intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây mai dương

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

229
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây mai dương làm cằn cỗi đất đai Thứ sáu, 24 Tháng 9 2010 08:35 Cây mai dương, còn có tên gọi khác: cây ngưu ma vương, cây trinh nữ nhọn, cây mắc cỡ Mỹ. Hiện nay, dọc một số tuyến đường, kênh rạch hay bờ ruộng,… trên địa bàn tỉnh, cây mai dương đã và đang “bành trướng lấn đất”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây mai dương

  1. Cây mai dương làm cằn cỗi đất đai Thứ sáu, 24 Tháng 9 2010 08:35 Cây mai dương, còn có tên gọi khác: cây ngưu ma vương, cây trinh nữ nhọn, cây mắc cỡ Mỹ. Hiện nay, dọc một số tuyến đường, kênh rạch hay bờ ruộng,… trên địa bàn tỉnh, cây mai dương đã và đang “bành trướng lấn đất”. Theo các tài liệu khoa học đã được công bố, loại cây này được xem là một trong
  2. số những loài cỏ dại nguy hiểm nhất đối với các vùng đất ngập nước vùng nhiệt đới; gây tác hại rất lớn đối với hệ sinh thái, môi trường, làm thay đổi thảm thực vật; tác động tiêu cực đến hệ động vật thủy sinh và thực vật; làm mất chất dinh dưỡng trong đất dẫn đến giảm năng suất; cản trở việc đi lại trên đồng ruộng. Đặc biệt thân cây có chứa chất Mimosin gây độc cho động vật, khi cây chết bị phân hủy
  3. thành những chất độc hủy hoại môi trường nước… Cây mai dương mọc tràn lan trên trục đường Hùng Vương, Hội An. Ảnh: P.H Việc cây mai dương đang phát triển tràn lan tại các địa
  4. phương trên địa bàn tỉnh như hiện nay đã lấn chiếm đất canh tác, làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu. Bên cạnh đó gây cản trở việc đi lại trên đồng ruộng, ngăn cản dòng chảy trên kênh mương, ảnh hưởng đến sản xuất, gây sát thương cho người và gia súc. Mùa mưa, cùng với lũ lụt sẽ là cơ hội để hàng triệu hạt mai dương phát tán tràn vào các cánh đồng lúa, hoa màu, các bờ kênh… Khi cây mai dương phát triển trưởng
  5. thành thì lại trổ hoa, kết hạt và tiếp tục phát tán ra những nơi xung quanh. Theo kinh nghiệm của người dân ở các địa phương, để hạn chế sự phát triển của loại cây này phải triệt phá cây mai dương con; chặt sát gốc, đào lấy rễ, phơi khô rồi đốt để diệt hạt và các bộ phận của cây mai dương. Việc diệt trừ loại cây này cần tiến hành ở vụ hè thu, đốt sạch trước mùa mưa để tránh hạt phát tán, phát triển.
  6. Trước nguy hại của cây mai dương, đã đến lúc các ngành chức năng, chính quyền các địa phương cũng như người dân cần sớm tổ chức phát động ra quân diệt trừ “kẻ thù giấu mặt” đối với hệ sinh thái của tỉnh nhà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2