Chất chỉ điểm ung thư
lượt xem 12
download
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ chất hàng năm do ung thư tăng lên nhanh kể từ đầu thế kỷ đến nay ( 4% năm 1909 và 20% năm 1990 ). Ở Nhiều nước, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh tim mạch. Nguy cơ người bị ung thư tăng lên theo lữa tuổi và tình trạng phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia ( nguy cơ ở người 70 tuổi, cao gấp 10 lần so với người 25 tuổi )....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chất chỉ điểm ung thư
- Chất chỉ điểm ung thư Mục tiêu học tập 1. Trình bày được tiêu chuẩn của các chất chỉ điểm khối u 2. Trình bày được các ứng dụng lâm sàng các chất chỉ điểm khối u 3. Kể được một số chất chỉ điểm chính của một số loại ung thư: Vú, đại tràng, buồng trứng, tiền liệt tuyến, gan, giáp trạng, tế bào mầm và ung thư nguyên bào nuôi. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ chất hàng năm do ung thư tăng lên nhanh kể từ đầu thế kỷ đến nay ( 4% năm 1909 và 20% năm 1990 ). Ở Nhiều nước, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh tim mạch. Nguy cơ người bị ung thư tăng lên theo lữa tuổi và tình trạng phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia ( nguy cơ ở người 70 tuổi, cao gấp 10 lần so với người 25 tuổi ). Theo ghi nhận của Bộ Y tế về mo hình bệnh tật ở nước ta, bên cạch các bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng ngày càng được khống chế, giảm dần, thì mô hình bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tâm thần đang là nguy cơ giống như ở các nước phát triển. Các loại ung thư hay gặp ở nwcs ta được phản ánh qua thống kê ghi nhận ung thư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là ung thư phổi, dạ dày, vú, gan, vòm họng, đại trực tràng, hạch bạch huyết, tử cung, buồng trứng… Trong khi ở nhiều nwcs, chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư rất phát triển, đã góp phần bình quân chữa khỏi hơn 50% bệnh nhân ung thư ( có loại lên tới trên 90% như bệnh Hodkin, trên 80% đối với ung thư thân tử cung…). Ở nước ta đa số người bị ung thư khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn, tỉ lệ khỏi bệnh còn rất thấp. Ngày nay, y học ngày càng có nhièu kỹ thuật và quy trình chẩn đoán, phát hiện sớm ung thư. Phất hiện các chất chỉ điểm khối u đã trở thành một phương pháp quan trọng được ứng dụng rông rãi trong việc sàng lọc phát hiện sớm, đánh giá kết quả điều trị, tiên lượng bệnh và theo dõi sự ổn định sau khi điều trị của nhiều loại ung thư. II. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT CHỈ ĐIỂM KHỐI U. 1. Định nghĩa Các chất chỉ điểm khối u của mọt cơ thể là những đại phân tử xuất hiện và thay đổi nồng độ trong cơ thể sống, có liên quan mọt cách chắc chắn tới sự phát triển các khối u ác tính của cơ thể đó. 2. Phân loại có hai loại chỉ điểm khối u 2.1. Chỉ điểm tế bào: là các kháng nguyên tập trung trên bề mặt của màng tế bào như trong bệnh Leucemi, các nội tiết tố và cơ quan thụ cảm nội tiết trong ung thư vú… 2.2. Chỉ điểm dịch thể: là những chất xuất hiện tập trung trong huyết thanh, nước tiểu hoặc các dịch khác của cơ thể. Các chất này được tổng hợp và bài tiết từ các mô của khối u, được giải phóng nhờ sự phân hủy tế bào u hoặc được tạo thành như là sự phản ứng của cơ thể đối với khối u. III. TIÊU CHUẨN CỦA CÁC CHẤT CHỈ ĐIỂM KHỐI U. Chất chỉ điểm khối u lý tưởng cần có các tiêu chuẩn sau: 1. Tính đặc hiệu cao:
- Không phát hiện thấy trong bệnh nhân lành tính và các người khoẻ mạnh. 2. Độ nhạy cao: Có thể phát hiện rất sớm từ khi chỉ có vài tế bào ung thư xuất hiện - Đặc trưng cho từng cơ quan. - Tương quan với giai đoạn của khối u. - Có giá trị dự đoán tin cậy. Hiện nay, chưa có chất chỉ điểm khối u lý tưởng có đầy đủ 100% tiêu chuẩn về độ đặc hiệu, độ tin cậy chắc chắn, tính đặc trưng cơ quan và chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, một loại chỉ điểm khối u có những giá trị trên các tiêu chuẩn khác nhau và khi phối hợp 2 hay nhiều thử nghiệm lại có thêm nhiều giá trị mới bổ sung lẫn nhau. PSA, PAP và Thyroglobulin là những chất chỉ điểm đặc hiệu cho cơ quan có u. Nhiều chất chỉ điểm khối u được xem là có tương quan với giai đoạn phát triển của u, có nồng độ tăng cao ở những giai đoạn muộn. Tuy khó xác định chắc chắn khối u đang ở giai đoạn nào và đôi khi có sự trùng chéo giữa các loại. Tuy nhiên, giá trị tiên lượng của một số chất chỉ điểm rất rõ và thường gắn với quá trình tiến triển và kết quả điều trị. Ví du: hàm lượng CEA trước mổ ung thư đại trực tràng, β2 Microglobulin trong u lympho ác không Hodkin và bệnh đa u tủy. CA 125 trong ung thư buồng trứng càng cao cthì tiên lượng càng xấu, khả năng tái phát, di căn càng nhiều… Độ nhạy cảm và độ đặc hiệu của một chất chỉ điểm được tính bằng công thức sau: Số lần dương tính (+) thật Độ nhạy =------------------------------------------------- Số lần (+) thật + Số lần âm tính ( - ) giả Số lần âm tính ( - ) giả Độ đặc hiệu =---------------------------------------- Số lần (-) thật + Số lần ( + ) giả Một số tiêu chuẩn quan trọng khác là giá trị dự đoán của các chất chỉ điểm khối u. Giá trị dự đoán dương tính có nghĩa có khả năng có một khối ung thư nào đó xuất hiện mà có thể sử dụng 1 phức hợp các nghiệm pháp kiểm tra phát hiện được. Giá trị dự đoán âm tính chỉ ra rằng không thể có một loại u ng thư nào đó xuất hiện nếu kết quả xét nghiệm âm tính. Số lần âm tính (-) thật Giá trị dự đoán (-) = ------------------------------------- Số lần (-) thật + Số lần (-) giả Số lần dương tính (+) thật Giá trị dự đoán (+) = --------------------------------------- Số lần (+) thật + Số lần (+) giả IV. ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA CHỈ ĐIỂM KHỐI U.
