intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyện tình bên Hồ Tây

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1 Ở Hà Nội bao lâu mà hết đi học xa đến nhiệm vụ gần; ngày tháng lu bù với máy móc, dầu mỡ, nay được sóng đôi đi cùng người đẹp, Tương Tri bỗng bừng thức mỹ cảm. Thoạt xuống thuyền, anh giành chèo, biểu diễn tài nghệ dân sông nước Cửu Long, bổ mái bát thật lực, rà mái cạy cân bằng, con thuyền như chiếc lá phóng ào ào tét nước nổi sóng suýt chìm, làm Thùy Dung sợ hãi kêu oai oái; anh phải dừng lại, thả bồng bềnh con thuyền ra giữa hồ ngoạn cảnh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyện tình bên Hồ Tây

  1. Chuyện tình bên Hồ Tây TRUYỆN NGẮN CỦA THANH GIANG 1 Ở Hà Nội bao lâu mà hết đi học xa đến nhiệm vụ gần; ngày tháng lu bù với máy móc, dầu mỡ, nay được sóng đôi đi cùng người đẹp, Tương Tri bỗng bừng thức mỹ cảm. Thoạt xuống thuyền, anh giành chèo, biểu diễn tài nghệ dân sông nước Cửu Long, bổ mái bát thật lực, rà mái cạy cân bằng, con thuyền như chiếc lá phóng ào ào tét nước nổi sóng suýt chìm, làm Thùy Dung sợ hãi kêu oai oái; anh phải dừng lại, thả bồng bềnh con thuyền ra giữa hồ ngoạn cảnh. Thùy Dung với kiến thức “thư viện” uyên bác, hồn nhiên ngợi ca Hồ Tây là gương mặt của Hà Nội, là lá phổi của chốn Long Thành, anh thấy có khoan khoái không anh Tương Tri? Hồ là một đoạn sông Hồng lâu đời còn rớt lại sau khi đổi dòng… Thế kỷ XV gọi là Tây Hồ, từ xưa đã là nơi thắng cảnh. Tới thời Lý, Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, như điện Hàm Nguyên thời Trần, nay là chùa Trấn Quốc… Còn nếu dạo quanh hồ thì có nhiều di tích, thắng cảnh, như làng Nghi Tàm: quê hương Bà Huyện Thanh Quan; làng Nhật Tân xứ sở hoa đào; làng Xuân Tảo vớiđđền Sóc thờ Thánh Gióng. Hôm nào mình sẽ đi bộ quanh Hồ Tây anh nhé! … Chèo thuyền một lúc, Thùy Dung bảo anh vào bờ, trả tiền thuê thuyền, dạo đường Thanh Niên xanh cây bóng mát một lúc, rồi mời anh vào nhà hàng thưởng thức bánh tôm Hồ Tây nổi tiếng. Ngồi nhà hàng ngó ra hồ Trúc Bạch gió hiu hiu thoáng mát, ăn miếng bánh tôm khoái khẩu, anh liếc nhìn Thùy Dung tỏ thiện cảm. Thùy Dung qua con mắt anh quả tình xinh đẹp. Người trẻ hơn tuổi tác. Nhan sắc con gái đất Hà Thành ăn bứt khắp nơi mà! Da trắng hồng, tóc bom-bê đen mướt bo tròn sau gáy ôm khít đôi má hồng. Đôi mắt đen láy, luôn lung linh dò xét, lung linh trữ tình, bất chợt liếc xéo anh một cái bén ngót làm trái tim khẽ mái động. Một vẻ đẹp thùy mị vừa sắc sảo nên có phần kiêu sa, kén chọn tới từng tuổi ba mươi lăm cũng phải.Mắt anh đắm đuối chiêm ngưỡng người đẹp song bị
  2. bắt gặp thì miệng nức nở khen bánh tôm Hồ Tây hương vị độc đáo, từng cái nhỏ ôm con tôm trong dĩa, trang trí rau cải ngon mắt, ăn gọn, ngon hết ý; gợi nhớ bánh xèo miền Tây Nam Bộ quá trời! Hầu chuyện cho vui miệng, Thùy Dung bình phẩm quang cảnh ven hồ Trúc Bạch với nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quan Thánh góc tây nam, cùng với công viên Lý Tự Trọng và Hồ Tây tạo thành một thắng cảnh thiên nhiên hài hòa của Thủ đô Hà Nội! Nhưng mà nhìn tổng thể toàn diện mới càng thấy thắng cảnh hoàn mỹ và độc đáo là nhờ con đường Thanh Niên xanh tươi sum suê bóng mát. Xa xưa con đường mang tên Cổ Ngư, do Bác Hồ “lãng mạn” đổi tên là Thanh Niên, như tiền định cho chàng trai sánh duyên cùng hai cô gái Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây kề bên nhau nên thơ. Bất chợt Thùy Dung bật cười rúc rích: -Em vừa ngẫu hứng mấy câu “thẩn”, đọc anh nghe, đừng cười nhé! Anh ngừng ăn, gật gật thuận tình, nhìn bao la theo lời nàng đọc. - Con đường Thanh Niên xanh tươi lá cành như chàng trai xinh Sánh vai vầy duyên cùng hai cô gái mỹ miều Hồ Tây và Trúc Bạch. Ba phía chung quanh hồ phố đông khuất lấp duy phía tây chàng Thanh Niên thắp hương tình yêu nồng nàn nồng điệu tâm hồn bâng khuâng hai nàng lung linh ánh mắt như mặt hồ lăn tăn sóng ru êm mời chào muôn phương… Thương cho Hồ Tây già nua như… như-ư… Tương Tri Còn Trúc Bạch trẻ trung như-ư… Thùy Dung nên được chàng trai phải lòng! - Ôi! Thơ rồi chớ còn thẩn gì nữa! - Quên mất thực khách đầy chật nhà hàng bánh tôm, anh điềm nhiên cười ồ - Nhưng mà chê Hồ Tây già nua không sợ Tương Tri tự ái sao? -Thì ngót hằng chục thế kỷ không già là sao? Mà nếu là thơ thì phải có tứ lãng mạn chứ đâu nghĩ nghĩa trắng trợn. Nói vậy chớ Hồ Tây càng già càng trẻ đẹp ra bỏ xa tuổi, hấp
  3. dẫn du khách bốn phương chớ bộ. Em hình như hơi bị lây giọng Sài Gòn rồi đó nghen…! Nhưng em tin anh không tự ái em đâu mới dám bạo vậy chớ. Đúng không nào! - Đúng quá! - Tương Tri cười môi nói thầm: thử thả “trừu”…[1] ra coi sao? - Nhưng cũng nhờ thơ em tôn vinh nên tác giả thơ mới càng đáng… đáng yêu quá chừng! -Ứ- ừ …! - Thùy Dung khiêm nhường ngúng nguẩy điệu con gái, nói lảng - Đáng yêu thì về nhà chị em ăn cơm. Ăn bánh lấy vị chớ ăn lấy bị tiền đâu ăn cho no! 2 Cuộc đời Tương Tri tới tuổi ngoài bốn mươi mà vẫn vò võ đơn côi, không gia đình. Trong khi nầy đồng đội Phước Lợi mắc tóc gái Bắc Hà, gia đình đầm ấm, càng thấu cảm nỗi độc thân của bạn. Anh thì thầm với vợ là Thùy An, chị ruột Thùy Dung: - Mình nên đôi hạnh phúc. Thương cho hai người đều lở thời, phòng không!- Phước Lợi bỗng bật cười rúc rích - Vậy… em nầy! - Gì mà ấp úng? - Thùy An thiện cảm Tương Tri, đoán trước ý chồng - Có phải anh nhã ý muốn xây dựng hạnh phúc cho Tương Tri và Thùy Dung không? - Ôi! Trời ơi! Vợ tôi tâm lý quá! - Phước Lợi rên lên… - Ôi nhột mà! - Vậy… có thể hôm nào mình mời Tương Tri về nhà ăn cơm cho em gái Thùy Dung trò chuyện giao cảm. Sau đêm vợ chồng Phước Lợi lạm quyền ông Tơ, bà Nguyệt, bữa cơm nhà Phước Lợi sớm diễn ra. Hai “đạo diễn” khéo dàn cảnh cho hai anh chị ngồi đối diện. Từng đến chơi nhà của bạn, từng chơi thuyền Hồ Tây với Thùy Dung, nên ngồi chung mâm chuyện bình thường. Bà chị tán tụng em gái hết ý, rằng đã tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa, hiện công tác thư viện, khối chàng trai la cà vào đọc sách bị quyến rũ đêm đêm mộng mơ.
  4. – Em nghe mấy cô công nhân viên bên Phòng chính trị kháo về anh Tương Tri… Em nói anh Tri bỏ quá cho nghe? Mấy cô ấy chê anh Tri nhát gái. Trai Sài Gòn gì ngây thơ ngốc nghếch! – Coi chừng lầm chết tươi à mấy cô em ơi! - Phước Lợi bênh bạn - Hồi học kỹ thuật hàng không bên Trung Quốc, nhờ anh luôn cảnh báo: “Coi chừng làm bố sớm không được về nước à nghen”, nếu khôngthì ông Tri đã ẵm một cô “sẩm” bên tàu về Hà Nội rồi. – Còn hiện giờ đang ở Hà Nội đây! - Thùy An, bà chị gái tỏ ra đáo để - Muốn ẵm ai mà chẳng được. – Vậy thì… - Phước Lợi dân biển Gành Hào bộc trực cười hê hê! - Vậy thì hai anh em Nam kỳ cục chúng tôi ẵm hai cô gái Bắc kỳ kèo thành anh em bạn cột chèo, chèo ghe về Nam kỳ hê hê!... Tôi chèo lái, Tương Tri chèo mũi. Đẹp đôi hết ý chưa! Hê! Hê! Ai nấy cười vui hả hê. Thùy An thắm ý cười dòn nhất. Mặt Thùy Dung chợt đỏ bừng, liếc xéo Tương Tri một cái sắc lẽm làm anh lại mái động trái tim. Nhưng rồi bữa cơm cũng chỉ đạt được mức quen nhau có chiều thân tình vậy thôi. Vợ chồng Phước Lợi quyết tình tác thành hôn nhân hai người cho bằng được. Vợ gợi: -Vậy thì anh thuyết phục Tương Tri, em thuyết phục Thùy Dung? -Tánh Tương Tri khí khái, dị ứng bị động. Phải chinh phục trái tim. Cái đó là ngón sở trường của phái đẹp như em đã tung nhiều chiêu độc “hốt hồn” anh vậy… Nghe chồng nói chí lý, bà chị gái bày vẻ “mấy miếng chiêu hồn” cho em. Một hôm, Thùy Dung đưa Tương Tri đi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Hôm nay cô nàng trang phục sơ-mi hồng hài hòa màu váyxanh da trời; đặc biệt gợi cảm anh khi kề vai cánh tay trần nõn nà, bắt mắt cùng đôi bắp chân thon trắng tươi dẫn xuống bàn chân đi săng-đan quay trắng thật xinh. Một vẻ đẹp tổng hòa kiêu sa, quyến rũ từ gương mặt tươi sáng thùy mị cho đến bàn chân gót chân son. Với anh cảm nhận thẩm mỹ thêm phần trân trọng còn là khung cảnh kiến trúc tôn nghiêm, cổ thụ sầm uất, hoa kiểng tươi mát ngoạn mục. Hơn nữa được nghe cô nàng dẫn giải từ cảnh quang đến nội thất, giúp anh
  5. nhận ra bao điều mới mẻ. Thùy Dung hồn nhiên nắm tay anh, vừa đi vừa thỏ thẻ giọng oanh… “Văn Miếu được xây dựng năm Canh Tuất (1070)… Bắt đầu từ cổng chính gọi là: Văn Miếu Môn, đi tiếp là cổng Đại Trung Môn, hai bên có hai cửa nhỏ đó là… Vào tiếp là Khuê Văn Các. Kiến trúc được thu nhỏ. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả tinh tú của bầu trời toả xuống trái đất, tượng trưng hình vuông của hồ nước Thiên Quang Tỉnh - nghĩa là giếng soi ánh mặt trời… Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được danh nhân hội tụ thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay… Khuê văn Các được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội. Hai bên Khuê Văn Các có hai cửa dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ. Ta vào xem đi anh… Sau khi xem lướt nhà bia Tiến sĩ, Thùy Dung đưa anh vào khu trung tâm kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu. Mùi nước hoa Eau de Colonne chan hòa hơi thở thơm tho, cô đi kề bên anh dẫn giải: “Khu nầygồm hai công trình lớn: Văn miếu thờ Khổng Tử, và tứ phối đó là: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử ….Còn Quốc Tử Giám là trường Quốc học cao cấp đđầu tiên của Việt Nam,với hơn 7 thế kỷ hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước… Ban đầu trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại thần quyền quí (nên gọi là Quốc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám, thu nhận con cái thường dân có sức học xuất sắc. Người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam là Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Ông mất năm 1370, đđược vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.” … Ấn tượng buổi tham quan Văn Miếu - Quốc Tử gim, đm về chàng trai tơ ngoài bốn mươi trăn trở. Cánh tay trần rượi mát cùng đôi mắt liếc trữ tình hốt hồn ru anh vào cõi mộng. Hơn nữa, đáng cảm phục trí tuệ uyên bác. Em đã làm phong phú tri thức cho anh, nên trong niềm tri ân mộng mơ “phải lòng!”. Song chỉ biết lặng thầm yêu em thiết tha!... Vậy rồi đêm đêm giằng xé lòng anh … -Mấy lâu đi với Tương Tri, thái độ anh chàng thế nào? – Bà chị thăm dò.
  6. -Chúng em chưa hề thốt nên lời đả động đến tình yêu hôn nhân. Anh chàng kín như bưng. Có hôm đang đi vui vẻ, bỗng dừng lại nghe loa công cộng trên cây, bảo nghe đài đọc lời kêu gọi của Bác Hồ nhân ngày 27 tháng 7. Đó rồi mặt buồn xo… Thật là chán mớ đời! Trước nay em chưa bao giờ phải hạ mình chiều chuộng ai đến thế! -Kìa em! Đừng tự ái. Em nhìn lại mình đi? -Nhìn lâu rồi! Nhưng tình yêu phải đến từ hai phía chứ chị. -Tại con người ít nói mà em. Mà tình yêu đâu nhất thiết phải nói nên lời. Phải biết “bắt nhãn” em à. Tội nghiệp em gái tôi! Già chát mà chưa biết yêu. -Cám ơn! - Thùy Dung sầm gương mặt kiêu sa buông giọng dỗi hờn - Thật là muối mặt khi phải lụy mình đi xin xỏ một mảnh tình muộn! Một người khí khái như Tương Tri, thường giữ kẻ, thặm chí tự dối lòng. Thùy Dung không hiểu thấu lòng anh cũng phải. Tập trung phục vụ kỹ thuật hàng không thật an toàn, nhưng lòng anh thì bức xúc trở về miền Nam - Sài Gòn quê hương, chia lửa cùng đồng chí đồng bào. Lời kêu gọi của Bác Hồ nhân ngày 27-7: “Đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam nước ta, tăng cường đánh phá bằng máy bay B.52 và chất độc hóa học…” khiến lòng anh thêm bức xúc . Một hôm anh viết đơn lên phòng Tổ chức, đề đạt nguyện vọng xin được về Nam tham gia chống Mỹ. Xem đơn xong, đồng chí cán bộ Tổ chức trầm ngâm một lúc rồi ưu ái nhìn thẳng Tương Tri, ôn tồn: “Nguyện vọng thật là chính đáng; cảm động! Nhưng có lẽ sẽ giải quyết sau. Còn hiện giờ, nói để đồng chí rõ, là trung đoàn không quân vận tải 919 đang rất cần cán bộ kỹ thuật hàng không …” Dập gót chào theo tư thế quân nhân, Tương Tri quay ra thầm lẩm bẩm: Đúng là miệng lưỡi cán bộ Tổ chức, người nào cũng môi mép dẻo nhẹo, nói khéo như hát ru! Một tối thứ bảy, nhận lời Phước Lợi, anh tới thăm nhà. Không khí diễn ra đầm ấm. Hai chị em Thùy An lăng xăng dọn cốm làng Vòng. Khi bưng dĩa bánh cốm đặc sản thơm mềm khứu giác, Thùy Dung tươi cười mét thót Tương Tri với anh chị: -Hôm nọ em gợi ý mời anh Tương Tri đi thưởng thức các món ăn dân tộc đặc trưng Hà Nội như bánh cuốn Thanh Trì gia truyền, bánh cốm làng Vòng, anh khước từ, còn
  7. “chỉnh” em: Ăn cho “biết” thì cũng đã ăn bánh tôm Hồ Tây, chả cá Lã Vọng rồi. Ăn nhiều nữa biết nhiều nữa, lại hao tiền em nhiều nữa. Trời, sợ hao! Dân Nam Kỳ gì kỳ cục thiệt! Nghe đồn là hào phóng lắm mà! -Kìa em! - Thùy An vẻ phật ý - Vuốt mặt phải nể mũi chứ! Còn anh Phước Lợi ngồi đây mà lậy! -Anh cũng thấy Tương Tri kỳ cục thiệt - Phước Lợi đập mạnh vai Tương Tri - Ông kỹ tánh, giữ kẽ quá hèn gì ế vợ phải! Ông bà ta thường nói: “Làm cách sạch ruột, làm chuột mau no”. -Câu ví von đó em không đồng ý anh An đâu nhé! - Thùy Dung gọi anh rể bằng tên của chị, phản ứng tức thì - Anh là bạn tâm giao anh Tri, nhưng hiểu anh Tri hình như chưa tới. Em cũng không phải đã hiểu gì hơn. Nhưng anh Tri không phải hạng người chịu làm chuột đâu. Kỹ tính hay giữ kẽ xuất phát từ lòng tự trọng. Làm chuột tham ăn là đớn hèn. Thà cô đơn hơn đớn hèn! Phước Lợi cũng thấy mình muốn “binh” em vợ hóa ra lỡ lời, phản cảm, vả lả: -Thôi huề cả làng. Em Thùy Dung chí lý. Bây giờ mình ăn cốm làng Vòng là hóa giải liền phiền - phức - tạp! Hề! Hề! Tương Tri ngồi trơ mắt ếch ra cười theo. Khi đón nhận phần quà, anh liếc nhìn người đẹp lả lơi một chút rồi chú mục vào cái dĩa trắng với hai bánh cốm xanh màu mạ non hình vuông tỏa mùi thơm ngon tổng hòa hương vị thiên nhiên lạ lùng! Giây phút thưởng thức món ngon vật lạ chỉ còn nghe tiếng lách cách của muổng dĩa và tiếng nhai chóp chép trần tục. Bà chị lắm lời nhỏ nhẽ tán tụng: − Cốm nầy làm bằng lúa non vừa ngậm sữa hai phần hạt, nên ngày xưa chỉ làm cho vua ăn. Kỹ thuật gia truyền bí ẩn khó ở đâu làm được. − Chưa chắc! - Phước Lợi phản ứng vợ - Bây giờ ba sáu phố phường Hà Nội, phố nào cũng bày bán cốm làng Vòng. Mượn danh đặc sản câu khách, chất lượng dở ồm! Chỉ có
  8. mua tại lò làng Vòng tận Ô Cầu Giấy như Thùy Dung chịu khó đi xa mới thực sự là ngon. Bữa ngon vừa xong, Phước Lợigảy gảy mái đầu lổm xổm tóc rể tre, cười hệch hạc, giọng miền biển Gành Hào ồm ồm: -Hôm nay, ta hợp nhau đây, coi như hai gia đình. Thùy Dung em ruột Thùy An; Tương Tri, đồng đội Phược Lợi. Vậy bốn mặt, một lời, nên đính ước hôn nhân giữa Thùy Dung và Tương Tri cho rồi. Thùy Dung cũng đã tìm hiểu Tương Tri tới chữ. Vậy nghĩ sao? Không gian chợt lặng im, chỉ vọng vào âm thanh phố phường vào đêm. Dự đoán ý đồ cuộc gặp đột xuất, Tương Tri gương mặt hiền thừ ra trang nghiêm, xoay xoay tách trà trên dĩa sứ Bát Tràng hoa văn tinh xảo. Tâm trạng dồn lên rối nuồi nhưng câu hỏi giằng xé?... Còn Thùy Dung nhạy cảm, từ tốn, vặn vẹo anh rể: -Anh An nên nói “thay mặt” cho hai gia đình. Chứ không nên “coi như”. Còn nói em tìm hiểu anh Tương Tri tới chữ thì chưa ắt. Giữa anh Tri và em, một anh luống tuổi “phòng không”; một chị quá lứa thời xuân “cô phòng”. Hai người không ai còn trẻ nữa, không nên hỏi thế. -Tại sao không nên? - Thùy An lườm em, bỗng tương thành ngữ -Cá cắn câu để lâu hết mồi! Già chát còn điệu hạnh! -Em ơi! An ơi! - Phước Lợi dân trải đời khá nhạy bén - Em gái mình có lý lắm! Dịu ngọt một chút đi! -Thế Thùy Dung trả lời chị đi em? - Bà chị trở lại ngọt xớt - Đó là anh chị biết tôn trọng tự do hôn nhân mà lỵ. Tại sao không nên hỏi, hả em? -Em nói không nên hỏi thế; có nghĩa là cách hỏi buộc đương sự phải đáp một lời trước bốn mặt. Hỏi vậy, cho em xin lỗi: hơi bị xưa! -Chà chà! - Thùy An lại nóng mũi, ỷ giọng chị mắng em - Đừng có hổn! Em tự phụ rồi đấy. Cô Cử ạ! Trả lời đi? Xưa là thế nào? -Là khác bây giờ.
  9. -Bây giờ sao? -Bây giờ phải có thời gian cho đương sự trao đổi kỹ càng chuyện hệ trọng cả cuộc đời riêng. Khi đồng thuận tay đôi hứa chắc một lời, chừng ấy mới trình thưa xin phép gia đình hai bên. -Chấp nhận! - Anh rể bặt thiệp ưu ái nhìn em vợ - Thùy Dung chí lý! Giục tốc bất đạt! Vậy anh và chị Thùy An thay mặt hai “gia đình” chấp nhận và vui mừng mong chờ sớm nhận được lời hai anh chị xin phép cưới nhau! 3 Thường đêm Tương Tri ngồi thừ, định viết thư cho Thùy Dung. Một việc làm chưa hề quen, lấy tờ giấy ra rồi hai tay ôm mặt ngồi nhìn. Lặng thầm sống cuộc sống nội tâm, Tương Tri luôn mộng mơ Thùy Dung đức hạnh, đoan trang, trí tuệ uyên bác; tỏ tình một cách tinh tế khiêm nhường vô cùng đáng yêu! Đêm thưởng thức hương vị cốm làng Vòng, tưởng ngọt bùi mà cay đắng. Lá thư không viết nổi, một đêm anh đâm bạo, gọi điện mời Thùy Dung ra đường Thanh Niên giải bày... Vắng mặt Tương Tri hơi lâu; có lẽ linh cảm điều gì, nàng đến với anh ngay. Hai người ngồi cùng băng đá bên gốc phượng già sùm sòa, nhìn mênh mông Hồ Tây. Mặt hồ in lung linh bàng bạc ánh trăng thu. Trăng non mùng tám vào khuya còn khuyết nửa vầng, mung lung buồn. Gió hơi thu tàn hiu hiu. Gương mặt Thùy Dung xinh đẹp nhuận hồng giờ chừng xanh xao nhìn đến nao lòng. Có lẽ nhạy cảm nữ tính, nàng hiểu lòng anh lắm. Mặc dù anh chưa mở lời nào. Ngồi bên nhau lặng yên, hai người như lắng nghe trong hồn nhau cùng tiếng lá cành rì rào theo gió hồ hiu hắc. Dường không chịu nổi im lặng, em gượng vui - anh biết - khe khẽ ngâm đoạn thơ mà em gọi là “thẩn”, chất giọng rất trong, dần dần nhão mềm rưng rưng: Con đường Thanh Niên xanh tươi lá cành như chàng trai xinh Sánh vai vầy duyên cùng hai cô gái mỹ miều Hồ Tây và Trúc Bạch. Ba phía chung quanh hồ phố đông khuất lấp…
  10. Chợt lặng im. Một tiếng nấc kềm chế. Nàng nép đầu vào vai anh, thủ thỉ: - Anh đọc tiếp đi. Có lẽ là anh đó. Anh đến từ phía tây thắp hương cõi lòng em tình yêu. Em chưa biết yêu anh à!... Chợt lòng thổn thức, anh nghe vùng ngực vụt nhói lên, giọt nước mắt trào ra. Mãi một lúc khi em lắc vai khẽ giục, anh nghẹn ngào đọc tiếp: duy phía tây chàng Thanh Niên thắp hương tình yêu nồng nàn nồng điệu tâm hồn bâng khuâng hai nàng lung linh ánh mắt như mặt hồ lăn tăn sóng ru êm mời chào muôn phương… Giọng anh cũng nhão ra không đọc nổi nữa. Bấy giờ em tỏ ra nghị lực, cười gượng: – Mấy câu sau trần trụi vô duyên, hôm ấy vui, đêm nay…! Lại im lặng, vai nàng khẽ run run. Anh vuốt mái tóc bom-bê lành lạnh sương đêm, mắt u buồn nhìn xa khơi mặt hồ sương mù quyện ánh trăng non chìm dần, anh nghiêng đầu kề vai Thùy Dung, thì thầm: − Anh muốn tỏ bày với em một chuyện hệ trọng… Nhưng… ngại em buồn! – Không buồn đâu! Em hiểu. – Hiểu sao? Nàng lặng im ngoảnh nhìn ra khơi mặt hồ xa xăm. Lòng chàng quặn lên giằng xé… Vợ hiền như Thùy Dung còn đòi gì hơn? Song, lời nguyền đối với Tổ Quốc quê hương miền Nam đang đổ máu hy sinh chống Mỹ cứu nước; đây mới là sứ mạng thiêng liêng hơn bất cứ mọi lời nguyền! Mà lời nguyền cũng chẳng phải mắc với ai; mắc chính với lương tâm mình… – Em bảo không buồn? - Anh kề vai em sát hơn, dập dồn hơi thở - Vậy là em đã hiểu thấu lòng anh. Ôi! Cám ơn em một tấm chân tình!
  11. Một làn gió mỏng lả lướt cành phượng sà la đà mặt hồ khẽ lay rồi lặng im. Không gian đìu hiu buồn tàn thu. Ánh trăng non cũng đã tàn, hình lưỡi liềm chìm một cách nấm nuối dương trần cho đến lúc còn chút xíu mũi nhọn mới chịu mất hút. Mặt hồ sẫm lặng u huyền. Giọng trầm trầm thì thào hòa hơi thở xúc động, anh tỏ bày khúc nôi nỗi lòng... Mới hay lòng cao thượng của Thùy Dung đáng khâm phục vô cùng. Ôi! Những lời sẻ chia từ gan ruột Thùy Dung thật đáng giá ngàn vàng! “Em thực lòng vô cùng khâm phục anh dũng cảm từ chối hạnh phúc tình yêu để trở về với miền Nam đang cùng cả nước dốc toàn lực vào cuộc chiến tranh vệ quốc, bất chấp gian khổ hy sinh!.. Tuy nhiên, em hiểu lòng anh yêu em biết dường nào! Mối tình nầy đối với em là đầu đời; là lý tưởng. Em chưa ước hẹn lời nguyền với ai, nhưng chưa chắc em lấy chồng.“Thà ở vậy suốt đời cô phòng còn hơn đớn hèn!” Em chỉ thương anh… Em thương anh mai kia trở về miền Nam khói lửa; chiến đấu sinh tử biết đâu lường! Song dù sinh tử, em vẫn hẹn lòng dõi theo anh như người tình trong mộng tưởng!... ” Dứt lời Thùy Dung ôm chầm lấy anh, ngoẽo đầu úp mặt vào ngực anh run run đôi vai mềm…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2