intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chụp xạ hình xương

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Chụp xạ hình xương" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, dược chất phóng xạ, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, phân tích kết quả, theo dõi và xử trí biến chứng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chụp xạ hình xương

  1. CHỤP XẠ HÌNH XƢƠNG I. ĐẠI CƢƠNG - Xạ hình xương là kỹ thuật sử dụng dược chất phóng xạ để chụp hình hệ thống xương. Cung cấp các thông tin về sinh lý, tưới máu, và chuyển hóa xương nhằm phát hiện các tổn thương xương như viêm xương, gãy xương, di căn xương, u xương hoặc các bệnh lý chuyển hoá xương. - Là phương pháp có độ nhạy cao, có khả năng điều tra toàn bộ hệ thống xương trong một lần xét nghiệm mà không cần phải chịu thêm một liều bức xạ, giá thành hợp lý nên xạ hình xương là kỹ thuật được lựa chọn đầu tiên trong chẩn đoán di căn xương. II. DƢỢC CHẤT PH NG XẠ 99m - Đồng vị phóng xạ: Tc với T1/2 là 6giờ. Bức xạ gamma đỉnh năng lượng 140KeV. - Hợp chất đánh dấu: MDP (Methylen Diphosphonate) được hấp thụ vào bề mặt của các tinh thể Hydroxyapatite. Tập trung nhiều ở nơi tăng cường hoạt động tạo cốt bào như vị trí liền xương. - Kiểm tra chất lượng: T lệ đánh dấu (sắc ký) phải đạt 90-95%, không có Oxy trong Kit. Sử dụng trong 4 giờ. - Liều dùng: 15-30 mCi. Với người bệnh nhi khoa tính theo thể trọng (theo bảng tính sẵn). - Đường dùng: Tiêm tĩnh mạch, nếu chụp 3 pha cần thực hiện kỹ thuật tiêm Bolus (Đẩy thuốc vào sâu trong cơ thể bằng nước muối sinh lý). III. CHỈ ĐỊNH - Phát hiện di căn xương (ung thư vú, tiền liệt tuyến, phổi, thận, tuyến giáp...). - Phân biệt giữa cốt tu viêm (viêm xương và tu xương) với viêm các mô liên kết. - Phát hiện và đánh giá các hoại tử vô mạch của hệ xương. - Đánh giá chấn thương, đau xương, các bệnh xương do chuyển hoá. - Phát hiện đánh giá các bệnh lý khớp. - Đánh giá sự tồn tại của xương ghép. - Đánh giá đáp ứng điều trị. - Xác định vị trí làm sinh thiết. IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 657
  2. - Không có chống chỉ định tuyệt đối. - Người bệnh có thai, cho con bú cần theo hướng dẫn của thầy thuốc. - Người bệnh mới chụp XQuang có cản quang trong vòng 24 giờ, hoặc mới làm xét nghiệm Y học hạt nhân khác. V. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời bệnh - Kiểm tra y lệnh, thực hiện quy tắc 3 kiểm tra 5 đối chiếu. - Khám người bệnh: khai thác bệnh sử có liên quan hệ thống xương khớp. - Giải thích r quy trình xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh uống đủ 2 lít nước và đi tiểu nhiều lần trong thời gian 2-4 giờ (thường là 3 giờ) trước khi chụp hình. Thực hiện truyền dịch (2000ml) nếu người bệnh không có khả năng uống nước. Không được để nước tiểu dính vào da và quần áo, nếu có thì phải tắm, lau rửa, thay quần áo. - Yêu cầu người bệnh đi tiểu ngay trước khi chụp hình, tháo bỏ tất cả những vật gây ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh: thắt lưng, vòng cổ, điện thoại di động, quần áo có khóa cúc cản chùm tia… Chú ý tới vị trí tiêm thuốc, vị trí máy điều hòa nhịp tim, túi hậu môn nhân tạo, ống dẫn lưu và túi đựng nước tiểu. 2. Phƣơng tiện, thiết bị - Gamma camera. - Collimator năng lượng thấp, phân giải cao LEHR, hoặc LEGP. - Chế độ ghi hình (Computer setup): + Pha tưới máu (Flow): Dynamic 2gy/ ảnh x 30 ảnh; Matrix 128 x128. + Pha bể máu (Blood Pool): Matrix 256x256 hoặc 128x128: 500.000 counts. + Pha muộn (Delayd): Matrix 256 X 256; 500.000counts. + Toàn thân (Whole Body): Matrix 1024x256; 10-14cm/phút. + Cắt lớp (SPECT): Quỹ đạo quay360 độ; 64 lần thu nhận; 20-25 giây/thu nhận. VI. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Lựa chọn Protocol thích hợp để chụp theo chỉ định của bác sỹ. - Chụp xương 3 pha gồm có: + Pha Flow: Thu nhận trước, đồng thời hoặc ngay sau khi tiêm tuỳ thuộc vào vị trí chụp. + Pha Blood Pool: Tiến hành ngay sau pha Flow. + Pha Delayd: Thực hiện không sớm hơn 2 giờ sau khi tiêm, thường từ 3-4 giờ. 658
  3. - Chụp toàn thân Sau khi tiêm từ 2 - 4 giờ (thường là 3 giờ), người bệnh nằm ngửa, tay để dọc thân, nên có đai giữ chân và đầu gối. Nếu người bệnh quá đau (không thể cố định trong quá trình chụp) thì có thể chuyển sang chụp Spotview từng đoạn cho đến hết hệ thống xương. - Chụp Spotview: tùy từng vị trí mà di chuyển giường và detector để lựa các góc chụp cho hình ảnh thật r ràng, các xương không bị chồng lên nhau. - Chụp SPECT: vị trí vùng chụp (ROI - region of interest) phải ở giữa trường nhìn Detector (FOV - field of view). 2. Xử trí hình ảnh Lựa chọn phần mềm xử trí cắt lớp và trình bày (đã được ngầm định trong máy tính xử trí kết quả) thành các trục, cắt bỏ phần phóng xạ tiêm ra ngoài tĩnh mạch hoặc bang quang. Truyền file ảnh vào hệ thống mạng máy tính. 3. Một số lƣu ý trong quá trình chụp - Yêu cầu người bệnh nằm yên tĩnh trong khi chụp đảm bảo thu nhận ảnh chính xác. - Sau khi chụp xong, kỹ thuật viên kiểm tra ảnh chụp, truyền nhận ảnh rồi cho người bệnh ra ngoài chờ kết quả. - Trong suốt quá trình chụp hình kỹ thuật viên phải liên tục theo d i người bệnh đề phòng những trục trặc có thể xảy ra: mất điện, lỗi Gantry, người bệnh cử động …làm ảnh hưởng tới chất lượng của kết quả thu nhận. VII. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 1. Hình ảnh xƣơng bình thƣờng Phân bố phóng xạ đồng đều, đối xứng trên trục bộ xương, tăng tập trung phóng xạ tại các vị trí như khớp, nhìn thấy hình ảnh 2 thận, tập trung phóng xạ cao tại bàng quang, trên bệnh nhi thấy tăng tập trung phóng xạ tại các sụn tiếp hợp. 2. Hình ảnh bất thƣờng - Các ổ tăng hoặc giảm tập trung phóng xạ, không đối xứng. - ‗Super Scan‘: Toàn bộ hệ thống xương tăng tập trung phóng xạ, không nhìn thấy thận, bàng quang ... có thể gặp trong ung thư vú, tiền liệt tuyến, phổi ... - Các bệnh xương chuyển hoá như trong cường tuyến cận giáp, nhuyễn xương, bệnh Paget. - Hình ảnh khuyết xạ hoặc giảm tập trung phóng xạ trong di căn có hu xương, hoại tử xương, ảnh hưởng của tia xạ, đa u tu . - Tăng tập trung phóng xạ trên cả 3 pha thường thấy trong u xương nguyên phát, u xương sụn hoặc cốt tủy viêm. - Viêm khớp thường thấy tăng tập trung phóng xạ trên cả 2 mặt khớp. 3. Sai số có thể xảy ra nếu - Những vật ngoại lai như thắt lưng, khuy quần, vòng cổ có thể gây ra hình ảnh khuyết xạ. 659
  4. - Bàng quang quá căng nước tiểu chứa phóng xạ làm lu mờ hình ảnh tập trung phóng xạ tại điểm di căn. - Người bệnh di động trong quá trình chụp hình. - Người bệnh uống nước không đủ, hoặc chụp hình sớm hơn 2 giờ và quá muộn. - Chấn thương, thoái hoá có thể cho các hình ảnh dương tính giả. - Vị trí, tư thế chụp không chính xác. VIII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG Không có biến chứng và không phải cách ly sau chụp do liều xạ rất nhỏ. Do phải uống 2 lít nước nên có thể có: - Bí tiểu trên người bệnh có bệnh lý tuyến tiền liệt và sỏi đường tiết niệu: phải đặt thông tiểu trước khi tiêm dược chất phóng xạ - Cao huyết áp trên người bệnh đã có tiền sử: dung thuốc hạ huyết áp phòng ngừa 660
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2