ Likert 1-5 (2004); Thuý khẩu học thuế tự nguyện. (2009); NKH3. Nữ nộp thuế có thái độ tuân thủ cao hơn Likert 1-5 nam. Kinh tế KT1. NNT năng lực tài chính tốt tuân thủ thuế tự Likert 1-5 Daniel (2006) 4
  5. nguyện tốt hơn. KT2. Chi phí tuân thủ thuế thấp nâng cao thái độ Likert 1-5 tuân thủ. KT3. Tiền thuế sử dụng hiệu quả tăng cường tuân Likert 1-5 thủ tự nguyện. KT4. Chi phí kê khai, giải trình ảnh hưởng đến tuân Likert 1-5 thủ thuế. TD1. Nhân viên kế toán hiểu và áp dụng quy định kế Likert 1-5 toán thực tế. TD2. Nhân viên kế toán hiểu rõ nghiệp vụ kinh tế Likert 1-5 doanh nghiệp. Trình độ TD3. Nhân viên kế toán thường xuyên được cập nhật nhân viên Likert 1-5 Giulia (2014) đào tạo và pháp luật. kế toán TD4. Nhân viên kế toán nắm rõ quy trình và hoạt Likert 1-5 động kinh doanh doanh nghiệp. TD5. Trình độ nhân viên kế toán đáp ứng yêu cầu kế Likert 1-5 toán thuế. NT1. QLDN nhận thức hành vi phạm tội khi không Likert 1-5 tuân thủ. Nhận OECD thức của NT2. QLDN nhận thức xử phạt tăng cường tuân thủ Likert 1-5 (2004); Thuý nhà quản thuế. (2009); lý NT3. QLDN hiểu chi tiêu nhà nước ảnh hưởng đến Likert 1-5 tuân thủ thuế. TĐ1. NNT kê khai đầy đủ và chính xác các khoản Thái độ Likert 1-5 thu nhập chịu thuế. OECD tuân thủ (2004); tự nguyện TĐ2. NNT tự nguyện nộp các khoản thuế đúng hạn. Likert 1-5 Thuý (2009); về thuế TĐ3. NNT sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Likert 1-5 Nguồn: tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thống kê theo biến quan sát Kết quả phân tích từ SPSS cho thấy, các yếu tố khảo sát có giá trị trung bình từ 3.40 đến 4.05, chứng minh ảnh hưởng của chúng đối với thái độ tuân thủ tự nguyện của NNT (Bảng 2). 5
  6. Bảng 2. Thống kê theo biến quan sát Ký Độ lệch chuẩn Tên biến Số lượng Giá trị trung bình hiệu (Mean) XH Yếu tố xã hội 441 3.78 0.831 AL Áp lực từ thuế 441 3.64 0.74 TC Yếu tố thể chế 441 3.40 0.81 NK Nhân khẩu học 441 3.53 0.76 KT Yếu tố kinh tế 441 3.63 0.74 TD Trình độ nhân viên kế toán 441 3.47 0.93 NT Nhận thức của nhà quản lý 441 4.05 0.91 Thái độ tuân thủ tự nguyện về TN 441 3.77 0.59 thuế Nguồn: kết quả dữ liệu khảo sát - phân tích từ SPSS 4.2. Độ tin cậy Cronbach’ alpha Hệ số Cronbach's alpha từ 0,8 đến gần 1 cho thang đo rất tốt; từ 0,7 đến 0,8 cho thang đo tốt; từ 0,6 trở lên cho thang đo đủ điều kiện. Hệ số tương quan biến tổng ≤ 0,3 đạt yêu cầu, nếu nhỏ hơn cần loại biến và chạy lại mô hình. Kết quả phân tích đều đáp ứng các điều kiện này (Bảng 3). Bảng 3. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo nhân tố Ký Số biến quan Hệ số Cronbach’s TT Thang đo hiệu sát Alpha 6
  7. 1 XH Yếu tố xã hội 3 0.818 2 AL Áp lực từ thuế 4 0.836 3 TC Yếu tố thể chế 4 0.875 4 NK Nhân khẩu học 3 0.854 5 KT Yếu tố kinh tế 4 0.887 6 TD Trình độ nhân viên kế toán 5 0.906 7 NT Nhận thức của nhà quản lý 3 0.865 Thái độ tuân thủ tự nguyện 8 TN 3 0.817 về thuế Nguồn: kết quả dữ liệu khảo sát - phân tích từ SPSS 4.3. Kết quả phân tích EFA Phân tích EFA có giá trị, trị số KMO phải từ 0.5 đến 1 và giá trị p < 5% phải đạt yêu cầu. Số lượng nhân tố trích (Eigenvalues) ≥ 1, tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số tải nhân tố ≥ 0.5. Kết quả phân tích EFA đều đáp ứng các điều kiện này (Bảng 4, Bảng 5 và Bảng 6). Bảng 4. Kiểm định KMO và Bartlett's Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .906 Adequacy. Approx. Chi-Square 7466.095 Bartlett's Test of df 406 Sphericity Sig. .000 Nguồn: kết quả phân tích từ SPSS Bảng 5. Số lượng nhân tố trích và phương sai trích Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings 7
  8. Facto Total % of Cumulative Total % of Cumulative r Variance % Variance % 1 9.450 32.586 32.586 9.107 31.405 31.405 2 2.872 9.902 42.488 2.545 8.775 40.179 3 2.318 7.992 50.480 1.975 6.811 46.990 4 1.890 6.516 56.997 1.554 5.359 52.350 5 1.538 5.302 62.299 1.176 4.057 56.406 6 1.351 4.659 66.957 .978 3.374 59.780 7 1.212 4.181 71.138 .840 2.895 62.675 8 1.000 3.449 74.587 .692 2.386 65.061 9 .582 2.005 76.592 10 .522 1.799 78.391 11 .511 1.761 80.152 12 .452 1.558 81.710 13 .449 1.549 83.259 14 .434 1.498 84.757 15 .416 1.434 86.190 16 .401 1.382 87.572 17 .371 1.279 88.851 18 .353 1.217 90.068 19 .336 1.159 91.227 20 .324 1.119 92.345 21 .307 1.059 93.404 22 .296 1.021 94.425 23 .285 .984 95.409 24 .268 .924 96.333 25 .245 .844 97.177 26 .243 .836 98.014 27 .209 .721 98.734 28 .189 .650 99.385 29 .178 .615 100.000 Nguồn: kết quả phân tích từ SPSS 8
  9. Bảng 6. Hệ số nhân tố tải Factor 1 2 3 4 5 6 7 8 TD3 .860 TD4 .818 TD2 .802 TD1 .797 TD5 .772 KT3 .890 KT2 .840 KT4 .766 KT1 .759 TC4 .968 TC3 .789 TC2 .777 TC1 .623 AL4 .822 AL3 .775 AL1 .721 AL2 .658 NK2 .849 NK3 .808 NK1 .800 XH2 .813 XH3 .796 XH1 .743 TN2 .819 TN3 .804 TN1 .706 NT2 .961 NT3 .747 NT1 .616 Nguồn: kết quả phân tích từ SPSS 9
  10. 4.4 Kết quả phân tích CFA Mục đích của phân tích CFA là xác nhận sự phù hợp của mô hình cấu trúc, giá trị hội tụ và phân biệt, cũng như mức độ tin cậy của các thang đo sau kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA. Bảng 7 và Hình 1 cho thấy, các chỉ số thỏa mãn yêu cầu. Bảng 7. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình trong CFA Chỉ số Điều kiện Kết quả nghiên cứu CMIN/df ≤3 1.675 GFI ≥ 0.9 0.919 NFI > 0.9 0.924 CFI >0.9 0.968 RMSEA ≤ 0.08 0.039 Kết quả Theo Hair và cộng sự (2010) Mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu - phân tích AMOS - CFA Kết quả từ Bảng 8 cho thấy, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải chuẩn hóa (β) lớn hơn 0.5, đạt yêu cầu. Bảng 8. Trọng số hồi quy chuẩn hóa trong phân tích CFA 10
  11. Mối quan hệ Ước lượng Mối quan hệ Ước lượng TD3
  12. Hình 1. Kết quả phân tích CFA (chuẩn hóa) Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm AMOS Kết quả nghiên cứu từ Bảng 10??? cho thấy, tất cả các giá trị CR > 0.7 đảm bảo độ tin cậy, AVE > 0.5 xác nhận tính hội tụ, MSV < AVE và SQRTAVE lớn hơn các giá trị mối tương quan giữa các cấu trúc, đảm bảo tính phân biệt. Bảng 9. Kết quả kiểm định độ tin cậy, tính hội tụ, tính phân biệt của thang đo Biến CR AVE MSV ASV NT TD KT AL NK TC XH TN NT 0.841 0.644 0.406 0.288 0.803 12
  13. TD 0.908 0.663 0.203 0.111 0.392 0.814 KT 0.888 0.665 0.174 0.107 0.417 0.223 0.816 AL 0.837 0.563 0.434 0.257 0.613 0.387 0.328 0.750 NK 0.856 0.665 0.341 0.170 0.584 0.244 0.315 0.440 0.815 TC 0.877 0.640 0.434 0.253 0.637 0.451 0.346 0.659 0.380 0.800 XH 0.818 0.600 0.339 0.191 0.582 0.254 0.351 0.482 0.465 0.472 0.775 TN 0.818 0.599 0.305 0.174 0.475 0.313 0.275 0.552 0.372 0.488 0.373 0.774 Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu - phân tích AMOS 4.5 Kết quả phân tích SEM Tác giả sử dụng phân tích SEM để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Kết quả từ Bảng 10 và Hình 2 cho thấy, các chỉ số đạt yêu cầu, xác nhận mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu khảo sát. Bảng 10. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình trong phân tích SEM Chỉ số Điều kiện Kết quả nghiên cứu CMIN/df ≤3 1.783 GFI ≥ 0.9 0.913 NFI > 0.9 0.917 CFI > 0.9 0.975 RMSEA ≤ 0.08 0.029 P ≤ 0.05 0.001 Theo Hair và cộng sự (2010 Kết quả Mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ) Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu - phân tích AMOS - SEM Chi-square/df = 1,783; GFI = 0,913; NFI = 0,917; CFI = 0,962; RMSEA = 0,042 13
  14. Hình 2. Kết quả mô hình SEM chính thức (đã chuẩn hóa) Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu - phân tích AMOS - SEM Với kết quả ước lượng chuẩn hóa, các nhân tố đều có dấu dương và tác động cùng chiều đến "Nhận thức nhà quản lý", từ đó ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ tuân thủ thuế. Tất cả các hệ số P-value đều < 0.05 cho thấy, các thang đo đạt giá trị lý thuyết. (Bảng 11). Bảng 11. Số liệu các trọng số hồi quy đã được chuẩn hóa Ước Mối quan hệ S.E. C.R. P lượng Nhận thức nhà quản lý
  15. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định giả thuyết không cho thấy, sự khác biệt so với mô hình đề xuất ban đầu. Mô hình chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tuân thủ tự nguyện của NNT tại Việt Nam được trình bày trong Bảng 12 và Hình 3. Bảng 12. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Hệ số Ý nghĩa Giả Kết quả Tên biến Kỳ vọng chuẩn thống kê thuyết nghiên cứu hóa (P
  16. Nguồn: Mô hình nghiên cứu đề xuất chính thức 5. Kết luận Nghiên cứu này tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT) tại Việt Nam. Bằng cách khảo sát 550 NNT và đại diện nộp thuế trên cả nước, nghiên cứu đã thu thập 441 phiếu hợp lệ. Qua phân tích, các yếu tố như ảnh hưởng xã hội, áp lực thuế, hệ thống pháp lý, nhân khẩu học, điều kiện kinh tế và trình độ của nhân viên kế toán đã được xác định là những yếu tố chính tác động đến thái độ tuân thủ của NNT. Những yếu tố này được đánh giá thông qua các phương pháp như Cronbach’s Alpha, EFA, CFA và SEM. Kết quả cho thấy, việc phát triển một mô hình cụ thể để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng là cần thiết. Điều này sẽ giúp cơ quan thuế hiểu rõ hơn về hành vi tuân thủ của NNT, từ đó đưa ra các biện pháp hiệu quả để tăng cường tuân thủ tự nguyện và đảm bảo nguồn thu thuế. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Lệ Thúy. (2009). Hoàn thiện quản lý thu thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (Nghiên cứu tình huống của Hà Nội). Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội. Đặng Thị Bạch Vân. (2014). Xoay quanh vấn đề người tuân thủ thuế và nộp thuế. Tạp chí Phát triển hội nhập, số 16 tháng 05-06/2014. Bùi Ngọc Toản. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu thập của doanh nghiệp - nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 5A tháng 04/2017. James, S., & Alley, C. (2002). Tax compliance, self-assessment and tax administration. Journal of Finance and Management in Public Services. Journal of Finance and Management in Public Services, pp. 323-338. Hasseldine, J., and Hite, P. (2003). Framing, gender and tax compliance. Journal of Economic Psychology, Volume 24, pp. 517-533. OECD. (2004). Compliance Risk Management: Managing and Improving Tax Compliance. Forum on Tax Administration, Centre for Tax Policy and Administration. Bayer,R.C., and Sutter, M. (2009). The excess burden of tax evasion - An experimental detection-concealment contest. European Economic Review, 53 (5), 527 -543. Mohd Rizal Palil. (2010). Tax knowledge and tax compliance determinants in self assessment system in Malaysia. The Degree of Doctor of Philosophy. The University of Birmingham. 16
  17. Giulia Mascagni, Mick Moore, Rhiannon Mccluskey. (2014). Tax Revenue Mobilistation In Developing Countries: Issues And Challenges. Daniel Zegha & Mhedhbi. (2006). An analysis of the factors affecting the adoption of international accounting standards by developing countries. The International Journal of Accounting, 41(4), 373–386. http://doi.org/10.1016/j.intacc.2006.09.009. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2