
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/CĐ-TTg Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2025
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ, QUYẾT LIỆT, CÓ HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG,
CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Y tế, Công an, Quốc
phòng, Công Thương, Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, 3 tháng đầu năm 2025 đã phát hiện 06 ổ dịch
Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 04 tỉnh, thành phố; 84 ổ dịch bệnh dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
(DTLCP) tại 22 tỉnh, thành phố; 07 tỉnh có ổ dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM); 05 tỉnh có ổ
dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC); buộc tiêu hủy trên 18.926 con gia cầm và 5.200 con lợn; đặc
biệt 20 người tử vong do bệnh Dại tại 13 tỉnh và có 80 động vật tại 22 tỉnh, thành phố buộc phải
tiêu hủy do nghi mắc bệnh Dại (số tỉnh, thành số nghi mắc bệnh Dại có giảm hơn so với cùng kỳ
năm ngoái nhưng số người chết do bệnh Dại lại tăng đáng kể). Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng
trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường,
nguồn cung thực phẩm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan theo chức
năng, nhiệm vụ và thẩm quyền chủ động chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải
pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật về Thú y, chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ, nhất là các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh gia
súc, gia cầm, trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Kịp thời chỉ đạo, huy động các nguồn lực hợp pháp để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để bùng
phát dịch bệnh, hạn chế phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh;
chủ động triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo
đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường
hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi
trường; chủ động công tác phòng bệnh cho đàn vật nuôi, đặc biệt công tác tiêm phòng các bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm. Không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa
phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh;
b) Tổ chức triển khai việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tối thiểu trên
80% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng;
c) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ
sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tập trung các nguồn lực để tổ chức xây dựng cơ sở, vùng chăn