Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối với transfix technich
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối với Transfix technich tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam, 2. Nhận xét ưu nhược điểm của kỹ thuật Transfix trong tái tạo dây chằng chéo trước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối với transfix technich
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 57/2023 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI VỚI TRANSFIX TECHNICH Lê Thanh Tùng*, Đỗ Văn Chinh, Trần Văn Thủy Bệnh viện Thể thao Việt Nam *Email: lthtungvsh@gmail.com TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay Bệnh viện Thể thao Việt Nam là bệnh viện duy nhất trong cả nước áp dụng phương pháp transfix trong điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đánh giá phân tích ưu nhược điểm của phương pháp phẫu thuật này. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối với Transfix technich tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam, 2. Nhận xét ưu nhược điểm của kỹ thuật Transfix trong tái tạo dây chằng chéo trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trên 401 bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước với Transfix technic tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam. Kết quả: sau 12 tháng phẫu thuật tỷ lệ BN có dấu hiệu ngăn kéo trước âm tính chiếm 92,8% và 4,7% BN có dấu hiệu ngăn kéo trước dương tính độ I. Điểm Lysholm trung bình là 92,91 ± 4,98. Dấu hiệu Lachman âm tính chiếm 93,8% BN, dương tính độ I có chiếm 4%, dấu hiệu Lachman dương tính độ II chiếm 2,2%. Có 93% loại A và 4,5% loại B theo IKDC. Kết luận: Chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm và IKDC tại thời điểm sau mổ 12 tháng đạt kết quả rất tốt. Khả năng cố định gân ghép vào đường hầm của Transfix là tốt hơn các phương tiện khác. Vít có khả năng cốt hóa với xương nên tạo độ vững chắc rất cao theo thực nghiệm của Ari Digiácomo Ocampo Moré. Từ khóa: Tái tạo dây chằng chéo trước, Transfix technich, bệnh viện Thể thao Việt Nam. ABSTRACT EVALUATION OF THE RESULTS OF LAPAROSCOPIC SURGERY FOR ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT RECONSTRUCTION OF THE KNEE THROUGH TRANSFIX TECHNIQUE Le Thanh Tung*, Do Van Chinh, Tran Van Thuy Vietnam Sports Hospital Background: Currently, in Vietnam, Vietnam Sports Hospital is the only hospital that appliesthe “transfix” technique in curing Anterior Cruciate Ligament. However, there had never been any topic analyzing this technique's positive and negative effects. Objectives: 1). To judge therecovery result of laparoscopic surgery for the Anterior Cruciate Ligament with the “transfix” technique; 2). To observe the positive and negative sides of this technique in recovering Anterior Cruciate Ligament. Materials and methods: A cross-sectional description and vertical tracking method was conducted on 401 patients who had been through laparoscopic surgery for the Anterior Cruciate Ligament with the “transfix” technique in Vietnam Sports Hospital. Results: 12 months after surgery, 92.8% of patients had the negative sign in Anterior Drawer test and 4.7% of patients had level I positive sign in the same test. The average Lysholm mark was 92.91 ± 4.98. Negative Lachman sign taked up to 93.8% of patients, positive level. I taked 4% and positive Lachman sign level II taked 2.2%. According to IKDC, there were 93% in type A and 4.5% in type B. Conclusion: The knee functions of patients who had laparoscopic surgery for the Anterior Cruciate Ligament with the “transfix” technique rated on Lysholm and IKDC scoring system 12 months after surgery achievedan excellent result. The “transfix” technique has an outstanding result in fixing the Alignment into the “transfix” tunnel in comparison with other methods. The screws are capable of chemically transferring into a form that is similar to bones, therefore they hold up excellently proven by actual experiments made by Ari Digiácomo 129
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 57/2023 Ocampo Moré. Keywords: Anterior Cruciate Ligament recontruction, Transfix technich, Vietnam Sports Hospital. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Có rất nhiều kỹ thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước đang được áp dụng hiện nay [2]. Bệnh viện Thể thao Việt Nam là bệnh viện duy nhất trong cả nước áp dụng phương pháp transfix trong điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đánh giá phân tích ưu nhược điểm của phương pháp phẫu thuật này vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối với Transfix technich”. Đề tài thực hiện với mục tiêu nghiên cứu: (1) Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối với Transfix technich tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam. (2) Nhận xét ưu nhược điểm của kỹ thuật Transfix trong tái tạo dây chằng chéo trước. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Tiêu chuẩn lựa chọn: Bao gồm 401 bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT với Transfix technic tại Bệnh viện Thể thao Việt Nam có đầy đủ hồ sơ bệnh án - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT không sử dụng Transfix technic. BN đứt DCCT kèm theo tổn thương DCCS, dây chằng bên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kích thước mảnh ghép Bảng 1. Kích thước mảnh gân ghép (n = 401) Độ lớn Lớn nhất (max) Nhỏ nhất (min ) Trung bình (TB± SD) Số đo Chiều dài (cm) 10 8 8,71 ± 0,48 Đường kính (mm) 9 7 8,29 ± 0,48 Nhận xét: Đường kính lớn nhất của mảnh ghép là 9,0 mm, nhỏ nhất là 7mm. đường kính trung bình mảnh ghép là 8,29 ± 0,48mm. Chiều dài lớn nhất của mảnh ghép là 10 cm, nhỏ nhất là 8 cm. chiều dài trung bình là 8,71 ± 0,47cm. 3.2. Kết quả dấu hiệu ngăn kéo trước tại thời điểm 12 tháng sau PT Tính đến thời điểm 12 tháng sau PT tỷ lệ BN có dấu hiệu ngăn kéo trước âm tính chiếm 92,8% và 4,7% BN có dấu hiệu ngăn kéo trước độ dương tính độ I. Có 2,5% BN dấu hiệu ngăn kéo trước độ dương tính độ II. Bảng 2. tại thời điểm sau PT 12 tháng (n = 401) Điểm Lysholm Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Tổng Số BN 264 103 25 9 401 Tỷ lệ (%) 65,8 25,7 6,2 2,2 100% 130
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 57/2023 Nhận xét: Tại thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật số BN có chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm đạt loại rất tốt chiếm 65,8%. Có 25,7% số BN đạt loại tốt và 6,2% đạt trung bình và có 2,2% bệnh nhân thuộc loại xấu. 3.3. Phân loại độ vững theo IKDCsau khi PT 12 tháng Bảng 3. Đánh giá độ vững khớp gối sau khi PT 12 tháng (theo IKDC) Độ vững theo IKDC Số lượng n=401 Tỷ lệ % Loại A 373 93 Loại B 18 4,5 Loại C 10 2,5 Loại D - - Tổng số 401 100 Nhận xét: Kết quả đánh giá độ vững khớp gối sau khi phẫu thuật 12 tháng có 93% loại A và 4,5% loại B, loại C có 2,5%. Không có trường hợp nào loại D. IV. BÀN LUẬN 4.1. Kết quả sau phẫu thuật Tính đến thời điểm 12 tháng sau PT tỷ lệ BN có dấu hiệu ngăn kéo trước âm tính chiếm 92,8% và 4,7% BN có dấu hiệu ngăn kéo trước độ dương tính độ I. Có 2,5% BN dấu hiệu ngăn kéo trước độ dương tính độ II. Tại thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật số BN có chức năng khớp gối theo thang điểm Lysholm đạt loại rất tốt chiếm 65,8%. Có 25,7% số BN đạt loại tốt và 6,2% đạt trung bình và có 2,2% bệnh nhân thuộc loại xấu. Điểm Lysholm trung bình là 92,91 ± 4,98. Đánh giá dấu hiệu Lachmantrên 401 BN thu được kết quả như sau: dấu hiệu Lachman âm tính chiếm 93,8% BN, dương tính độ I có chiếm 4%, dấu hiệu Lachman dương tính độ II chiếm 2,2% cao hơn kết quả của Đặng Hoàng Anh [1]. Kết quả đánh giá độ vững khớp gối sau khi phẫu thuật 12 tháng có 93% loại A và 4,5% loại B, loại C có 2,5%. Không có trường hợp nào loại D. Tương đương với kết quả của tác giả Vũ Nhất Định [3]. 4.2. Bàn luận về kỹ thuật Transfix - Kỹ thuật tạo mảnh ghép: Trong nghiên cứu này kích thước mảnh ghép có đường kính lớn nhất là 9 mm, nhỏ nhất là 7mm. Đường kính trung bình mảnh ghép là 8,25 ± 0,46mm. Chiều dài lớn nhất của mảnh ghép là 10 cm. Ngắn nhất là 8 cm. Chiều dài trung bình là 8,71 ± 0,47cm. Kích thước gân lớn hơn các nghiên cứu khác là do chúng tôi đã áp dụng kỹ thật khâu gân “Five-Strand Hamstring Autograft”[3], để thu được kích thước tối đa nhằm đảm bảo kích thước và chiều dài gân ghép. Theo nhiều nghiên cứu cho thây rằng chiều dài mảnh ghép có vai trò hết sức quan trọng trong việc cố định và liền mảnh ghép trong đường hầm xương, bởi mảnh ghép nằm trong đường hầm càng nhiều thì việc cố định càng vững chắc và gân liền vào đường hầm càng nhanh [7], [9]. - Phương pháp cố định mảnh ghép: Hiện nay, việc sử dụng các loại phương tiện cố định mảnh ghép rất đa dạng, tuy nhiên đều nhằm một mục đích cố định vững chắc dây chằng trong đường hầm. Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau nhưng theo nhiều nghiên cứu không có sự khác biệt đánh kể giữa các phương pháp cố định [10], kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó việc sử dụng phương pháp cố định nào phụ thuộc vào mong muốn 131
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 57/2023 của bệnh nhân (chủ yếu dùng chất liệu kim loại hay tự nhiên), trang thiết bị và dụng cụ sẵn có, cũng như sự quen thuộc của phẫu thuật viên đối với từng dụng cụ. Nhưng hay được sử dụng nhất là vít chèn và nút treo gân. Theo một số nghiên cứu, khi sử dụng các mảnh ghép dây chằng là gân mà không có xương ở hai đầu thì khi đường hầm chứa mảnh ghép bị rộng ra trong thời gian đầu sẽ làm cho mảnh ghép dây chằng bị “đánh võng” hay bị hội chứng “cần gạt nước” hay còn gọi là hội chứng “lắc lư đường hầm” nếu sử dụng các phương pháp cố định không phải là phương pháp chèn trực tiếp tại đường hầm [4], [6] . - Nhận xét kết quả sử dụng Trasnfix và vít sinh học cố định mảnh ghép: Trasnfix được sử dụng để cố định gân ghép trong đường hầm đùi. Vít chèn cố định gân ghép trong đường hầm chày, sử dụng Transfix vít của hãng Stryker. Trasnfix được làm bằng vật liệu Titan còn vít sinh học được làm từ Poly-L Lactic Acid (PLLA). Kích thước của vít tùy vào tình huống trong phẫu thuật mà phẫu thuật viên lựa chọn đường kính vít bằng hoặc lớn hơn kích thước đường hầm, còn độ dài của vít là 25mm. Ari Digiácomo Ocampo Moré [5] đánh giá bằng thực nghiệm kết luận khả năng cố định gân ghép vào đường hầm của Transfix là tốt hơn các phương tiện khác. Vít có khả năng cốt hóa với xương nên tạo độ vững chắc rất cao. Cách đánh giá dựa trên hình ảnh XQ chụp khớp gối để đánh giá [5]. Trong tất cả bệnh nhân được khám lại thì hầu hết các bệnh nhân đều đã có hình ảnh cốt hóa của vít với xương. Chỉ có khác nhau là cốt hóa hoàn toàn hay chưa hoàn toàn.Vì vít chèn bản chất là hợp chất hữu cơ nên về độ rắn và vững chắc so với vít ti tan không bằng, nhưng trong kết quả nghiên cứu này không có bênh nhân nào có hiện tượng gãy vít. V. KẾT LUẬN Đánh giá sau phẫu thuật 12 tháng chức năng vận động khớp gối phục hồi tốt với diểm Lysholm trung bình là 92,91 ± 4,98. Khả năng cố định gân ghép vào đường hầm của Transfix là tốt hơn các phương tiện khác. Sử dụng kỹ thuật “Five-Strand Hamstring Autograft” [9] nhằm đảm bảo độ lớn gân ghép và chiều dài gân ghép nằm trong đường hầm xương tạo điền kiện liền mảnh ghép vào đường hầm tốt nhất [8]. Vít có khả năng cốt hóa với xương nên tạo độ vững chắc rất cao theo thực nghiệm của Ari Digiácomo Ocampo Moré [5]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Hoàng Anh, Trần Đình Chiến, Phạm Đăng Ninh, Vũ Nhất Định, Nguyễn Bá Ngọc, Đỗ Đức Bình (2010), “Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước tại bệnh viện 103”, Y học Việt Nam tháng 10, (2), tr. 17-28. 2. Trần Trung Dũng (2014) "Tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi" Nhà xuất bản Y học, tr 10-40, 41-90. 3. Vũ Nhất Định (2013) “Kết quả bước đầu nội soi tái tạo dây chằng chéo trước dạng hai bó ba đường hầm” Tạp trí Y-Dược học quân sự tập 38, số 6 ,tr 121-127. 2013, Tạp chí chấn thương chỉnh hình số đặc biệt, pp. tr. 144 - 149. 4. Trần Hoàng Tùng (2018) “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi tái tạo hai bó dây chằng chéo trươc sử dụng gân bánh chè đồng loại” Luận án tiến sỹ y học. tr 9, 21-55, 60... 5. Ari Digiácomo Ocampo Moré (2016)"Biomechanical performance of Bio Cross-Pin and EndoButtonfor ACL reconstruction at femoral side: a porcinemodel"Indial Juanual Trauma Octopadict. pp. 1-55. 6. Brian P. Scannell (2015). "Biomechanical Comparison of Hamstring Tendon Fixation Devices for Anterior Cruciate Ligament Reconstruction: Part 2. Four Tibial Devices". s.l.: The 132
- TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 57/2023 American Journal of Orthopedics, p. 83. 7. Delaunoy, Ingrid (2004) "Sonography detection threshold for knee effusion". Clinical Rheumatology 22(6): pp. 391-415. 8. Kyle P. Lavery, M.D., Jeffrey F. Rasmussen, M.D., and Aman Dhawan, M.D (2104)” Five- Strand Hamstring Autograft for Anterior Cruciate Ligament Reconstruction” Arthroscopy Techniques, Vol 3: pp. e423-e426. 9. Rafael Calvo (2017) “Five-Strand Hamstring Autograft Versus Quadruple Hamstring Autograft With Graft Diameters 8.0 Millimeters or More in Anterior Cruciate Ligament Reconstruction” The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol 33, No 5: pp. 10. Streich N.A et al. (2008). "Reconstruction of the ACL with a 1 semitendinosus tendon graft: a prospective randomized single blinded comparison of double-bundle versus single-bundle technique in male athletes". Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 16(3), pp. 232-237 (Ngày nhận bài: 21/12/2022 - Ngày duyệt đăng: 20/02/2023) CÁC DẠNG MẠCH MÁU CỦA ĐẠI TRÀNG PHẢI VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM UNG THƯ ĐẠI TRÀNG PHẢI BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI Dương Diệp Thiên Phú1*, Hồ Long Hiển2, Phạm Văn Năng1 1. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2. Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ *Email: duongdiepthienphu@gmail.com TÓM TẮT Đặt vấn đề: Năm 1991, phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải lần đầu tiên được giới thiệu bởi Jacobs. Từ đó, kỹ thuật này ngày càng phát triển và có nhiều ưu việt so với mổ mở. Phẫu thuật viên cần nắm rõ giải phẫu và sự liên quan giữa các dạng mạch máu đại tràng để đảm bảo nguyên tắc điều trị về ung thư học. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các dạng mạch máu đại tràng phải và đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư đại tràng phải bằng phẫu thuật nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, cắt ngang mô tả với 43 bệnh nhân ung thư đại tràng phải từ 04/2021 đến 10/2022. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ: 18/25. Tuổi trung bình: 57,63 ± 11,5 tuổi. Ghi nhận động mạch hồi đại tràng và đại tràng giữa trong 100% các trường hợp, 39,5% động mạch hồi đại tràng bắt chéo trước tĩnh mạch mạc treo tràng trên, 44,2% động mạch đại tràng phải xuất phát trực tiếp từ động mạch mạc treo tràng trên. Thời gian phẫu thuật trung bình: 160 ± 36,3 phút. Biến chứng sau mổ: xì miệng nối 1 trường hợp (2,3%). Giải phẫu bệnh sau mổ: 88,4% carcinoma tuyến biệt hóa vừa, xâm lấn u: 27,9% T4a và 7% T4b. Số hạch nạo trung bình: 16,8 ± 3,57 hạch. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư tràng phải là phương pháp an toàn và khả thi. Tỉ lệ phát hiện động mạch hồi đại tràng là 100%, động mạch đại tràng phải là 44,2%. Từ khóa: Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải, động mạch hồi đại tràng, động mạch đại tràng phải. 133
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO TẠI KHOA BÁN CÔNG –BỆNH VIỆN MẮT TP.
12 p | 146 | 25
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh còn ống động mạch lớn
30 p | 48 | 7
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước theo phương pháp hai bó ba đường hầm cải biên tại Bệnh viện 175
41 p | 60 | 4
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
27 p | 49 | 3
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín thân xương cẳng tay ở trẻ em bằng phương pháp xuyên kim Kirschner trên màn hình tăng sáng tại BVĐK Lâm Đồng từ 2/2020 tới 8/2021 - BS. Nguyễn Duy Huân
65 p | 20 | 3
-
Bài giảng Đánh giá kết quả phẫu thuật đốt rung nhĩ (MAZE) bằng năng lượng sóng có tần số radio tại Bệnh viện Bạch Mai - ThS. Lê Việt Thắng
30 p | 23 | 3
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật đặt tấm lưới nhân tạo theo lichtenstein điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
6 p | 3 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm có sử dụng laser công suất thấp
8 p | 2 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn có khâu Quilting bằng chỉ số NOSE, SNOT-22 và chức năng tế bào lông chuyển
6 p | 7 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van động mạch chủ cơ học tại Bệnh viện Trung ương Huế
7 p | 5 | 1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật u lành tính tuyến nước bọt mang tai
8 p | 3 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới phân loại II theo Parant mở xương bằng máy Piezotome và tay khoan chậm
7 p | 3 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị xẹp nhĩ khu trú tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2022 – 2024
6 p | 3 | 0
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amiđan bằng dao điện đơn cực tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2024
7 p | 1 | 0
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt túi mật do viêm túi mật cấp
9 p | 0 | 0
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn kết hợp cắt túi hơi cuốn giữa
8 p | 1 | 0
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh viêm mũi xoang tái phát sau phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang ở người lớn
7 p | 2 | 0
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật phaco trên mắt đục thể thủy tinh chín trắng căng phồng với phương pháp xé bao trước kết hợp kim 30G tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long năm 2022 – 2023
7 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn