Cách chữa bệnh trĩ nhẹ
lượt xem 12
download
Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị dãn ra, phồng lên. Khi trĩ xảy ra ở gần lỗ hậu môn gọi là trĩ ngoại, khi xảy ra ở ống hậu môn gọi là trĩ nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách chữa bệnh trĩ nhẹ
- Cách chữa bệnh trĩ nhẹ Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị dãn ra, phồng lên. Khi trĩ xảy ra ở gần lỗ hậu môn gọi là trĩ ngoại, khi xảy ra ở ống hậu môn gọi là trĩ nội. Nguyên nhân Nguyên nhân của bệnh trĩ hiện nay chưa rõ ràng. Người ta nhận thấy trĩ xảy ra đa số ở người lớn tuổi, nam bị nhiều gấp đôi nữ. Các yếu tố thuận lợi khiến bệnh trĩ dễ xảy ra là: - Viêm đại tràng mạn tính và táo bón kinh niên: khi bị những bệnh này, bệnh nhân khi đi cầu phải rặn nhiều khiến áp lực trong ống hậu môn tăng lên khiến tĩnh mạch hậu môn bị căng lên khi phân đi qua, lâu ngày sinh ra trĩ. - Áp lực ổ bụng tăng thường xuyên: thường gặp ở những người phu khuân vác, ho nhiều do bệnh ở phổi, phế quản tạo điều kiện thuận lợi cho trĩ xuất hiện. - Tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may.
- - Ở những người bị ung thư trực tràng, thai ở những tháng cuối, các tĩnh mạch bị chẹn cản trở máu hồi lưu dẫn đến dễ bị trĩ. Triệu chứng bệnh trĩ: - Thường gặp là có cảm giác khó chịu, đau, có khi kèm chảy máu mỗi khi đi cầu. - Trĩ sa (là trĩ nhô ra ngoài hậu môn) làm chảy chất nhầy và ngứa quanh hậu môn. Nếu trĩ sa bị nghẽn mạch và nghẹt búi trĩ thì gây đau dữ dội. Cách chữa bệnh trĩ nhẹ: - Trường hợp nhẹ: Tránh đừng để bị táo bón bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau, tập thói quen đi cầu đều đặn. Dùng tọa dược và các loại kem có chứa corticoid, các chất chống co thắt, các chất bảo vệ mạch máu và chích gây tê tại chỗ để giảm viêm và giảm đau. Cụ thể bạn có thể dùng Proctolog nhét hậu môn ngày 1- 2 viên; hoặc bôi thuốc mỡ Preparation-H lên vùng bị trĩ bất cứ lúc nào có triệu chứng, 3 – 5 lần/ngày. Hoặc bạn có thể áp dụng cách điều trị dân gian là: 1. Lá dấp cá: một mớ, giã nhỏ. Sau đó bỏ lên 1 tờ giấy rồi ngồi lên ( phải bỏ quần ra). Mỗi lần ngồi khoảng 5 phút, ngày làm 2 lần, chỉ 2-3 ngày là khỏi. 2. Thả lỏng toàn thân, tay để sát 2 bên đùi, lưỡi đặt vào vòm họng trên, phối hợp hít vào, co hậu môn lên, nín thở, rồi thở ra chậm, thả lỏng toàn thân. Co, nhún hậu môn là cách để các cơ quan hậu môn luôn hoạt động, tăng lưu thông máu phòng và trị các chứng ứ huyết tĩnh mạch, trĩ nội, trĩ ngoại, táo bón, viêm ruột mãn tính, viêm và tổn thương da hậu môn. Rất có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với người cao tuổi. Thỉnh thoảng lại co, nhún hậu môn nhiều lần từ 1-2 phút. Sau khi đại tiện phải co nhún ngay 2-3 phút để nhanh chóng phục hồi cơ năng hậu môn, tránh lòi dom. - Nếu trường hợp nặng hơn thì tiêm thuốc gây xơ hoặc phẫu thuật lạnh bằng chất cực lạnh như khí carbonic, nitrogen lỏng làm lạnh búi trĩ, sau vài ngày thì búi trĩ hoại tử vô trùng không đau, 3 – 6 tuần thì lành sẹo, sẹo mềm và đẹp. - Thắt búi trĩ bằng dây thun với dụng cụ đặc biệt. - Mổ cắt trĩ nếu là trĩ sa. Điều trị bệnh trĩ
- Bệnh trĩ là do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng - hậu môn gây viêm sưng, hoặc xuất huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, phụ nữ mang thai. Người bị bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút. Lâu dần, sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Bệnh trĩ ở cấp độ nặng, người bệnh có thể sờ được bên ngoài hậu môn gọi là sa búi trĩ, gây cảm giác vướng víu, khó chịu và dễ làm tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, gây viêm sưng, hay nhiễm trùng búi trĩ. Nếu bạn bị táo bón hoặc đi cầu phân cứng, thường gây nứt kẽ hậu môn, gây viêm ngứa thì cách đơn giản nhất để khỏi ngứa hậu môn là trị hết táo bón, ngâm hậu môn bằng nước muối ấm khoảng 10 phút mỗi ngày, tuyệt đối không vệ sinh hậu môn bằng xà phòng. Để trị bệnh trĩ tận gốc và ngăn ngừa tái phát,các phương pháp điều trị bệnh trĩ thường tập trung tác động chính trên tĩnh mạch trĩ với các tác động: làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, cầm máu và kết hợp uống thuốc theo toa có tính nhuận tràng mạnh giúp trị táo bón , mau hồi phục vết thương tránh tái phát sau điều trị Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa. Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác. Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật,
- hay bằng phương pháp loại bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng may móc PPH, HCPT, COOK cho kết quả khá khả quan như: thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau điều trị . Tuy nhiên,nếu loại bỏ búi trĩ bằng các phương pháp khác , thường rất đau và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn… Để tránh mắc chứng bệnh "khó nói" này, bạn nên uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen hằng ngày đều đặn đi đại tiện vào một giờ nhất định; tập thể dục vừa phải, đầy đủ, thư giãn cơ bụng (yoga); hoặc tập cho cơ bụng mạnh hơn: tập thể dục bụng cho thon người, đi bộ, bơi lội. Về ăn uống, nên ăn đủ chất xơ như trái cây, rau củ, uống nhiều nước. Nên giảm dùng đồ cay nóng như rượu bia, cà phê, các thức ăn gây táo bón. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng ngứa hậu môn, bạn nên ngâm hậu môn bằng nước muối ấm khoảng 10phút mỗi ngày một lần (tốt nhất là sau khi đi cầu). Sau đi cầu, bạn nên vệ sinh bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng hoặc giấy vệ sinh. Bạn nên đi đến các chuyên khoa hậu môn trực tràng để có chẩn đoán chính xác. Nếu xác định bệnh trĩ thì sẽ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ điều trị nội khoa, ngoại khoa . Bệnh trĩ và cách điều trị Nguyên nhân Căn nguyên của bệnh trĩ vẫn còn nhiều bàn cãi. Bệnh trĩ là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức tì sinh ra trĩ.
- Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng... có thể thấy bệnh trĩ kèm theo. Bệnh trĩ được phân ra thành trĩ nội và trĩ ngoại. - Trị nội được chia làm 4 độ: Độ I: búi trĩ còn nằm trong ống hậu môn. Độ II: mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và sau đó tự tụt lên được vào ống hậu môn. Độ III: khi búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên mới tụt vào trong ống hậu môn. Độ IV: búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn. Búi trĩ ở độ III, IV thường phải phẫu thuật. - Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở ngoài ống hậu môn và được da che phủ. Một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị trị và trị ngoại Phương pháp điều trị Hiện nay nhiều nước vẫn còn chữa trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc các loại thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu. Tuy vậy chỉ có 10% - 15% số người có bệnh trĩ cần được điều trị và trong số bệnh nhân này chỉ có 5% - 10%là phải phẫu thuật. Thông thường, người bệnh thấy chảy máu khi đại tiện, búi trĩ ló ra ngoài hoặc đau rát, sưng ở vùng hậu môn.
- Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa để khám bệnh và nếu cần thiếu thì nội soi hậu môn, trực tràng, đại tràng để tìm ra bệnh cho chính xác vì có thể có một số bệnh khác phối hợp như hậu môn như rò, nứt kẽ hậu môn, polype, viêm loét đại trực tràng, ung thư trực tràng hậu môn gây chảy máu. Nếu bệnh trĩ không gây ra các biến chứng như chảy máu, tác mạch tạo cục máu đông, trĩ sa và làm nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng lở loét... thì không cần điều trị. Cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như tránh làm việc nặng, ngồi nhiều, tránh táo bón, cữ các chất kích thích như rượu, gia vị... để phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ. Cách điều trị cũng tùy thuộc vào loại bệnh trĩ nội hay ngoại và dựa vào mức độ của bệnh. Sau khi khám mới có hướng điều trị cụ thể, rõ ràng như dùng thuốc (thuốc uống, đặt tại chỗ...) hao85c bằng dụng cụ (như tiêm chất xơ, đốt lạnh, thắt túi tĩnh mạch bằng vòng bao su...) hay bằng phẫu thuật để cắt các búi trĩ (dao điện, laser...). Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột... hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi... như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ... Tóm lại, trĩ hay trĩ ngoại đều có chỉ định điều trị khác nhau Sau cùng, lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y hay Tây y tùy thuộc quyết định của người bệnh.
- Tuy vậy chúng tôi vẫn có lời khuyên: bệnh trĩ cần phải được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị hầu tránh những trường hợp có bệnh khác kèm theo như chảy máu u bướu ở vùng hậu môn trực tràng... và khi điều trị cần đến những cơ sở y tế có uy tín, kinh nghiệm và chuyên môn cao để tránh những biến chứng, di chứng đáng tiếc có thể xảy ra về sau như đau, bí tiểu, chảy máu, đại tiện mất tự chủ, s5o gây biến dạng, hẹp hậu môn... Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể có nhiều biến chứng và hậu quả là không ít người bệnh tiền mất tật mang, gây tổn hại đến sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc trong gia đình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh chàm (eczema)
4 p | 653 | 127
-
Chữa bệnh đau gối với 100 cách
162 p | 379 | 127
-
Bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi
5 p | 321 | 71
-
Nghệ đen - Vị thuốc tốt chữa bệnh đường tiêu hóa
2 p | 159 | 24
-
Món ăn - bài thuốc chữa bệnh lưỡi bản đồ ở trẻ em
2 p | 335 | 16
-
Bệnh lồng ruột ở trẻ em
3 p | 169 | 11
-
Mách bạn trị một số bệnh tại nhà
2 p | 104 | 9
-
Bệnh trĩ - triệu chứng của ung thư trực tràng?
3 p | 124 | 7
-
Gối đầu chữa bệnh
2 p | 101 | 7
-
Chữa bệnh tiết niệu bằng Đông y
3 p | 110 | 7
-
Bệnh thủy đậu và cách chữa trị
4 p | 190 | 6
-
Cách chữa đau lưng cho bà bầu
5 p | 122 | 6
-
Để bệnh trĩ bớt đau
2 p | 108 | 5
-
Xử trí như thế nào khi bị phỏng?
8 p | 103 | 5
-
5 cách chữa bệnh kỳ lạ nhưng rất hữu hiệu
5 p | 55 | 5
-
Bài thuốc chữa bệnh từ cây cau
4 p | 90 | 3
-
Cảm ơi, tạm biệt nhé!
4 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn