intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Chia sẻ: Phạm Thu Hương | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:36

385
lượt xem
127
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tranh chấp, giải quyết tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội, đặc biệt khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới thì tranh chấp đất đai ngày càng tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Nhóm 11 thảo luận về vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp, trên cơ sở đó đánh giá và đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế tranh chấp đất đai hiện nay, bảo đảm quyền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

  1. BÀI TẬP NHÓM LUẬT ĐẤT ĐAI Chủ đề: tranh chấp và giải quyết tranh chấp LỜI MỞ ĐẦU Tranh chấp, giải quyết tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra ph ổ biến trong xã hội, đặc biệt khi nước ta chuyển sang nền kinh t ế th ị tr ường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới thì tranh ch ấp đất đai ngày càng tăng v ề s ố lượng và phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Nhóm 11 thảo luận về vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp, trên cơ sở đó đánh giá và đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế tranh chấp đất đai hiện nay, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân. I. TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI. 1. Sơ lược lịch sử tranh chấp đất đai. Trong bất kỳ xã hội nào, đất đai luôn có vai trò và vị trí quan trọng đối v ới con người, góp phần quyết định sự phát triển phồn vinh của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của sản xuất và đời sống, nhu cầu s ử đ ất c ủa con ng ười ngày càng phong phú và đa dạng hơn.Xuất phát từ lợi ích của các giai tầng trong xã hội và dựa trên đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát tri ển đ ất n ước, Nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ pháp luật đất đai nh ằm t ạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh cho hoạt động khai thác và s ử d ụng đ ất hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để giải quy ết dứt điểm và có hiệu quả những tranh chấp đất đai nảy sinh. Tranh chấp đất đai thể hiện dấu ấn mạnh mẽ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của các quan hệ pháp luật đất đai. Dưới đây là một số thời kỳ tiêu biểu: I.1 Thời kỳ trước những năm 1980.
  2. Thời kỳ này Nhà nước còn duy trì 3 hình thức sở hữu đất đai là: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân thì có thể có tranh chấp về quy ền sở hữu, về quyền – nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. I.2 Thời kỳ sau khi Hiến pháp 1980 được ban hành. Hiến pháp 1980 ban hành, Nhà nước trở thành người đại diện cho toàn dân thực hiện quyền sở hữu đất đai, vì thế không thể có tranh chấp về quy ền sở hữu. Đối tượng của mọi tranh chấp đất đai thời kỳ này ch ỉ có th ể là qu ản lý và quyền sử dụng những diện tích đất đai nhất định. I.3 Thời kỳ bước sang nền kinh tế thị trường . Bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đ ịnh hướng xã hội chủ nghĩa cùng với những quan hệ kinh tế xã hội khác các quan hệ đất đai cũng phát triển hết sức đa dạng, ph ức tạp, đòi h ỏi pháp lu ật ph ải có cơ chế điều chỉnh phù hợp. Nhiều quan hệ trước kia bị nghiêm cấm nay được pháp luật cho phép thực hiện. Các giao dịch dân s ự về đất đai được xác l ập nh ư chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp bảo lãnh, góp vốn liên doanh bằng giá trị sử dụng đất … Cũng từ đó mà đối t ượng c ủa tranh ch ấp đ ất đai đã có sự thay đổi, không chỉ là quyền quản lý, quyền sử dụng đất đai mà còn tranh chấp trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch về đất đai. Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao cho biết các tranh chấp đất đai ph ải đ ưa ra tòa giải quyết trong thời gian gần đây đã tăng về số lượng và phức t ạp v ề tính chất. Cụ thể, chỉ tính riêng tranh chấp về quyền sử dụng đất (không tính tranh chấp về tài sản gắn liền với đất), trong năm 2007 tòa án nhân dân các c ấp th ụ lí 19.564 vụ; năm 2008 là 19.730 vụ; năm 2009 là 20.080 vụ. Trong các con số nói trên, tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chi ếm đất chiếm khoảng 50% trên tổng số các vụ án tranh chấp đất đai; tranh ch ấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chiếm trên 27 %; còn lại là tranh
  3. chấp khác về đất đai. Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, các tranh chấp về đất đai trong nước thời gian gần đây chủ yếu diễn ra ở các thành phố lớn. Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao cũng cho biết, trong năm 2009, s ố các bản án, quyết định về tranh chấp đất đai bị tòa án cấp phúc th ẩm h ủy 4 %, s ửa 7,5 %. Án bị sửa, hủy tập trung nhiều nhất là các vụ án tranh chấp về đất cho mượn, lấn đất, chiếm đất. Năm 2008 có 107 vụ, năm 2009 có 158 vụ án tranh chấp về đ ất đai b ị h ủy để giải quyết lại, nguyên nhân chủ yếu là do việc thu th ập ch ứng cứ và ch ứng minh chưa thực hiện đầy đủ theo qui định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tóm lại, cùng với việc xử lý các quan hệ pháp luật đất đai theo nh ững cách thức khác nhau ở từng giai đoạn mà tranh ch ấp đất đai cũng ch ứa đ ựng những yếu tố về nội dung, hình thức không hoàn toàn giống nhau ở mỗi thời kỳ.
  4. 2. Khái niệm và đặc điểm 2.1. khái niệm 2.1.1 Theo nghĩa rộng: tranh chấp đất đai là biểu hiện sự mâu thuẫn, bất đồng trong việc xác định quyền quản lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai, phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. 2.1.2 Theo nghĩa hẹp: tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. 2.1.3 Theo thực tế: tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng xung quanh một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Vì vậy, họ không thể cùng nhau tự giải quyết các tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Như vậy: theo khoản 26 Điều 4 luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì ” Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ pháp luật đất đai.” 2.2. Đặc điểm 2.2.1 Đối tượng của tranh chấp đất đai Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quy ền sử d ụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đ ặc bi ệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp. 2.2.2 Chủ thể của tranh chấp đất đai Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ th ể quản lý và s ử dung đ ất, không có quyền sở hữu đối với đất đai. Quyền sử dụng đất của các ch ủ th ể được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đ ất c ủa Nhà n ước ho ặc được Nhà nước cho phép nhận chuyển nhượng từ các ch ủ th ể khác hoặc đ ược Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với di ện tích đất đang s ử
  5. dụng. Như vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng đất. 2.2.3 Nội dung của tranh chấp đất đai. Nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp. Hoạt động quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế th ị trường di ễn ra r ất đa d ạng, phong phú với việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau, v ới di ện tích, nhu c ầu sử dụng khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý và sử dụng đất không đơn thuần chỉ là việc quản lý và sử dụng một tư liệu sản xuất. Đất đai đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị th ương mại, giá đất l ại bi ến động theo quy luật cung cầu trên thị trường, nên việc quản lý và s ử d ụng nó không đơn thuần chỉ là việc khai thác giá trị sử dụng mà còn bao g ồm c ả giá tr ị sinh lời của đất (thông qua các hành vi kinh doanh quyền sử dụng đất). Tất nhiên, khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp hơn thì những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc quản lý và sử dụng đất đai cũng trở nên gay gắt và trầm trọng hơn. 2.2.4 Hậu quả của tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai phát sinh hậu quả xấu về nhiều mặt như: Có th ể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phá vỡ trật tự quản lý đất đai, gây đình trệ sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân các bên tranh chấp mà còn gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước và xã hội. 3. Các dạng tranh chấp đất đai Sự tồn tại của các dạng tranh chấp đất đai, tự thân nó là s ự ph ản ánh những đặc trưng của quan hệ pháp luật đất đai ở từng thời kỳ nhất định . Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp, có một số dạng cụ thể sau:
  6. 3.1 Tranh chấp về quyền sử dụng đất. 3.1.1 Tranh chấp ranh giơí liền kề. Đây là tranh chấp xảy ra giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này th ường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa nh ững người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng. 3.1.2 Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đ ất trong quan hệ thừa kế. Tranh chấp này thường gặp khi người có quyền sử dụng đất, tài sản g ắn liền với đất, chết mà không để di chúc, hoặc để lai di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế. 3.1.3 Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc để ở, có th ể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha m ẹ đòi lại…. 3.1.4 Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong nh ững giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia c ấp cho người khác. Ví dụ: Sau cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào th ời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông
  7. nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung. Ruộng đất và các t ư liệu sản xuất của nông dân được tập trung vào hợp tác xã. Đến khi thực hi ện nghị quyết T.Ư 10/TW năm 1988, đất đai được phân chia đến hộ gia đình, cá nhân để sản xuất. Do việc phân chia đất đai không hợp lý một s ố cán bộ xã, huyện đã làm sai như chia đất sản xuất cho những người không phải là nông dân để rồi người này đem bán, cho thuê, trong khi đó nông dân không có đ ất s ản xuất, một số hộ khi vào tập đoàn, hợp tác xã có đ ất, đ ến khi gi ải th ể h ọ không có đất để canh tác. Một số hộ thực hiện chính sách về “ nhường cơm sẻ áo “ của Nhà nước trong những năm 1981 – 1986 đã nhường đất cho những người khác sử dụng, nay đòi lại… ở Miền Nam, Nhà nước thực hiện chính sách c ải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa đất đai, nhà cửa, tư liệu sản xuất c ủa địa chủ, tư bản và tay sai chế độ cũ hoặc giao nhà cửa, đất đai cho người khác sử dụng, đến nay do có sự hiểu nhầm về chính sách họ cũng đòi lại những người đang quản lý, sử dụng. 3.1.5 Tranh chấp giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào dân tộc sở tại. Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương. Do cơ ch ế trước đây nên d ẫn đ ến tình trạng các nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội bao chiếm một lực lượng lớn đất đai, không sử dụng hết để đất bỏ hoang hoặc cho người dân sử dụng theo hình thức phát canh, thu tô. Mặt khác, nhi ều nông trường, lâm tr ường, các đơn vị quân đội quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người dân chiếm đất đẻ sử dụng. 3.2 Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Việc một bên vi phạm, làm cản trở việc thực hiện quyền của phía bên kia hoặc một bên không làm đuán nghĩa vụ của mình cũng phát sinh tranh ch ấp. Loại tranh chấp này thường thể hiện ở những hình thức sau:
  8. 3.2.1 Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đ ổi, chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Thể hiện cụ thể như sau : 3.2.1.1 Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất. Dạng tranh chấp này thường xảy ra ở vùng nông thôn, việc phát sinh thường do lúc chuyển đổi đất đai hai bên không làm hợp đồng hoặc hợp đồng có được soạn thảo nhưng nội dung rất sơ sài, đơn giản. Vì thế, sau một th ới gian một bên cảm thấy quyền lợi bị thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp, mặc dù vào thời điểm chuyển đổi hai bên đều đã nhất trí về các điều kiện để chuy ển đổi quyền sử dụng đất. 3.2.1.2 Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Dạng tranh chấp này xảy ra khá phổ biến, việc phát sinh th ường là do một bên hoặc cả hai bên thực hiện không đúng giao kết như : không trả ti ền hoặc không giao đất, cũng có trường hợp do bị l ừa d ối ho ặc sau khi ký k ết h ợp đồng bị hớ trong điều khoản thỏa thuận về giá cả nên rút lại không th ực hiện hợp đồng. Nhiều trường hợp nội dung hợp đồng không đề cập rõ ràng về m ục đích của hợp đồng, không xác định cụ thể bên bán hay bên mua có nghĩa vụ đóng thuế chuyển quyền sử dụng đất, làm thủ tục…. đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. 3.2.1.3 Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. Việc phát sinh dạng tranh chấp này là do một bên hoặc cả hai bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng như: Hết thời hạn thuê đất nhưng không chịu trả lại đất cho bên cho thuê.  Không trả tiền cho thuê đất.  Sử dụng đất không đúng mục đích cho thuê.  Đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng.  3.2.1.4 Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
  9. Dạng tranh chấp này thường phát sinh sau khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết, nhưng bên vay đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. 3.2.2 Tranh chấp về giải tỏa mặt bằng. Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đ ất đi ền bù, di ện tích đất được điền bù, giá cả đất tái định cư và điền bù. 3.3 Tranh chấp về mục ích sử dụng đất. Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su, giữa đ ất h ương h ỏa với đất thổ cư…. Trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất. Trong thực tế trường hợp tranh chấp này xảy ra nh ư sau: Do m ục đích s ử dụng đất nên Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng đ ể giao cho ng ười khác sử dụng với mục đích khác, dẫn đến người đang sử dụng đất khiếu kiện việc chuyển mục đích sử dụng đất hay khiếu kiện việc thu hồi hoặc khiếu kiện người được giao đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải giao đất cho mình theo quyết định giao đất. Nhiều khi, sự tranh chấp về quyền sử dụng đất dẫn đến những tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra gi ữa hai t ỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ở những nơi có nguồn lâm thổ sản quý, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở vị trí dọc theo các triền song lớn, những vùng có mốc giới nhưng là vị trí có tầm quan trọng. Tại http:/tuanvietnam.vietnam.net.vn – tác phẩm “ Chuyện đất đai, đ ến lúc cũng phải nhìn thẳng vào sự thật” – tác giả tuần việt nam. GS. Đặng Hùng Võ nói:
  10. “Ông Nguyễn Đình Lộc: cho tôi hỏi chút là tất cả nh ững v ấn đ ề tranh chấp đất đai giữa nhà nước với người dân bấy giờ đã giải quyết được hết chưa? GS. Đặng Hùng Võ: Chưa hiện nay tranh chấp giữa Nhà nước với dân, nói chính xác hơn là cơ quan nhà nước với dân vẫn còn 2 dạng phổ biến ở nhiều nơi. Một là tranh chấp đất nông, lâm trường với dân địa ph ương; hai là tranh chấp quốc phòng do các đơn vị quân đội sử dụng với dân li ền k ề. Đó là do l ịch sử để lại. Hồi chiến tranh, có những diện tích rất lớn quốc phòng mượn c ủa dân để phục vụ cho chiến đấu, thắng lợi rồi đơn vị quân đội đó l ại ở luôn đ ấy. Nay lại chuyển sang sử dụng vào việc khác, hoặc không sử dụng nh ưng v ẫn giữ, không sử dụng vào mục đích quân sự nữa. Người dân quay lại nói rằng ngày xưa vì mục đích quốc phòng thì chúng tôi cống hiến toàn bộ, th ậm chí là hi sinh đất đó cũng được. Nhưng giờ hòa bình rồi thì phải tính l ại. Chuy ện đ ất nông, lâm trường cũng vậy. Thời bao cấp, đất nông, lâm trường được khoanh bằng chỉ ngón tay trên thực địa, kể cả đất của dân đang sử dụng. Hồi đó có ai dám nói gì đâu. Nay thấy nông, lâm trường lại khoán đất choc nh ững ng ười ở đâu đấy đến sử dụng, vậy họ mới nói. “ 4. Nguyên nhân dấn đến tranh chấp đất đai Mỗi tranh chấp đất đai xảy ra đều do những nguyên nhân nh ất đ ịnh, trong đó yếu tố chủ quan, khách quan là yếu tố cơ bản. Nh ững năm vừa qua, tranh chấp đất đai diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tuy mức độ, tính chất và phạm vi khác nhau nhưng nhìn chung tranh chấp đất đai đã gây ra nh ững hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, ph ải căn c ứ vào thực trạng sử dụng đất, vào đường lối, chính sách của Nhà nước, vào những văn bản pháp luật để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, t ừ đó có những biện pháp giải quyết một cách thỏa đáng, góp phần ngăn ngừa và h ạn chế tới mức thấp nhất những tranh chấp có thể xảy ra.
  11. Từ thực tế tranh chấp đất đai có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau : 4.1. Nguyên nhân khách quan 4.1.1 Chiến tranh kéo dài đã để lại hậu quả khác nhau trên cả hai miền : Ở miền Bắc sau cách mạng tháng Tám và sau năm 1953, Đảng và chính phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung, thuộc sở hữu t ập th ể, do đó tình hình sử dụng đất đai tương đối ổn định. Ở miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến, tình hình sử dụng đất đai có nhiều diễn phức tạp hơn thể hiện: Trong 9 năm kháng chiến, Chính phủ đã tiến hành chia c ấp ru ộng đ ất cho ngươi nông dân 2 lần vào năm 1949-1950 và năm 1954. Nhưng đến cuối 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện việc cải cách đi ền đ ịa, th ực hi ện vi ệc “ tru ất hữu” nhằm xóa bỏ thành quả của cách mạng, gây ra những xáo trộn lớn về quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân. 4.1.2 Sau năm 1975 Nhà nước đã tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, xây dựng hàng loạt các nông trường, lâm trường, trạm trại. Mặc dù chiếm nhiêù diện tích nhưng kém hiệu quả. Đặc biệt, qua hai lần điều chỉnh ruộng đất 1978-1979 và năm 1982- 1983, cùng với chính sách chia cấp đất theo kiểu bình quân đã d ấn đ ến xáo tr ộn lớn về ruộng đất, về ranh giới, diện tích và mục đích sử dụng. 4.1.3 Hiện nay, quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước vi ệc thu h ồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm. Trong khi đó, sự gia tăng dân số vẫn ở
