intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cập nhật điều trị loãng xương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày những tiến bộ trong các liệu pháp điều trị loãng xương. Nội dung bao gồm đánh giá yếu tố nguy cơ, những liệu pháp không dùng thuốc và nhóm thuốc đặc hiệu trong điều trị loãng xương. Bài tổng quan cũng sẽ thảo luận về sự lựa chọn các liệu pháp điều trị bao gồm cơ chế, tính an toàn, hiệu quả trên mật độ xương, nguy cơ gãy xương và thời gian sử dụng. Sự hiểu biết một cách đầy đủ về các liệu pháp điều trị mới sẽ giúp việc điều trị bệnh lí loãng xương hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cập nhật điều trị loãng xương

  1. Tạp chí Y Dược Huế - Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế - Số 1, tập 14/2024 Cập nhật điều trị loãng xương Lê Thị Hồng Vân1* (1) Bộ môn Nội - Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế Tóm tắt Loãng xương là bệnh lí xương thường gặp đặc biệt ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh. Loãng xương làm gia tăng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bệnh đồng mắc. Những năm gần đây dựa trên hiểu biết sâu hơn về cơ chế bệnh sinh đã góp phần tạo ra những liệu pháp điều trị hiệu quả mới trong điều trị bệnh lí loãng xương. Bên cạnh những nhóm thuốc chống huỷ xương như biphosphonates đã được sử dụng từ lâu thì các nhóm thuốc tăng tạo xương như hocmon tuyến cận giáp PTH hay được chấp thuận gần đây là Romosozumab giúp cho việc điều trị bệnh lí này có nhiều thuận lợi hơn. Mục đích của bài tổng quan này nhằm trình bày những tiến bộ trong các liệu pháp điều trị loãng xương. Nội dung bao gồm đánh giá yếu tố nguy cơ, những liệu pháp không dùng thuốc và nhóm thuốc đặc hiệu trong điều trị loãng xương. Bài tổng quan cũng sẽ thảo luận về sự lựa chọn các liệu pháp điều trị bao gồm cơ chế, tính an toàn, hiệu quả trên mật độ xương, nguy cơ gãy xương và thời gian sử dụng. Sự hiểu biết một cách đầy đủ về các liệu pháp điều trị mới sẽ giúp việc điều trị bệnh lí loãng xương hiệu quả hơn. Từ khoá: loãng xương, mãn kinh, biphosphonates. Update on the treatment of osteoporosis Le Thi Hong Van1* (1) Dept of Internal Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University Summary Osteoporosis is a common bone disease, especially in the elderly and post-menopausal women. Osteoporosis increases mortality and comorbidities. In recent years, a profound understanding of the pathogenesis has contributed to the development of new effective therapies in the treatment of osteoporosis. In addition to the anti-resorptive drug groups such as bisphosphonates, which have been used for a long time, the group of anabolics agents such as PTH or recently approved Romosozumab make the treatment of this disease more advantageous. The purpose of this review is to present advances in osteoporosis therapies. Content includes risk factor assessment, non-pharmacological and pharmacological therapies in the treatment of osteoporosis. The review will also discuss treatment options including their mechanism, safety profile, effectiveness on bone density and fracture risk, and duration of use. A comprehensive understanding of new therapies will make the treatment of osteoporosis more effective. Key words: Osteoporosis, post-menopausal, bisphosphonates. 1. ĐẠI CƯƠNG việc điều trị loãng xương bằng biphosphonates Loãng xương là bệnh lí xương thường gặp đặc (BPs) đường uống (alendronate hay risedronate) hay biệt ở người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh [1]. zoledronic acid truyền tĩnh mạch cho thấy giảm tỉ lệ Loãng xương làm gia tăng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ tử vong nói chung khi so sánh với raloxifen. Và điều bệnh đồng mắc [2]. Gãy xương hông do loãng xương này cũng được ghi nhận đối với tác nhân điều trị làm gia tăng tỉ lệ tử vong từ 8-18% sau 1 năm ở cả loãng xương khác là denosumab. Đối với người trên nam và nữ [3]. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng 65 tuổi thì mối liên quan giữa các thuốc này với giảm việc điều trị loãng xương đã làm giảm tỉ lệ tử vong tỉ lệ tử vong có sự khác biệt có ý nghĩa [4]. trên bệnh nhân gãy xương. Gần đây chúng ta có thêm những liệu pháp điều Tuy nhiên sự giảm tỉ lệ tử vong và giảm nguy cơ trị hiệu quả mới trong điều trị bệnh lí loãng xương gãy xương có khác biệt giữa các nhóm thuốc điều dựa trên những hiểu biết đầy đủ hơn về bệnh sinh trị loãng xương. Trên một nghiên cứu tại Đài Loan của bệnh lí loãng xương. trên 46 729 bệnh nhân bệnh nhân gãy xương, thì Tác giả liên hệ: Lê Thị Hồng Vân; Email: lthvan.noi@huemed-univ.edu.vn DOI: 10.34071/jmp.2024.1.2 Ngày nhận bài: 25/12/2023; Ngày đồng ý đăng: 15/2/2024; Ngày xuất bản: 26/2/2024 HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY ISSN 1859-3836 19
  2. Tạp chí Y Dược Huế - Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế - Số 1, tập 14/2024 2. XÁC ĐỊNH NGUY CƠ GÃY XƯƠNG kháng thể đơn dòng người kháng sclerostin Tất cả phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 50 (romosozumab), and calcitonin. tuổi cần được đánh giá nguy cơ gãy xương. Theo Điều trị thuốc trong điều trị loãng xương được hướng dẫn của Hiệp hội Nội tiết lâm sàng Mỹ cung chia thành hai nhóm dựa trên cơ chế hoạt động bao cấp hướng dẫn điều trị loãng xương sau mãn kinh gồm chống huỷ xương và tăng tạo xương. Thuốc theo nguy cơ gãy xương [5]: chống huỷ xương bao gồm BPs, denosumab, điều Nguy cơ thấp: không có gãy xương cột sống, gãy hoà thụ thể estrogen và thuốc tăng tạo xương bao xương hông trước đây, T-score hông hay cột sống gồm teriparatide và romosozumab [6]. trên -1,0 và FRAX (fracture risk asessment tool) dưới 4.1. Biphosphonates ngưỡng điều trị. Đánh giá lại nguy cơ gãy xương sau Biphosphonate (BPs) là nhóm thuốc điều trị loãng 2 - 4 năm. xương làm giảm nguy cơ gãy xương đầu tiên được Nguy cơ trung bình: không có gãy xương, T-score sử dụng. Alendronate, risedronate, ibandronate giữa -1,0 và -2,5 và FRAX dưới ngưỡng điều trị. Đánh and zoledronate là những thuốc thuộc nhóm BPs. giá lại sau 2 đến 4 năm. BPs lắng đọng trên bề mặt xương sẽ ức chế farnesyl Nguy cơ cao: gãy xương hông hay cột sống trước diphosphate synthase, enzyme điều hoà chức năng đó với chấn thương nhẹ, T-score < -2,5, FRAX hay của tế bào huỷ xương [7]. Nghiên cứu meta analysis FRAX điều chỉnh bằng TBS (trabecular bone score- cho thấy BPs làm giảm nguy cơ gãy xương chung, gãy chỉ số xương xốp) trên ngưỡng điều trị (gãy xương xương cột sống và gãy xương ngoài vị trí cột sống là chính > 20% hay gãy xương hông > 3%). trên bệnh nhân loãng xương [8]. Alendronate giảm Nguy cơ rất cao: gãy nhiều vị trí ở háng và cột nguy cơ gãy xương cột sống khoảng 50% sau điều trị sống, gãy xương lúc đang điều trị loãng xương, chỉ 3 năm điều trị trên bệnh nhân trước có gãy xương số T-score rất thấp < -3, nguy cơ cao té ngã, sử dụng cột sống trước đó có chỉ số T-score < -2,5 và giảm tỉ lệ lâu dài glucocorticoid, nguy cơ gãy xương FRAX (> gãy xương khoảng 48% trên bệnh nhân không có gãy 30% đối với gãy xương chung hay > 4,5% đối với gãy xương trước đó [9, 10]. Ibandronate giảm tỉ lệ gãy xương hông). xương cột sống khoảng 33 - 50% sau 3 năm nhưng không làm giảm nguy cơ gãy xương ngoài cột sống. 3. AI CẦN ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Zoledronic acid giảm gãy xương cột sống 62 - 72% và Cho phụ nữ sau mãn kinh và nam giới ≥ 50 tuổi giảm gãy xương hông 41% và những vị trí khác ngoài - Loãng xương hay thiếu xương có gãy xương cột sống khoảng 21 - 25% sau 3 năm. trước đó tại xương hông, cột sống Tất cả các thuốc nhóm BPs đều có thể ảnh hưởng - T-score < -2,5 tại cột sống, cổ xương đùi, toàn chức năng thận và chống chỉ định trên bệnh nhân bộ xương hông, hay 1/3 xương quay giảm mức lọc cầu thận dưới 30 - 35 ml/phút. BPs có - T-score giữa -1,0 và -2,5 nếu FRAX ước tính nguy thể gây ra hay làm nặng tình trạng giảm canxi máu, cơ gãy xương 10 năm đối với gãy xương chính ≥ 20% do đó cần kiểm tra canxi máu trước khi sử dụng. Tác và gãy xương hông ≥ 3% hay trên ngưỡng đối với mỗi dụng phụ của nhóm BPs đường uống là viêm thực quốc gia. quản, khó nuốt, đau dạ dày và hiếm hơn là hoại tử Không có khuyến cáo chung cho tất cả bệnh xương hàm hay gãy xương hông không điển hình. nhân, cần cá nhân hoá điều trị dựa trên các yếu tố BPs đường uống cần được uống khi dạ dày rỗng, lâm sàng khác. uống cũng cốc nước lớn (xấp xỉ 200 ml), sau khi uống cần giữ tư thế thẳng khoảng 30 phút. Riêng đối với 4. THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG viên uống phóng thích chậm risedronate thì có thể Hiện tại cục quản lí thực phẩm và thuốc Hoa Kì uống sau ăn. chấp thuận những nhóm thuốc sau đây trong điều Zoledronic acid là nhóm thuốc sử dụng đường trị và dự phòng loãng xương: BPs (alendronate, tĩnh mạch với 5mg mỗi năm cho điều trị loãng xương alendronate plus D ibandronate, risedronate, and và mỗi 2 năm cho dự phòng dự loãng xương. Sử zoledronic acid), estrogen, chủ vận/đối kháng dụng đường truyền tĩnh mạch cải thiện vấn đề tuân estrogen (raloxifene), phức hợp estrogen chọn lọc thủ điều trị. Hội chứng giả cúm (sốt, đau đầu, đau đặc hiệu mô (conjugated estrogens/bazedoxifene), cơ, đau khớp) khoảng 32% sau lần truyền đầu tiên hocmon tuyến cận giáp (PTH, teriparatide), peptide và giảm dần với những liều sau. Để giảm triệu chứng liên quan đến hocmon tuyến cận giáp dạng analog giả cúm bệnh nhân phải ở tình trạng đủ nước và sử (PTHrP, abaloparatide), ức chế RANKL (denosumab), dụng paracetamol sớm sau khi truyền zoledronic 20 HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY ISSN 1859-3836
  3. Tạp chí Y Dược Huế - Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế - Số 1, tập 14/2024 acid. Zoledronic acid được xem là lựa chọn đầu tiên chức năng của huỷ cốt bào. Denosumab giảm gãy cho bệnh nhân gãy xương hông. Theo các khuyến xương cột sống khoảng 68% sau 1 năm và gãy xương cáo tình trạng thiếu hụt vitamin D nên được điều hông khoảng 20% sau 3 năm và nguy cơ gãy xương chỉnh nếu có trước khi điều trị thuốc loãng xương. tiếp tục giảm kéo dài đến 5 năm. Denosumab được 4.2. Raloxifene dùng dạng tiêm dưới da với liều 60 mg mỗi 6 tháng. Raloxifene giảm tỉ lệ gãy xương cột sống khoảng Tình trạng hạ canxi máu cần được điều chỉnh trước 30 - 40% bệnh nhân gãy xương cột sống trước đó khi điều trị. Denosumab liên quan đến tình trạng gia và giảm 55% bệnh nhân chưa gãy xương cột sống. tăng nhạy cảm, nguy cơ nhiễm trùng. Denosumab Raloxifene gia tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch liên quan đến những trường hợp rất hiếm các case sâu [6]. gãy xương hông không điển hình và hoại tử xương 4.3. Chất tương tự hocmon tuyến giáp hàm. Sau khi dừng thuốc thì tình trạng gãy xương (teriparatide, abaloparatide) xảy ra nhanh có thể dẫn đến gãy nhiều đốt sống nếu Chỉ định cho loãng xương do glucocorticoid ở trước đó có gãy xương. Khoảng thời gian nghỉ điều nam giới và phụ nữ loãng xương nguy cơ cao. Giảm trị là không thích hợp cho denosumab [15] trong khi nguy cơ gãy xương cột sống 65 - 77% và gãy xương BPs thì có thể duy trì mật độ xương ít nhất 2 năm sau ngoài cột sống khoảng 35 - 53% trên bệnh nhân khi ngừng thuốc. BPs có thể là lựa chọn tiếp sau điều loãng xương, sau thời gian điều trị trung bình 18 trị denosumab để bảo toàn mật độ xương trong khi tháng [11]. Thời gian sử dụng giới hạn là 2 năm do nếu tiếp sau là teriparatide là thì lại cho thấy có sự sự lo ngại gia tăng nguy cơ ung thư xương. Do đó mất xương ở một vài vị trí tại cột sống [16]. tránh sử dụng trên bệnh nhân bệnh Paget, trước 4.6. Calcitonin đó có xạ trị liên quan đến xương, ung thư di căn Calcitonin được chỉ định trong điều trị loãng xương hay ung thư hay sự gia tăng nồng độ alkaline xương ở phụ nữ sau mãn kinh ít nhất 5 năm. phosphatase hay các rối loạn di truyển gia tăng nguy Calcitonin cho thấy gia tăng mật độ xương ở cột sống cơ ung thư xương [12]. và giảm nguy cơ gãy xương cột sống trên bệnh nhân 4.4. Ức chế Sclerostin (Romosozumab) gãy xương cột sống trước đó nhưng không giảm Romosozumab là kháng thể đơn dòng người nguy cơ gãy xương ngoài cột sống [17]. Calcitonin kháng sclerostin. FDA được chỉ định điều trị cho phụ giảm đau đáng kể cỏ thể sử dụng trong thời gian nữ sau mãn kính có nguy cơ gãy xương cao, tiền sử ngắn để giảm đau cấp liên quan đến gãy thân đốt gãy xương nhiều yếu tố nguy cơ gãy xương, kém sống [18]. đáp ứng hay kém dung nạp với các liệu pháp điều trị 4.7. Liệu pháp điều trị triển vọng loãng xương sẵn có khác. Tiêm dưới da môi xthangs Ức chế đồng thời Dickkopf (Dkk1) và sclerostin. với liều 210 mg. Romosozumab giảm gãy xương và Dkk1 là một chất đối kháng con đường tín hiệu Wnt, gia tăng mật độ xương (bone mineral density-BMD) con đường đóng vai trò quan trọng trong sự tạo tại cốt sống và cổ xương đùi khi so sánh với placebo, xương. Khi ức chế sclerostin thì ghi nhận sự gia tăng alendronate, teriparatide trên phụ nữa sau mãn kinh sự biểu hiện của Dkk1. Gần đây người ta ghi nhận có mật độ xương thấp [13, 14]. Khi so sánh placebo rằng kháng thể kháng đồng thời sclerostin và Dkk1 sau 12 tháng thì giảm nguy cơ gãy xương mới 73% và thì cho hiệu quả cao hơn trong sự hình thành xương gãy xương lâm sàng 36% [14]. Romosozumab dùng trên động vật. Hiệu quả hiệp đồng còn cải thiện khả mỗi tháng trong vòng 12 tháng. Romosozumab có năng liền xương sau gãy xương [19]. Cần tiếp tục chờ thể làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, những nghiên cứu tiếp theo. tử vong do tim mạch. Tình trạng canxi máu hạ cần 4.8. Liệu pháp kết hợp và nối tiếp được điều chỉnh trước khi sử dụng. Romosozumab Liệu pháp kết hợp các nhóm thuốc không được liên quan đến những trường hợp hiếm của hoại tử khuyến cáo vì sự gia tăng tác dụng phụ và chi phí xương hàm và gãy xương hông không điển hình. điều trị trong khi sự cải thiện mật độ xương là không 4.5. Denosumab đáng kể. Tuy nhiên trong một số trường hợp loãng Denosumab là kháng thể đơn dòng người kháng xương nguy cơ rất cao thì liệu pháp nối tiếp đã được RANKL được chỉ định trên bệnh nhân nam và nữ nguy nghiên cứu đồng thời khắc phục được khoảng thời cơ gãy xương nguy cơ cao, thất bại hay không dung gian sử dụng hạn chế đối với một số nhóm thuốc nạp với những liệu pháp điều trị loãng xương khác. tăng tạo xương [6]. Bệnh nhân có gãy xương gần đây Denosumab là kháng thể đơn dòng đầu tiên sử dụng và/hay BMD rất thấp (T-score < -3,0) có nguy cơ gãy trong điều trị loãng xương. RANKL là protein xuyên xương đặc biệt cao trong tương lai. Đơn trị liệu bằng màng đóng vai trò trong sự sống, sự hình thành và thuốc chống huỷ xương là không đủ làm giảm nguy HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY ISSN 1859-3836 21
  4. Tạp chí Y Dược Huế - Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế - Số 1, tập 14/2024 cơ trên những nhóm bệnh nhân này. Xem xét những và 6 năm đối với zoledronic acid truyền tĩnh mạch liệu pháp tích cực hơn với sự nối tiếp các thuốc trên 1 số đối tượng: trên 70 tuổi, gãy xương hông chống loãng xương có thể sử dụng. Theo nghiên cứu hay đốt sống, điều trị với glucocorticoid ≥ 7,5 mg ARCH thì so sánh hai nhóm loãng xương sau mãn prednisolone/ngày hay tương đương. Cá nhân hoá kinh giữa một nhóm điều trị alendronate 24 tháng thời gian điều trị cụ thể là cần thiết [22-24]. và 1 nhóm điều trị Romosozumab trong 12 tháng và Nếu gãy xương xảy ra sau khi ngưng BPs thì cần theo sau alendronate 12 tháng thì kết quả cho thấy đánh giá lại FRAX và bắt đầu điều trị lại. Nếu không nhóm Romosozumab-Alendronate có nguy cơ gãy có gãy xương mới xảy ra sau khi ngừng thuốc thì xương mới thấp hơn 48% (p < 0,001) và thấp hơn đánh giá lại FRAX sau 18 tháng đối với risedronate và 27% nguy cơ gãy xương lâm sàng (p < 0,001). Nguy ibandronate, 2 năm đối với alendronate, 3 năm đối cơ gãy xương ngoài cột sống thấp hơn 19% và nguy với zoledronate để xác định khi nào cần bắt đầu điều cơ gãy xương hông thấp hơn 38% và quan trọng là trị lại. Thời điểm kết thúc ngừng điều trị BPs nên dựa không làm gia tăng đáng kể nguy cơ biến chứng tim vào từng cá nhân bệnh nhân như sự gia tăng nguy cơ mạch nghiêm trọng [20]. gãy xương, giảm mật độ xương hay sự gia tăng các 4.9. Các khuyến cáo chung cho bảo vệ sức khoẻ marker chu chuyển xương. xương Theo AACE/ACE các nhóm thuốc ức chế huỷ - Cung cấp đầy đủ canxi 1000 mg/ngày cho nam xương không phải BPs thì không khuyến cáo khoảng từ 50 - 70 tuổi, 1200 mg/ngày cho phụ nữ trên 51 nghỉ thuốc theo khuyến cáo [5]. Đối với denosumab tuổi và nam > 71 tuổi cung cấp bổ sung canxi nếu thì thời gian điều trị là 5 - 10 năm tuỳ thuộc vào nguy chế độ ăn không đủ, vitamin D 800 - 1000UI/ngày cơ gãy xương theo một số hướng dẫn. Sau khi ngưng cho người trên 50 tuổi và cần đạt nồng độ 25- denosumab có thể chuyển sang tác nhân chống huỷ hydroxyvitamin D 30 - 50 ng/ml. xương khác. Tránh ngưng sử dụng thuốc denosumab - Ngừng hút thuốc lá và tránh uống rượu quá nếu không có kế hoạch cho liệu pháp thay thế vì việc mức. ngưng thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ gãy xương - Tăng cường các hoạt động thể chất tăng cường và sự giảm BMD. Liệu pháp dùng thuốc nên được sức mạnh của cơ, thể thao chịu tải. đánh giá lại trong suốt quá trình điều trị. - Ngăn ngừa té ngã. 6. THEO DÕI 5. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ Bệnh nhân chưa đòi hỏi điều trị tại thời gian Bệnh loãng xương có thể quản lí điều trị thành đánh giá ban đầu cần được đánh giá lại. công nhờ các liệu pháp điều trị đặc hiệu và theo dõi Bệnh nhân sử dụng thuốc được phê chuẩn bởi sau điều trị. Lợi ích của các liệu pháp điều trị sẽ giảm FDA nên được làm xét nghiệm và đánh giá lại mật nhanh trong trường hợp BPs. Khi bệnh nhân đã giảm độ xương sau 2 năm hay thường xuyên hơn nếu cần. nguy cơ gãy xương, cải thiện mật độ xương thậm chí Xác nhận bất kì gãy xương cột sống mới nên bình thường thì bệnh nhân vẫn là bệnh nhân loãng được lặp lại nếu ghi nhận có chiều cao giảm, đau xương vì các tổn thương vi cấu trúc vẫn còn. Tuy lưng mới, thay đổi tư thế hay những dấu hiệu nghi nhiên việc sử dụng kéo dài làm gia tăng các tác dụng ngờ trên X quang ngực, theo dõi sự thay đổi hình phụ hiếm như tăng gãy xương không điển hình khi ảnh trên phim. sử dụng các tác nhân chống huỷ xương [21]. Xem xét Thường xuyên đánh giá sự tuân thủ điều trị. lợi ích và nguy cơ là cần thiết. Khoảng nghỉ thuốc “BPs holiday”: trên những 7. KẾT LUẬN bệnh nhân điều trị với BPs có nguy cơ gãy xương Cá nhân hoá điều trị loãng xương là cần thiết. Sư thấp (T-score > 2,5 và không có gãy xương gần đây ra đời của các tác nhân điều trị mới cho phép các thì có thể tạm thời ngưng sau 3 năm điều trị với liệu thầy thuốc lâm sàng có thêm sự lựa chọn đặc biệt pháp tĩnh mạch và 5 năm với liệu pháp đường uống. trên đối tượng nguy cơ gãy xương rất cao. Sự lựa Khoảng nghỉ thuốc được định nghĩa là tạm thời chọn tác nhân điều trị nên được dựa trên nguy cơ ngưng liệu pháp BPs (đến trên 5 năm). Liệu pháp BPs gãy xương, những yếu tố khác về lâm sàng, chi phí hay liệu pháp thay ít nhất đến 10 năm với BPs uống điều trị và sự lựa chọn bệnh nhân. 22 HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY ISSN 1859-3836
  5. Tạp chí Y Dược Huế - Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế - Số 1, tập 14/2024 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Händel, M.N., et al., Fracture risk reduction postmenopausal women with low bone mass. Journal of and safety by osteoporosis treatment compared with Bone and Mineral Research, 2017. 32(9): p. 1956-1962. placebo or active comparator in postmenopausal women: 14. Cosman, F., et al., Romosozumab treatment in systematic review, network meta-analysis, and meta- postmenopausal women with osteoporosis. New England regression analysis of randomised clinical trials. bmj, 2023. Journal of Medicine, 2016. 375(16): p. 1532-1543. 381. 15. Cummings, S.R., et al., Vertebral fractures after 2. Adler, R.A., Osteoporosis Treatment: Decreased discontinuation of denosumab: a post hoc analysis of the Mortality Too? The Journal of Clinical Endocrinology & randomized placebo‐controlled FREEDOM trial and its Metabolism, 2023. 108(4): p. e48-e49. extension. Journal of Bone and Mineral Research, 2018. 3. Haentjens, P., et al., Meta-analysis: excess mortality 33(2): p. 190-198. after hip fracture among older women and men. Annals of 16. Leder, B.Z., et al., Denosumab and teriparatide internal medicine, 2010. 152(6): p. 380-390. transitions in postmenopausal osteoporosis (the DATA- 4. Wu, C.-H., et al., Comparisons between different Switch study): extension of a randomised controlled trial. anti-osteoporosis medications on postfracture mortality: The Lancet, 2015. 386(9999): p. 1147-1155. a Population-Based study. The Journal of Clinical 17. Chesnut III, C.H., et al., A randomized trial of Endocrinology & Metabolism, 2023. 108(4): p. 827-833. nasal spray salmon calcitonin in postmenopausal women 5. Camacho, P.M., et al., American Association with established osteoporosis: the prevent recurrence of Clinical Endocrinologists/American College of of osteoporotic fractures study. The American journal of Endocrinology clinical practice guidelines for the diagnosis medicine, 2000. 109(4): p. 267-276. and treatment of postmenopausal osteoporosis—2020 18. Lyritis, G., et al., Analgesic effect of salmon update. Endocrine Practice, 2020. 26: p. 1-46. calcitonin suppositories in patients with acute pain 6. LeBoff, M., et al., The clinician’s guide to prevention due to recent osteoporotic vertebral crush fractures: a and treatment of osteoporosis. Osteoporosis international, prospective double-blind, randomized, placebo-controlled 2022. 33(10): p. 2049-2102. clinical study. The Clinical journal of pain, 1999. 15(4): p. 7. Macías, J.G. and J.M.O. Martínez, 284-289. Aminobisphosphonates: Reconsideration 25 years after 19. Florio, M., et al., A bispecific antibody targeting their approval for the treatment of osteoporosis. Medicina sclerostin and DKK-1 promotes bone mass accrual and Clínica (English Edition), 2022. fracture repair. Nature communications, 2016. 7(1): p. 8. Byun, J.-H., et al., The efficacy of bisphosphonates 11505. for prevention of osteoporotic fracture: an update meta- 20. Saag, K.G., et al., Romosozumab or alendronate analysis. Journal of bone metabolism, 2017. 24(1): p. 37-49. for fracture prevention in women with osteoporosis. New 9. Black, D.M., et al., Randomised trial of effect of England Journal of Medicine, 2017. 377(15): p. 1417-1427. alendronate on risk of fracture in women with existing 21. Black, D.M., et al., Atypical femur fracture risk vertebral fractures. The Lancet, 1996. 348(9041): p. 1535- versus fragility fracture prevention with bisphosphonates. 1541. New England Journal of Medicine, 2020. 383(8): p. 743-753. 10. Cummings, S.R., et al., Effect of alendronate on risk 22. Eastell, R., et al., Pharmacological management of fracture in women with low bone density but without of osteoporosis in postmenopausal women: an Endocrine vertebral fractures: results from the Fracture Intervention Society clinical practice guideline. The Journal of Clinical Trial. Jama, 1998. 280(24): p. 2077-2082. Endocrinology & Metabolism, 2019. 104(5): p. 1595-1622. 11. Neer, R.M., et al., Effect of parathyroid hormone 23. Black, D.M., et al., Continuing bisphosphonate (1-34) on fractures and bone mineral density in treatment for osteoporosis—for whom and for how long? postmenopausal women with osteoporosis. New England New England Journal of Medicine, 2012. 366(22): p. 2051- journal of medicine, 2001. 344(19): p. 1434-1441. 2053. 12. Lilly, E., Company. FORTEO—teriparatide injection, 24. Boonen, S., et al., Postmenopausal osteoporosis solution. Highlights of prescribing information. Revised: treatment with antiresorptives: effects of discontinuation 4/2021. 2021. or long‐term continuation on bone turnover and fracture 13. Keaveny, T.M., et al., Greater gains in spine and hip risk—a perspective. Journal of bone and mineral research, strength for romosozumab compared with teriparatide in 2012. 27(5): p. 963-974. HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY ISSN 1859-3836 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2