intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đái dưỡng chấp

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưỡng chấp là gì? Dưỡng chấp là một chất chỉ có trong hệ thống bạch huyết mà thành phần chủ yếu là lipid, trong đó triglycerid 92%, phospho-lipid 7%, vết cholesterol tự do 1%. Thế nào là đái dưỡng chấp? Đái dưỡng chấp là sự xuất hiện dưỡng chấp trong nước tiểu, do có đường rò giữa hệ thống bạch huyết và hệ thống thận - tiết niệu. Bệnh có tính chất từng đợt xen kẽ những giai đoạn Quá trình xâm nhập hoàn toàn bình thường, kéo dài của ấu trùng giun nhiều năm. Bệnh thường hay gặp ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đái dưỡng chấp

  1. Đái dưỡng chấp Dưỡng chấp là gì? Dưỡng chấp là một chất chỉ có trong hệ thống bạch huyết mà thành phần chủ yếu là lipid, trong đó triglycerid 92%, phospho-lipid 7%, vết cholesterol tự do 1%. Thế nào là đái dưỡng chấp? Đái dưỡng chấp là sự xuất hiện dưỡng chấp trong nước tiểu, do có đường rò giữa hệ thống bạch huyết và hệ thống thận - tiết niệu. Bệnh có tính chất từng đợt xen kẽ những giai đoạn Quá trình xâm nhập hoàn toàn bình thường, kéo dài của ấu trùng giun nhiều năm. Bệnh thường hay gặp ở chỉ vào cơ thể. Việt Nam vì nước ta là một trong những nước nằm ở vùng dịch tễ của giun chỉ. Bệnh có tính chất từng đợt, không điều trị cũng khỏi, nhiều khi người bệnh bỏ qua, không đi khám, mà tự mang bệnh kéo dài nhiều năm, thậm chí có người 30 năm sau, khi nặng mới đi viện. Nguyên nhân chủ yếu là do giun chỉ (Wuchereria Bancrofti, Brugia Malayi hay Brugia Timori). Ngoài ra còn có thể do di chứng sau chấn thương thận, hạch hoặc u vùng trung thất chèn ép vào ống bạch mạch ngực, u sau phúc mạc, di chứng sau viêm lao - giang mai. Chu kỳ phát
  2. triển của giun chỉ: Giun chỉ là loại ký sinh trùng sống trong hệ thống bạch huyết. Giun cái đẻ trứng rồi nở thành ấu trùng giun chỉ. Ấu trùng giun chỉ sẽ qua ống bạch mạch ngực rồi vào máu. Vật trung gian truyền bệnh là muỗi (Culex, Anophen, Aedes, Mansoria). Muỗi hút máu người có ấu trùng giun chỉ. Sau 21 ngày ấu trùng sẽ phát triển và trở thành ấu trùng có khả năng gây bệnh. Muỗi (mang ấu trùng giun chỉ) đốt người bình thường và truyền ấu trùng giun chỉ gây bệnh sang cho người đó. Ấu trùng cư trú trong hệ thống bạch huyết, 3 tháng sau trưởng thành lại đẻ trứng và tiếp tục chu kỳ trên. Đời sống trung bình của giun trưởng thành là 15 năm, của ấu trùng là 70 ngày. Biểu hiện tổn thương trong cơ thể người bệnh gồm 2 thời kỳ: Thời kỳ kịch phát là giun chỉ đang phát triển: Xác giun chỉ, trứng, ấu trùng... làm tắc các ống bạch mạch gây tăng áp lực thẩm thấu hoặc rạn vỡ tạo ra đường rò từ hệ thống bạch mạch vào đài bể thận - niệu quản. Thời kỳ hết giun chỉ nhưng để lại hậu quả: Các đường rò lưu thông bạch huyết - tiết niệu vĩnh viễn và đặc điểm là viêm xơ mạn tính. Vì vậy bệnh đái dưỡng chấp là một biến chứng xa của giun chỉ. Các biểu hiện lâm sàng của đái dưỡng chấp Đái dưỡng chấp đơn thuần: Nước tiểu có màu trắng đục như sữa hoặc nước vo gạo. Để lâu nước tiểu sánh lại như
  3. nước cơm, nổi lên phía trên có váng mỡ hoặc đặc lại như thạch. Hiện tượng này xảy ra từng đợt và không liên tục, có khi hết hẳn trong thời gian dài. Thường xuất hiện rõ nhất sau những bữa ăn nhiều sữa, trứng, thịt..., sau mỗi đợt lao động vất vả và thời tiết nóng nực. Đái máu - dưỡng chấp - Nhẹ: Nước tiểu có màu đỏ nhạt như nước rửa thịt, có óng ánh của váng mỡ lẫn vào. - Nặng hơn: Nước tiểu có màu đỏ sẫm nhưng vẫn đục và sánh. Bệnh nhân có thể bị phù chân voi, tràn dịch dưỡng chấp màng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn dương vật... Kèm theo có thể đau hông lưng phía bên thận bị bệnh, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, gầy sút cân, dần dần bị suy kiệt và chết do xơ gan, lao phổi, suy dinh dưỡng... Làm thế nào để chẩn đoán đái dưỡng chấp? - Có dưỡng chấp trong nước tiểu (định tính, định lượng). - Tăng bạch cầu ái toan trong máu (gợi ý nhiễm giun chỉ). - Soi bàng quang: Nhìn thấy nước tiểu đục phụt xuống từ thận (1 bên hoặc cả 2 bên).
  4. - Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng: Nhìn thấy thuốc cản quang thấm vào đường rò từ bể thận vào bạch mạch (như rễ cây). - Chụp hệ thống bạch huyết: Thấy thuốc cản quang từ hệ thống bạch huyết qua các đường rò vào thận. - Huyết thanh chẩn đoán giun chỉ, tìm ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại biên. Điều trị đái dưỡng chấp như thế nào? Bệnh đái dưỡng chấp là một biến chứng xa của giun chỉ cho nên việc điều trị nội khoa bằng các thuốc điều trị giun chỉ thường ít mang lại hiệu quả. Vấn đề chính là giải quyết lỗ rò thông giữa hệ bạch mạch và thận - niệu quản bằng hai phương pháp. - Phẫu thuật: Bóc bao thận, khâu tất cả bạch huyết dẫn đến thận - niệu quản. - Làm xơ hóa những đường rò bể thận - bạch huyết bằng cách: Cách 1: Bơm vào bể thận dung dịch nitrat bạc 0,5%. Kỹ thuật này mới chỉ thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện E. Một tuần một lần, mỗi bệnh nhân được bơm 3-6 lần tùy theo mức độ của bệnh. Các bệnh nhân chúng tôi điều trị và theo dõi được, hầu hết bệnh khỏi hẳn, không tái phát.
  5. Cách 2: Bơm vào bể thận thuốc cản quang đậm đặc telebrix 35-50ml. Tóm lại, đái dưỡng chấp tuy không phải là bệnh cấp cứu hoặc gây dễ tử vong nhưng cũng gây tâm lý sợ hãi cho người bệnh cũng như cho những người xung quanh khi nhìn thấy nước tiểu đục trắng như sữa hoặc đỏ đục như máu. Nếu đái dưỡng chấp nặng thường xuyên, dần dần người bệnh sẽ bị suy kiệt và chết do xơ gan, lao phổi, suy dinh dưỡng... Vì thế khi thấy nước tiểu đục có váng mỡ, hoặc đục như nước rửa thịt, đặc biệt tăng lên nhất là sau khi ăn nhiều thịt, sữa, trứng..., bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2