intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách mới nhất phòng bệnh tay-chân-miệng

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

142
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ đầu năm tới nay, cả nước đã ghi nhận 6.328 trường hợp mắc tay - chân miệng tại 60 địa phương, trong đó có 9 trường hợp tử vong. Để người dân có thêm kiến thức chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới về các biện pháp phòng bệnh tay - chân - miệng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách mới nhất phòng bệnh tay-chân-miệng

  1. Cách mới nhất phòng bệnh tay-chân-miệng Từ đầu năm tới nay, cả nước đã ghi nhận 6.328 trường hợp mắc tay - chân - miệng tại 60 địa phương, trong đó có 9 trường hợp tử vong. Để người dân có thêm kiến thức chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới về các biện pháp phòng bệnh tay - chân - miệng.
  2. Để chủ động ngăn ngừa bệnh tay - chân - miệng, người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: 1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. 2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. 3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. 4. Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. 5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. 6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh
  3. đến lớp và chơi với các trẻ khác. Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với tất cả các địa phương, các bộ, ngành liên quan và các tổ chức quốc tế để theo dõi sát tình hình, triển khai các biện pháp khống chế dịch, giảm thiểu sự lây lan và tác hại của bệnh tay - chân - miệng tại Việt Nam. Đề phòng bệnh tay-chân-miệng bùng phát rộng Cập nhật: Thứ năm, 26/9/2013 | 2:20:18 Chiều (HBĐT) - Đúng như dự báo của ngành Y tế, đỉnh dịch tay-chân-miệng thứ 2 trong năm bùng phát vào tháng 9 – 11 khi trẻ tựu trường bước vào năm học mới. Vào ngày 29/8, Trung tâm YTDP tỉnh nhận được báo cáo của Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi về ổ dịch tại xã Đú Sáng.
  4. Kết quả giám sát vào ngày 30/8 cho thấy đã xuất hiện tới 27 ca là các cháu nhỏ học ở trường MN xã. Bệnh nhân đầu tiên là cháu Phùng Kim Hoàn, 2 tuổi ở xóm Suối Thản. Cháu xuất hiện sốt nóng 380C vào ngày 26/8, sau đó 2 ngày xuất hiện thêm các nốt phỏng nước ở miệng, tay, chân. Cháu không tiếp xúc với trường hợp xác định nào. Tại địa phương từ đầu năm cũng chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào. Vào đầu tháng 9, trên địa bàn xã tiếp tục ghi nhận một số ca bệnh mới. Ngoài ra, vào thời điểm cuối tháng 8, tại xã Nam Thượng ổ dịch tay-chân-miệng cũng bùng phát với trên 10 trẻ mắc cùng lúc. Đến ngày 18/9, toàn huyện đã ghi nhận 160 ca mắc tay-chân-miệng, chủ yếu ở lứa tuổi mầm non, nhà trẻ.
  5. Bà Bùi Thị Cậy, Giám đốc Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi cho biết: Ngay khi nhân được báo cáo về ổ dịch của các xã, Trung tâm đã báo cáo ngay với Trung tâm YTDP tỉnh đề nghị cấp 105 kg Cloramin B. Đồng thời, chỉ đạo trạm y tế các xã lập danh sách các trường hợp tiếp xúc với người bệnh để theo dõi, giám sát, tư vấn tại nhà. Hàng ngày, giám sát hộ gia đình có ca bệnh, các hộ xung quanh và trường MN. Phối hợp với trường MN cho các cháu bị bệnh nghỉ học tại nhà tránh lây lan rộng. Trung tâm cũng đã phân công cán bộ hàng ngày giám sát ổ dịch cho đến khi giảm hẳn ca mắc. Đặc biệt lưu ý các trường hợp bệnh nặng tư vấn nhập viện để điều trị kịp thời. Lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm. Qua giám sát tại 2 trường cho thấy, môi trường xung quanh chứa nhiều rác thải sinh hoạt, nguồn nước không đảm bảo, gia đình chưa có kiến thức về cách phòng bệnh, chưa thực hiện tốt các biện pháp cách ly, chủ quan với bệnh (để trẻ ở nhà khi đã bị bệnh độ 2). Theo báo cáo của Trung tâm YTDP tỉnh, trong 1 tuần tính từ ngày 9 – 15/9, toàn tỉnh ghi nhận 65 ca mắc tay-chân-miệng mới. Trong tuần cuối tháng 8 và 2 tuần đầu tháng 9, số ca mắc còn cao hơn lên đến gần 200 ca. Lũy tích từ đầu năm đến ngày 15/9, toàn tỉnh có 979 ca mắc. Trong thời gian trẻ nghỉ hè, các ca mắc tay-chân-miệng chủ yếu được phát hiện lẻ tẻ tại ổ dịch cộng đồng. Thời điểm bước vào năm học mới, trẻ học tập trung, trường lớp không được vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh cá nhân không được chú trọng là điều kiện để mầm bệnh phát triển, lây lan. Tay-chân-miệng là bệnh dễ lây và lây qua đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp. Bệnh chưa có vắcxin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu trong khi đó tỷ lệ người lành mang trùng cao tới 50,5%. Trước nguy cơ bệnh có thể bùng phát mạnh, Trung tâm YTDP tỉnh đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu các địa phương, trường mầm non tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; cần tiếp tục duy trì nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; giám sát xác minh các ca bệnh. Áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch. Theo ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh, biện pháp tốt nhất hiện nay vẫn là chủ động giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay bằng xà phòng, mở cửa các phòng học và
  6. phòng sinh hoạt gia đình để diệt vi khuẩn. Với những trẻ có biểu hiện sốt cao kèm theo nổi các mụn nước đỏ ở lòng bàn tay, chân hoặc toàn thân, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để theo dõi điều trị. Cho trẻ bị bệnh nghỉ học nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2