intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cường độ bám dính giữa cốt thép và bê tông sử dụng cát biển

Chia sẻ: Gaocaolon6 Gaocaolon6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành thí nghiệm cường độ bám dính giữa cốt thép và bê tông sử dụng cát biển ở Phú Quốc, Kiên Giang trong các điều kiện bảo dưỡng khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cường độ bám dính giữa cốt thép và bê tông sử dụng cát biển

  1. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, NUCE 2020. 14 (3V): 128–139 CƯỜNG ĐỘ BÁM DÍNH GIỮA CỐT THÉP VÀ BÊ TÔNG SỬ DỤNG CÁT BIỂN Trần Ngọc Thanha,∗, Lê Thanh Điềna,b a Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, số 2 đường Võ Oanh, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam b Phòng nghiên cứu vật liệu xây dựng & kết cấu công trình, Viện khoa học thủy lợi Miền Nam, số 658 đường Võ Văn Kiệt, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 16/03/2020, Sửa xong 07/06/2020, Chấp nhận đăng 12/06/2020 Tóm tắt Nghiên cứu này thí nghiệm cường độ bám dính giữa cốt thép và bê tông sử dụng cát biển ở Phú Quốc, Kiên Giang trong các điều kiện bảo dưỡng khác nhau. Tổng cộng 120 mẫu lăng trụ tròn với cốt thép chôn sâu đã được đúc và thí nghiệm kéo tuột. Các thông số khảo sát là cấp phối bê tông (mác 200 và mác 300), loại cát (cát sông và cát biển), thời gian bảo dưỡng (7, 14, 28, 90 và 180 ngày) và điều kiện bảo dưỡng (nước ngọt và nước mặn). Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa cường độ bám dính của bê tông sử dụng cát sông và cát biển cho đến 180 ngày. Cường độ bám dính tăng nhanh khi bảo dưỡng từ 7 ngày đến 28 ngày nhưng tăng chậm hơn từ sau 28 ngày đến 180 ngày. Cường độ bám dính của các mẫu ngâm trong nước ngọt lớn hơn một chút so với các mẫu ngâm trong nước mặn. Sự ăn mòn của cốt thép chôn trong bê tông sử dụng cát biển tiến triển không đáng kể sau khi bảo dưỡng 180 ngày trong nước mặn. Từ khoá: cát biển; cường độ bám dính; cốt thép; điều kiện bảo dưỡng. INTERFACIAL BOND STRENGTH BETWEEN STEEL BAR AND CONCRETE USING SEA SAND Abstract This study aimed to examine interfacial bond strength between steel bar and concrete using sea sand at Phu Quoc, Kiên Giang province under various curing environment. Total 120 cylinder specimens with embed- ded steel bar were experienced under pullout test. The testing parameters included concrete grade (M200 and M350), sand type (river sand and sea sand), curing time (7, 14, 28, 90 and 180 days), and curing enviroment (normal water and sea water). The results showed that there was no significant different in interfacial bond strength between normal sand and sea sand until 180 days testing. The interfacial bond strength enhanced rapidly from 7 days to 28 days but increased slowly from 28 days to 180 days. The interfacial bond strength of specimens cured in normal water was slighlty higher than those cured in sea water. The corrosion of steel bar embedded in concrete using sea sand has not progressed significantly after 180 days cured in sea water. Keywords: sea sand; interfacial bond strength; steel bar; curing environment. c 2020 Trường Đại học Xây dựng (NUCE) https://doi.org/10.31814/stce.nuce2020-14(3V)-12 1. Giới thiệu Bê tông là vật liệu quan trọng nhất trong các kết cấu công trình dân dụng và hạ tầng. Khoảng 25 tỉ tấn bê tông đã được sử dụng trong năm 2016 và tiếp tục tăng với tốc độ rất nhanh ở các năm tiếp theo, đặc biệt ở có thể lên tới 20%/năm ở các nước đang phát triển [1]. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng bê tông ∗ Tác giả đại diện. Địa chỉ e-mail: ngocthanh.tran@ut.edu.vn (Thanh, T. N.) 128
  2. Thanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng hàng năm thì số lượng lớn các nguyên liệu được gia tăng sản xuất và tiêu thụ như sản lượng tiêu thụ xi măng lên tới 4,2 tỉ tấn, cốt liệu lớn bao gồm đá và cát sông lên tới 40 tỉ tấn [1]. Tuy nhiên, sự gia tăng sản xuất của các nguyên liệu trong đó có cát sông đã gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng về môi trường, tài nguyên và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người [1]. Vì vậy mà nhu cầu về nguyên liệu thay thế cát sông để chế tạo bê tông đã trở nên cấp bách trong những năm trở lại đây. Một trong những giải pháp tiềm năng có thể được sử dụng để thay thế cát sông trong bê tông là cát biển bởi vì loại cát này có trữ lượng rất lớn và dễ khai thác, đặc biệt ở Việt Nam với bờ biển dài [2]. Tuy nhiên trong cát biển tồn tại nhiều thành phần hóa học khác trong cát sông, phổ biến nhất là NaCl có thể làm ảnh hưởng đến quá trình thủy hóa, khả năng chịu lực của bê tông và đặc biệt có thể gây ăn mòn cốt thép, dẫn đến sự mất an toàn của kết cấu bê tông côt thép [3]. Vì vậy mà trước khi được sử dụng thay thế cát sông thì cần có các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của cát biển đến khả năng làm việc của bê tông và cốt thép trong các kết cấu bê tông cốt thép. Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung đánh giá tính chất cơ học của bê tông sử dụng cát biển, rất ít các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của cát biển đến sự ăn mòn và làm việc của cốt thép [4–9]. Các nhóm nghiên cứu trong nước tiến hành khảo sát ảnh hưởng của cát biển ở các tỉnh ven biển đến khả năng chịu nén của bê tông và kết quả cho thấy các xu hướng ảnh hưởng khác nhau tùy theo loại cát. Bê tông sử dụng cát biển ở Bình Thuận và Vũng Tàu có cường độ chịu nén tương đương bê tông sử dụng cát sông, ngược lại bê tông sử dụng cát biển ở Khánh Hòa và Quảng Ninh thì có cường độ thấp hơn từ 5% tới 33% [4–6]. Các nhóm nghiên cứu quốc tế cũng công bố các kết quả trái ngược nhau về ảnh hưởng của cát biển đến khả năng chịu nén, uốn và mô đun đàn hồi của bê tông [7–9]. Mặt khác, theo tìm hiểu của tác giả thì đa phần các nghiên cứu chỉ đề cập đến khả năng bám dính giữa cốt thép và bê tông thông thường thay vì bê tông sử dụng cát biển. Nhóm nghiên cứu Tân và cs. [3] đã thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của ăn mòn đến khả năng bám dính giữa bê tông và cốt thép. Kết quả cho thấy ứng suất bám dính tăng khi độ ăn mòn từ 0 đến 2% nhưng sau đó giảm khi độ ăn mòn tăng từ 6,5% trở lên. Nhóm nghiên cứu Diab và các cs. [10] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu chuẩn thí nghiệm, loại cốt liệu và cường độ nén đến ứng xử bám dính giữa bê tông và cốt thép. Nghiên cứu kết luận rằng cường độ bám dính của thí nghiệm kéo đơn nhỏ hơn thí nghiệm kéo đôi, các loại đá khác nhau thì cường độ bám dính khác nhau và bê tông cường độ cao hơn thì phá hoại giòn hơn và xuất hiện nhiều các vết nứt tách dọc. Gần đây nhóm nghiên cứu Thanh và cs. [2] đã đánh giá khả năng chịu nén của bê tông sử dụng cát biển Phú Quốc, Kiên Giang trong các điều kiện bảo dưỡng khác nhau. Kết quả cho thấy việc sử dụng cát biển thay thế cát sông là có thể khả thi vì bê tông sử dụng cát biển có cường độ chịu nén lớn hơn từ 8% - 17% so với bê tông sử dụng cát sông. Nghiên cứu cũng chú ý rằng khả năng chịu nén của bê tông bảo dưỡng trong nước mặn được phát hiện nhỏ hơn trong bê tông bảo dưỡng trong nước ngọt. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính chất cơ học của bê tông mà chưa xem xét ảnh hưởng của cát biển đến sự ăn mòn và làm việc của cốt thép. Vì vậy để đánh giá toàn diện hơn hiệu quả của việc sử dụng cát biển Phú Quốc, Kiên Giang thay thế cho cát sông trong bê tông, nghiên cứu này tiến hành thực nghiệm ảnh hưởng của cát biển đến cường độ bám dính giữa cốt thép và bê tông. Nội dung chi tiết bao gồm: (i) Đánh giá ảnh hưởng của thời gian bảo dưỡng đến cường độ bám dính của bê tông sử dụng cát biển; (ii) Đánh giá ảnh hưởng của cát biển thay thế cát sông trong bê tông đến cường độ bám dính của bê tông; (iii) Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện bảo dưỡng đến cường độ bám dính của bê tông sử dụng cát biển. 129
  3. Thanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng 2. Chương trình thực nghiệm 2.1. Sơ đồ thí nghiệm Để đánh giá cường độ bám dính của bê tông sử dụng cát biển trong các điều kiện bảo dưỡng khác nhau, một chương trình thực nghiệm được thiết kế như trên Hình 1. Tổng cộng 120 mẫu lăng trụ với cốt thép chôn sâu, chia làm 40 tổ mẫu đã được đúc và thí nghiệm. Hai loại cấp phối bê tông được khảo sát là M200 và M300, hai loại cát sử dụng là cát sông và cát biển, thời gian bảo dưỡng bao gồm 7, 14, 28, 90 và 180 ngày, các tổ mẫu được Tạp chíngâm trong Khoa học Công nước ngọt nghệ Xây dựng và nước NUCE 2019mặn. M2CSD7N M3CSD7N M2CSD14N M3CSD14N M2CSD28N M3CSD28N M2CSD90N M3CSD90N Nước ngọt M2CSD180N M3CSD180N (N) M2CBD7N M3CBD7N M2CBD14N M3CBD14N 7d M2CBD28N M3CBD28N (D7) M200 Cát sông M2CBD90N M3CBD90N (M2) (CS) 14d (D14) M2CBD180N M3CBD180N Cường độ bám dính 28d giữa cốt thép và bê (D28) tông sử dụng cát biển 90d M2CSD7B M3CSD7B M300 Cát biển (D90) (M3) (CB) 180d M2CSD14B M3CSD14B (D180) M2CSD28B M3CSD28B M2CSD90B M3CSD90B Nước mặn M2CSD180B M3CSD180B (B) M2CBD7B M3CBD7B M2CBD14B M3CBD14B M2CBD28B M3CBD28B M2CBD90B M3CBD90B M2CBD180B M3CBD180B Cường độ Loại cát Ngày Điều kiện bảo dưỡng 40 tổ mẫu Ảnh hưởng của cường độ Ảnh hưởng của cát biển Ảnh hưởng của thời gian bảo dưỡng Ảnh hưởng của điều kiện bảo dưỡng Hình1.1.Sơ Hình Sơ đồ đồ thí thínghiệm nghiệm 2.2. Vật liệu và2.2 chếVật tạoliệu và chế tạo a. Vật liệu 2.2.1 Vật liệu Thành phầnThành phần của cấp phối cấp phối của bê 2 loại 2 loại bê tông tông (M200 (M200 vàvàM300) M300) được được lấy lấytheo nghiên theo cứu của nghiên cứu của Thanh và Thanhhợp cs. [2]. Bảng 1 tổng và cs.cường [2]. Bảng độ1nén tổngcủa hợp các cường độ nén mẫu bê của cácbảo tông mẫudưỡng bê tông bảo dưỡng trong nước trong ngọt đến 84 ngày nước ngọt đến 84 ngày theo nghiên cứu [2]. Thành phần của bê tông bao gồm: xi măng theo [2]. Thành phần của bê tông bao gồm: xi măng PCB40 do công ty xi măng Hà Tiên sản xuất, cát PCB40 do công ty xi măng Hà Tiên sản xuất, cát sông được khai thác tại Tân Châu, tỉnh sông được khai thác tại Tân Châu, tỉnh An Giang, đá 1 × 2 được khai thác tại Hòn Sóc, huyện Hòn An Giang, đá 1x2 được khai thác tại Hòn Sóc, huyện Hòn Đất, nước ngọt được lấy từ Đất, nước ngọt nhà được lấy từ nhà máy nước thành phố Rạch Giá. Cát biển được lấy tại bãi biển Phú máy nước thành phố Rạch Giá. Cát biển được lấy tại bãi biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Quốc, tỉnh KiênGiang Giang đemđem phơi phơi khôvòng khô trong trong vòngtrước 20 ngày 20 ngày trước khi đem khi đi trộn bê đem đi trộn tông. Chi bêquả tiết kết tông. Chi tiết kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý và thành phần hạt của cát sông và cát biển có thể tham khảo [2]. Cốt thép sử dụng loại Pomina, đường kính thép là 14 mm, các thông số và cường độ của cốt thép được thí 4 130
  4. Thanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng nghiệm và cung cấp trong Bảng 2. Chiều dài đoạn thép chôn trong bê tông được chọn là 200 mm căn cứ vào các nguyên nhân sau: (i) Trước khi chọn chiều dài neo 200 mm tác giả có đúc thử và kéo một số mẫu có chiều dài neo 70 mm (5d) và 140 mm (10d). Tuy nhiên giá trị lực kéo thí nghiệm thu được ở cấp tải rất nhỏ đối với các mẫu bê tông M200 ở 7 ngày (lực rất nhỏ). Do đó việc khảo sát ảnh hưởng của thời gian bảo dưỡng đến sự phát triển cường độ bám dính theo thời gian không rõ ràng. Ngoài ra việc chọn chiều dài neo lớn có nghĩa là diện tích bám dính giữa bê tông cốt thép càng lớn và do đó ảnh hưởng của cát biển càng được kỳ vọng sẽ đáng kể hơn. (ii) Mặc dù chọn chiều dài neo lớn nhưng tác giả cũng dự trù kiểu phá hoại là kéo tuột chứ không phải là kéo đứt thép thông qua việc chọn cường độ thép cao. Ngoài ra cường độ bám dính dự đoán lớn nhất theo tiêu chuẩn BS 8110 [11] và EN 1992-1-1 [12] là 2,5 MPa, trong khi cường độ bám dính lớn nhất ứng với cốt thép bị kéo đứt lên tới 13 MPa (lớn hơn 5 lần). Bảng 1. Cường độ nén của các loại bê tông [2] Cường độ chịu nén trung bình của bê tông Mác bê tông theo các ngày tuổi (MPa) 7 ngày 14 ngày 28 ngày 84 ngày M200 – Cát sông 11,07 17,41 20,15 22,86 M200 – Cát biển 13,82 19,07 22,09 26,35 M300 – Cát sông 24,02 26,86 30,69 33,96 M300 – Cát biển 25,74 29,63 33,91 35,26 Bảng 2. Thông số và cường độ của cốt thép Đường kính Giới hạn chảy Giới hạn bền Độ giãn dài Hình dạng (mm) (MPa) (MPa) (%) Thép gân, dạng thẳng 14 640 740 20 không uốn móc b. Quá trình đúc mẫu và thí nghiệm Trước khi đúc mẫu, cốt thép được chuẩn bị và cắt thành từng đoạn với chiều dài 400 mm. Sau đó phần chiều dài thép chôn sâu trong bê tông 200 mm được đánh dấu, phần chiều dài thép còn lại không chôn vào bê tông được sơn epoxy và sau đó được quấn lớp băng keo để chống ăn mòn. Tiếp theo các đoạn thép được đặt vào trọng tâm của khuôn có đường kính trong là 150 mm và chiều cao là 300 mm, đặt đúng vị trí đánh dấu và cố định chặt vào khuôn bằng thanh thép trước khi đổ bê tông. Quy trình trộn bê tông hoàn toàn giống với [2]. Bê tông được trộn bằng máy trộn dung tích thùng 450 lít. Đầu tiên cát với đá được đổ vào trộn khô trong 5 phút, sau đó xi măng được thêm vào và trộn thêm 3 phút. Cuối cùng nước được bỏ vào từ từ và chia đều làm 2 lần trộn cho đến khi bê tông đảm bảo độ đồng nhất và độ sụt. Sau khi trộn xong bê tông được đổ vào khuôn có sẳn côt thép và được tiến hành đầm chặt bằng tay. Sau 24h các mẫu được tháo khuôn và đem đi bảo dưỡng trong nước ngọt và nước mặn như trên Hình 2. Nước mặn được chế tạo bằng cách pha bột NaCl (99%) với nước ngọt với tỉ lệ 3,5%. Đến ngày thí nghiệm các mẫu lăng trụ với cốt thép chôn sâu được đem ra phơi khô 24h để tránh ảnh 131
  5. thêm 3 phút. Cuối cùng nước được bỏ vào từ từ và chia đều làm 2 lần trộn cho đến khi bê tông đảm bảo độ đồng nhất và độ sụt. Sau khi trộn xong bê tông được đổ vào khuôn có sẳn côt thép và được tiến hành đầm chặt bằng tay. Sau 24h các mẫu được tháo khuôn và đem đi bảo dưỡng trong nước ngọt và nước mặn như trên hình 2. Nước mặn được chế tạo bằng cách pha bột NaCl (99%) với nước ngọt với tỉ lệ 3,5%. Đến ngày thí nghiệm các mẫu lăngThanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng trụ với cốt thép chôn sâu được đem ra phơi khô 24h để tránh ảnh hưởng hưởng của của độđộấmấm trong trong cáccác mẫumẫu đến đến cường cường độ bêđộtông, bê tông, các được các mẫu mẫu gắn đượcvào gắn bộvào bộ gákhi thí gá trước trước khi thí nghiệm kéo bằng máy UTM 1000 kN như trên hình 3. Quá trình nghiệm kéo bằng máy UTM 1000 kN như trên Hình 3. Quá trình thí nghiệm kéo tham khảo theo tiêu thí nghiệm kéo tham chuẩn TCVNkhảo theo tiêu[13]. 197-1:2014 chuẩn TCVN 197-1:2014 [14]. a)(a)Ngâm Ngâm trong nước trong nước ngọt ngọt b) Ngâm trong (b) Ngâm trongnước mặn nước mặn HìnhHình 2: Phương pháp 2. Phương phápbảo bảodưỡng mẫu dưỡng mẫu Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng NUCE 2019 Hình 3. Lắp đặt mẫu thí nghiệm Hình 3. Lắp đặt mẫu thí nghiệm 2.3. Kết quả và thảo luận 6 2.3 Kết quả và thảo luận a. Cường độ bám2.3.1 dínhCường giữađộcốt bám dínhvà thép giữa bê cốt thépsửvàdụng tông bê tông cátsửbiển dụng cát biển Cường Cường độ bám dínhđộgiữa bám cốt dínhthép giữa cốt và thép và bêđược bê tông tông được xác xác địnhđịnh theocông theo công thức thức (1): (1): ! τ= P (1) ".f.$ τ= (1) trong đó τ là cường độ bám dính (MPa),πφL P là lực kéo lớn nhất, f là đường kính danh nghĩa thép (14 mm) và L là chiều dài đoạn thép chôn trong bê tông (200 mm). trong đó τ là cường độ bám dính (MPa); P là lực kéo lớn nhất; φ là đường kính danh nghĩa thép (14 mm) và L là chiềuKếtdài quảđoạn thép chôn thí nghiệm cườngtrong độ bámbêdính tông (200 được thể mm). hiện trên bảng 3 và 4. Hình ảnh phá hoại của cường Kết quả thí nghiệm các mẫuđộ điểnbám hìnhdính sau khi thí nghiệm được thể hiệnđượctrên thể hiện Bảng trên 3 hình và 4.4. Hình Có thểảnh thấy phá hoại của các mẫu điển hìnhtấtsau cả các kiểu khi thíphá hoại củađược nghiệm các mẫu thểlàhiện cốt thép trênbịHình kéo tuột 4. raCó ngoài, thể lực lớntất thấy nhất cảkhi cácthíkiểu phá hoại nghiệm của các mẫu là cốt thépkéo bị các kéomẫu tuộtlà ra 75 ngoài, kN nhỏ hơn lực lực lớnchảy nhấtcủa khicốtthí thép là 98 kN, nghiệm nhưcác kéo vậymẫu là cốtlà 75 kN nhỏ thép của tất cả các mẫu chưa đạt đến giới hạn chảy trong quá trình thí nghiệm. Quan sát trên đoạn chôn sâu của cốt thép trong bê 132tông chưa thấy có dấu hiệu ăn mòn kể cả các mẫu bảo dưỡng trong nước mặn sau 180 ngày. Mặt khác, dựa trên kết quả thí nghiệm có thể thấy cường độ bám dính phụ thuộc vào thời gian bảo dưỡng và điều kiện bảo dưỡng.
  6. Thanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng hơn lực chảy của cốt thép là 98 kN, như vậy là cốt thép của tất cả các mẫu chưa đạt đến giới hạn chảy trong quá trình thí nghiệm. Quan sát trên đoạn chôn sâu của cốt thép trong bê tông chưa thấy có dấu hiệu ăn mòn kể cả các mẫu bảo dưỡng trong nước mặn sau 180 ngày. Mặt khác, dựa trên kết quả thí nghiệm có thể thấy cường độ bám dính phụ thuộc vào thời gian bảo dưỡng và điều kiện bảo dưỡng. Bảng 3. Kết quả thí nghiệm cường độ bám dính các mẫu bê tông M200 Nhóm mẫu Mẫu Cường độ bám dính (MPa) Nhóm mẫu Mẫu Cường độ bám dính (MPa) M2CSD7N SP1 5,19 M2CSD7B SP1 4,81 SP2 5,01 SP2 5,01 SP3 5,38 SP3 4,56 Trung bình 5,19 Trung bình 4,79 Độ lệch chuẩn 0,19 Độ lệch chuẩn 0,23 M2CBD7N SP1 4,46 M2CBD7B SP1 5,02 SP2 5,17 SP2 4,48 SP3 5,41 SP3 4,91 Trung bình 5,01 Trung bình 4,80 Độ lệch chuẩn 0,49 Độ lệch chuẩn 0,29 M2CSD14N SP1 5,78 M2CSD14B SP1 5,82 SP2 5,12 SP2 6,18 SP3 5,81 SP3 6,02 Trung bình 5,57 Trung bình 6,01 Độ lệch chuẩn 0,39 Độ lệch chuẩn 0,18 M2CBD14N SP1 5,82 M2CBD14B SP1 6,30 SP2 5,84 SP2 6,19 SP3 6,17 SP3 6,37 Trung bình 5,94 Trung bình 6,29 Độ lệch chuẩn 0,20 Độ lệch chuẩn 0,09 M2CSD28N SP1 6,39 M2CSD28B SP1 6,46 SP2 6,50 SP2 6,53 SP3 6,28 SP3 6,63 Trung bình 6,39 Trung bình 6,54 Độ lệch chuẩn 0,11 Độ lệch chuẩn 0,09 M2CBD28N SP1 6,68 M2CBD28B SP1 6,12 SP2 6,38 SP2 6,70 SP3 6,50 SP3 6,01 Trung bình 6,52 Trung bình 6,30 Độ lệch chuẩn 0,15 Độ lệch chuẩn 0,37 M2CSD90N SP1 6,67 M2CSD90B SP1 6,83 SP2 6,84 SP2 6,78 SP3 6,73 SP3 6,63 Trung bình 6,75 Trung bình 6,75 Độ lệch chuẩn 0,09 Độ lệch chuẩn 0,10 M2CBD90N SP1 6,66 M2CBD90B SP1 6,63 SP2 6,80 SP2 6,40 SP3 6,95 SP3 6,50 Trung bình 6,80 Trung bình 6,51 Độ lệch chuẩn 0,15 Độ lệch chuẩn 0,12 M2CSD180N SP1 7,05 M2CSD180B SP1 7,05 SP2 7,28 SP2 7,16 SP3 6,82 SP3 6,82 Trung bình 7,05 Trung bình 7,01 Độ lệch chuẩn 0,23 Độ lệch chuẩn 0,17 M2CBD180N SP1 6,94 M2CBD180B SP1 6,82 SP2 7,05 SP2 7,05 SP3 7,16 SP3 6,94 Trung bình 7,05 Trung bình 6,94 Độ lệch chuẩn 0,11 Độ lệch chuẩn 0,12 133
  7. Thanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Bảng 4. Kết quả thí nghiệm cường độ bám dính các mẫu bê tông M300 Nhóm mẫu Mẫu Cường độ bám dính (MPa) Nhóm mẫu Mẫu Cường độ bám dính (MPa) M3CSD7N SP1 5,97 M3CSD7B SP1 5,83 SP2 6,03 SP2 6,02 SP3 6,25 SP3 5,96 Trung bình 6,08 Trung bình 5,94 Độ lệch chuẩn 0,15 Độ lệch chuẩn 0,10 M3CBD7N SP1 5,82 M3CBD7B SP1 6,14 SP2 5,94 SP2 6,08 SP3 6,04 SP3 5,97 Trung bình 5,93 Trung bình 6,06 Độ lệch chuẩn 0,11 Độ lệch chuẩn 0,09 M3CSD14N SP1 7,14 M3CSD14B SP1 7,07 SP2 7,23 SP2 7,22 SP3 6,98 SP3 7,02 Trung bình 7,12 Trung bình 7,10 Độ lệch chuẩn 0,13 Độ lệch chuẩn 0,10 M3CBD14N SP1 6,73 M3CBD14B SP1 7,08 SP2 6,85 SP2 7,21 SP3 6,63 SP3 6,90 Trung bình 6,74 Trung bình 7,06 Độ lệch chuẩn 0,11 Độ lệch chuẩn 0,16 M3CSD28N SP1 8,23 M3CSD28B SP1 7,76 SP2 8,35 SP2 7,99 SP3 8,11 SP3 7,88 Trung bình 8,23 Trung bình 7,88 Độ lệch chuẩn 0,12 Độ lệch chuẩn 0,12 M3CBD28N SP1 7,93 M3CBD28B SP1 7,90 SP2 7,69 SP2 7,97 SP3 7,85 SP3 7,79 Trung bình 7,82 Trung bình 7,89 Độ lệch chuẩn 0,12 Độ lệch chuẩn 0,09 M3CSD90N SP1 7,96 M3CSD90B SP1 8,05 SP2 8,08 SP2 8,21 SP3 8,30 SP3 8,14 Trung bình 8,11 Trung bình 8,13 Độ lệch chuẩn 0,17 Độ lệch chuẩn 0,08 M3CBD90N SP1 7,96 M3CBD90B SP1 8,19 SP2 8,30 SP2 8,08 SP3 8,07 SP3 8,02 Trung bình 8,11 Trung bình 8,10 Độ lệch chuẩn 0,17 Độ lệch chuẩn 0,09 M3CSD180N SP1 8,19 M3CSD180B SP1 8,07 SP2 8,30 SP2 8,30 SP3 8,33 SP3 7,96 Trung bình 8,27 Trung bình 8,11 Độ lệch chuẩn 0,07 Độ lệch chuẩn 0,17 M3CBD180N SP1 8,19 M3CBD180B SP1 8,19 SP2 8,41 SP2 8,30 SP3 8,53 SP3 8,07 Trung bình 8,38 Trung bình 8,19 Độ lệch chuẩn 0,17 Độ lệch chuẩn 0,12 134
  8. SP1 8.19 SP1 8.19 SP2 8.41 SP2 8.30 M3CBD180N SP3 8.53 M3CBD180B SP3 8.07 Trung bình 8.38 Trung bình 8.19 Độ lệch chuẩn 0.17 Độ lệch chuẩn 0.12 Thanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Tạp chí TạpKhoa học Công chí Khoa nghệnghệ học Công Xây Xây dựngdựng NUCE 20192019 NUCE Hình Hình 4. 4:Hình Hình ảnh ảnh các các mẫu mẫu sau sau khi thí nghiệm khi thí nghiệm giangian bảo bảo dưỡng Sự 90 phátngày 2.3.2dưỡng 90 có hạn ngày triển chế cóđộhạn cường là bámchếdữ dính là liệu giữa cường dữcốtliệu và độ thépcường chịu nén độ theo bê tông chịu của nén thời bê tông của gian chỉ có bê tông chỉ có b. Sựđược phát TạpKhoa Tạpbám chí chí Khoa học học CôngCông nghệ nghệvà Xây Xây dựng dựng NUCENUCE 2019 2019 được ởtriển ở thời cường gian thời bảođộ gian dưỡng bảo dính giữa 84 ngày. dưỡng 84 cốt thép ngày. bê tông theo thời gian Hình 5 thể hiện ảnh hưởng của thời gian bảo dưỡng đến cường độ bám dính giữa thép Hình 5 thể hiện và bê tôngảnh củahưởng củamẫu. tất cả các thời Có gian thểbảo thấydưỡng đếnbảo thời gian cườngdưỡngđộcàng bámdài dính thì giữa cườngthép độ và bê tông gian gian bảo bảo dưỡng dưỡng của tất cả các mẫu. 90 90 ngày ngày có có hạn hạn chế chế là dữlà dữ liệu liệu cườngcườngđộ độ chịu chịu nén nén của của bê bê tông tông chỉ có chỉ có bám dínhCó thểcao. càng thấy thời gian Cường bảodính độ bám dưỡng tăng càng nhanhdài từ 7thìngày cường đến độ 28 bám ngày dính nhưngcàng tăng cao. Cường đượcđược ởchậm ở thời thời giangian bảo hơn bảo 28dưỡng dưỡng từ sau 84 180 84 ngày. ngày đến ngày. ngày. Cụ thể cường độ bám dính tăng từ 23% đến 35% khi thời gian bảo dưỡng tăng từ 7 ngày đến 28 ngày và từ 1% đến 13% khi thời gian bảo dưỡng tăng từ 28 ngày đến 180 ngày. Nguyên nhân là vì thời gian bảo dưỡng càng dài thì cường độ bê tông càng cao và do đó cường độ bám dính giữa cốt thép và bê tông càng lớn. Hình 6 thể hiện mối quan hệ giữa cường độ chịu nén và cường độ bám dính của các mẫu bê tông bảo dưỡng trong nước ngọt, rõ ràng là cường độ bám dính tăng khi mà cường độ chịu nén bê tông tăng. Đặc biệt là mối quan hệ giữa cường độ chịu nén và cường độ bám dính của đa số mẫu có thể xấp xỉ tuyến tính. Tuy nhiên, kết quả quan hệ cường độ chịu nén và cường độ bám dính của các mẫu bê tông ở thời 11 a) M200 – Nước a) M200 ngọtngọt – Nước b) M200 – Nước b) M200 mặnmặn – Nước (a) M200 – Nước ngọt (b) M200 – Nước mặn a) M200 a) M200 – Nước – Nước ngọtngọt b) M200 b) M200 – Nước – Nước mặn mặn (c) M300 – Nước ngọt (d) M300 – Nước mặn Hìnhc)5.M300 Ảnh hưởng của ngọt – Nước thời gian bảo dưỡng đến cường độd) bám dính –giữa M300 cốt thép Nước mặnvà bê tông c) M300 – Nước ngọt d) M300 – Nước mặn 135 Hình 5: Ảnh Hình c) hưởng 5: M300 Ảnh của hưởng – Nước c) M300 thời của gian ngọtthời – Nước bảo bảo ngọtgian dưỡng đến đến dưỡng cường độd)bám cường d) M300 dính độ– bám M300Nước giữa dính cốt thép mặngiữa – Nước mặn và và cốt thép bê tông bê tông Hình 5: Ảnh Hình hưởng 5: Ảnh của của hưởng thời thời giangian bảo bảo dưỡng đến đến dưỡng cường độ bám cường dínhdính độ bám giữagiữa cốt thép và và cốt thép
  9. Thanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng độ bám dính tăng nhanh từ 7 ngày đến 28 ngày nhưng tăng chậm hơn từ sau 28 ngày đến 180 ngày. Cụ thể cường độ bám dính tăng từ 23% đến 35% khi thời gian bảo dưỡng tăng từ 7 ngày đến 28 ngày và từ 1% đến 13% khi thời gian bảo dưỡng tăng từ 28 ngày đến 180 ngày. Nguyên nhân là vì thời gian bảo dưỡng càng dài thì cường độ bê tông càng cao và do đó cường độ bám dính giữa cốt thép và bê tông càng lớn. Hình 6 thể hiện mối quan hệ giữa cường độ chịu nén và cường độ bám dính của các mẫu bê tông bảo dưỡng trong nước ngọt, rõ ràng là cường độ bám dính tăng khi mà cường độ chịu nén bê tông tăng. Đặc biệt là mối quan hệ giữa cường độ chịu nén và cường độ bám dính của đa số Tạp Tạpchí mẫu có thể xấp xỉ tuyến tính. chíKhoa Tuy học nhiên, Khoa Công kết học quảnghệ Công quanXây nghệ hệ dựng Xây dựngNUCE cường 2019 độ chịu NUCE nén và cường độ bám dính 2019 của các mẫu bê tông ở thời gian bảo dưỡng 90 ngày có hạn chế là dữ liệu cường độ chịu nén của bê Tạp Tạpchí chíKhoa Khoahọc họcCông Côngnghệ nghệXây Xâydựng dựngNUCE NUCE2019 2019 tông chỉ có được ở thời gian bảo dưỡng 84 ngày. a)a)M200 M200––Cát Cátsông sông b) b)M200 M200––Cát Cátbiển biển a)a)M200 M200 (a) ––Cát M200 –Cát sông Cátsông sông b) b) M200 M200 –––Cát (b)M200 Cátbiển Cát biển biển c)c)M300 M300 ––Cát (c) M300 Cát sông sông – Cát sông d) d) M300 M300–– M300 (d) Cátbiển – Cát Cát biển biển c)c)M300 Hình 6.M300 Quan––hệCát Cát sông sông giữa d) cường độ chịu nén và cường độ bámd) M300 M300 dính –Cát Cát của –các biển biển mẫu bê tông Hình6:6:Quan Hình Quanhệ hệgiữa giữacường cườngđộ độchịu chịunén nénvà vàcường cườngđộ độbám bámdính dínhcủa của các các mẫu mẫu bê bê tông tông Hình6:6:Quan Hình Quanhệ hệgiữa giữacường cườngđộ độchịu chịunén nénvà vàcường cườngđộ độbám bámdính dínhcủa củacác cácmẫu mẫu bê bê tông tông 2.3.3Ảnh 2.3.3 Ảnhhưởng hưởngcủacủacát cátbiển biểnđến đếncường cườngđộ độbám bámdính dínhgiữa giữabêbêtông tôngvàvà cốt cốt thép thép 2.3.3Ảnh 2.3.3 Ảnhhưởng Ảnh hưởngcủa hưởng của cátbiển cát củacát cát biểnđến biển đếnvới so cường cường độbám độ 136 cátsông sông bám dính đếndính giữa giữa cường bê độbê tông tông bám vàcốt và dính cốtthép giữa thép cốt thép thép và và Ảnh hưởng của biển so với cát đến cường độ bám dính giữa cốt bêtông bê tông được Ảnh được Ảnh thểhiện hưởng thể hưởng hiện của trênbiển củatrên cát cát hìnhso biển hình 7.với so 7. Cóthể với Có thể cát thấy cátthấy sông cường sôngcường đến độbám đếncường cường độ bám dính độdính độ không bámkhông bám khác dính giữa dính giữa khác biệt cốt biệt cốt nhiều thép và nhiều thép và đối đối bê vớibê bêtông tông với bê tông được tông được thể sử thể sử dụng hiện dụng hiện cát trên cát trên sông hình sông hình và 7.7.vàCó Có cát thể cát thể biển. biển. thấy Cụ thấyCụ thểcường cường thể cường cường độbám độ độ bámđộ bám dính bám dính dínhkhác không dính không của mẫu khác của mẫu biệtcó biệt có cát nhiều cát nhiều
  10. Thanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng c. Ảnh hưởng của cát biển đến cường độ bám dính giữa bê tông và cốt thép Ảnh hưởng của cát biển so với cát sông đến cường độ bám dính giữa cốt thép và bê tông được thể hiện trên Hình 7. Có thể thấy cường độ bám dính không khác biệt nhiều đối với bê tông sử dụng cát sông và cát biển. Cụ thể cường độ bám dính của mẫu có cát sông và cát biển chỉ chênh lệch từ 1% đến 5%. Như vậy việc sử dụng cát biển thay thế cát sông không làm ảnh hưởng đến cường độ bám dính Tạp Tạpchíchí Khoa Khoa học họcCông Côngnghệ nghệ Xây Xây dựng dựngNUCE NUCE2019 2019 giữa cốt thép và bê tông. TạpTạpchí chíKhoa Khoahọc họcCông Côngnghệ nghệXây Xâydựng dựngNUCE NUCE2019 2019 a)a)M200 M200– –Nước Nướcngọt ngọt b)b)M200 M200– –Nước Nướcmặn mặn a)(a) M200–––Nước a)M200 M200 Nước ngọt Nướcngọt ngọt b)b)(b) M200 M200 M200 –Nước ––NướcNước mặn mặn mặn c)(c) c)M300 M300 M300– –– Nước Nướcngọt Nước ngọt ngọt d)d)M300 M300 (d) – –Nước M300 –Nước mặn Nướcmặn mặn c)c)M300 M300– –Nước Nướcngọt ngọt d)d)M300 M300––Nước Nướcmặn mặn Hình 7. Quan hệ giữa cường độ bám dính của bê tông cát sông và cát biển Hình Hình7:7:Quan Quanhệhệgiữa giữacường cườngđộđộbám bámdính dínhcủa củabêbêtông tôngcát cátsông sôngvàvàcát cátbiển biển Hình7:7:Quan Hình Quanhệhệgiữa giữacường cườngđộđộbám bámdính dínhcủa củabêbêtông tôngcát cátsông sôngvàvàcát cátbiển biển d. Ảnh hưởng của điều kiện bảo dưỡng đến cường độ bám dính giữa bê tông và cốt thép 2.3.4 2.3.4Ảnh Ảnhhưởng hưởngcủa củađiều điềukiệnkiệnbảo bảodưỡng dưỡngđến đếncường cườngđộđộbámbámdínhdínhgiữa giữabêbêtôngtôngvàvàcốtcốt Hình2.3.4 8 thểẢnh hiệnhưởng ảnh hưởng củađiều củakiện điều điềubảokiện bảo dưỡng dưỡng đếncường đến cường cường độbám độ bámdính bám dính dính giữa giữa cốt thép và bê 2.3.4 thép thép Ảnh hưởng của kiện bảo dưỡng đến độ giữa bêbêtông tôngvà vàcốt cốt tông. Đa phần các mẫu bảo dưỡng trong nước ngọt có cường độ bám dính lớn hơn một ít so với các thép thép mẫu bảoHình Hình 8 8thể dưỡng thểhiện trong hiện ảnh ảnhhưởng nước hưởng mặn của trừ của cácđiều điều mẫu kiện kiện có bảobảodưỡng thời dưỡng gian đến bảođếncường cường dưỡng độđộ 14 bám bámdính ngày. dínhgiữa Tuy giữacốt nhiên cốt lệch chênh này cũng Hình Hình 8 không thép 8 thể thểđánghiện hiện thépvàvàbêbêtông. tông.Đakể ảnh ảnhchỉ hưởng hưởng từ Đaphần 2 phầncác của của đến cácmẫu điều điều 8%. mẫubảo Mặckiện kiện dù bảodưỡng bảo bảo vậydưỡng dưỡng dưỡngtrong xu đến đến hướng trongnước cường cường nướcngọtnày độđộ cũng bám bám ngọtcócócườngkhá dính dính phù cườngđộđộbám giữa giữa hợp bámdính cốt kết quả cốt với dính nghiên cứuthép thép lớn và lần lớnhơnvà hơn bêbê trước một một tông. tông. ít[2] ítsosoĐa Đa đã vớivớiphần phần chỉ các ramẫu các các các quá mẫu mẫu trình mẫubảo bảo bảo thủy bảodưỡng dưỡng dưỡng dưỡng hóa trong và trong trong trong nước nước nước khả nước năng mặn mặntrừ ngọt ngọt chịu trừcác có cómẫu nén các cường cường của mẫu bê cócó độ thờiđộ tông thời bám bám giangặp gian dính dính bảobất lợi hơn bảo lớn lớn khi bảo dưỡng dưỡng hơn hơn một một trong dưỡng1414ngày. ítítso nước ngày.Tuy so với với mặn các các Tuynhiênso mẫu mẫuvới nhiênchênh bảo bảo trong chênhlệch dưỡng dưỡng nước lệchnày trong trong ngọt. nàycũng nước nước cũngkhông mặn mặn khôngđáng trừ trừ các các đángkểkểchỉ mẫu mẫu có có thời thời chỉtừtừ2 2đến gian gian đến8%. 8%.Mặc bảo bảo Mặc dưỡng dưỡng dùdùvậy 1414 ngày. ngày. vậyxuxuhướng hướngnày Tuy Tuy nhiên nhiên nàycũng cũngkhá chênh chênh kháphù lệch lệch phùhợp này này hợpvới cũng cũng vớikết không không kếtquả đáng đáng quảnghiên nghiêncứu kể kể chỉ chỉ cứulần từ từ lầntrước22 đến đến trước[2] 8%. 8%. Mặc Mặc [2]đãđãchỉ chỉrara 137 dù vậy xu hướng này cũng khá phù hợp với kết quả nghiên cứu lần trước [2] đã chỉ rara dù vậy xu hướng này cũng khá phù hợp với kết quả nghiên cứu lần trước [2] đã chỉ 1414 1414
  11. Tạp Tạpchíchí Khoa học Khoa họcCông Côngnghệ Xây nghệ Xâydựng dựngNUCE NUCE2019 2019 Tạp Tạpchí chíKhoa Khoahọc họcCông Côngnghệ nghệXây Xâydựng dựngNUCE NUCE2019 2019 quá quátrình trìnhthủy thủyhóa hóavàvàkhả khảnăng năngchịu chịunén néncủa củabêbêtông tônggặp gặpbất bấtlợilợihơn hơnkhi khibảo bảodưỡng dưỡng quá quá trongtrình trình nước thủy thủy mặn hóa hóa so và và với khảkhả trong năng năng nước trong nước mặn so với trong nước ngọt. chịu chịu ngọt.nén néncủa củabêbêtông tônggặp gặpbất bấtlợi lợi hơn hơnkhi khibảo bảodưỡng dưỡng trong trongnước nướcmặnmặnThanh, vớiT.trong sosovới N., Điền, trongnước nướcL.ngọt. T.ngọt. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng a)a)M200 M200– –Cát Cátsông sông b)b)M200 M200– –Cát Cátbiển biển (a) a)a) M200 M200 M200 – Cát Cátsông – –Cát sông sông (b) M200 b)b)M200 M200– –Cát Cát–biển Cát biểnbiển c)c)(c) M300 M300 M300 –Cát – –CátCát sông sông sông (d) M300 d)d)M300 M300– –Cát Cát–biển Cát biểnbiển c)c)M300 M300– –Cát Cátsông sông d)d)M300 M300– –Cát Cátbiển biển Hình 8. Quan hệ giữa cường độ bám dính của bê tông bảo dưỡng trong nước ngọt và nước mặn Hình8:8:Quan Hình Quanhệhệgiữa giữacường cườngđộđộbám bámdính dínhcủa củabêbêtông tôngbảo bảodưỡng dưỡngtrong trongnước nướcngọt ngọtvàvà Hình Hình8:8:Quan Quanhệhệgiữa giữacường cườngđộđộbám bámnước dính dính của của nướcmặn bê mặn bêtông tôngbảo bảodưỡng dưỡngtrong trongnước nướcngọt ngọtvàvà 3. Kết luận nước nướcmặnmặn Dựa3.3. trên Kết Kết kết quả thí nghiệm cường độ bám dính của các mẫu bê tông sử dụng cát biển với thời luận luận 3.3. gian bảo Kết Kếtluận dưỡng luận và điều kiện bảo dưỡng khác nhau, các kết luận có thể rút ra như sau: - Kiểu pháDựa Dựa hoại trêncủa trên kếtquả kết quả tất thíthí cả nghiệm nghiệm các làcường mẫu cườngcốt độđộbám thép bám dính dính bị kéo củacác của tuột, cácmẫu lực mẫu lớn bêbêtông nhất tông khi sử sửdụng thí dụngcát nghiệm cátđều nhỏ Dựa Dựa biểnvới trên trên vớithời thời kết kếtquảquả gianbảo thí bảo thínghiệm nghiệm dưỡngvàvà cường cường điều độđộ kiện bám bám dính dính bảodưỡng dưỡng của của kháccác cácmẫu mẫu nhau, bêbêtông cácthéptông sử kếtluận sửdụng dụng luậncócó cát cát thểrút rút tông sử hơn lựcbiển chảy của cốtgian thép. dưỡng Chưa quan điều sát kiện thấy cóbảo dấu hiệu ănkhác mòn nhau, của các cốt kết chôn thể trong bê biển biển rara với với thời nhưsau: thời gian gian bảo bảo dưỡng dưỡngvàvàđiều điều kiện kiệnbảo bảodưỡng dưỡng khác khác nhau, nhau,các cáckết kếtluận luậncócóthể thểrút rút dụng cát như biển dùsau: các mẫu được bảo dưỡng trong nước mặn tới 180 ngày. - Cường độsau: rara như như sau: bám dính tăng nhanh từ 7 ngày đến 28 ngày nhưng tăng chậm hơn từ sau 28 ngày đến 180 ngày. Cường độ bám dính tăng khi cường độ chịu nén của bê tông tăng. Đặc biệt là mối quan hệ 1515 giữa cường độ chịu nén và cường độ bám dính của đa số mẫu có thể xấp xỉ tuyến tính. 1515 - Cường độ bám dính khác biệt không đáng kể (1% - 5%) giữa bê tông sử dụng cát sông và bê tông sử dụng cát biển. - Đa phần các mẫu bảo dưỡng trong nước ngọt có cường độ bám dính lớn hơn một ít từ 2% đến 8% so với các mẫu bảo dưỡng trong nước mặn. 138
  12. Thanh, T. N., Điền, L. T. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Lời cảm ơn Tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) cho đề tài mã số 107.01-2019.34. Tài liệu tham khảo [1] Xiao, J., Qiang, C., Nanni, A., Zhang, K. (2017). Use of sea-sand and seawater in concrete construction: Current status and future opportunities. Construction and Building Materials, 155:1101–1111. [2] Thanh, T. N., Huy, N. N., Triều, D. M., Điền, L. T. (2020). Đánh giá khả năng chịu nén của bê tông sử dụng cát biển trong các điều kiện bảo dưỡng khác nhau. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD)-ĐHXD, 14(1V):60–72. [3] Tân, N. N., Dũng, T. A., Thế, N. C., Tuấn, T. B., Anh, L. T. (2018). Nghiên cứu thực nghiệm xác định ảnh hưởng của mức độ ăn mòn cốt thép đến ứng suất bám dính giữa bê tông và cốt thép. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD)-ĐHXD, 12(6):29–38. [4] Bách, L. V. (2005). Bước đầu nghiên cứu sử dụng cát biển Nam Bộ làm bê tông xi măng. Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, 11:1–5. [5] Trần, V. C., Trương, H. C. (2018). Nghiên cứu sản xuất bê tông từ cát biển, nước biển khu vực Nha Trang-Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 3:1–4. [6] Hiệp, T. T., Toàn, T. N. (2008). Nghiên cứu sử dụng cát biển Quảng Ninh chế tạo bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô. Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, 11:1–6. [7] Girish, C. G., Tensing, D., Priya, K. L. (2015). Dredged offshore sand as a replacement for fine aggregate in concrete. International Journal of Engineering Sciences & Emerging Technologies, 8(3):88–95. [8] Limeir, J., Agulló, L., Etxeberria, M. (2012). Dredged marine sand as construction material. European Journal of Environmental and Civil Engineering, 16(8):906–918. [9] de Chandrakeerthy, S. R. (1994). Suitability of sea sand as a fine aggregate for concrete production. Trans. Inst. Eng, 93–114. [10] Diab, A. M., Elyamany, H. E., Hussein, M. A., Al Ashy, H. M. (2014). Bond behavior and assessment of design ultimate bond stress of normal and high strength concrete. Alexandria Engineering Journal, 53 (2):355–371. [11] BS 8110-1:1997 (2002). Part 1: Code of Practice for Design and Construction. 89–90. [12] EN 1992-1-1 (2004). Eurocode 2: Design of Concrete Structures – Part1-1: General Rules and Rules for Buildings. [13] TCVN 197-1:2014. Vật liệu kim loại - thử kéo - phần 1: phương pháp thử ở nhiệt độ phòng. Nhà xuất bản Xây dựng. 139
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2