Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN Ở CÁC BỆNH NHÂN <br />
MẮC BỆNH TĂNG SẢN TUYẾN THƯỢNG THẬN BẨM SINH <br />
Ngô Thị Hồng Phước*, Đỗ Thị Thanh Thủy*,**, Nguyễn Ngọc Minh***, Nguyễn Thị Băng Sương*,** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH) là bệnh di truyền ở người gây nên do đột <br />
biến gen CYP21A2 trên nhiễm sắc thể số 6. Việc xác định đột biến gen CYP21A2 đóng vai trò quan trọng trong <br />
việc chẩn đoán xác định bệnh cũng như tư vấn di truyền. <br />
Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự và kỹ thuật MLPA trong chẩn đoán đột biến gen CYP21A2. <br />
Đối tượng và phương pháp: Tiến hành trên hai bệnh nhân CAH được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm <br />
sàng, tách chiết DNA của bệnh nhân và thực hiện kỹ thuật giải trình tự gen và MLPA (Multiplex ligation‐<br />
dependent probe amplification) để phân tích đột biến gen CYP21A2. <br />
Kết quả: Phát hiện được một bệnh nhân bị đột biến điểm và một bệnh nhân bị đột biến mất đoạn đồng hợp <br />
tử từ exon 1 đến exon 3 của gen CYP21A2. <br />
Kết luận: Nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình và ứng dụng thành công kỹ thuật giải trình tự và kỹ thuật <br />
MLPA trong chẩn đoán đột biến mất đoạn gen CYP21A2 gây bệnh CAH. <br />
Từ khóa: Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, gen CYP21A2, MLPA. <br />
<br />
ABSTRACT<br />
IDENTIFICATION OF GENE MUTATIONS AT CONGENITAL ADRENAL HYPERPLASIA PATIENTS <br />
Ngo Thi Hong Phuoc, Do Thi Thanh Thuy, Nguyen Ngoc Minh, Nguyen Thi Bang Suong <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 502 ‐ 507 <br />
Introduction: Congenital Adrenal Hyperplasia (CAH)is a genetic disease caused by mutations in the <br />
CYP21A2gene which is located on chromosome 6. Detection of CYP21A2 gene mutations is important for <br />
diagnostic and genetic counseling. Sequencing and MLPA technique are used by many authors for diagnostic of <br />
CYP21A2 gene mutations. <br />
Objectives: Applification of sequencing and MLPA technique to identify mutations in CYP21A2 gene. <br />
Patients and Methods: Two patients were diagnosed CAH by clinical symptoms,DNA of these patients <br />
was extracted by Qiagen kit. After that we performedsequencing technique to identify point mutations and <br />
MLPA technique to identify deletion mutations in CYP21A2 gene. <br />
Results: Onepatient had point mutation and the other patient had homozygote deletion in CYP21A2 gene. <br />
Conclusions: The research was initially completed the application process and successfully in the diagnosis <br />
of CYP21A2 mutations causing CAH disease. <br />
Keywords:Congenital Adrenal Hyperplasia, CYP21A2gene, MLPA . <br />
lệ 90 ‐ 95%. Đứng thứ hai là thể 11β‐hydroxylase <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
5 ‐ 9%, ngoài ra thiếu hụt các enzyme khác gây <br />
Bệnh tăng sản tuyến thượng thận (CAH) là <br />
các thể bệnh: 3β-HSD, 17α‐hydroxylase và 20, <br />
bệnh di truyền trong đó thể thiếu enzym 21‐<br />
22‐desmolase ít gặp hơn. Sự khiếm khuyết của <br />
hydroxylase là thể bệnh hay gặp nhất, chiếm tỷ <br />
enzyme 21‐hydroxylase dẫn đến mức độ khác <br />
* Trung tâm Y Sinh học phân tử, **Bộ môn Hóa sinh, ***Bộ môn Xét nghiệm, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Nguyễn Thị Băng Sương, ĐT: 0914007038, Email: suongnguyenmd@gmail.com <br />
<br />
502<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
nhau của việc suy giảm tổng hợp cortisol và <br />
giảm/hoặc không giảm aldosterone đi kèm với <br />
tăng sinh tổng hợp nội tiết tố androgen. Những <br />
bất thường này dẫn đến nam hóa các thai nhi <br />
nữ, phát triển thể trạng nhanh hơn bình thường <br />
và giả dậy thì sớm ở trẻ nam. Trong đó thể mất <br />
muối là hình thức nghiêm trọng nhất của bệnh, <br />
do thiếu sinh tổng hợp aldosterone dẫn đến <br />
không có khả năng để giữ natri. Nếu không <br />
được điều trị kịp thời sẽ dễ nhanh chóng tử <br />
vong trong vài tuần(4). <br />
Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới là 1/14.000‐<br />
15.000 trẻ em sơ sinh, trong đó thể thiếu <br />
enzym 21 – hydroxylase chiếm tỷ lệ 1/10.000 trẻ <br />
sinh ra(2,3). Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có <br />
đề tài nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ <br />
người lành mang gen bệnh tăng sản tuyến <br />
thượng thận bẩm sinh. Theo thống kê tại khoa <br />
Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền Bệnh viện Nhi <br />
Trung ương, số lượng bệnh nhân hàng năm tăng <br />
lên, trung bình mỗi năm khoảng 40 – 70 bệnh <br />
nhân nhập viện và được điều trị tại khoa. Tính <br />
đến tháng 6 năm 2010 tổng số bệnh nhân lên <br />
đến 512 trẻ. Hiện nay, Việt Nam được coi là một <br />
trong những nước có tỷ lệ bệnh nhân mắc CAH <br />
cao trên thế giới(9). <br />
Nguyên nhân gây bệnh được khẳng định <br />
chủ yếu do đột biến gen CYP21A2. Gen <br />
CYP21A2 mã hóa enzyme 21‐hydroxylase, nằm <br />
trên cánh ngắn NST số 6 (6p21.3) có chiều dài <br />
khoảng 30 kb. Phần lớn các đột biến (95%) do sự <br />
bắt chéo không đồng đều giữa các cặp NST dẫn <br />
đến trình tự ở vùng giả gen CYP21A1P sẽ <br />
chuyển sang gen CYP21A2 trong quá trình phân <br />
bào giảm nhiễm, 5% còn lại là do gen CYP21A2 <br />
tự đột biến(8, 10). <br />
Việc phân tích đột biến gen CYP21A2 có vai <br />
trò quan trọng xác định bệnh cũng như phân <br />
loại bệnh, giúp định hướng chỉ định điều trị <br />
bằng liệu pháp hormon thay thế suốt đời và là <br />
cơ sở của tư vấn di truyền, chẩn đoán trước sinh <br />
bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. <br />
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành đề <br />
tài nhằm mục tiêu:“Ứng dụng kỹ thuật giải trình <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tự và kỹ thuật MLPA trong chẩn đoán đột biến gen <br />
CYP21A2”. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Nhóm nghiên cứu: 2 bệnh nhân đã được <br />
chẩn đoán lâm sàng mắc bệnh tăng sản tuyến <br />
thượng thận bẩm sinh. <br />
Nhóm đối chứng: 2 người bình thường <br />
không mắc bệnh lý gì đặc biệt, mẫu đối chứng <br />
này được dùng để chuẩn kỹ thuật và chạy cùng <br />
với mẫu bệnh nhân. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Tách chiết DNA tổng số <br />
Bước 1: Thu 2 ml máu tĩnh mạch chống <br />
đông EDTA của bệnh nhân. <br />
Bước 2: Sử dụng 200 μl máu tĩnh mạch <br />
chống đông EDTA để tách chiết DNA tổng số, <br />
sử dụng bộ tách chiết QIAamp DNA Blood mini <br />
kit (Qiagen). <br />
Bước 3: Hòa mẫu DNA trong 200 μl TE 1X, <br />
bảo quản ở ‐200C. <br />
<br />
Kiểm tra độ tinh sạch DNA bằng máy đo <br />
quang phổ <br />
Sử dụng 1‐5 μl DNA sau khi tách chiết, kiểm <br />
tra bằng hệ thống máy định lượng quang phổ <br />
DNA Nanodrop 2000c. Độ tinh sạch nằm trong <br />
khoảng 1,8 đến 2,0 mới được sử dụng để tiến <br />
hành phản ứng tiếp theo. <br />
<br />
Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) <br />
Sử dụng 2 cặp mồi đặc hiệu để khuếch đại <br />
exon 1 đến exon 3 và exon 3 đến exon 9 của gen <br />
CYP21A2, phản ứng PCR được thực hiện trên <br />
máy khuyếch đại gen Eppendorft. <br />
<br />
Kỹ thuật điện di thường trên gel agarose <br />
Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose <br />
nồng độ 1%, đệm TBE 1X, kết quả được đọc trên <br />
máy geldoc. Mẫu bệnh nhân luôn được tiến <br />
hành cùng với mẫu người bình thường. <br />
<br />
503<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Kỹ thuật MLPA (multiplex ligation – <br />
dependent probe amplification) <br />
Sử dụng kit MLPA P050 (MRC ‐ Holland) <br />
bao gồm 3 giai đoạn chính: <br />
‐ Biến tính và lai DNA: 100 ng DNA (hòa <br />
trong 5μl) được biến tính và lai với 1,5μl hỗn <br />
hợp probe cùng 1,5μl buffer MLPA (chu trình <br />
nhiệt: 98oC – 5 phút, 25oC – tạm dừng, 95oC– 1 <br />
phút, 60oC ‐ 16 giờ). <br />
<br />
Nhận xét: Phản ứng PCR đã khuếch đại <br />
được hai đoạn: đoạn 1 từ exon 1 đến exon 3 (có <br />
kích thước 1157 bp) và đoạn 2 từ exon 3 đến <br />
exon 9 (có kích thước 2051 bp), sản phẩm PCR <br />
của bệnh nhân và người bình thường có kích <br />
thước như nhau, bờ đều sắc nét. Từ đó chúng tôi <br />
tiến hành giải trình tự sản phẩm khuếch đại của <br />
bệnh nhân. <br />
<br />
Kết quả giải trình tự gen <br />
<br />
‐ Phản ứng nối: thực hiện bằng enzyme <br />
ligase (chu trình nhiệt: 54oC – 15 phút và 98oC – 5 <br />
phút). <br />
‐ Phản ứng PCR: tiến hành thực hiện các quy <br />
trình nhiệt để khuếch đại các probe đã nối, <br />
thành phần phản ứng PCR gồm: primer, Taq <br />
polymerase, nước (chu trình nhiệt: 95oC – 1 <br />
phút, 30 chu kì với 95oC – 30 giây, 60oC – 30 giây, <br />
72oC – 1 phút và kéo dài ở 72oC – 20 phút, 4oC <br />
dừng). <br />
Điện di và phân tích kết quả: điện di mao <br />
quản trên máy Beckman Coulter. Sử dụng phần <br />
mềm GeneMarker v1.92 để phân tích kết quả. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Bệnh nhân CAH 01 <br />
Kết quả PCR <br />
BN<br />
<br />
BT<br />
<br />
Exon 1- 3<br />
<br />
-<br />
<br />
BN<br />
<br />
BT<br />
<br />
-<br />
<br />
Exon 3 - 9<br />
<br />
<br />
Hình 1: Khuếch đại exon 1 đến exon 3 và exon 3 đến <br />
exon 9 của gen CYP21A2. <br />
BN: Mẫu bệnh nhân, BT: Mẫu người bình thường, (‐): <br />
Mẫu nước <br />
<br />
504<br />
<br />
Hình 2. Kết quả giải trình tự gen của bệnh nhân <br />
CAH 01. <br />
Nhận xét: Tại vị trí c.1276 của bệnh nhân <br />
xuất hiện một đỉnh của nucleotid T, trong khi đó <br />
trình tự của genBank là C. Sự sai khác này làm <br />
thay đổi acid amin arginine tại vị trí codon 426 <br />
thành acid amin cysteine. Đột biến này đã được <br />
Grischuk công bố vào năm 2006 trên tạp chí <br />
J.Clin Endocrinol Metab(5). Như vậy chúng ta <br />
khẳng định bệnh nhân bị đột biến điểm đồng <br />
hợp tử tại c.1276C>T. <br />
<br />
Hình 3. Kết quả giải trình tự exon 1 của gen <br />
CYP21A2. <br />
Nhận xét: Tại codon 10 của bệnh nhân có <br />
chèn thêm 3 nucleotid TGC, trong khi đó trình <br />
tự genBank NG_007941 không có codon này. <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nhận xét: Tại các đỉnh tương tứng với exon <br />
1 và exon 3 của gen CYP21A2, mẫu người bình <br />
thường xuất hiện đỉnh nhưng mẫu bệnh nhân <br />
không xuất hiện đỉnh, chứng tỏ rằng bệnh nhân <br />
bị đột biến mất đoạn đồng hợp tử từ exon 1 đến <br />
exon 3 của gen CYP21A2. Xét các đỉnh của exon <br />
4, 6, 8, chiều cao đỉnh của bệnh nhân chỉ bằng ½ <br />
so với mẫu người bình thường, chứng tỏ rằng <br />
bệnh nhân bị đột biến mất đoạn dị hợp tử từ <br />
exon 4 đến exon 8. <br />
<br />
Bệnh nhân CAH 02 <br />
Kết quả PCR <br />
BN<br />
<br />
BT<br />
<br />
BN<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BT<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Exon 1- 3<br />
<br />
Exon 3 - 9<br />
<br />
<br />
Hình 4. Kết quả PCR khuếch đại gen CYP21A2 của <br />
bệnh nhân CAH 02 <br />
BN: Mẫu bệnh nhân, BT: Mẫu người bình thường <br />
<br />
Nhận xét: Hình ảnh điện di sản phẩm PCR cho <br />
thấy ở mẫu người bình thường xuất hiện hai vạch <br />
điện di tương ứng với 2 đoạn được khuếch đại có <br />
kích thướng 1157 bp và 2051 bp. Trong khi đó mẫu <br />
bệnh nhân không lên vạch, điều này chứng tỏ <br />
bệnh nhân bị đột biến tại vùng gắn mồi, do vậy <br />
không khuếch đại được sản phẩm PCR. <br />
<br />
Kết quả MLPA <br />
Mẫu bệnh nhân được thực hiện phản ứng <br />
MLPA cùng mẫu đối chứng (người bình <br />
thường) để so sánh. <br />
Ex 3<br />
<br />
Ex 1<br />
Ex 4 Ex 6<br />
<br />
Ex 8<br />
<br />
Hình 5. Kết quả MLPA của mẫu bệnh nhân CAH 02 <br />
Màu nhạt (bên trái): mẫu đối chứng. Màu đậm (bên phải): <br />
mẫu bệnh nhân CAH 02. <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh <br />
là bệnh di truyền liên quan đến rối loạn <br />
hormone của tuyến thượng thận, nguyên nhân <br />
chính gây bệnh là do đột biến gen CYP21A2. <br />
Tuy nhiên trong cơ thể chúng ta tồn tại gen <br />
CYP21A1P là gen giả (không có chức năng), có <br />
trình tự nucleotide tương đồng 98% so với gen <br />
CYP21A2. Như vậy vấn đề chỉ khuếch đại gen <br />
CYP21A2 để phân tích đột biến ở bệnh nhân <br />
CAH là vấn đề rất khó khăn. Dựa vào sự khác <br />
biệt 8 bp tại exon 3 của hai gen này chúng tôi đã <br />
chọn lựa hai cặp mồi được thiết kế để chỉ <br />
khuếch đại chọn lọc gen CYP21A2 mà không <br />
khuếch đại được gen CYP21A1P(7). <br />
Phản ứng PCR ở bệnh nhân CAH 01 khuếch <br />
đại được toàn bộ gen CYP21A2 gồm 2 đoạn: <br />
đoạn gen từ exon 1 đến exon 3 (có kích thước <br />
1157 bp) và đoạn từ exon 3 đến exon 9 (kích <br />
thước 2051 bp). Sau đó, sản phẩm PCR được giải <br />
trình tự và kết quả phát hiện bệnh nhân bị đột <br />
biến điểm đồng hợp tử ở vị trí c.1276 C>T, đột <br />
biến này làm thay đổi acid amin tại codon 426 là <br />
arginin thành cysteine (đột biến p.R426C) và đã <br />
được Grischuk công bố vào năm 2006 trên tạp <br />
chí J ClinEndocrinoMetab(5). Arginine là một <br />
trong 4 acid amin có liên kết hydro với chuỗi <br />
propionate của heme (cysteine‐169, glycine‐178, <br />
tryptophan‐302 và arginine‐426), điều này <br />
không chỉ giúp định hướng heme trong protein <br />
mà còn tham gia vào việc vận chuyển điện tử. <br />
Sự đột biến thay đổi acid amin arginine tại vị trí <br />
codon 426 thành acid amin cysteine sẽ phá vỡ <br />
các liên kết hydro với nhân tố heme, khiến <br />
<br />
505<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
protein không có chức năng và gây thể mất <br />
muối CAH(6). Ở bệnh nhân này chúng tôi còn <br />
tìm thấy có sự khác biệt so với trình tự Genbank <br />
NG_007941 như sau: tại codon 10 có chèn thêm <br />
3 nucleotid TGC, kiểm tra kết quả SNP trên <br />
website NCBI chúng tôi phát hiện đây chỉ là <br />
SNP chứ không phải đột biến. Từ kết quả này <br />
cho thấy chúng tôi đã bước đầu hoàn thiện được <br />
các yếu tố thực hiện quy trình PCR để khuếch <br />
đại gen CYP21A2 như: lựa chọn trình tự mồi, <br />
chuẩn nồng độ các thành phần phản ứng, nhiệt <br />
độ của chu kì luân nhiệt trong phản ứng <br />
PCR,…cũng như quá trình giải trình tự gen để <br />
xác định đột biến. <br />
Ở bệnh nhân 2, mặc dù đã sử dụng các cặp <br />
mồi đặc hiệu như đối với bệnh nhân CAH 01 <br />
nhưng kết quả PCR không khuếch đại được hai <br />
đoạn gen của CYP21A2 như bệnh nhân CAH 01, <br />
trong khi đó mẫu người bình thường vẫn xuất <br />
hiện 2 vạch tương ứng với kích thước của sản <br />
phẩm PCR. Điều này cho thấy khả năng bệnh <br />
nhân bị đột biến tại vùng gắn mồi, vì vậy các <br />
mồi không gắn được vào phân tử DNA của <br />
bệnh nhân và không khuếch đại được vùng gen <br />
cần khảo sát. Do cả hai đoạn exon 1‐3 và exon 3‐<br />
9 đều không lên vạch của sản phẩm PCR nên <br />
chúng tôi nghĩ bất thường có thể liên quan đến <br />
exon gắn mồi chung là exon 3. Từ suy đoán này <br />
chúng tôi tiếp tục sử dụng phản ứng MLPA để <br />
phát hiện đột biến mất đoạn gen CYP21A2. Kết <br />
quả hình 5 cho thấy ở người bình thường, tất cả <br />
các đỉnh tương ứng với các exon của gen <br />
CYP21A2 đều xuất hiện, trong khi đó ở mẫu <br />
bệnh nhân, đỉnh của exon 1 và exon 3 không <br />
xuất hiện, còn đỉnh của các exon 4, 6, 8 có chiều <br />
cao chỉ bằng ½ so với người bình thường. Kết <br />
quả chứng tỏ bệnh nhân bị mất đoạn đồng hợp <br />
tử từ exon 1 đến exon 3, còn từ exon 4 đến exon <br />
8 thì bị mất đoạn dị hợp tử. Điều này suy đoán <br />
rằngmột trong hai người bố (hoặc mẹ) của bệnh <br />
nhân sẽ mang kiểu gen CYP21A2 dị hợp tử, <br />
trong đó 1 allele bình thường và allele bị đột <br />
biến mất đoạn từ exon 1‐3. Người mẹ (hoặc bố) <br />
còn lại cũng có kiểu gen CYP21A2 dị hợp tử, <br />
mang 1 allele bị đột biến mất đoạn từ exon 1‐8. <br />
<br />
506<br />
<br />
Muốn khẳng định suy đoán cần tiến hành phân <br />
tích kiểu gen của bố và mẹ bệnh nhân. Việc <br />
phân tích di truyền bệnh CAH vẫn còn hạn chế <br />
tại Việt Nam nhưng đối với các nước trên thế <br />
giới vấn đề này được quan tâm từ lâu. Năm <br />
2009, Concolino đã ứng dụng kỹ thuật MLPA để <br />
chẩn đoán đột biến mất đoạn và lặp đoạn gen <br />
CYP21A2(3). Năm 2011, tác giả Rabbani cũng đã <br />
dùng kỹ thuật MLPA để chẩn đoán đột biến mất <br />
đoạn đồng hợp tử gen CYP21A2 gây thể nam <br />
hóa ở trẻ Azeri(1). Từ đó cho thấy phương pháp <br />
MLPA có thể sử dụng trong chẩn đoán mất <br />
đoạngen CYP21A2 gây bệnh tăng sản tuyến <br />
thượng thận bẩm sinh và chúng tôi đã thành <br />
công trong việc ứng dụng phương pháp này. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Nghiên cứu đã bước đầu ứng dụng thành <br />
công kỹ thuật giải trình tự gen để phát hiện đột <br />
biến điểm và kỹ thuật MLPA để phát hiện đột <br />
biến mất đoạn gen CYP21A2 gây bệnh tăng sản <br />
tuyến thượng thận bẩm sinh. Điều này có ý <br />
nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán người <br />
lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh <br />
cho các bà mẹ có kiểu gen dị hợp tử muốn tiếp <br />
tục mang thai nhằm tránh sinh ra những đứa trẻ <br />
bị bệnh. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Bahareh R, Akbari MT, Mahdieh N, Zaridust E, Ashtiani MT, <br />
Lee HH, Auchus R, Rabbani A (2011). Homozygous complete <br />
deletion of CYP21A2causes a simple virilizing phenotype in an <br />
Azeri child. Asian Biomedicine. 889‐892. <br />
Brook C, Hughes I, and Kelnar C (2000). Antenatal Treatment of <br />
a Mother Bearing a Fetus with Congenital Adrenal Hyperplasia. <br />
Archive Disease Children Fetal Neonatal. 82(3):F176‐81. <br />
Concolino P, Mello E, Toscano V, Ameglio F, Zuppi <br />
C, Capoluongo E (2009). Multiplex ligation – dependent probe <br />
amplification (MLPA) assay for the detection of CYP21A2 gene <br />
deletions/ duplications in Congenital Adrenal Hyperplasia: <br />
First technical report.Clin Chim Acta. 402(1‐2):164‐70. <br />
Day DJ, Speiser PW, Schulze E, Bettendorf M, Fitness J, Barany <br />
F, White PC (1996). Identification of Non‐Amplifying CYP21 <br />
Genes When Using PCR‐Based Diagnosis of 21‐Hydroxylase <br />
Deficiency in Congenital Adrenal Hyperplasia (CAH) Affected <br />
Pedigrees. Hum Mol Genet. 5(12):2039‐48. <br />
Grischuk Y, Rubtsov P, Riepe FG, Grötzinger J, Beljelarskaia <br />
S, Prassolov V, Kalintchenko N, Semitcheva T, Peterkova <br />
V, Tiulpakov A, Sippell WG, Krone N (2006). Four novel <br />
missense mutations in the CYP21A2 gene detected in Russian <br />
patients suffering from the classical form of congenital adrenal <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />