intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi ôn tập sản xuất thuốc

Chia sẻ: Đinh Văn Lành | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:34

494
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu gồm: công nghệ bào chế viên nang cứng; công nghệ bào chế viên bao; công nghệ bào chế viên nén; quy trình nén dập vật liệu; sấy vật liệu; khuấy trộn vật liệu; xây rây vật liệu ; hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000; thực hành tốt bảo quản thuốc-thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc; sơ lượt về sự ra đời và phát triển của công nghệ bào chế dược phẩm. Để nắm chi tiết các nội dung ôn tập mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập sản xuất thuốc

  1. CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ VIÊN NANG CỨNG 1. Ngoài gelatin nguyên liệu nào còn được sử dụng làm vỏ nang cứng ­ Dẫn chất cellulose (loại vỏ nang này ít được sử dụng vì độ tan kém và giá thành  cao ) 2. Thành phần cấu tạo và kích thước của vỏ nang ? ­ Gelatin ­ Các chất màu  ­ Chất tạo độ đục như titan dioxid ­ Các chất phụ gia khác  ­ Kích thước: có 7 cở nang từ 00­0­1­..­5. Trong đó thông dụng nhất là 0 (0.67ml),1  (0.48ml), 2 (0.38ml). 3. Ưu điểm của viên nang cứng  ­ Dễ uống, dễ nuốt và có màu sắc phong phú  ­ Dược chất đóng vào viên nang có thể ở nhiều dạng: bột, cốm, vi hạt, vi nang.  ­ Tương đối dễ nghiên cứu xây dựng công thức  ­ Dễ triển khai sản xuất ở các quy mô khác nhau ­ Viên dễ rả hơn viên nén  4. Hàm ẩm trung bình của vỏ nang cứng (giữ cho nang không bị dòn và đảm bảo vỏ nang  không bị dòn) ­ Hàm ẩm trung bình 13­16% 5. Điều kiện bảo quản vỏ nang cứng  ­ Nhiệt độ 15­35oC. độ ẩm tương đối 20­60% 6. Tiêu chuẩn về độ tan của vỏ nang cứng ­ Vỏ nang không được tan trong nước ở nhiệt độ 25oC trong 15 phút ­ Phải tan hoặc rã hoàn toàn trong dung dịch acid hydroclorid  0.5% ở nhiệt độ 36oC­ 38 trong 15 phút  7. Tiêu chuẩn về mùi của vỏ nang cứng  ­ Vỏ nang không được có mùi lạ sau khi bảo quản trong bình đậy kín ở nhiệt độ 30­ 40oC trong 24h
  2. 8. Kể tên các khiếm khuyết của vỏ nang ­ Khiếm khuyết tới hạn ­ Khiếm khuyết lớn ­ Khiếm khuyết nhỏ  9. Vỏ nang bị khiếm khuyết tới hạn là gì  ­ Không thể dùng để đống thuốc vào nang  ­ Là những khiếm khuyết có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đống thuốc vào  nang: nang quá ngắn hoặc quá dài , vỏ nang bị bẹp, bị rạn nứt có lổ hoặc bị biến  dạng  10. Khiếm lớn là gì ­ Là những khiếm có thể gây những hậu quả nhất định khi sử dụng hoặc ảnh  hưởng đến hiệu quả trị liệu của thành phẩm viên nang như : nang bị hở nấp, đậy  hai nấp, thành nang mỏng hoặc nứt theo thân nang.  11. Khiếm khuyết nhỏ là gì ­ Là những khiếm khuyết không ảnh hưởng đến khả năng trị liệu của thành phẩm  mà chỉ ảnh hưởng đến hình dạng cảm quan của thuốc như vỏ nang bị ố, có đốm  có bọt khí  12. Trong sản xuất thuốc viên nang cứng nên sử dụng tá dược dập thẳng vì ? ­ Tăng lưu tính và tính chịu nén của khối hạt  13. Yêu cầu quan trọng nhất của khối hạt khi đống thuốc vào nang theo nguyên tắc thể  tích ­ Có thể tích biểu kiến phù hợp với cở nang được chọn 14. Nguyên tắc đống thuốc vào nang bằng máy tự động có vít phân liều (Dosator) ­ Nén hạt thành khối trước khi đống thuốc vào nang 15. Yêu cầu quan trọng nhất cuả khối hạt khi đống thuốc vào nang bằng máy tự động có  vít phân liều Dosator  ­ Tính chịu nén  ­ Lưu tính cao CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ VIÊN BAO 16.  Loại đường nào có thể bao bằng phương pháp phun
  3. ­ mannitol 17. Nồng độ đường saccharose thích hợp dùng trong kỹ thuật bao đường ­ 50­60% 18. Tính chất nào không thuộc về ưu điểm của đường saccharose trong kỹ thuật bao  đường ­ Độ nhớt thấp 19. Hệ số kết tinh của đường saccharose ­ Cs>1.23 ( trong trường hợp có hạt mồi Cs =1.06) 20. Yêu cầu kết tinh của đường  ­ Chỉ bắt đầu kết tinh sau khi đã phân phối đều trên khối viên  21. Hiện nay kỹ thuật bao phim được áp dụng nhiều là do.  ­ Thời gian thực hiện bao phim nhanh hơn bao đường  22. Lượng dịch bao phim cần thiết cho một mẻ bao phụ thuộc vào ­ Tổng diện tích bề mặt của viên nhân và độ dày của lớp bao 23. Ưu điểm­ nhược của viên bao đưởng Ưu điểm ­ Sử dụng các nguyên liệu rẽ tiền dễ kiếm và chất lượng ổn định  ­ Thiết bị đơn giản dể lấp đặt dễ vận hành  ­ Quy trình bao đường thường không quá phức tạp và không phải kiểm định chặc  chẽ các thông số như quy trình bao phim  Nhược điểm  ­ Kích thước và khối lượng của viên có thể tăng lên 50­100%  ­ Lớp bao đường khá dòn nên dể bị mẻ nếu bảo quản và vận chuyển không thích  hợp  ­ Quy trình bao khó tự động hóa phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng của người thực  hiện quy trình  24. Quy trình bao đường Bao bảo vệ ( bao cách ly) ­ Các chật thường dùng là shellac,zein,HPMC
  4. Bao lót (bao nền ) làm tròn góc cạnh ­ Là công đoạn quan trọng trong quy trình bao đường ­ Nguyên liệu: talc, calci carbonat, kaolin Bao nhẵn bề mặt viên láng ­ Nguyên liệu: siro hoặc siro titan dioxid Bao màu ­ Là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình bào chế bao đường Bao bóng : viên sáng bóng hơn ­ Sáp ông, sáp carnauba 25. Các sự cố kỹ thuật trong sản xuất viên bao đường  Các sự cố liên quan đến chất lượng viên nhân: ­ Viên nhân phải có độ cứng, độ mài mòn thấp và không bị mẻ vở  Các sự cố liên quan đến dịch bao và quy trình bao  ­ Mẻ lớp bao + do lớp bao dòn  + thêm polyme vao siro ở giai đoạn bao như  gôm arabic, gelatin, cellulose ­ Nứt lớp bao: + sự trương nở do hút ẩm, hoặc sau thời kỳ giải nén + bao cách ly viên với các polyme ít thấm ẩm hoặc không thấm ẩm  ­ Lớp bao không khô: do đường nghịch chuyễn  ­ Viên dính đôi : do hình dạng viên không phù hợp  + các viên dùng trong bao đường nên là viên có 2 mặt lồi  ­ Màu không đều  ­ Nổi hạt hoặc thấm ẩm + sấy viên kỹ trước khi đánh bóng ­ Mặt viên có vân + do lớp sáp trên viên không phân bố đồng đều 
  5. + cần đảo viên và cung cấp nhiệt đầy đủ  26. Ưu đểm của quy trình bao phim  ­ Khối lượng viên tăng 2­5% ­ Thời gian bao nhanh ­ Hiệu quả và năng suất cao ­ Quy trình bao dẻ tự động hóa  ­ Là phương thức thích hợp điều chế viên tan trong ruột , dạ dày, tác dụng kèo dài  ­ Có thể sử dụng công thức bao và quy trình bao phù hợp để cải thiện sinh khả dụng  của thuốc  27. Nguyên liệu bao phim  ­ Polyme ( chất tạo phim) + nhóm polyme bao tan dạ dày:HPMC, HPC, … +nóm polyme bao tan trong ruột: nhóm mòn dần trong hệ tiêu hóa như (carnauba,  acid stearic, dầu thầu dầu hydrogen hóa). Nhóm không tan trong dịch vị (CAP,  HPMCP) +nhóm polyme phóng thích kéo dài: ethyl cellulose, cellulose acetat, nhóm  methacrylat (eudragit RS100) ­ Chất hóa dẻo ­ Chất màu ­ Dung môi  28. Các yếu tố căn bản quyết định chất lượng viên bao  ­ Chất lượng viên nhân ­ Công thức dịch bao  ­ Quy trình bao 29. Các biến số cần quan tâm để có được hiệu quả bao tối ưu nhất  ­ Biến số nồi bao ­ Biến số phun dịch bao ­ Biến số khí của quá trình sấy viên. 
  6. 30. Các sự cố kỹ thuật trong bao phim viên nén. Dính viên: khi các viên tiếp xúc với nhau trong lúc dịch bao chưa kịp khô ­ Khắc phục :  + giảm tốc độ phun dịch bao + tăng khả năng sấy  + tăng tốc độ nồi bao + tăng thể tích/ áp xuất khí nén Mặt viên không láng (sùi vỏ cam) ­ Độ nhớt của dịch bao quá caosức căng bề mặc cao không trải đều trên viên  được. ­ Tốc độ phun dịch bao quá thấp nhưng tốc độ sấy quá nhanh  ­ Giọt chât bao quá mịn nên khô trước khi bám vào viên  Bắc cầu logo ­ Là hiện tượng màng phim không bám vào viên ở những chỗ chạm khắc  ­ Nguyên nhân:  + logo trên viên quá mảnh hoặc quá chi tiết + dịch bao có độ dính quá cao + tốc độ phun dịch bao quá cao Lấp đầy logo ­ Khắc phục :  + tăng độ bền cơ học của mặt viên nhân + loại khí trong dịch bao trước khi phun + giãm áp suất khí nén hoặc giãm nhiệt độ sấy hoặc tăng tốc độ phun dịch Tróc lớp bao ( lóc vỏ cam) ­ Chọn chất bao có độ bền cơ học cao hơn và/ hoặc có độ dính tốt hơn  Viên dính đôi ­ Tốc độ phun dịch cao ­ Tốc độ nồi bao chậm
  7. Viên nhân bị mòn ­ Thiết kế lại công thức để viên nhân có độ bền cơ học cao hơn Màu không đều giữa các viên ­ Bao dây hơn hoặc tạo viên nhân bằng tá dược màu cùng loại nhưng nhạt hơn ­ Tăng tốc độ nồi hoặc tăng khả năng khuấy trộn của thanh đảo ­ Bao lót trước khi bao màu Viên dính thành khối ­ Sấy kỹ viên sau khi ngừng phun dịch bao  ­ Hoặc thay đổi tỷ lệ hoặc loại chất dẻo trong dịch bao Viên bị mòn hoặc mẻ cạnh  ­ Do viên nhân có độ mòn quá cao hoặc tốc độ quay nồi quá nhanh  Nứt viên ­ Nguyên nhân do độ bền cơ học của màng phim quá thấp  ­ Khắc phục: + điều chế lại dịch bao thêm hoặc thay chất dẽo  + tránh dùng các tá dược độn thuộc nhóm vô cơ  + để viên ổn định một thời gian sau khi dập  31. Sự hiện diện của đường glucose gây nên hiện tượng  ­ Lớp bao không khô 32. Nguyên nhân có đường nghịch chuyễn trong siro đường ­ Do nấu siro ở nhiệt độ quá cao 33. Nguyên liệu nào cho lớp bao chống ẩm tốt nhưng tan rất nhanh ­ sorbitol 34. Cách khắc phục độ mòn của lớp bao xylitol ­ Thêm gôm arabic vào dịch bao 35. Các chất bao thường dùng bao bảo vệ của quy trình bao đường ­ shellac,zein,HPMC
  8. 36. Nguyên liệu chính dùng trong bao lót của quy trình bao đường ­ talc, calci carbonat, kaolin (các chất vô cơ dạng rắn) 37. Phương pháp nào nên áp dụng để rút ngắn thời gian bao lót ­ Bồi bằng dịch bao và bột luân phiên 38. Ưu điềm của hệ thống phun dịch bao không dùng khí nén (công nghiệp) ­ Dải phun ổn định khi phun ở tốc độ cao –dể kiểm soát các thông số  39. Ưu điểm của hệ thống phun dịch bao dùng khí nén (nhỏ) ­ Có thể điều chỉnh tốc độ phun và mức độ phun một cách chính xác. Hệ thống này  cũng rất thích hợp khi bao với dung môi là nước 40. Nhược điểm của hệ thống phun dịch bao dùng khí nén ­ Dải phun hẹp nên phải dùng nhiều súng phun ở nồi bao lớn 41. Yêu cầu nào ít ảnh hưởng đến chất lượng viên bao phim nhất ­ Mức độ hiện đại của thiết bị  42. Nguyên nhân chính làm màu giữa các viên không đều là do  ­ Lớp bao quá mỏng,lượng dịch quá ít ­ Sự đảo trộn của nồi chưa tốt ­ dẩy phun không phủ hết chiều ngang của khối viên  ­ hàm lượng chất rắn quá cao 43. Nguyên nhân chính làm nứt viên trong kỹ thuật bao phim  CÔNG NGHỆ BÀO CHẾ VIÊN NÉN  44. Viên nén có khối lượng trung bình là 120mg số viên cần phải lấy để xác định độ mài  mòn là ­ Thử nghiệm độ mài mòn thường được tiến hành trên 10 viên nếu viên cò khối  lượng  . đối với viên có khối lượng nhỏ hơn 650mg phải lấy số viên sao cho tổng  khối lượng đạt ít nhất 6.5g  Số viên cần lấy là 54 viên 45. Thời gian rả trung bình của viên nén không bao ­ Nhỏ hơn hoặc bằng 15 phút 46. Dạng thuốc viên nén không cần thừ độ hòa tan
  9. ­ Viên có tác dụng tại chổ trong đường tiêu hóa 47. Tính chất nào của dược chât ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh khả dụng của thuốc ­ Độ tan 48. Biện pháp nào tốt nhất để làm tăng sinh khả dụng của thuốc viên nén chứa dược chất  khó tan  ­ Chia lượng tá dược rả thành 2 phần khi phối hợp  49. Nguyên nhân có thể gây nên độ cứng không đồng đều giửa các viên  ­ Phân tán tá dược dính không dều 50. Tính chất nào của hạt cần thiết cho viên có độ cứng cao  ­ Hạt phải có thể biến dạng được khi có một lực nén tác động  51. Tính chất nào của hạt giúp cho viên đạt độ đồng đều khối lượng  ­ Phân bố kích thước hạt không quá rộng  52. Tính chất nào của hạt giúp cho viên đạt độ mài mòn ­ Hạt có độ ậm phù hợp 53. Hạt điều chế bằng phương pháp nào có độ xốp cao nhất ­ Tạo hạt bằng máy tầng sôi  54. Năng xuất ( viên/phút) của máy dập viên xoay tròn phụ thuộc vào ­ Số lượng cối chày và tốc độ quay của mâm mang cối chày 55. Phân biệt chày trên và chày dưới bằng ­ Chiều dài đầu dập 56. Phương pháp dập viên trực tiếp ­ Áp dụng được đối với những viên có hoạt chất trung bình và nhỏ kết hợp với tá  dược dập thẳng 57. Trong sát hạt ướt điều kiện xấy cốm là ­ Sấy vừa phải, ở nhiệt độ 50­600C và thời gian sấy tùy từng loại sản phẩm 58. Tính chất nào của hạt làm viên dính chày ­ Thiếu tá dược trơn (hoặc dùng tá dược trơn hửu hiệu hơn: Aerosil) 59. Hàm lượng và độ đồng điều hàm lượng của viên nén 
  10. ­ Đối với các viên chứa dược chất ở hàm lượng thấp hàm lượng dược chất phải  trong khoảng 90­110% hàm lượng ghi trên nhãn  ­ Đối với các viên có hàm lượng trung bình cao hàm lượng dược chất phải trong  khoảng 90­105% so với hàm lượng ghi trên nhản ­ Tối thiểu 20 viên ­ Độ đồng điều hàm lượng cở mẩu 10 viên  60. Nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình sản xuất viên nén mục tiêu cụ thể là  ­ Sự phù hợp với tính chất của dược chất  ­ ảnh hưởng đến tốc độ phóng thích dược chất  ­ thuận lợi cho quy trình sản xuất ­ tính kinh tế cao 61. thành phần của thuốc viên nén ­ dược chất  ­ tá dược (độn + dính + rã+ trơn bóng + khác) 62. đặc điểm tá dược độn trong sản xuất viên nén ­ được dùng trong trường hợp dược chất không đủ để dập thành viên hoặc pha  loãng trong trường hợp dược chất có hoạt tính mạnh  ­ hàm ẩm trong tá dược độn là nguyên nhân chủ yếu làm dược chất không ổn định  ­ lactose : thông dụng nhất  ­ đường saccharose : điều chế viên nén nhai hoặc hòa tan trước khi uống  ­ glucose (dextrose): viên nhai hoặc viên hòa tan trước khi uống dùng trong phương  pháp dập thẳng và xát hạt  ­ manittol : thích hợp viên nhai và ngậm do để lại cảm giác mát lạnh khi tan trong  miệng ­ sortbitol là đồng phân quang học của manitol hút ầm rất nhanh ­ tricalciphosphat : thường dùng trong viên nén chứa vitamin nguyên tố vi lượng  ­ magie carbonat: tá dược độn trong dập thẳng, có tính hút ẩm mạnh nên thích hợp  cho viên nén chứa : tinh dầu, cao dược liệu  63. đặc điểm tá dược dính trong sản xuất viên nén
  11. ­ giúp cho các tiển phân rắn liên kết lại với nhau, tạo thành hạt hoặc viên có độ  cứng thích hợp  ­ gôm arabic : độ cứng lớn khó rã  ­ hồ tinh bột: dạng tinh thể 5­10% ­ tinh bột tiền gelatin hóa: bột min ( dập thằng) , dịch thể ( xát hạt ) ­ Acid alginic dạng bột 1­5% ( rã tương tự) ­ Gelatin dính tốt nhưng khó rã ­ Glucose : dập thẳng ­ Methyl cellulose ( tylose) : bột mịn hoặc dung dịch cồn ­ CMC hoăc Na CMC : dung dịch trong pp xát hạt ướt  ­ Cellulose vi tinh thể ( Avicel): tá dược dính rất tốt dùng cho viên nén dập thẳng và  xát hạt khô ­ Polyme acrylate: thường dùng Eudragit E ­ Polyvinyl pyrrolidon (PVP) dung dịch 5­10%  64. Tá dược rã : ­ Các loại tá dươc rã phổ biến hiện nay  + tinh bột các loại : ngô, sắn khoai tây, lúa mì + sodium starch glycolat (Explotab, primogel,DST) + tinh bột biến tính  +tinh bột bắp biến tính ( Starch 1500) + Alginins ( natri alginat) 65. Tá dược trơn bóng : ­ Tạo khả năng trượt giửa các hạt, làm tăng lưu tính của hạt giúp viên đạt độ đồng  điều khối lượng  ­ Tăng khả năng chống dích làm cho các hạt bơt dính vào chày cối  ­ Tăng khả năng chống ma sát làm giảm ma sát của cac1 hạt khi dập viên  ­ Tạo bóng + nhóm giúp cho sự chảy : Talc, aerosil, a boric, 
  12. + chóng dính: Acid stearic, aerosil. Talc + chất trơn: talc, MgS, natri laury sulfat 66. Quy định về nhiệt độ và độ ẩm trong nhà xường  ­ Phòng dập viên và bao viên nên được duy trì ở nhiệt độ 25oC và độ ẩm 45% 67. Đặc điểm của máy dập viên tâm sai   ­ Máy chỉ có một bộ cối chày ­ Máy có lực nén lớn nên rất thuận lợi dập viên có khối lượng lớn như ( nhai,sủi  bọt, viên pha dd dùng ngoài , viên nén có thành phần dược liệu  ­ Công suất thấp gây tiếng ồn khi vận hành và bay bụi khi dập viên 68. Đặc điểm máy dập viên xoay tròn  ­ Công suất lớn ít bay bụi  ­ Máy chạy êm ­ Có thể dập viên nhiều lớp ­ Có thể dập viên bao bột viên có nhân 69. Cối chày là bộ phận xác định hình dạng kích thước và các dấu hiệu nhận dạng  của viên  70. Mục đích của việc xác hạt  ­ Giúp cho viên có khối lượng đồng nhất và có độ bền cơ học đạt tiêu chuẩn  ­ Giúp tránh được sự phân lớp của khối hạt ở các giai đoạn tiếp theo sau khi đã trộn  với dược chất ­ Giãm bay bụi và tránh nhiễm chéo trong sản xuất 71. Kích thước và hình dạng hạt ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng trung bình của viên  nén 72. Diện tích bề mặt của hạt giữ vai trò quan trọng trong trường hợp dược chất không tan  hoặc ít tan trong nước  73. Tỷ trọng ảnh hưởng đến hệ số nén,thời gian rã, độ phóng thích dược chất và hình  dạng cảm quan của viên 74. Độ bền và độ xốp của hạt là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến: phân bố cở hạt , khả  năng nén hạt dính vào nhau hạt quá cứng sẽ khó dập viên
  13. 75. Độ trơn chãy và lưu tính của hạt ảnh hưởng đến: cở hạt và phân bố cở hạt, hình dạng  hạt  76. Góc nghỉ pp đơn giản đánh giá lưu tính  ­ 30o: hạt chảy tốt ­ 400 : hạt chảy kém 77. Đặc điểm phương pháp dập thẳng ­ Dập viên không xát hạt  ­ Thích hợp cho dược chất dễ bị phá hủy bởi nhiệt  78. Đặc điểm phương pháp xát hạt khô ­ Có dập viên sơ bộ tạo hạt  ­ Áp dụng cho dược chất dể hỏng bởi ẩm hoặc nhiệt hoặc cả 2 yếu tố này, hoặc  hàm lượng dược chất cao ­ Hạt sx bằng pp này cứng chắc ,không đồng đều, và có cạnh  79. Đặc điểm pp xát hạt ướt ­ Tá dược dính lỏng liên kết các tiểu phân rắn ­ Ưu điểm: + khả năng kết dính và tính chịu nén tối ưu  + lượng tá dược dính ít hơn xát hạt khô nhưng sự liên kết rất tốt + sự phân bố dược chất đồng nhất. thich hợp dược chất hàm lượng thấp. + tính chất vật lý của viên như độ mài mòn thời gian rả ổn định hơn so với pp khác 80. Sự cố thường gặp khi dập viên: Chênh lệch khối lượng viên ­ Thêm tá dược trơn ­ Chọn lại hạt bỏ bỏ hạt mịn,quá to ­ Sửa lại chày Viên dính chày ­ Nguyên nhân chính là thiếu tá dược trơn  + thêm tá dược trơn
  14. + dùng tá dược Aerosil + rây tá dược trơn qua rây min + giãm kích thước hạt  + tăng hàm ẩm của khối hạt ­ Tá dược trơn bóng nóng chảy ở nhiệt độ cao +giãm nhiệt độ phòng dập +vận hành máy chậm lại Viên đứt chỏm hoặc bong mặt  ­ Thay đổi quy trình xát hạt  ­ Tăng lượng tá dược dính ­ Thêm tá dược dính khô : tinh bột tiền gelatin hóa ­ Thay đổi tỷ lệ tăng hoặc giảm tá dược trơn  Viên mẻ cạnh và nứt ­ Sửa lại mặc chày  ­ Giãm lượng bột mịn trong khối hạt  ­ Giảm kích thước hạt  ­ Thay chày mòn ­ Thêm tá dược dính dạng khô Dính chày ­ Khắc phục sấy hạt kỹ hơn ­ Thêm tá dược hút ­ Sửa lại mặt chày ­ Đánh bóng mặt chày bằng dầu parafin QUY TRÌNH NÉN DẬP VẬT LIỆU  81. Hiện tượng bột vón cục là do: (hút) ­ Sự tích điện giửa các hạt  ­ Các cầu ẩm giửa các hạt 
  15. ­ Năng lượng bề mặt tự do của hạt  82. Trong sản xuất đo góc nghĩ α của hạt để ­ Đánh giá lực cố kết bên trong của hạt  ­ Kết quả ma sát bên ngoài của hạt  83. Tốc độ chảy của hạt ảnh hưởng đến  ­ 84. Xác định thể tích hạt được nhồi vào cối khi dập viên ta sử dụng khái niệm ­ Thể tích hạt  85. Thể tích thực là: ­ Là thể tích toàn bộ của các hạt rắn loại trừ tất cả các khoảng trống lớn hơn kích  thước phân tử và có giá trị đặc trưng cho mổi loại nguyên liệu 86. Thể tích khối: ­ Là thể tích chiếm chổ của toàn bộ khối bột khi đo 87. Đánh giá tỷ trọng của hạt trước khi dập viên bằng ­ Tỷ trọng hạt  88. Khái niệm nào là biến dạng  ­ Biến dạng là sự thay đổi hình dạng  kích thước của vật thể dưới tác dụng của một  ngoại lực  + biến dạng kéo + biến dạng nén + biến dạng trượt  89. Biến dạng dẻo là gì ­ Là biến dạng vẫn còn lại sau khi xả nén  90. Biến dạng đàn hồi là gì ­ Là biến dạng biến mất sau khi bỏ tải trọng gây ra nó 91. Độ ẩm tối ưu còn lại trong cốm dùng cho dập viên là  ­ Trong đa số các trường hợp khi sản xuất viên nén capsule độ ẩm còn lại trong cốm  dưới 1% là tối ưu  (tùy theo mặt hàng cụ thể )
  16. 92. Độ bền của hạt thích hợp cho tiến trình dập viên : ­ Hạt có độ xốp và độ bể vở cần thiết  Lượng chất lỏng dùng để xát hạt và nồng độ của tá dược dính thêm vào là những  yếu tố chính làm tăng độ bền của hạt  93. Trong kỹ thuật tạo hạt ẩm trạng thái liên kết tối ưu là ­ Trạng thái mao dẩn  94. Đặc tính nào của hạt  ành hưởng đến tiến trình dập viên  ­ Phân bố cở hạt  ­ Tính chảy của hạt  ­ Độ xốp của hạt  95. Viên dập ra bị nứt mặt là do tác động của (nén  xả nén (ứng xuấtphá cấu trúc  viên)) ­ Do ứng xuất mới xuất hiện trong quá trình xả nén đẩy viên ra 96. Lớp da vật liệu ở bề mặt bên cạnh viên tác động xấu đến ­ Độ tan rả 97. Tá dược Aerosil có tác dụng  ­ Giảm ma sát trượt giữa các hạt  98. Căn cứ vào cường độ trượt tá dược trơn nào là tốt nhất  ­ Acid stearic 99. Hiện tượng bong mặt viên là do ­ Bẩy không khí trong viên  100. Hiện tượng bám dính của bột mịn nguyên liệu trên bề mặt phiểu đựng hạt của  máy dập viên thể hiện  ­ Hạt chưa đủ tá dược trơn 101. Gốc nghĩ của bột phản ảnh  ­ ảnh hưởng của lực cố kết bên trong hạt  ­ kêt quả ma sát bên ngoài của hạt  102. Tốc độ chảy của hạt phản ánh
  17. ­ ảnh hưởng của dải phân bố cở hạt  ­ ma sát giửa các hạt  ­ hình dáng hạt  khi tỷ lệ bột mịn trong hổn hợp vuôt quá 40% sẽ có hiện tượng tốc độ chảy giảm  đột ngột  103. Viên nén vitamin C 500mg sau một thời gian tồn trử viên bị ngã màu vàng ở  mặt cạnh viên nguyên nhân là do ­ Do chày cối không đạt tiêu chẩn  104. Khi thay đổi nguồn cung cấp một dược chất trong một công thức viên nào đó  cần ­ Thảm định lại toàn bộ quy trình chế biến sản xuất 105. Avicel là gì (cellulose vi tinh thể) ­ Tá dược độn  106. Tá dược nào sau đây thích hợp cho dập viên trực tiếp  ­ Avicel PH102 (thẳng) ­ Avicel PH101 (ướt) 107. Những hoạt chất nào sau đây không cần sử dụng kỹ thuật xát hạt khô  ­ Paracetamol  108. Những hoạt chất nào sao đây sử dụng kỹ thuật xát hạt khô: ­ Penicilin V kali ­ Aspirin ­ Vitamin C 109. Trong kỹ thuật tạo hạt ướt trạng thái liên kết tối ưu là  ­ Trạng thái mao dẫn 110. Đặc tính nào của hạt không ảnh hưởng đến tiến trình dập viê ­ Đường kính trung bình của hạt  111. Trong quá trình nén dập yếu tố nào khó xác định nhất ­
  18. 112. Trong quá trình tạo hạt ướt cần kiểm soát 113. Nén ép bột là gì ­ Mô tả trạng thái của vật liệu phải chịu tác động của lực cơ học  114. Nén dập là gì ­ Có nghĩa là làm giảm thể tích khối của vật liệu do kết quả thế chổ của pha khí  bằng pha rắn 115. Làm chắc hạt là: ­ Làm tăng độ bền cơ học của vật liệu do kết quả tương tác giữa các hạt  116. Hiện tượng bám dính là  ­ Khi các hạt tiếp xúc với một hạt rắn khác hoặc bề mặt khác chúng bị hút dính lại  với nhau gọi là hiện tượng bám dính 117. Tỷ trọng là gì  ­ Tỷ trọng là tỷ lệ giửa khối lượng và thể tích vật liệu  ­ Trong quá trình nén dập tỷ trong tương đối tăng tơi một mức độ tối đa bằng 1 khi  tất cả các chổ trống trong hạt đã bị loại trừ  ­ Tỷ trọng tương đối là tỷ lệ giửa tỷ trong mẩu thử d và tỷ trọng thực dt 118. Đặc tính của hạt thành phẩm ảnh hưởng lên tiến trình dập viên và tính chất  của viên dập ra. Các tính chất đó là:  ­ Khả năng sấp xếp và đặc tính chảy của hạt: phụ thuộc hình dáng và cở hạt  ­ Độ xốp và độ bền của hạt  119. Kể tên 4 trạng thái tạo hạt ẩm  ­ Trạng thái dao động  ­ Trạng thái dây ­ Trạng thái mao dẫn  (tối ưu) ­ Trạng thái giọt SẤY VẬT LIỆU 120. Sấy là quá trình  ­ Làm khô vật liệu ­ Tách ẩm bằng nhiệt 
  19. 121. Hiện tượng ngưng tụ nước trong phòng sản xuất là do ­ Không khí ẩm trong phòng đạt trạng thái bảo hòa  122. Độ ẩm tương đối của không khí là  ­ Tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối và lượng hơi nước bảo hòa của trạng thái không khí ở  cùng áp suất và nhiệt độ  123. Hàm ẩm của không khí là  ­ Lượng hơi nước chứa trong một kg không khí khô tuyệt đối  124. Nhiệt độ điểm sương là gì  ­ Nhiệt độ điểm sương chỉ rỏ trạng thái hoàn toàn bảo hòa hơi nước trong không khí  , nếu tiếp tục giảm nhiệt độ sẽ xẩy ra quá trình ngưng tụ hơi nước thành nước  125. Độ ẩm tuyệt đối của không khí  ­ Là lượng hơi nước chứa trong một mét khối không khí ẩm  126. Nhiệt độ bầu khô là gì ­ Chỉ rỏ mức độ đốt nóng của không khí đo nhiệt độ bầu khô bằng nhiệt kế 127. Nhiệt độ bầu ướt  ­ Là nhiệt độ bay hơi của nước vào không khí, nếu nhiệt độ bầu khô bằng nhiệt độ  bầu ướt sự bay hơi của nước sẽ ngưng lại quá trình bay hơi của nước vào không  khí thực hiện trong điều kiện đoạn nhiệt  128. Kỹ thuật sấy đối lưu không tách được ẩm trong vật liệu ở trạng thái  ­ Liên kết hóa học  129. Diển tiến quá trình sấy: ­ Giai đoạn đốt nóng vật liệu  ­ Giai đoạn sấy đẳng tốc  ­ Giai đoạn sấy giảm tốc 130. Khi xác định độ ẩm còn lại của cốm trong quá trình sản xuất viên nén ta dùng  cách tính độ ẩm vật liều là: ­ Độ ẩm vật liệu tính theo phần trăm khối lượng của vật liệu ướt 131. Độ ẩm cân bằng của vật liệu sau khi sấy phụ thuộc vào .  ­ Nhiệt đô và độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh 
  20. 132. Trong thiết bị sấy tần sôi trạng thái sấy tối ưu là ­ Trạng thái lơ lửng 133. Ứng dụng Công nghệ sấy phun ­ Sấy dịch chiết dược liệu 134. Nhiệt độ bề mặt của vật liệu sấy không thay đổi và bằng nhiệt độ bầu ướt khi  chu trình sây đang trong giai đoạn  ­ Sấy đẳng tôc 135. Tốc độ sấy biến đổi theo  ­ Thời gian sấy  ­ Sự biến đổi hàm ẩm trong vật liệu  136. Không khí khô tuyệt đối là : ­ Thường có thành phần không đổi theo thể tích bao gồm : 78% nito, 21%O2, 1% trơ ­ Hổn hợp của không khí và hơi nước được gọi là không khí ẩm  137. Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ sấy : ­ Bản chất vật liệu ­ Hình dáng vật liệu độ ẩm không khí, nhiệt độ và tốc độ của không khí ­ Tác nhân sấy 138. Phân loại quá trình sấy: ­ Sấy lớp vật liệu trong trạng  thái tỉnh (buồng sấy) – đơn giản và phổ biến ­ Sấy lớp vật liệu tỉnh có chuyển động tương đối (sấy băng tải ) ­ Sấy lớp vật liệu trong trạng thái xáo trộn (thùng quây) ­ Sấy vật liệu trong trạng thái lơ lửng (tầng sôi) ­ Sấy vật liệu trong trạng thái phân tán (sấy phun) 139. Đặc điểm sấy vật liệu trong trạng thái tần sôi ­ Sấy trong trạng thái lơ lửng ­ Đồi hỏi phải tạo được tần sôi đồng nhất và ổn định  ­ Thành phần cở hạt cũng ảnh hưởng đến chế độ chuyển khối vật liệu vào trạng  thái tần sôi 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2