- 1. Sàng lọc: Các chất chỉ điểm khối u sẽ không thích hợp dùng trong sàng lọc các nhóm chưa có triệu chứng nếu độ đặc hiệu và độ nhạy quá thấp. Trái lại, có thể dùng sàng lọc cho những nhóm người có nguy cơ cao. Ví dụ: αFP đối với bệnh nhân xơ gan có nhiều nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát, Calcitonin đối với nhóm người trong những gia đình có tiền sử ung thư tuyến giáp. 2. Chẩn đoán ban đầu: Thông thường ứng dụng này ít được sử dụng vì thiếu độ đặc hiệu và độ nhạy. Kết quả âm tính giả thường không có giá trị phủ định. Những chất chỉ điểm khối u sau có thể được sử dụng để chẩn đoán ban đầu: βhCG, αFP và Calcitonin. 3. Xác định cơ quan có khối u: PSA hoặc PAP tăng cao trong bệnh u tuyến tiền liệt, thyroglobulin tăng cao trong ung thư tuyến giáp, sau phẩu thuật cắt tuyến giáp nếu thyroglobulin tăng trở lại chứng tỏ bệnh tiến triển. 4. Xác định giai đoạn: Một vài chất chỉ điểm khối u có nồng độ liên quan đến giai đoạn bệnh ( số lượng tế bào u nguyên phát và di căn ). Ví dụ: CEA trong ung thư đại trực tràng… 5. Tiên lượng: Một số chất chỉ điểm khối u có giá trị tiên lượng: độ tập trung cao có giá trị tiên lượng xấu. Đo giá trị trước và sau điều trị sẽ có thể biết tiên lượng của bệnh. Ví dụ: CEA, β2-Microglobulin, CA 15-3… 6. Kiểm tra điều trị và theo dõi: Đó là chỉ định quan trọng nhất của chất chỉ điểm khối u, là cách kiểm tra hiệu quả nhất các kết quả điều trị bằng phẫu thuật, tia xạ, hoá chất… - Các chỉ điểm khối u trở về mức bình thường chứng tỏ đã lấy đi hết hoặc thoái lui toàn bộ khối u. - Tồn tại dai dẵng ở mức bệnh lý hoặc tăng lên sau thời gian ngắn xuống dốc chứng tỏ bệnh vẫn còn tồn tại hoặc có di căn. - Tăng lên trở lại sau khi đã ổn định ở mức bình thường (ví dụ sau phẫu thuật), chứng tỏ bệnh tái phát. Có thể tóm tắt giá trị áp dụng lâm sàng của các chỉ điểm khối u chính trong bảng sau: Bảng 1: Ứng dụng lâm sàng của một số chất chỉ điểm khối u. Chất chỉ điểm Sàng lọc Chẩn đoán Kiểm tra và theo Tiên lượng dõi sau điều trị K đại tràng Đại tràng, vú, Đại tràng CEA phổi, giáp trạng Nhóm nguy cơ Tế bào mầm, Tế bào mầm, gan Tế bào mầm αFP gan Tụy Tụy, đường mật CA 19.9 Buồng trứng CA 125 CA 15-3 Vú
- Tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt PSA Tuyến giáp Tuyến giáp Tuyến giáp Tuyến giáp Calcitonin Nhóm nguy cơ Tế bào mầm, Tế bào mầm, Tế bào mầm, βhCG nguyên bào nuôi nguyên bào nuôi nguyên bào nuôi Dạ dày, buồng CA 72-4 trứng Đa u tủy lympho Đa u tủy lympho β -Microglobulin không Hodgkin không Hodgkin Bảng 2: Một số chỉ số xét nghiệm miễn dịch men đo trên máy IMX Khoảng giới hạn CEA 0 – 500 ng/ml Độ nhạy ≤ 0,5 ng/ml Giới hạn bình thường Người hút thuốc lá ≤ 5 ng/ml Người không hút ≤ 3 ng/ml thuốc lá Khoảng giới hạn CA 15-3 0 – 250 ng/ml Độ nhạy ≤ 0,2 ng/ml Giới hạn bình thường ≤ 28 ng/ml Khoảng giới hạn αFP 0 – 350 ng/ml Độ nhạy ≤ 0,4 ng/ml Giới hạn bình thường ≤ 8,5 ng/ml Khoảng giới hạn CA 125 0 – 600 U/ml Độ nhạy ≤ 2 U/ml Giới hạn bình thường ≤ 35 U/ml Khoảng giới hạn CA 19.9 0 – 500 U/ml Độ nhạy ≤ 2 U/ml Giới hạn bình thường ≤ 60 U/ml Khoảng giới hạn PSA 0 – 100 ng/ml Độ nhạy ≤ 0,1 ng/ml Giới hạn bình thường ≤ 60 ng/ml Khoảng giới hạn PAP 0 – 100 ng/ml Độ nhạy ≤ 0,1 ng/ml Giới hạn bình thường ≤ 2,7 ng/ml Khoảng giới hạn β -Microglobulin 0 – 4000 μg/ml Độ nhạy ≤ 5 μg/ml Giới hạn bình thường Huyết thanh ≤ 1,9 μg/ml Nước tiểu ≤ 126 μg/ml Khoảng giới hạn Total β hCG 0 – 1000 U/ml
