Người thực hiện : Lâm Quốc Hưng – R&D Manager- Viet Vmicro Corp.<br />
<br />
<br />
BÀI VIẾT: CƠ BẢN VỀ ĐỘNG CƠ BƯỚC<br />
( STEPPING MOTOR FUNDAMENTALS _ COPYRIGHT BY MICROCHIP )<br />
<br />
I. GIỚI THIỆU:<br />
Động cơ bước được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điều khiển và đo lường.<br />
Một vài ứng dụng động cơ bước đơn giản mà công ty Việt Vmicro đang thực hiện:<br />
XY table (CNC – close loop control), Boat loader (Furnace System), Bơm lưu<br />
lượng… ngoài ra Động cơ bước (trong tài liệu sẽ gọi là STEP) còn được ứng dụng<br />
rộng rãi trong các hệ thống máy từ đơn giản đến phức tạp, yêu cầu độ chính xác<br />
cao.<br />
STEP có 5 ( tạm thời) đặc tính cơ bản sau:<br />
• Brushlesss ( không chổi than ): STEP là loại động cơ không chổi than.<br />
• Load Independent ( độc lập với tải ): động cơ bước quay với tốc độ ổn<br />
định trong tầm moment của động cơ.<br />
• Open loop positioning ( điều khiển vị trí vòng hở): thông thường chúng ta<br />
có thể đếm xung kích ở động cơ để xác định vị trí mà không cần phải có<br />
cảm biến hồi tiếp vị trí, nhưng đôi khi trong những ứng dụng đòi hỏi tính<br />
chính xác cao STEP thường được sử dụng kết hợp với các cảm biến vị trí<br />
như : encoder, biến trở…<br />
• Holding Torque (moment giữ ): STEP có thể giữ được trục quay của nó,<br />
so với động cơ DC không có hộp số thì moment giữ của STEP lớn hơn rất<br />
nhiều.<br />
• Excellent Response ( Đáp ứng tốt): STEP đáp ứng tốt khi khởi động, dừng<br />
lại và đảo chiều quay một cách dễ dàng.<br />
<br />
II. PHÂN LOẠI:<br />
Có 3 loại động cơ bước cơ bản:<br />
• động cơ nam châm vĩnh cửu.<br />
• đông cơ từ trở thay đổi.<br />
• động cơ lai ( nghĩa là kết hợp giữa hai loại động cơ trên ).<br />
STEP nam châm vĩnh cửu là động cơ có rotor được từ hóa, trong khi STEP từ<br />
trở thay đổi xoa rotor được sẽ rãnh nhỏ, và động cơ lai (hybrid) kết hợp cả hai<br />
kĩ thuật trên tạo thành.<br />
Stator của STEP có nhiều cuộn dây quấn trên nó. Sự sắp xếp các cuộn dây này tạo<br />
nên hệ số thứ cấp, hệ số này sẽ phân biệt thành các loại động cơ khác nhau. STEP nam<br />
châm vĩnh cửu và loại STEP lai có thể được kết liên kết lại với nhau để phân biệt thành 3<br />
chủng loại motor: đơn cực, lưỡng cực, và STEP hai dây song song.<br />
Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu đặt tính của các loại động cơ trên:<br />
1. STEP từ trở thay đổi: thông thường loại STEP này có 3 hoặc 5 cuộn dây với<br />
cấu tạo được mô tả ở hình 1.<br />
STEP từ trở thay đổi trong hình 1 bao gồm<br />
3 cuộn dây được nối chung ở một đầu.<br />
stator STEP có 6 cực và rotor có 4 răng.<br />
Chúng ta có thể nhìn vào hình thì cuộn dây<br />
1 đang được cấp điện, vì thể răng X ở vị trí<br />
cực 1. Sau đó khi cuộn 2 được cấp điện lực<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 1/9<br />
Người thực hiện : Lâm Quốc Hưng – R&D Manager- Viet Vmicro Corp.<br />
<br />
<br />
từ sinh ra sẽ hút đầu Y về cực 2, và trong trường hợp này nếu cuộn 3 được cấp điện thì<br />
răng Y sẽ di chuyển về phía cực 3 lúc đó động cơ STEP sẽ di chuyển ngược chiều kim<br />
đồng hồ. Như vậy chúng ta thấy mỗi bước động cơ di chuyển là 30 độ, và để thực hiện<br />
một vòng thì STEP phải di chuyển 12 bước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
( winding : cuộn dây , time : thời gian thực hiện )<br />
Trên thực tế thì động cơ STEP từ trở thay đổi có số cực và số răng nhiều hơn để di<br />
chuyển những bước nhở hơn. STEP loại này có thể đạt tới 1 độ / bước.<br />
<br />
2. STEP đơn cực:<br />
STEP loại đơn cực bao gồm 2 cuộn dây, mỗi cuộn được nối ra ngoài ở giữa<br />
cuộn, vì vậy thông thường trên thực tế đây là loại động cơ 5 hoặc 6 dây ra, STEP loại này<br />
được điều khiển bẳng cách cho đầu dây chung nối lên nguồn và từng đầu dây còn lại lần<br />
lượt được nối mass.<br />
STEP loại đơn cực hoạt động giống như tất cả động cơ STEP nam châm<br />
vĩnh cữu và STEP lai, nghĩa là nó hoạt động trên nguyên tắc dòng từ thông ngắn nhất<br />
giữa cực stator và răng rotor. STEP hoạt động dựa trên lưc hút giữa cực bắc và cực nam<br />
của rotor được nhiễm từ vĩnh cữu và cực của stator tạo ra do chiều dòng điện chạy qua<br />
stator. Cực bắc và nam trên rotor nam châm vĩnh cữu đã được từ hóa trước, và cực từ của<br />
stator được quy định tùy theo chiều di chuyển của dòng điện qua các cực stator, và trên<br />
nguyên tắc từ thông sẽ hướng từ cực bắc đến cực nam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên hình vẽ chúng ta thấy cuộn dây 1a được cấp điện chạy theo hướng từ trên xuống<br />
dưới, nghĩa là khi đó, cực phía trên sẽ trở thành cực bắc và phía dưới là cực nam, cực bắc<br />
cửa cuộn dây sẽ hút cực nam của rotor và làm cho rotor di chuyển, và sau đó chúng ta sẽ<br />
cấp điện cho cuộn 2a, thì cuộn bên trái sẽ trở thành cực bắc sẽ hút cực nam của rotor làm<br />
cho rotor xoay theo chiều kim đồng hồ, ngược lại nếu chúng ta cấp điện cho cuộn 2b thì<br />
động cơ sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, và mỗi bước động cơ STEP di chuyển 1 góc<br />
30 độ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2/9<br />
Người thực hiện : Lâm Quốc Hưng – R&D Manager- Viet Vmicro Corp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tại mỗi thời điểm chỉ có một nữa cuộn dây có điện, hoặc 1a hoặc 1b hoặc 2a hoặc 2b vì<br />
vậy để thực hiện hết vòng quay động cơ phải di chuyển 1 bước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ở phương pháp điều khiển thứ hai, thì tại mỗi thời điểm 2 nữa cuộn dây sẽ được cấp điện,<br />
làm tăng thêm moment động cơ, và do đó động cơ sẽ tiêu hao nhiều công suất hơn. Ở hai<br />
phương pháp trên thì mỗi bước động cơ đi chuyển 1 góc 30 độ (full step). Và kết hợp hai<br />
phương pháp trên khi đó động cơ di chuyển mỗi bước 15 độ (half step) và vì vậy động cơ<br />
sẽ di chuyển 24 bước / vòng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để có được độ phân giải nhở hơn cho mỗi bước di chuyển thì STEP cần phải tăng thêm<br />
số cực rotor của động cơ STEP.<br />
<br />
3. STEP lưỡng cực:<br />
STEP lưỡng cực bao gồm 2 cuộn dây, vì thế trên thực tế đối với loại STEP này sẽ có<br />
4 dây ra. Không giồng với động cơ loại đơn cực, tại mỗi thời điểm dòng điện sẽ đi<br />
qua toàn bộ cuộn dây, nhờ vậy moment sinh ra sẽ lớn hơn nhiều so với STEP đơn<br />
cực. Dòng điện qua hai cuộn dây là hai chiều điều này đòi hỏi cực của động cơ STEP<br />
phải được thay đổi. Dựa vào hình chúng ta thấy dòng điện chạy từ đầu 1b sang đầu 1a<br />
Và dòng điện sẽ chạy theo hướng ngược lại khi đảo chiều cấp điện. Vì vậy để điều<br />
khiển được động cơ loại lưỡng cực chúng ta cần 2 mạch cầu H để thay đổi cực tính ở<br />
mỗi cuộn dây.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 3/9<br />
Người thực hiện : Lâm Quốc Hưng – R&D Manager- Viet Vmicro Corp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp điều khiển động cơ STEP loại lưỡng cực:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đối với phương pháp trên thì tại mỗi thời điểm chỉ có 1 cuộn dây được cấp điện, khi<br />
đó công suất tiêu thụ của động cơ thấp. Và ở phương pháp thứ 2 thì 2 cuộn dây động<br />
cơ được cấp điện cùng lúc, khi đó moment động cơ là cực đại và công suất tiêu thụ<br />
của động cơ lúc này cũng lớn. Và kết hợp hai phương pháp này động cơ STEP sẽ di<br />
chuyển 1 góc 15 độ thay vì 30 độ như trên, tuy nhiên khi đó moment do động cơ sinh<br />
ra sẽ không đều.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. STEP hai dây song song:<br />
Đối với loại STEP này thì chúng ta hoàn toàn có thể đấu nối để nó trở thành động cơ<br />
đơn cực hoặc lưỡng cực<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4/9<br />
Người thực hiện : Lâm Quốc Hưng – R&D Manager- Viet Vmicro Corp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chúng ta sẽ kết nối song song hai cuộn dây khi cần dòng điện hoạt động lớn, và kết<br />
nối hai dây nối tiếp khi cần điện áp hoạt động lớn.<br />
<br />
5. STEP lai:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
STEP lai là loại kết hộp giữa STEP từ thông thay đổi và loại nam châm<br />
vĩnh cửu. rotor cho động cơ STEP lai có nhiều răng , giống như loại từ thông thay<br />
đổi, chứa lõi từ hóa tròn đồng tâm xoay quanh trục của nó. Răng của rotor tạo<br />
đường dẫn giúp định hướng cho từ thông ưu tiên vào trong lỗ không khí. STEP lai<br />
được lái giống như STEP đơn cực và lưỡng cực.<br />
<br />
III. LỰA CHỌN MOTOR BƯỚC:<br />
• So sánh động cơ từ trở thay đổi với loại nam châm vĩnh cửu và loại lai:<br />
Để lựa chọn động cơ cho các ứng dụng chúng ta cần quan tâm đến loại<br />
động cơ nào sử dụng phù hợp cho ứng dụng này, moment của hệ thống như thế<br />
nào, độ phức tạp của bộ điều khiển, và các đặc tính vật lý của động cơ.<br />
Đối với loại động cơ từ thông thay đổi, loại động cơ này có lợi từ sự đơn<br />
giản của ứng dụng. Nó không yêu cầu rotor từ thông vĩnh cửu phức tạp, vì thế nó<br />
hoạt động ổn định hơn rất nhiều, so với loại nam châm vĩnh cửu.<br />
Tuy nhiên, moment của tất cả các loại động cơ bước đều giảm khi vận tốc<br />
tăng, tuy nhiên đối với STEP từ trở thay đổi thì sự giảm momet này hầu như<br />
không đáng kể khi vận tốc tăng, vì vậy loại STEP này có thể dạt được tốc độ<br />
10.000 bước/ giây. Và STEP nam châm vĩnh cửu chỉ đạt được 5.000 bước/giây,<br />
và thông thường là 1.000 bước/ giây. Sự suy giảm moment không đáng kể của<br />
loại từ trở thay đổi, nên loại động cơ này thường được sử dụng không cần hộp<br />
giảm tốc, thường được ứng dụng trong các máy giặt.<br />
Ngược lại động cơ nam châm vĩnh cửu và động cơ STEP lai ít tạo ra tiếng<br />
ồn, trong khi loại từ trở thay đổi thì tiếng ồn tương đối lớn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 5/9<br />
Người thực hiện : Lâm Quốc Hưng – R&D Manager- Viet Vmicro Corp.<br />
<br />
<br />
Với hệ thống điều khiển thích hợp: động cơ loại nam châm vĩnh cửu và lai<br />
có thể điều khiển vi bước phụ thuộc vào tỉ số dòng điện ở các cuộn dây.<br />
• So sánh động cơ đơn cực và lưỡng cực:<br />
Động cơ loại lưỡng cực sẽ có moment sinh ra nhiều hơn 30% so với loại<br />
đơn cực có cùng kích thước. Tuy nhiên động cơ loại lưỡng cực lại có<br />
mạch điều khiển phức tạp hơn so với loại đơn cực.<br />
• So sánh động cơ lai và động cơ nam châm vĩnh cửu:<br />
Step size :<br />
Nam châm vĩnh cửu : (3,6 - > 7,5 ) độ<br />
Lai : (0.9 - > 3.6 ) độ<br />
Và để có độ phân giải nhở hơn, chúng ta có thể sử dụng thêm hộp giảm<br />
tốc.<br />
Moment :<br />
Moment là một trong những vấn đề quan trọng khi lựu chọn động<br />
cơ bước.<br />
• Moment giữ: là moment cần thiết để xoay trục động cơ khi cuộn<br />
dây được cấp điện.<br />
• Moment kéo: là moment sinh ra khi động cơ xoay ở vận tốc ổn<br />
định, moment này chống lại khả năng tăng tốc của động cơ mà<br />
không bị trượt bước.<br />
• Moment kéo ra: moment này có thể làm cho động cơ di chuyển khi<br />
đang động cơ đang hoạt động.<br />
• Moment chốt: là moment đòi hỏi để xoay động cơ khi cuộn dây<br />
động cơ không cấp điện.<br />
<br />
Trong đó tất cả các loại moment đều là hàm theo vận tốc. dựa vào<br />
moment này mà chúng ta có thể lựa chọn động cơ phù hợp với tải, sao<br />
cho không bị trượt bước. Và khi bị trượt bước thì bộ điều khiển không<br />
thể biết được vị trí trục động cơ đang ở đâu, nếu không có bộ hồi tiếp<br />
vị trí. Tất cả các loại moment này được ghi lại trong đặc tính động cơ<br />
do nhà sản xuất cung cấp. Và luôn nhớ rằng, trừ động cơ từ trở thay<br />
đổi, các loại còn lại thì moment đều thay đổi rất nhanh theo vận tốc.<br />
Tuổi thọ :<br />
Khi lựa chọn động cơ ,chúng ta chọn động cơ phù hợp với moment<br />
cản của tải, chọn tải làm việc có moment cản bằng 40%-60% moment của<br />
động cơ. Và khi sử dụng động cơ trong môi trường ẩm ướt, xù xì, chúng ta<br />
cần bảo vệ động cơ để động cơ hoạt động hiệu quả, tăng tuổi thọ động cơ.<br />
<br />
<br />
IV. MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC CƠ BẢN:<br />
1. STEP từ trở thay đổi:<br />
Đối với STEP loại này thì mạch điều khiển bao gồm 3 Mosfet điều khiển<br />
đóng mở 3 cuộn dây. Khi Mosfet chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái<br />
mở, sẽ xuất hiện các xung điện áp, có thể làm hỏng Mosfet, vì thế chúng ta<br />
cần lắp them diode bảo vệ khi chuyển mạch.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 6/9<br />
Người thực hiện : Lâm Quốc Hưng – R&D Manager- Viet Vmicro Corp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. STEP đơn cực:<br />
STEP loại này cách điều khiển cũng hoàn toàn tương tự cách điều<br />
khiển STEP loại từ trở thay đổi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. STEP lưỡng cực:<br />
Đối với step loại này, do có hai cuộn dây, và dòng điện qua 2 cuộn<br />
dây đảo chiều, nên mạch điều khiển của nó gồm 2 cầu H.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 7/9<br />
Người thực hiện : Lâm Quốc Hưng – R&D Manager- Viet Vmicro Corp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Và khi sử dụng cầu H để lái động cơ thì chúng ta phải chú ý đến hiện<br />
tượng trùng dẫn, nghĩa là hai mosfet trên cùng một nhánh đều đóng, làm cho<br />
dòng điện tăng nhanh, sẽ đánh hỏng mosfet. Trong mạch cầu ở hình trên sử<br />
dụng kết hợp mosfet loại N là Q2, Q4 cho phân cực dương, và Q1, Q3 cho<br />
phân cực âm. Hiện tại, đã có nhiều hãng thiết kế IC cầu H với công suất tương<br />
đối phù hợp cho các động cơ loại vừa. nhỏ, hoặc chúng ta có thể sử dụng<br />
module PWM của vi điều khiển phù hợp cho việc điều khiển tốc độ động cơ<br />
và tạo khoảng thời gian delay tránh trùng dẫn.<br />
<br />
4. Điều khiển vi bước (microstep) đối với loại đơn cực và lưỡng cực:<br />
Đối với STEP di chuyển một bước đơn hoàn toàn, nghĩa là kích điện áp trực<br />
tiếp, cách này chỉ được áp dụng khi động cơ làm việc ở vận tốc thấp, nhược<br />
điểm lớn nhất của phương pháp này là moment động cơ sẽ bị suy giảm<br />
nghiêm trọng do tính cảm của cuộn dây sẽ tạo ra thời hằng, lúc đó cần có thời<br />
gian để dòng điện qua cuộn dây dạt giá trị max.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 8/9<br />
Người thực hiện : Lâm Quốc Hưng – R&D Manager- Viet Vmicro Corp.<br />
<br />
<br />
Microstepping được sử dụng để tăng độ phân giải bước cho động cơ và tạo ra sự<br />
chuyển đổi mịn giữa các bước. Thông thường phương pháp Microstepping được áp dụng<br />
trong các hệ thống giới hạn tiếng ồn và các vấn đề về cộng hưởng.<br />
Microstepping làm việc trên nguyên tắc sự gia tăng dòng điện từ cuộn dây này<br />
qua cuộn dây khác của động cơ bước. Điều này có thể đạt được nhờ vào việc điều xung<br />
điện áp cấp vào cuộn dây động cơ. Tỉ số điều xung trên cuộn dây này giảm thì tỉ số điều<br />
xung trên cuộn dây khi lại tăng lên tạo ra sự chuyển bước mịn, không tạo ra tiếng ồn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 9/9<br />