  12. mức cao, cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng được vấn đề giải quyết việc làm và cuộc sống cho người lao động. Dưới góc độ kinh tế, đất đai được coi như một món hàng hóa trao đổi trên thị trường theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị. Đây là quy luật t ự nhiên, nhưng đối với đất lại không được thừa nhận một cách dễ dàng ở nước ta trong một thời gian khá dài. Do vậy Nhà nước chưa kịp thời để điều tiết và quản lý có hiệu quả. Từ khi nhà, đất trở nên có giá trị cao đã tác động đến tâm lý của nhi ều người dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất mà trước đó đã bán, cho thuê, cho mượn, đã bị tịch thu hoặc giao cho người khác s ử d ụng ho ặc giao cho người khác sử dụng hoặc khi thực hiện một số chính sách về đất đai ở các giai đoạn trước đây mà không có các văn bản xác định việc sử dụng đất ổn đ ịnh của họ. 4.2. Nguyên nhân chủ quan 4.2.1 Về cơ chế lý Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều yếu kém, bị buông lỏng, nhiều sơ hở, có khi phạm sai lầm, giải quyết tùy tiện, sai pháp luật thể hiện: Trong cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa cao độ, Nhà n ước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành dấn đến việc quản lý đất đai thi ếu ch ặt chẽ. Có thời kỳ mỗi loại đất do một ngành quản lý. Đất lâm nghiệp do nghành lâm nghiệp quản lý. Đất chuyên dùng thuộc nghành nào thì ngành nào thì ngành đó quản lý và cũng có tình trạng, có loại đất không được cơ quan nào quản lý. Bên cạnh đó, tổ chức cơ quan quản lý đất đai từ trung ương đến cơ sở không ổn định, hoàn toàn không đủ sức giúp cho nhà nước trong lĩnh vực này.  Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, có sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai khá rõ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều sai ph ạm, non kém v ề trình đ ộ
  13. quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đ ất đai. Đi ều này góp ph ần làm xuất hiện nhiều tranh chấp đất đai phức tạp, khó giải quyết. Cụ thể:  Hồ sơ địa chính chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nên thiếu căn cứ pháp lý và th ực tế để xác định quyền sử dụng và quản lý đất đai của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ở những vùng mà quan hệ đất đai phức tạp và có nhiều biến động. Trong nhiều trường hợp, việc tranh chấp đất đai lại bắt nguồn từ những tài liệu lịch sử của chế độ cũ để lại. Hơn nữa, việc giao đất đai l ại không đ ược tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, nên hồ sơ đất đai không đồng b ộ và b ị thất lạc.  Công tác phân vùng quy hoạch đất đai làm chậm, thi ếu đ ồng bộ, vi ệc phân chia địa giới hành chính có nhiều thay đổi nhưng xác định mốc giới không kịp thời hoặc không rõ rang làm cho tình trạng tranh chấp đ ất đai ph ức t ạp thêm, phương tiện và hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý đất đai còn thiếu, chưa đầy đủ những cơ sở khoa học và phương pháp quản lý cần thi ết đ ể xác đ ịnh quyền sử dụng đất cho các chủ thể nên đã làm giảm hiệu l ực c ủa nhà n ước trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.  Một số nơi ban hành văn pháp lý đất đai không rõ ràng, ho ặc ch ủ tr ương sai lầm của một số cán bộ đã làm cho một bộ phận nhân dân hiểu lầm là Nhà nước có chủ trương “ trả lại đất cũ “, trả lại đất đai ông cha, dẫn đến việc khiếu kiện, đòi lại đất ngày càng nhiều. 4.2.2 Về đường lối chính sách, pháp luật về đất đai. Chính sách đất đai và các chính sách khác có liên quan đến đ ất đai ch ưa đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động. Th ực t ế áp d ụng các chính sách đất đai còn tùy tiện dẫn đến tình trạng: Ng ười có kh ả năng s ản xu ất nông nghiệp thì thiếu ruộng đất, ngược lại, người có ruộng lại không có kh ả năng hoặc nhu cầu sản xuất, để đất đai hoang hóa hoặc nhu cầu sản xuất, để đất đai hoang hóa hoặc sử dụng đất kém hiệu quả. Tình trạng người nông dân
  14. phải ra các đô thị bán sức lao động, gây mất ổn định cơ cấu lao động sản xuất cũng có nguyên nhân từ việc thiếu đất để sản xuất. Thực tiễn đã chứng minh những sai lầm trong phòng trào hợp tác hóa nông nghiệp như nóng vội, gò ép, đưa quy mô hợp tác xã nhỏ lên quy mô hợp tác xã lớn không phù hợp trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, đặc bi ệt là đ ội ngũ cán bộ cơ sở đã dẫn đến hậu quả là đất đai sử dụng bừa bãi, lãng phí và kém hiệu quả. Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp được đổi mới, người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, đòi hỏi phải có một diện tích đất nhất định để sản xuất. Do đó đã xuất hiện tượng đòi l ại đ ất đ ể sản xuất. Chính sách đất đai chưa phù hợp, chậm đổi mới đã t ạo c ơ sở cho vi ệc lấn chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến, song chưa được giải quy ết và xử lý k ịp thời. Bên cạnh đó, việc Nhà nước chia, tách, nhập hoặc thành lập mới nh ững đơn vị mới những đơn vị hành chính trong những năm gần đây dẫn đ ến vi ệc phân địa giới hành chính không rõ ràng, cụ thể làm cho tình hình không rõ ràng, cụ thể làm cho tình hình tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp và gay gắt. 4.2.3 Về công tác cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đ ến đ ất đai. Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ thực hiện công vụ liên quan tới đất đai trình độ ngày càng nâng cao tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu đòi hỏi . Ví dụ: theo báo cáo của phó giám đốc Sở nội vụ tỉnh Hải Dương thì : “ thực tiễn, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn cũng còn nhi ều h ạn ch ế bất cập do hình thành từ nhiều nguồn, cơ cấu chưa đồng b ộ, trình đ ộ, ph ẩm chất, năng lực lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu c ầu đòi h ỏi của thực tiễn. Độ tuổi bình quân còn cao, phần lớn cán bộ l ần đ ầu tham gia gi ữ chức vụ chủ chốt có tuổi đời cao hơn so với quy định. Hiện t ại số cán b ộ có đ ộ
  15. tuổi từ 46 trở lên khá cao (chiếm tới 61,6%). Nhiều cán bộ chưa đạt chu ẩn ch ức danh; còn 9,4% số cán bộ chưa học hết THPT; 49,9% chưa qua đào tạo để có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 25% ch ưa h ọc trung c ấp lý lu ận chính trị; 39,5% chưa học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.” Một bộ phận cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý đất đai đã thực hiện không tốt nhiệm vụ được giao, thiếu gương mẫu, lạm dụng ch ức quyền, vì lợi ích riêng tư, thực hiện những âm mưu đen tối, gây m ất ổn đ ịnh xã hội. Lợi dụng chủ trương điều chỉnh ruộng đất, tổ chức lại sản xuất theo cơ chế mới, một số cán bộ, đảng viên lợi dụng sơ h ở trong các ch ế đ ộ, chính sách đất đai của Nhà nước và dựa vào chức quyền để chiếm dụng đất đai trái phép, gây bất bình trong nhân dân. Đặc biệt, ở những nơi nội bộ m ất đoàn k ết thì l ại lấy vấn đề đất đai làm phương tiện để đấu tranh với nhau, m ột s ố ph ần t ử x ấu lợi dụng cơ hội này để bao chiếm đất đai hoặc kích động gây chia r ẽ n ội b ộ và gây mất ổn định về tình hình chính trị - xã hội, làm mất uy tín c ủa t ổ ch ức Đ ảng và chính quyền. 4.2.4 Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đ ất đai ở nhi ều nhiều nơi, nhiều lúc còn hữu khuynh, mất cảnh giác.Chẳng những hồ sơ đất đai không đầy đủ, mà việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu ở nông thôn cũng chưa chặt chẽ, kẻ xấu có điều kiện để hoạt động dễ dàng. khi phát hiện những kẻ cầm đầu, tổ chức gây rối, kích động vi phạm pháp luật thì lúng túng trong x ử lý, nương nhẹ trong thi hành pháp luật, không tổ chức được l ực l ượng qu ần chúng cốt cán đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực, mà trái lại, đ ể quần chúng b ị b ọn xấu lôi kéo. Tổ chức Đảng và chính quyền trở thành người bị động, ph ải ch ạy theo giải quyết những vụ việc đã xảy ra hoặc xử lý những hậu quả nặng nề. 4.2.5 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
  16. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đã được triển khai nhưng chưa thực sự thường xuyên và sâu rộng trong quần chúng nhân dân do nhiều hạn chế như: trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.  các hình thức tuyên truyền chưa được phong phú.  những vấn đề phát sinh tại cơ sở chưa được giải quyết kịp thời  một số ngành địa phương chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của vi ệc tuyên  truyền phổ biến giáo dục Pháp luật trong lĩnh vực đất đai. II. HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1. Sơ lược lịch sử phát triển về pháp lu ật giải quyết tranh ch ấp đ ất đai. Hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai được ban hành từ sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (năm 1945) tới nay được coi là một hệ thống rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và có nhiều chính sách khác nhau được áp dụng ở cả hai miền Nam Bắc. Hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giải quyết tranh ch ấp đất đai nói riêng đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện nhằm phúc đáp cá yêu cầu về quản lý và sử dụng đất đai qua các th ời kỳ, c ụ th ể đ ề c ập đ ến m ột số văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tiêu bi ểu qua các giai đoạn sau: 1.1 Thời kỳ trước khi ban hành Hiến pháp 1980. Trong thời kỳ này, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai chưa rõ ràng, cụ thể, ngoại trừ các quy định về giải quy ết tranh ch ấp đ ất bãi sa bồi (đất canh tác). Thông tư 45/VT-TC ngày 02/07/1958 của Bộ Nội vụ về việc phân ph ối và quản lý đất đai sa bồi quy định thẩm quy ền giải quyết “ tranh ch ấp hoa màu do
  17. chính quyền và nông hội giải quyết, nếu đặc biệt khó khăn thì đ ưa ra Tòa án xét xử”; thẩm quyền giải quyết “ tranh chấp địa giới hành chính đất bãi sa bồi”do ủy ban hành chính xã đang quản lý giải quyết, nếu ranh giới thuộc nhi ều xã thì địa phận xã nào xã đó quản lý hoặc xã có điều kiện thuận tiện h ơn qu ản lý, n ếu xen kẽ nhiều xã thì xã nào có nhiều số dân hơn trên đất bãi sa bồi qu ản lý và chịu trách nhiệm đảm bảo cho các xã ít dân sản xuất trên đất bãi sa bồi. Như vậy, giai đoạn này thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai c ủa ủy ban hành chính các cấp chưa được quy định rõ ràng. Thực tế, việc giải quyết các tranh chấp đất đai chủ yếu do ủy ban hành chính cấp xã th ực hiện với vai trò của tổ chức nông hội địa phương (tham gia nhiều vào công việc chính quyền), cơ quan tư pháp chỉ xuất hiện khi giải quyết tranh chấp hoa màu trên đ ất bãi sa bồi. 1.2 Thời kỳ sau khi ban hành Hiến pháp 1980 Giai đoạn từ khi Hiến pháp 1980 có hiệu lực đến trước khi Luật Đất 1.2.1 đai 1987 ra đời. Hiến pháp 1980 ra đời đã khép lại một chặng đường dài ph ấn đấu không ngừng của Nhà nước ta nhằm mục tiêu xã hội hóa toàn b ộ vốn đ ất đai trong phạm vi cả nước. Điều 19 và Điều 20 Hiến pháp 1980 quy đ ịnh: “Đ ất đai, r ừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong long đất, ở vùng bi ển và thềm lục địa… là của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”, “ Những tập thể,cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng” Tuy nhiên, việc coi đất đai thuộc sở hữu chung, đất không có giá, d ẫn t ới việc chia cấp đất tràn lan, sử dụng kém hiệu quả. C ấp xã, c ấp ph ường cũng tham gia vào việc giao đất cho nhân dân ; việc lấn, chiếm đ ất đ ể xây d ựng nhà ở diễn ra phổ biến song không được giải quyết kịp thời là nguyên nhân chủ yếu của các tranh chấp đất đai thời kì này. Cơ chế quản lí, chính sách c ủa Đ ảng và nhà nước trong giai đoạn này chưa thực sự khuy ến khích nông dân và s ản
  18. xuất nông nghiệp, dẫn đến tình trạng nhiều tập đoàn s ản xu ất, H ợp tác xã làm ăn kém hiệu quả, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn . Do đó,một số các Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp đi đến tan rã, đất đai lại có sự chia c ấp lại. Nhiều gia đình trước kia đã hiến ruộng đất của cha ông vào Hợp tác xã, nay đòi lại. Khi giải quyết các tranh chấp 1 số địa ph ương còn thiên v ề vi ệc s ử dụng biện pháp mệnh lệnh hành chính, khiến cho các tranh chấp đất đai không được xử lí thỏa đáng và dứt điểm nên việc tranh chấp đất đai vẫn kéo dài. Thời kì này, đã xuất hiện thêm các tranh ch ấp về đất h ương h ỏa, đ ất th ổ c ư; tranh chấp đất giữa đồng bào địa phương với những người từ nơi khác đ ến xây dựng vùng kinh tế mới. Tính chất của tranh ch ấp đất đai th ời kì này tr ầm tr ọng hơn và gay gắt hơn. Tuy vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai còn quan liêu, mang tính mệnh lệnh hành chính. Do đó, tranh chấp đ ất đai v ẫn còn t ồn t ại kéo dài, việc sử dụng đất kém hiệu quả, mâu thuẫn vẫn còn trầm trọng kéo theo s ự trì trệ của nền sản xuất hàng hóa.  Các văn bản pháp luật qui định thẩm quy ền gi ải quy ết tranh ch ấp đ ất đai trong giai đoạn này là : - quyết định số 201/CP ngày 1/7/1980 của Hội Đồng Chính ph ủ về việc thống nhất quản lí ruộng đất và tăng cường công tác quản lí ru ộng đ ất trong cả nước lần đầu tiên qui định thẩm quyền giải quyết tranh ch ấp đ ất đai theo ngành, theo cấp( phần VII) -thông tư 55-ĐKTK ngày 5/1/1981 của Tổng cục quản lí ruộng đất h ướng dẫn việc giải quyết các trường hợp sử dụng đất không h ợp pháp, không h ợp lí. -Thông tư 293-TT/RĐ ngày 22/10/1985 của Tổng cục quản lí ru ộng đất hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp đất bãi sa bồi. 1.2.2 Giai đoạn từ khi Luật đất đai 1987 được ban hành đ ến tr ước khi có Luật đất đai 1993 ra đời.
  19. Hiến pháp 1980 cũng như luật đất đai 1987 đều khẳng định đ ất đai thu ộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lí. Song các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã không xác dịnh rõ ràng quy ền lợi c ủa ng ười s ử d ụng đất đã làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất. Trong giai đoạn này, nổi trội nhất phải kể đến chủ trương thực hiện cơ chế quản lí kinh tế mới trong nông nghiệp theo Nghị quy ết 10 ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị. Mục đích gắn lợi ích của con người lao động với t ừng m ảnh đất được giao, đã thúc đẩy sản xuất phát triển, người nông dân đã nh ận th ức rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp lu ật, th ấy đ ược l ợi ích thiết thực từ việc sử dụng đất mang lại. vì vậy, tình tr ạng đòi l ại ru ộng đ ất trong nội bộ nhân dân tăng nhanh về số lượng , ở một số địa phương nhất là miền Tây và Đông Nam Bộ, nhiều nông dân đòi lại ruộng đất cũ , có n ơi đã x ảy ra những vụ tranh chấp đất đai gay gắt. Những ruộng đất nông dân đòi lại phổ biến là: ruộng đất đã qua mấy lần điều chỉnh, ruộng đất đã b ị c ắt bớt và bi “xáo canh” khi thực hiện khoán sản phẩm; ruộng đất do lâm, nông trườngvà đơn vị quân đội quản lí nhưng không sử dụng hết, trong đó có cả ruộng đất của nông dân trước đây đã khai phá; ruộng đất do một số cán bộ, Đảng viên chiếm vì tư lợi. Ở khu vực trung du, miền núi, có sự tranh ch ấp ruộng đ ất gi ữa đ ồn bào dân tộc tại chỗ với đồng bào các địa phương khác đến sản xuất và khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới. Ngoài ra, còn tồn tại các tranh chấp giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm;giữa đất trồng cao su với đất trồng cây tiêu, cà phê, cây đi ều , đất hương hỏa, đất thổ cư,… Đối với đất nhà ở, các tranh chấp phát sinh trong giai đoạn này th ường liên quan đến nhà cải tạo, nhà vắng chủ, đòi lại nhà cho thuê trước ngày 1/7/1991 ( ngày Pháp lệnh về nhà ở có hiệu lực). ngoài ra, còn xu ất hi ện các tranh chấp về nhà ở khi vợ chồng li hôn.
  20. Để tạo cơ sở pháp lí giải quyết tình hình tranh ch ấp đ ất đai k ể trên, Nhà nước đã ban hành một số văn bản luật như sau: Luật đất đai 1987( điều 21). - Chỉ thị số 154-HĐBT ngày 11/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là - Chính Phủ) về triển khai thực hiện chỉ thị số 47-CT/TƯ của Bộ chính trị về giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất. quyết định số 13-HĐBT ngày 1/2/1989 cuản Hội đồng Bộ trưởng về việc - giải quyết 1 số vấn đề cấp bách về ruộng đất. Nghị định 30-HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi - hành Luật đất đai (điều 15,16) . Chỉ thị số 364-CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay - là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết tranh chấp đất đai lien quan đến địa giới hành chính. Các văn bản pháp luật này đã tạo ra cở sở pháp lí cho vi ệc gi ải quy ết tranh chấp đất đai giai đoạn này, góp phần vào việc gi ải quy ết mâu thu ẫn trong nội bộ nhân dân, ổn định sản xuất. giai đoạn từ khi ban hành luật đất đai 1993 cho đến nay. 1.2.2 Sau khi Hiến pháp 1992 ra đời, với các qui định mang tính n ền t ảng là đ ất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí, Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và ng ười s ử dụng đất, được thừa kế và chuyển quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật. Với định hướng cơ bản đó, Luật Đất đai năm 1993 ra đ ời đã m ở r ộng h ơn các quyền của người sử dụng đất. Người sử dụng đất có quy ền chuy ển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất. Bộ luật dân s ự năm 1995 thừa nhận hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự về đất đai. Hơn nữa, trong cơ chế kinh tế thị trường, đất đai trở thành tài s ản đ ặc bi ệt,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2