intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách nhận dạng câu hỏi Địa lí

Chia sẻ: Betung Betung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể nói rằng Địa lí là môn thi các thí sinh có khả năng dễ đạt điểm cao hơn so với Lịch sử và Ngữ văn. Tuy nhiên, để làm một bài thi Đại lí đạt điểm cao trong các kì thi tuyển sinh quả là điều không phải dễ. Bằng kinh nghiệm của người nhiều năm giảng dạy và ôn luyện thi Địa lí, tôi xin được trao đổi cùng các em một số kinh nghiệm và nguyên lí để làm tốt bài thi môn Địa lí đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách nhận dạng câu hỏi Địa lí

  1. Có thể nói rằng Địa lí là môn thi các thí sinh có khả năng dễ đạt điểm cao hơn so với Lịch sử và Ngữ văn. Tuy nhiên, để làm một bài thi Đại lí đạt điểm cao trong các kì thi tuyển sinh quả là điều không phải dễ. Bằng kinh nghiệm của người nhiều năm giảng dạy và ôn luyện thi Địa lí, tôi xin được trao đổi cùng các em một số kinh nghiệm và nguyên lí để làm tốt bài thi môn Địa lí đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. Cùng các em học Với cấu trúc, nội dung đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng của Bộ GD & ĐT ban hành thì đề thi có hai phần là lí thuyết và kĩ năng: Phần lí thuyết các đề thi rất đa dạng, tuy nhiên có thể phân thành các dạng chủ yếu sau đây: - Dạng đề câu hỏi lí giải. Yêu cầu thí sinh phải trả lời câu hỏi : ‘Tại sao?”. Với dạng đề nầy, đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí. Để làm bài tốt, học sinh chú ý tổng hợp các kiến thức được tích lũy và các mối liên hệ nhân quả. - Dạng đề câu hỏi so sánh. Yêu cầu học sinh phải phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí. Học sinh không nên trả lời theo kiểu học thuộc bài mà cần phải tổng hợp kiến thức, sau đó phân biệt được sự giống, khác nhau của các hiện tượng địa lí. - Dạng đề câu hỏi phân tích, chứng minh. Yêu cầu học sinh chứng minh một vấn đề nào đó về địa lí. Để làm được dạng đề câu hỏi nầy, học sinh cần nắm vững kiến thức và cả số liệu thống kê tiêu biểu để phân tích hoặc chứng minh theo yêu cầu của đề bài. - Dạng đề thi câu hỏi trình bày. Đây là dạng đề khá đơn giản, học sinh chủ yếu học thuộc bài là có thể trình bày tốt yêu câu của đề ra. Tuy nhiên học sinh lưu ý là cần nắm chắ đề thi hỏi “cái gì” thì trình bày “caí ấy” cho phù hợp đề bài, tránh tản mạn, lạc đề. Phần kĩ năng thường phổ biến các dạng như: Vẽ lược đồ Việt Nam và điển các thông tin cần thiết; Vẽ và nhận xét biểu đồ; Nhận xét bảng số liệu.
  2. - Bảng số liệu: Tính toán và nhận xét số liệu thống kê, cần chú ý số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào. Về thời gian của số liệu thống kê (một thời điểm hay một chuỗi thời điểm), các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó... Phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kỳ, nhưng cần tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chính yếu. - Biểu đồ: Cần rèn luyện các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về phân chia số lượng, tỷ lệ thời gian, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên biểu đồ. - Nguyên tắc khi vẽ lược đồ Việt Nam là phải đảm bảo độ chính xác tương đối về hình dạng, thể hiện được các hệ thống sông chính, các điểm dân cư, khu vực hành chính cơ bản. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng Địa lý, giải thích phù hợp và sát với yêu cầu, tránh dong dài. Từ đặc điểm nội dung, yêu cầu của các dạng đề thi tuyển sinh môn Địa lí nói trên, khi làm bài, học sinh thực hiện theo các thao tác sau: - Nhận dạng đề thi. Đây là khâu quan trọng hàng đầu, giúp học sinh không bị lệch hướng trong quá trình làm bài. Đề thi thường có từ 3 - 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65% - 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, ví như dạng trình bày hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô... - Phát thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi nhằm giúp cho việc phân bố thời gian cho từng câu hỏi hợp lí, chính xác, tránh tình trạng thiếu sót nội dung các câu hỏi trong quá trình làm bài. Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết... thì lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết. Ngay sau khi nhận dạng đề, thí sinh nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian. Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: thí sinh nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, và tiêu chí nên căn cứ vào tỷ trọng từng câu hỏi, tức là số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để phác thảo dàn ý, từ 10 - 15 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài. - Ngoài ra, trong khi làm bài thì chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau
  3. nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài làm, và nên làm ở tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó. Với những số liệu thống kê dùng để minh họa cho bài làm được lấy từ sách giáo khoa, hoặc những số liệu đã được cập nhật từ bên ngoài, thí sinh cần nói rõ nguồn gốc và thời điểm của chúng. Khi vẽ biểu đồ, chú ý ghi tên biểu đồ, bảng chú giải và đặc biệt phải có sự tương thích giữa ký hiệu trong bảng chú giải với những ký hiệu đã dùng trong biểu đồ. Trình bày bài thi cũng là một khâu rất quan trọng vì giá trị của một bài thi không những thể hiện ở phần nội dung mà còn ở phương pháp trình bày. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được giám khảo chú ý. Trong thực tế có rất nhiều bài thi trình bày đầy đủ nhưng kết quả không cao vì viết tắt quá nhiều, lỗi chính tả, câu văn lủng củng, trình bày lan man. Chưa kể chữ viết quá xấu sẽ làm mất hứng thú, cảm tình đối với người chấm bài. Bài thi địa lý có thể trình bày ở dạng bài gồm: mở bài, thân bài và kết luận, hoặc dùng trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu. Theo công bố mới nhất của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản không thay đổi so với năm trước. Cục cũng không ban hành cấu trúc đề thi các môn, đề thi nằm trong chương trình (chiếm 80 - 90% trong đề thi). Vì vậy, nên bám sát sách giáo khoa và một tài liệu tham khảo ôn tập nhất định, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không nên học tủ vì các câu hỏi thường liên quan với nhau. Khi ôn tập, nên hệ thống kiến thức, hệ thống những vấn đề trọng tâm, những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, đừng học nhảy cóc lung tung… Chúc các em thành công! Căn cứ vào cơ cấu đề thi môn địa lý nhiều năm gần đây, có thể khái quát đề thi bao gồm hai phần: phần lý thuyết với số điểm dao động từ 6,5-7 điểm, thường có hai câu hỏi, mỗi câu từ 3-4 điểm; phần thực hành với số điểm từ 3-3,5 điểm, tùy mức độ các bài tập khác nhau. Với cơ cấu đề thi và biểu điểm trên, thí sinh (TS) không thể tập trung vào một trong hai phần lý thuyết hoặc thực hành được mà phải ôn tập đồng đều cả hai. Trong đó, việc nắm vững các kiến thức cơ bản của toàn bộ chương trình và bản chất các kiến thức là khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc nắm
  4. vững kiến thức cơ bản không phải là tất cả, biết vận dụng những kiến thức đó để trả lời đúng các yêu cầu của từng loại câu hỏi trong đề thi mới là khâu quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bài thi môn địa lý. Vì vậy ngay từ khi ôn tập, TS nên phân loại các câu hỏi và cách trả lời từng dạng câu hỏi (lý thuyết cũng như thực hành). Cách làm này rất có hiệu quả, giúp TS nhanh chóng có định hướng làm bài ngay sau khi đọc đề thi. Đối với câu hỏi lý thuyết môn địa lý, qua các kỳ thi tuyển sinh những năm gần đây thường có năm dạng chủ yếu: - Dạng trình bày: đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, chỉ cần TS trình bày lại các kiến thức cơ bản, sắp xếp các kiến thức đó một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu các câu hỏi là được. - Dạng chứng minh: đòi hỏi TS phải biết vận dụng các kiến thức cơ bản, nhất là các số liệu đã được chọn lọc để chứng minh một hiện tượng địa lý nào đó. - Dạng so sánh: dạng câu hỏi này yêu cầu TS phải nêu bật được sự giống nhau, khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lý. - Dạng giải thích: đây là một dạng khó, yêu cầu TS trả lời câu hỏi “Tại sao”. Để làm được, TS không chỉ đơn thuần nắm vững các kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng các kiến thức đó để giải thích một hiện tượng địa lý. - Dạng phân tích mối quan hệ: dạng câu hỏi này đòi hỏi TS phải thấy được mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại của các hiện tượng địa lý với nhau. Đối với các bài tập thực hành, chủ yếu là vẽ, nhận xét, giải thích các loại biểu đồ địa lý, TS ngoài việc thể hiện các biểu đồ đó một cách chính xác,
  5. rõ ràng và đẹp, còn phải biết thể hiện loại biểu đồ nào thích hợp nhất đối với từng bài tập thực hành địa lý. Việc xác định tính chất của các loại biểu đồ chính là giúp TS dễ dàng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện yêu cầu của đề bài. Có thể chia làm ba dạng biểu đồ thể hiện các tính chất cơ bản: - Biểu đồ động thái: thể hiện sự phát triển, thường sử dụng biểu đồ cột, đồ thị hoặc biểu đồ kết hợp. - Biểu đồ cơ cấu: thể hiện tỉ lệ phần trăm các thành phần của một tổng thể, thường thể hiện bằng biểu đồ hình tròn. - Biểu đồ thể hiện sự biến đổi cơ cấu thường thể hiện bằng biểu đồ miền là thích hợp nhất Như vậy ứng với phần lý thuyết và thực hành là các dạng câu hỏi khác nhau và tất nhiên cách giải cũng khác nhau. Trình tự và cách trình bày bài thi cũng góp phần không nhỏ vào kết quả làm bài của TS. Trong đó cần lưu ý làm đề cương cho mỗi câu hỏi trên giấy nháp. Đây là một đặc trưng của môn địa lý, điểm cho theo ý nhưng bài làm lại phải viết thành một bài có kết cấu trình tự. Vì vậy TS cần phác thảo các ý chính và ý phụ cho từng câu hỏi. Việc làm đề cương giúp TS khi làm bài không bị bỏ sót ý. PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT VÀ VẼ BIỂU ĐỒ MÔN ĐỊA LÝ by Admin on Thu Jun 11, 2009 4:58 pm PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT VÀ VẼ BIỂU ĐỒ MÔN ĐỊA LÝ -Trong đề thi tuyển sinh đại học môn Địa lý, phần vẽ biểu đồ thường chiếm từ 1,5-2,0đ. Đây có thể coi là phần tốn ít thời gian nhất và dễ kiếm điểm nhất dành cho thí sinh! Tuy nhiên, do nhận định sai dạng biểu đồ cần vẽ hoặc vẽ biểu đồ không chuẩn, các thí sinh đã bỏ lỡ những điểm số rất đáng tiếc. Phần giới thiệu về phương pháp nhận biết và cách vẽ biểu đồ
  6. được trình bày dưới đây hi vọng sẽ là những kiến thức bổ ích cho các bạn dự thi đại học, cao đẳng năm nay: 1. Biểu đồ hình cột *Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh (vùng , nước ) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than...)của 1 số địa phương qua 1 số năm. *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột -Bước 1 : Chọn tỉ lệ thích hợp -Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau ) -Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy -Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ ) *Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp +Biểu đồ cột đơn +Biểu đồ cột chồng +Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng ) +Biểu đồ thanh ngang Lưu ý : Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau .Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tie lệ thời gian . Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện . Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ . Tuy nhiên , trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ. 2. Biểu đồ đường _đồ thị * Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn hoặc biểu đồ dạng đường , là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển , sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian. *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ đường _đồ thị Bước 1 : Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các
  7. đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian ) Bước 2 : Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục ( chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật ) Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước) . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi số liệu vào bản đồ , nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu dồ ) Lưu ý : + Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo +Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị +Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau ) sang số liệu tinh (số liệu tương dối , với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị % ). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100% , số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên . Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn 3. Biểu đồ hình tròn *Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và qui mô của đối tượng cần trình bày .Chỉ được thực hiện khi đánh giá trị tính của các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100% Ví dụ : Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam .. *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn Bước 1 : Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng , triệu người thì ta phải đổi sang số liệu tinh qui về dang % Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phait tính toán bán kính cho các hình tròn Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho
  8. Lưu ý : toàn bộ hình tròn là 360 độ , tướng ứng với tỉ lệ 100% . Như vậy , tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn +Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ ,tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bant chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ ) * Một số dạng biểu đồ hình tròn +Biểu đồ hình tròn (như đã giới thiệu ở trên ) +Biểu đồ từng nửa hình tròn ( thể hiện trên nửa hình tròn nên tỉ lệ 100% ứng với 180độ và 1% ứng với 1,8 độ . Các nan quạt sẽ được sắp xếp trong 1 nửa hình tròn ) +Biểu đồ hình vành khăn 4. Biểu đồ miền *Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện .Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng .Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông ), trong đó được chia thành các miền khác nhau Ví dụ : Biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành nông nghiệp nhóm A và nhóm B (thời kì 1998 _2007) *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền Bước 1 : Vẽ khung biểu đồ Bước 2: Vẽ ranh giới của miền Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ (tương tự như các cách vẽ trên) *Một số dạng biểu đồ miền thường gặp : + Biểu đồ miền chồng nối tiếp +Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ Lưu ý : Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau , ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên .Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ .Khoảng cách cấc năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ . Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối ) thì trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %) Tham khảo các mẫu vẽ biểu đồ tại đây: http://www.onthi.com/chuyen- de/dia-ly/he-thong-bieu-do-dia-li-chuong-trinh-thpt_544.html
  9. Chúc các bạn thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2