- Độ nhạy ≤ 2 U/ml Giới hạn bình thường ≤ 5 U/ml Chú thích: CEA: Carcinoma Embryonic Antigen. αFP: Alpha foetoprotein. HCG: Human Ch orionic Gonad otropin. CA 15-3: Cancer Antigen 15-3. Ca 19.9: Cancer Antigen 19.9 Ca 50: Cancer Antigen 50 Ca 72-4: Cancer Antigen 72-4 Ca 125: Cancer Antigen 125 PSA: Prostate Specific Antigen PAP: Prostate Acid Phosphatase β2 Microglobulin: Beta 2 Microglobulin HTG : Human Thyroglobulin Tài liệu tham khảo: 1. Đại học Y khoa Hà Nội, Bài giảng ung thư học, nhà xuất bản Y học 1999, trang 58-64. 2. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tữ Dương, Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, nhà xuất bản Y học, 1999. 3. UICC, Cẩm nang ung bướu học lâm sàng, nhà xuất bản Y học 1999.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương VII: CHẤT CHỈ ĐIỂM UNG THƯ
13 p | 172 | 29
-
Bài giảng Ung thư học (Phần 6)
8 p | 138 | 20
-
CÂU HỎI PHẦN CHẤT CHỈ ĐIỂM UNG THƯ
3 p | 124 | 8
-
Nhân hai trường hợp đánh giá chất lượng sống sau mổ cắt bàng quang tận gốc, chuyển lưu nước tiểu bằng thang điểm chỉ số ung thư bàng quang (BCI)
6 p | 10 | 3
-
Vai trò AFP, AFP-L3, PIVKA II trong tiên lượng tái phát sau phẫu thuật cắt gan do ung thư biểu mô tế bào gan
9 p | 55 | 3
-
Tính toán chi phí đầy đủ của gói tầm soát ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện đa khoa Phương Đông năm 2020
8 p | 14 | 2
-
Giá trị của AFP-L3%%, PIVKA-II trong tiên lượng tái phát sau cắt gan do ung thư biểu mô tế bào gan
7 p | 24 | 2
-
AFP-L3% và PIVKA-II: Độ nhạy và sự liên quan giữa những trị số này với đặc điểm khối u trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan
6 p | 34 | 2
-
Tìm hiểu vai trò của ca 125, HE4 và ROMA test trong dự đoán ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
4 p | 30 | 2
-
Đánh giá hiệu quả sàng lọc và phát hiện sớm ung thư buồng trứng với xét nghiệm CA-125, HE4 ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng (1-6/2019)
7 p | 34 | 2
-
Tổng hợp 20 câu hỏi phần chất chỉ điểm ung thư
2 p | 26 | 2
-
Câu hỏi phần chất chỉ điểm ung thư (tiếp theo)
5 p | 33 | 2
-
Chất lượng sống bệnh nhân ung thư hốc miệng trước điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu tp.HCM năm 2013
8 p | 48 | 2
-
Nghiên cứu mối liên quan giữa giai đoạn bệnh, AFP, AFP-L3, siêu âm, CT xoắn ốc 3 thì với dấu ấn HBsAg ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan
6 p | 5 | 1
-
Thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan sau phẫu thuật cắt gan tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 3 | 1
-
Nhận xét giá trị CA125 và HE4 trong ung thư biểu mô buồng trứng tái phát
4 p | 1 | 1
-
Khảo sát thực trạng kê đơn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
9 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn