intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ thể con người - Thiên đường của vi khuẩn

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

115
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ký sinh trùng có trên cơ thể người vô cùng đa dạng: Vi khuẩn, virus, giun sán, ve bét, và ở một số người, nhất là khi sống thiếu vệ sinh còn là chấy rận. Vi khuẩn trên da Hãy nói về các “sắc tộc” vi khuẩn sống trên da trước. Trung bình, dàn phẳng ra thì mỗi người có 1,9m2 da. Đó là diện tích thênh thang, đủ chỗ cho các quần thể, dù vài trăm hay vài nghìn loài vi khuẩn chung sống. Với kích thước vi khuẩn, chúng ta thấy cũng chẳng chật chội lắm đâu khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ thể con người - Thiên đường của vi khuẩn

  1. Cơ thể con người - Thiên đường của vi khuẩn Những ký sinh trùng có trên cơ thể người vô cùng đa dạng: Vi khuẩn, virus, giun sán, ve bét, và ở một số người, nhất là khi sống thiếu vệ sinh còn là chấy rận. Vi khuẩn trên da Hãy nói về các “sắc tộc” vi khuẩn sống trên da trước. Trung bình, dàn phẳng ra thì mỗi người có 1,9m2 da. Đó là diện tích thênh thang, đủ chỗ cho các quần thể, dù vài trăm hay vài nghìn loài vi khuẩn chung sống.
  2. Với kích thước vi khuẩn, chúng ta thấy cũng chẳng chật chội lắm đâu khi biết mỗi cm2 áng chừng 12 triệu vi khuẩn sinh sống... Như vậy, mỗi tế bào của cơ thể chúng ta phải “cõng” 10 vị khách không mời này. Nếu trái đất có rừng rậm, núi cao, sông suối, đồng ruộng phì nhiêu, sa mạc khô cằn thì thân thể cũng vậy. Mỗi vùng trên thân thể là nơi “đất lành chim đậu” của một loài hùng cứ hay rất nhiều loài sống chung. Quần thể vi khuẩn ổn định nhất ở vùng tai và mũi, phong phú nhất ở khoeo chân và nơi đối diện với khuỷu tay. Cẳng tay là nơi hội tụ vi khuẩn đa dạng nhất với 44 loài, trong khi tai chỉ có 19 loài. Những vùng da ẩm ướt (bên trong cánh mũi, nách, mặt trong mí mắt, kẽ ngón tay, nơi đeo nhẫn, khuỷu gối, rốn, gan bàn chân, khu cấm địa) và vùng da khô (cánh tay, gan lòng bàn tay và mông) có tỉ lệ siêu vi tập trung cao hơn ở những vùng da dầu (dưới lông mày, cánh mũi, bên trong tai, da đầu, ngực và lưng). Các nhà vi sinh vật đã nhận mặt chỉ tên từng loại vi khuẩn thường gặp trên da. Họ nhận thấy “kết cấu dân số” của chúng ở mỗi người một khác, theo tỷ lệ mỗi loài. “Thành phần sắc tộc” vi khuẩn ở người khỏe khác người yếu, người trẻ khác người già, nam khác nữ, thậm chí người nông thôn khác người thành thị. Thế nhưng “tay ải, tay ai” giữa nam và nữ, ai nhiều vi khuẩn hơn, đố bạn? Chính là bàn tay mảnh dẻ, mềm mại của các quý bà, quý cô đấy. Các nhà khoa học
  3. đã điểm mặt và đếm thấy số vi khuẩn trên tay phụ nữ vừa đông về số lượng, nhiều về chủng loại vi khuẩn hơn bàn tay vụng về và mạnh dạn của cánh đàn ông. Chẳng phải họ bẩn hơn đâu mà theo các bác sĩ, tay đàn ông có độ axít cao hơn nên “bóp chết” được một số. Mặt khác, do tuyến dầu và tuyến mồ hôi giữa nam và nữ khác nhau nên thu hút các vi khuẩn khác nhau. Người ta cũng biết rằng chính vi khuẩn trên da trong quá trình sống đã phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ trong mồ hôi làm mỗi người có một mùi riêng rất đặc trưng mà chỉ các cặp vợ chồng mới quen hơi bén tiếng... Vi khuẩn trên da có loại thường trú, sức gây bệnh yếu, thường đóng vai trò chống đỡ sự xâm nhập của các loài gây bệnh nặng hơn hoặc được dịp nào đó, như khi mổ xẻ không sát trùng triệt để, chúng ào ạt đi vào nội tạng; có loại chỉ tạm trú, đến từ môi trường bên ngoài, từ người khác hoặc từ vật dụng đã bị nhiễm, đặc biệt đó là loại thường xuyên có mặt ở các bệnh viện đa khoa. Vi khuẩn đóng đô trong hệ tiêu hóa Nơi có mật độ dân số vi khuẩn cao không kém, có khi còn cao hơn trên da là trong hệ tiêu hóa của con người. Một thống kê cho biết nơi màu mỡ này có tới 1.200 loài vi khuẩn với dân số lên tới 100 tỷ con. Dường như tại mảnh đất trù phú nhất trong cơ thể này, mối quan hệ giữa người và vi khuẩn là quan hệ “cộng sinh” chứ không đối kháng. Các nhà y học cho rằng 85% những con vật li ti là dân
  4. lương thiện, chí thú làm ăn, chỉ 15% còn lại là “đầu bò đầu bướu”, có tiềm năng gây bệnh, khi gặp dịp là nổi loạn... Hệ vi khuẩn ngoan ngoãn ở đường ruột là yếu tố quan trọng không chỉ giúp ta tiêu hóa thức ăn, thải độc, bài tiết, chuyển hóa mà còn tổng hợp các thành phần vi lượng (vitamin, men), các nội tiết tố đường tiêu hóa các kháng sinh tự nhiên để kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn có hại và mầm bệnh. Trước khi thức ăn xuống dạ dày, chúng phải qua hai cửa ải đầy vi khuẩn đồn trú là miệng và thực quản. Vi khuẩn trong miệng nói chung thuộc loại bất hảo. Bạn sẽ hiểu chúng tác yêu tác quái thế nào nếu “thử” lơ là việc vệ sinh răng miệng trong một tuần. Lợi sẽ viêm, răng sẽ bắt đầu sâu, men răng bắt đầu bị ăn mòn, đục khoét và khi hà hơi thì đố ai không nhăn mặt. Bởi lẽ đơn giản, chỉ 1ml nước bọt đã đếm được 100 triệu cá thể vi khuẩn thuộc 600 loại khác nhau. Mùi hôi của miệng (các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh) là tác phẩm của loại vi khuẩn có tên là H. pylori, thủ phạm gây bệnh viêm loét dạ dày mà 60% người Việt mắc, theo một điều tra mới đây. Người ta còn phát hiện trong miệng những vi khuẩn “điều khiển từ xa” ba căn bệnh thời đại là đau tim, tiểu đường và béo phì. Vi khuẩn - bạn hay thù?
  5. Theo quan niệm chung, vi khuẩn là có hại, mà ai cũng biết chúng là mang lại cho loài người bao bệnh nan y như uốn ván, lao phổi, lao xương, hủi, thương hàn, giang mai, dịch tả, dịch hạch, tiêu chảy, mụn nhọt... Tuy không hẳn tất cả đều là những loài “độc ác” đến thế thì vi khuẩn trên da cũng là đội quân nằm vùng, rình rập, những khi cơ thể bị suy yếu hay có cơ hội là chúng đồng khởi... hay ít ra cũng tiếp tay cho kẻ xâm lược vào cơ thể. Kẻ xâm lược (tức vi khuẩn gây bệnh) từ ngoài đi vào cơ thể chúng ta theo đường tiếp xúc, đường tiêu hóa, đường hô hấp, thông thường nhất là qua tay. Chúng truyền từ người nọ sang người kia qua cái bắt tay hàng ngày, dùng tay mở quả đấm cửa, vòi nước ở nơi công cộng mà chúng mai phục sẵn. Nhiều loại vi khuẩn cộng sinh làm nhiệm vụ giúp ta tiêu hóa thức ăn, dọn dẹp rác rưởi là những vi khuẩn có lợi, không nên đánh đồng một duộc, còn có loại không gây phiền nhiễu, giúp cơ thể ngăn chặn các loại “có hại hơn mình”, nên tạm xếp vào loại có lợi đối với con người. Bởi vậy một sự cân bằng vi khuẩn - những kẻ chúng ta buộc phải chấp nhận cho chúng ngụ cư trên thân thể chúng ta là điều cần thiết. Phá vỡ mối cân bằng ấy là ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí gây hại cho sức khỏe con người. Dùng thuốc kháng sinh quá liều là cuộc “tàn sát” mang tính diệt chủng, mà không phân biệt tốt xấu, điều đó coi như để ngỏ cửa cho lũ vi khuẩn gây bệnh tự do xâm nhập và lộng hành.
  6. Mất cân bằng giữa các quần thể vi khuẩn gây ra tình trạng gọi là “loạn khuẩn”, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, đáp ứng miễn dịch kém, mệt mỏi, dị ứng và nhiều hiện tượng tiêu cực khác. Lúc đó, các bác sĩ phải tái lập cân bằng, dẹp nội loạn bằng cách áp đặt một binh đoàn vi khuẩn mới, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển đến một số lượng bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0