intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Giải phẫu II

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

58
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của "Đề cương Giải phẫu II" bao gồm 30 câu hỏi và đáp án trình bày về các vấn đề liên quan đến giải phẫu các bộ phận trên cơ thể người như: bụng, vùng cẳng tay, thần kinh.. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Giải phẫu II

  1. ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN -CLUB HỌC TỐT K47- ĐỀ CƯƠNG GIẢI PHẪU II 1
  2. Edit by Hà Vinh Câu 1: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo vùng vai nách; phân tích mối liên quan của các thành phần chính trong ổ nách và áp dụng? Chi trên dính vào thân bởi vai và nách. Đây là vùng trung gian qua lại của mạch máu và thần kinh từ cổ xuống chi trên và ngược lại. Vị trí, giới hạn - Vùng vai nách là tất cả các phần mềm nằm ở khoảng giữa xương cánh tay và khớp vai ở ngoài, thành ngực ở trước trong, khu vai ở sau. - Nách được coi là 1 hình tháp 4 cạnh với 4 thành (trước, sau, trong, ngoài), 1 nền ở dưới và 1 đỉnh ở trên. Cấu tạo 4 thành, 1 đỉnh, 1 nền. - Thành trước: có xương đòn nằm ngang hình chữ S, lồi ở trong, lõm ở ngoài. Từ nông vào sâu: + Lớp da, tổ chức dưới da và lá cân nông: giữa 2 chẽ cân nông ở nách là nguyên ủy của các cơ bám da cổ, trong lớp dưới da có nhánh thần kinh trên đòn. + Cân cơ nông: cơ ngực to được bọc trong 1 cân cơ ngực. Giữa 2 cơ Delta và cơ ngực to có rãnh Delta ngực, trong đáy rãnh có thể sờ thấy mỏm quạ. + Cân cơ sâu: có 3 cơ là cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay được bọc trong cân đòn quạ nách gồm cân đòn ngực và dây chằng treo nách. Giữa 2 lớp là 1 khoang chứa mỡ và TK cơ ngực to, 1 vài nhánh của ĐM cùng vai ngực phân nhánh ở mặt sau cơ ngực to. - Thành sau: tạo bởi xương vai, cơ dưới vai, trên gai, dưới gai, tròn to, tròn bé. Hai cơ tròn và xương cánh tay tạo thành tam giác cơ tròn, đầu dài cơ tam đầu đi qua đây chia làm 2 phần: + Tam giác bả vai tam đầu: ĐM vai dưới đi qua. + Tứ giác Velpeau: bó mạch TK mũ đi qua. Phần dài cơ tam đầu, bờ dưới cơ tròn to và xương cánh tay tạo nên tam giác cánh tay tam đầu, có bó mạch TK quay đi qua - Thành trong: cơ răng to bám từ 9 xương sườn trên đến bờ trong xương bả vai. - Thành ngoài: tạo bởi xương cánh tay, cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay, cơ Delta. - Đỉnh: là khe giữa xương sườn 1 và xương đòn, ngoài khe có mỏm quạ, ĐM nách và nhánh của đám rối TK cánh tay đi qua khe xuống nách. - Da: mềm, có Nền: có 4 lớp + Nhiều lông, tuyến mồ hôi. + Tổ chức dưới da: có nhiều các cuộn mỡ. + Cân nông: rất mỏng, căng từ cơ ngực to đến cơ lưng to. + Cân sâu: là cân sâu của cơ ngực bé và là chẽ gân của dây chằng treo nách đi từ dây chằng treo nách ở trước đến cơ lưng to ở sau. Bên ngoài dính vào cơ quạ cánh tay, trong phủ cơ răng to rồi bám vào xương bả vai tạo thành cung nách – nơi mạch và TK chạy qua xuống cánh tay. Mối liên quan Trong nách có: bó mạch nách, đám rối TK cánh tay và các nhánh của nó, bạch huyết, ngoài ra còn có tổ chức mỡ nhão. 2
  3. Lấy ĐM nách làm mốc, ta có mối liên quan của các thành phần như sau: - Liên quan xa (với các thành phần của ổ nách): từ giữa xương đòn, ĐM chạy chếch xuống dưới ra ngoài, lúc đầu rất gần thành trong, sau gần thành ngoài và thành trước. - Liên quan gần (với các thành phần trong ổ nách): có cơ ngực bé chạy ngang trước ĐM, chia làm 3 đoạn liên quan: + Đoạn trên cơ ngực bé: rất gần thành trước, ngay sau cân đòn ngực, tất cả các thân TK đều ở phía ngoài ĐM, khi tạo thành các thân TK thì quây xung quanh ĐM. + Đoạn sau cơ ngực bé: • Ngoài: TK cơ bì. • Trước: TK giữa, 2 rễ trong ngoài. • Trong: giữa ĐM và TM có TK trụ, TK bì cánh tay trong, trong TM có TK bì cẳng tay trong. • Sau: TK quay, TK mũ. + Đoạn dưới cơ ngực bé: chỉ còn TK giữa ở trước ngoài ĐM, liên hệ mật thiết với ĐM. - TM nách: do 2 TM đi từ dưới lên trên rồi hợp lại thành, TM nách ở phía trong ĐM. Đến gần xương đòn thì ra trước ĐM. - Bạch huyết: có 3 toán hạch lần lượt trải dọc bó mạch nách, ĐM ngực ngoài và vai dưới. Áp dụng - Tìm Động Mạch nách: + Lý thuyết cổ điển: quai TK ngực ôm lấy phía trước ĐM nách. + Lý thuyết hiện đại: tìm ĐM trong chạc 3 TK giữa, ôm lấy ĐM nách. - Thắt ĐM nách: thắt ở trên chỗ tách ra của ĐM vai dưới (tìm ĐM vai dưới trong tam giác bả vai tam đầu), do có các vòng nối quanh vai (các nhánh vai trên, vai sau của ĐM dưới đòn nối với nhánh vai dưới của ĐM nách); quanh ngực (nhánh ngực trong của ĐM dưới đòn và nhánh ngực của ĐM nách và nhánh liên sườn của ĐM chủ ngực), quanh cánh tay (nhánh ngực trong của ĐM dưới đòn và nhánh ngực của ĐM nách và nhánh liên sườn của ĐM chủ ngực). - Đoạn nguy hiểm: giữa ĐM vai dưới và ĐM mũ, vì đoạn này ĐM không tiếp nối với nhau. - Trong phẫu thuật ở vai, phải tránh dây mũ (thoát ra ở tứ giác Velpeau). - Hõm nách có nhiều tổ chức mỡ nhão, nhiều lông và tuyến nên khi viêm nhiễm rất dễ bị lây lan. - Sai khớp vai biểu hiện mất rãnh Delta ngực. - Sập ụ vai có dấu hiệu nhát rìu dẫn đến tổn thương khớp vai. - Rãnh Delta ngực là đường vạch để đi vào vùng khớp vai, vùng vai nách vì không có mạch TK đi trong rãnh. - Bờ trong cơ quạ cánh tay là mốc để tìm ĐM nách vì cơ quạ cánh tay là cơ tùy hành của ĐM nách. - Gây tê đám rối thần kinh cánh tay trong phẫu thuật. Câu 2: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo vùng cánh tay trước; phân tích mối liên quan của các thành phần chính trong ống cánh tay và áp dụng? Vị trí, giới hạn - Vị trí: là tất cả phần mềm che phủ mặt trước xương cánh tay và 2 vách gian cơ. - Giới hạn: + Giới hạn trên: bờ dưới cơ ngực to. + Giới hạn dưới: đường vòng trên nếp khuỷu 3cm. 3
  4. + Giới hạn sau: xương cánh tay và 2 vách gian cơ. Cấu tạo - Lớp nông: + Da: mỏng, mềm, di dộng. + Tổ chức tế bào dưới da: mỏng. + TM nông: trong lớp tổ chức dưới da có TM đầu chạy dọc phía ngoài cơ nhị đầu tới rãnh delta ngực rồi chọc qua cân đòn ngực vào sâu đổ vào TM nách. + TK nông: nhánh bì của TK nách, nhánh của TK bì cẳng tay trong, TK bì cánh tay trong. - Lớp mạc: mỏng, liên tiếp với mạc bọc các cơ, tách ra 2 vách gian cơ trong và ngoài bám vào xương cánh tay, ngăn cách vùng cánh tay trước và sau. - Lớp dưới mạc: cơ, mạch, TK ở sâu. + Cơ: từ sâu ra nông: cơ cánh tay, cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay. Tác dụng chung là gấp cẳng tay vào cánh tay. + Mạch, TK sâu: bó mạch TK cánh tay nằm trong ống cánh tay, dây TK cơ bì nằm giữa lớp nông và lớp sâu. Mối liên quan - Ống cánh tay: + Giới hạn trước: • Ở trên là cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay • Ở dưới là cơ nhị đầu cánh tay, cơ cánh tay trước + Giới hạn trong: mạc bọc cánh tay, tổ chức dưới da, da + Giới hạn sau: vách liên cơ trong. - Trong ống cánh tay: bó mạch cánh tay, TK giữa, TK trụ, TK quay, TK bì cẳng tay trong, TM nền. - Lấy ĐM cánh tay làm mốc, ta có mối liên quan như sau: + TK giữa: lúc đầu ở ngoài ĐM, sau bắt chéo trước ĐM ở giữa cánh tay để xuống dưới thì nằm trong ĐM. + TK trụ: ở trong ĐM, chọc qua vách liên cơ trong ra khu sau. + TK quay: lúc đầu ở sau ĐM, sau chọc qua tam giác cánh tay tam đầu ra sau cánh tay. + TK cơ bì: chọc qua cơ quạ cánh tay ra khu cánh tay trước nằm giữa cơ nhị đầu và cơ cánh tay. + TM cánh tay: 2 TM sâu đi kèm 2 bên ĐM, nhận các nhánh bên tương ứng với các nhánh bên của ĐM. + TM nền: là TM từ nông chọc qua mạc cánh tay để vào ống cánh tay ở giữa cánh tay. + TK bì cẳng tay trong: đi ở phía trong ĐM khi đến giữa ống cánh tay, chọc qua lỗ vào của TM nền ra nông. Áp dụng - Tìm ĐM cánh tay: theo bờ trong của cơ nhị đầu cánh tay hoặc ĐM ở ngay sau TK giữa - Thắt ĐM cánh tay: có thể thắt ĐM ở dưới ĐM cánh tay sâu, tốt nhất là thắt dưới ĐM bên trụ trên, vì thắt ở vị trí này vẫn đảm bảo sự lưu thông máu với phần dưới chỗ thắt qua 3 vòng nối: quanh cánh tay (do nhánh lên của ĐM cánh tay sâu nối với nhánh xuống của ĐM mũ), trên lồi cầu (do nhánh xuống của ĐM cánh tay sâu nối với nhánh quặt ngược quay trước của ĐM quay và nhánh quặt ngược quay sau của ĐM trụ) và trên ròng rọc (do nhánh bên trụ trên, dưới nối với 2 nhánh trước và sau của thân ĐM quặt ngược trụ). - Đoạn thắt nguy hiểm là giữa ĐM mũ và ĐM cánh tay sâu. 4
  5. - Đo huyết áp ĐM: đo ở đoạn ĐM chạy trong ống cánh tay do đoạn này ĐM ở nông. - Cơ quạ cánh tay có TK cơ bì chọc qua nên tránh làm tổn thương hoặc rạch vào cơ quạ cánh tay vì dễ làm tổn thương TK cơ bì (là thần kinh chi phối vận động cho tất cả các cơ vùng cánh tay trước). Câu 3: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan vùng khuỷu và áp dụng? Vị trí, giới hạn - Là tất cả phần mềm bọc xung quanh khớp khuỷu. - Giới hạn: đường vòng ngang trên và dưới nếp khuỷu 3cm. - Khớp khuỷu ở giữa chia vùng khuỷu làm 2 phần: vùng khuỷu trước và sau. Cấu tạo Vùng khuỷu trước - Lớp nông: + Da: mịn, xô đẩy dễ dàng. + Tổ chức dưới da: mỏng, lỏng lẻo. Có: • TM trụ nông, TM quay nông, TM giữa cẳng tay, TM giữa khuỷu, TM giữa đầu, TM giữa nền. Một số trường hợp, chúng nối với nhau tạo M tĩnh mạch. • TK nông: nhánh bì của TK cơ bì đi trước TM giữa đầu, nhánh bì của TK bì cẳng tay trong đi dưới TM giữa nền. + Mạc nông: liên tiếp với mạc bọc cánh tay và cẳng tay, được tăng cường thêm bởi trẽ gân cơ nhị đầu. - Lớp sâu: cơ, mạch, TK sâu + Toán cơ trên ròng rọc: cơ sấp tròn, cơ gan tay lớn và bé, cơ trụ trước, cơ gấp chung nông và sâu. Đều có nguyên ủy từ mỏm trên ròng rọc và đi xuống cẳng tay. + Toán cơ trên lồi cầu: cơ ngửa dài, cơ quay I, cơ quay II, cơ ngửa ngắn. Đều có nguyên ủy từ bờ ngoài xương cánh tay hoặc mỏm trên lồi cầu đi xuống cẳng tay. + Toán cơ giữa: phần dưới cơ cánh tay và cơ nhị đầu.  Ba toán cơ trên tạo nên rãnh nhị đầu (trong và ngoài), ngăn cách nhau bởi gân cơ nhị đầu. Rãnh nhị đầu ngoài: 4 thành + Thành trước: da, mạc nông. + Thành ngoài: toán cơ trên lồi cầu. + Thành trong: gân cơ nhị đầu cánh tay. + Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay trước. Trong rãnh: TK quay nằm ngoài nhánh quặt ngược quay trước của ĐM quay. Rãnh nhị đầu trong: 4 thành + Thành trước: da, mạc nông. + Thành ngoài: gân cơ nhị đầu. + Thành trong: toán cơ trên ròng rọc. + Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay trước. 5
  6. Trong rãnh: ĐM cánh tay nằm ngoài TK giữa. Vùng khuỷu sau: gồm 2 rãnh - Rãnh ngoài (rãnh lồi cầu): mỏm trên lồi cầu và mỏm khuỷu tạo nên. Rãnh rộng, nông, có cơ khuỷu lấp đầy rãnh. - Rãnh trong (rãnh ròng rọc): mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu tạo nên. Rãnh hẹp, sâu, có TK trụ đi giữa 2 bó cơ trụ trước. Mối liên quan - Vùng khuỷu trước: Lấy TK giữa làm mốc + ĐM cánh tay: ở phía ngoài TK giữa, xuống dưới ĐM cánh tay chia nhánh từ ngoài vào trong là: ĐM quay, ĐM trụ đều nằm ngoài TK giữa. Cơ sấp tròn bắt chéo trước ĐM trụ ở dưới và TK giữa ở trên (TK giữa đi trong 2 bó của cơ). + TK quay từ vùng sau tách 2 nhánh vào máng nhị đầu ngoài. ĐM quặt ngược quay trước của ĐM quay nằm phía trong TK quay. Cả 2 thành phần nằm trong máng nhị đầu ngoài và nằm ngoài ĐM cánh tay và TK giữa. - Vùng khuỷu sau: TK trụ đi giữa 2 bó cơ trụ trước. Áp dụng - Tiêm truyền dịch, truyền máu, lấy máu ở vùng TM chữ M do TM ở nông và to - TK quay ở chỗ tách ra làm 2 nhánh nằm sát xương, nếu như có va chạm gẫy xương có thể làm đứt, liệt dây TK quay, dây quay là dây duỗi và ngửa => khi liệt có dấu hiệu bàn tay cổ cò. - Thăm khám dây TK trụ đánh giá tổn thương tại rãnh trong vùng khuỷu sau. Câu 4: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan của các thành phần chính trong vùng cẳng tay trước và áp dụng? Vị trí, giới hạn - Gồm tất cả các thành phần che phủ mặt trước 2 xương cẳng tay, màng gian cốt cùng hai vách gian cơ. - Giới hạn: + Trên : Đường vòng dưới nếp gấp khuỷu 3cm + Dưới : Đường vòng ngang qua nếp gấp cổ tay xa nhất. Cấu tạo - Lớp nông: + Da: mỏng, mịn, dễ di động. + Tổ chức dưới da: • Mỏng ở nam, dày ở nữ và trẻ em • Mạch ở nông: TM quay nông, TM trụ nông, TM giữa cẳng tay. • TK nông: ở ngoài có nhánh bì của dây TK cơ bì; ở trong có TK bì cẳng tay trong. + Mạc nông: bọc xung quanh cẳng tay. Ở trên liên tiếp với mạc khuỷu, tách ra 2 vách gian cơ. + Hai vách gian và màng gian cốt chia vùng cẳng tay làm 2 vùng trước và sau. - Các cơ (4-1-2-1): + Nông (4 cơ): cơ sấp tròn, cơ gan tay lớn, cơ gan tay bé, cơ trụ trước. 6
  7. + Giữa (1 cơ): cơ gấp chung nông. + Sâu (2 cơ): cơ gấp sâu các ngón, cơ gấp dài ngón cái. + Sát xương (1 cơ): cơ sấp vuông. Tác dụng : Sấp bàn tay, cổ tay. Gấp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Nghiêng bàn tay, cổ tay. - Mạch và TK: + Mạch: ĐM quay, ĐM trụ là ngành cùng của động mạch cánh tay. Mỗi ĐM có 2 TM đi kèm 2 bên. + Thần kinh: TK quay, TK giữa, TK trụ. Mối liên quan Lấy ĐM quay làm mốc, ta có liên quan sau: - 1/3 trên: ĐM đi dọc bờ trong cơ ngửa dài, nằm trên cơ ngửa ngắn, bắt chéo trước cơ sấp tròn. ĐM nằm trong chẽ gân cơ sấp tròn. TK quay nằm ngoài ĐM. - 1/3 giữa: ĐM nằm giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn, nằm trên cơ gấp dài ngón cái. TK quay đi ngoài ĐM, sau đó vòng quanh xương quay, đi dưới cơ ngửa dài rồi chạy ra sau. - 1/3 dưới: ĐM nằm giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn. - Cổ tay: Đi vòng quanh mỏm trâm rồi quay ra sau tới hộp lào giải phẫu đến khoang liên cốt I vào vùng gan tay. Lấy ĐM trụ làm mốc, ta có liên quan sau: - 1/3 trên: chạy chếch vào sâu, bắt chéo sau dây TK giữa, dưới cơ sấp tròn, sau cung cơ gấp nông, giữa cơ gấp nông và sâu. - 1/3 giữa: đi giữa cơ gấp chung nông và sâu, chạy dần vào trong tới gần cơ trụ trước. - 1/3 dưới: đi giữa cơ gấp chung nông và gân cơ trụ trước. Các liên quan khác: - TK quay đi ngoài ĐM quay, cách mỏm trâm quay 10cm thì vòng ra sau. - TK trụ đi phía trong ĐM trụ. - TK giữa nằm trong ĐM cánh tay, chui dưới cung cơ gấp chung nông, bắt chéo trước ĐM trụ. Xuống đến vùng cẳng tay, nằm giữa cơ gấp chung nông và sâu tới 1/3 dưới chạy ra nông, nằm trong rãnh giữa cơ gan tay lớn và bé, nằm rất nông, chỉ có da và cân che phủ. Áp dụng - ĐM quay: + Nối với ĐM cánh tay qua vòng nối trên lồi cầu + Nối với ĐM trụ qua các nhánh cơ, nhánh ngang trước cổ tay, nhánh mu cổ tay, 2 cung mạch gan tay. - ĐM trụ: + Nối với ĐM cánh tay qua vòng nối trên ròng rọc + Nối với ĐM cánh tay sâu qua vòng nối trên lồi cầu + Nối với ĐM quay qua các nhánh cơ, nhánh ngang trước cổ tay, nhánh mu cổ tay và 2 cung ĐM gan tay nông sâu. Có thể thắt 2 ĐM này mà vẫn đảm bảo tuần hoàn - Tìm ĐM trụ: đường chuẩn đích là đường vạch từ mỏm trên ròng rọc đến bờ ngoài xương đậu. 7
  8. - Tìm ĐM quay: đường chuẩn đích là đường vạch từ giữa nếp gấp khuỷu đến rãnh giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn. - Bắt ĐM ở cổ tay: bắt ĐM quay (do ĐM nằm ở nông và trên nền xương cứng). - TK trụ khi bị liệt hay đứt dẫn tới hội chứng bàn tay vuốt trụ. - TK quay dễ bị tổn thương khi gãy cổ xương quay. - Khi xương bị gãy, động tác sấp ngửa bị giảm hoặc mất. - Giới hạn trong: bờ sau xương trụ mỏm ròng rọc. Giới hạn ngoài: bờ trước xương quay. Hai giới hạn trên không bắt chéo với TK vận động nên khi phẫu thuật có 2 đường rạch vào. - Khi gấp và nắm chặt bàn tay thì nếp gấp cổ tay dưới cùng hằn rõ nhất, nổi lên 2 gân: gân cơ gan tay dài, gân cơ gấp cổ tay quay. Giữa 2 gân là rãnh dọc, đây là mốc định vị dây TK giữa ở dưới. - TK giữa liệt hoặc đứt dẫn tới hội chứng bàn tay khỉ. Câu 5: Mô tả cấu tạo, mạch, thần kinh vùng gan tay và áp dụng? Cấu tạo - Lớp nông: + Da: dày, dính chắc trừ ô mô cái. + Mạch nông: nhỏ, ít. + TK nông: nhánh bì của TK giữa ở ngoài, nhánh bì của TK trụ ở trong, nhánh bì của TK quay ở trên, TK cơ bì ở trên. + Mạc nông: căng từ xương đốt bàn I đến V; tách ra thành 2 vách liên cơ. + Mạc sâu: che phủ xương đốt bàn và cơ liên cốt. - Lớp sâu và ô gan tay: 4 ô, 2 lớp + Các ô gan tay nông: đi từ mạc nông đến mạc sâu, được 2 vách ngăn chia làm 3 ô. Ô giữa chứa hầu hết mạch và TK quan trọng. • Ô mô cái: cơ dạng ngắn ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, cơ đối chiếu ngón cái, cơ khép ngón cái. • Ô mô út: cơ gan tay ngắn, cơ dạng ngón út, đối chiếu ngón út, gấp ngắn ngón út. • Ô gan tay giữa: ▪ Trước: 4 gân gấp nông ▪ Sau: 4 gân gấp sâu ▪ 4 cơ giun + Ô gan tay sâu: nằm dưới mạc sâu và các xương bàn tay. Có cung mạch gan tay sâu, cơ gian cốt, ngành sâu của TK trụ. Ô gan tay sâu có 8 cơ gian cốt. - Bao hoạt dịch các gân gấp: + Bao hoạt dịch quay + Bao hoạt dịch trụ + Bao hoạt dịch các ngón giữa Mạch và thần kinh - Cung ĐM gan tay nông: + Nhánh cùng của ĐM trụ và nhánh quay gan tay của ĐM quay + Đường đi: đi theo 2 đường kẻ • Đường kẻ chếch: từ bờ ngoài xương đậu đến kẽ ngón III, IV • Đường kẻ ngang: kẻ ngang khi ngón cái dạng hết sức. + Nhánh: 4 nhánh 8
  9. • ĐM bên trong ngón út • Ba nhánh gan ngón chung, mỗi nhánh lại chia 2 ĐM gan ngón riêng. Liên quan: + TM và nhánh TK trụ đi kèm ĐM. + Cung ĐM nằm ngay dưới cân gan tay giữa, trên gân cơ gấp. Chú ý mạch máu, TK gan ngón tay không tiếp xúc với xương đốt ngón tay mà tiếp xúc với bao xơ nên khi phẫu tích dọc ngón tay có thể rạch chỗ da tiếp xúc với xương mà không gây tổn thương mạch, TK. Khi tiến hành các thủ thuật ở bàn tay nên tiến hành phía dưới đường Boeckel để tránh cắt vào cung ĐM gan nông. - Cung ĐM gan tay sâu: + Nhánh cùng của ĐM quay và nhánh trụ gan tay của ĐM trụ. + Đường đi: • ĐM quay bắt chéo hộp lào giải phẫu qua khoang liên cốt I, lách giữa 2 bó cơ khép ngón cái, đi ngang tới gặp ĐM trụ. • ĐM trụ: đi từ đỉnh xương đậu vào sâu đến gặp ĐM quay. + Nhánh: • Lõm: nhánh cổ tay • Lồi: 4 nhánh liên cốt, 3 nhánh đổ nông, nhánh còn lại tách 2 nhánh bên ngón trỏ và ngón cái. • Sau: 3 nhánh xiên. Liên quan: + Nằm sát xương đốt bàn II, III, IV + Có 2 TM đi kèm. + Nhánh sâu TK trụ bắt chéo trước. - TK giữa: sau khi chui dưới dây chằng vòng cổ tay chia 2 nhánh trong, ngoài. - TK trụ: cùng ĐM trụ đi trên dây chằng vòng cổ tay tới gan tay chia 2 nhánh nông và sâu. - TK quay: luồn dưới cơ ngửa dài, vòng quanh xương quay ra sau, chi phối cảm giác cho ô mô cái. Áp dụng - 2 cung ĐM gan tay nông và sâu có các nhánh nối chằng chịt nên có thể thắt bất cứ chỗ nào. - Tổn thương: • Dây giữa gây hội chứng bàn tay khỉ. • Dây trụ gây hội chứng bàn tay vuốt trụ. • Dây quay gây hội chứng bàn tay cổ cò. - Cung ĐM gan tay nông nằm từ đường Boeckel trở lên nên có thể đi vào bằng đường này: áp dụng tìm cung ĐM. - Viêm bao hoạt dịch các ngón gây sưng phồng, càng cua. - Bao hoạt dịch gân gấp ngón cái, út thông nhau nên viêm 1 bên có thể lây lan sang bên còn lại. - Bao hoạt dịch trụ kéo dài lên tận cổ tay nên khi viêm sẽ khó điều trị. - Hội chứng ống cổ tay: các gân cơ gấp trong ống cổ tay bị viêm gây chèn ép TK giữa dẫn đến tê liệt bàn tay. Câu 6: Mô tả cấu tạo, mạch, thần kinh vùng mông và áp dụng? Vùng mông gồm các phần mềm che lấp mặt sau ngoài xương chậu và khớp chậu đùi. Là một vùng quan trọng, có nhiều cơ, đặc biệt nhiều mạch máu thần kinh từ trong chậu hông đi ra. 9
  10. Cấu tạo - Da và tổ chức dưới da: có nhiều tổ chức mỡ và các nhánh TK nông + Ở trên: nhánh dây TK liên sườn XII + Ở dưới: TK đùi bì sau + Ở ngoài: TK đùi bì ngoài - Mạc nông: chia 2 lá bọc cơ mông lớn; xuống dưới dính vào mạc đùi, ra ngoài dính dải chậu chày và cơ căng mạc đùi. - Cơ: chia 2 loại + Cơ chậu hông mấu chuyển: tác dụng duỗi, dạng, xoay đùi. + Cơ ụ ngồi mấu chuyển: tác dụng xoay ngoài đùi. Phân làm 3 lớp cơ: + Nông: cơ mông lớn, cơ căng mạc đùi. + Giữa: cơ mông nhỡ. + Sâu: cơ mông bé, 2 cơ sinh đôi, 2 cơ bịt, cơ hình lê, cơ vuông đùi. - Cân sâu: giữa 2 lớp cơ có cân mông, trên dính mào chậu, dưới là cân đùi. Mạch và thần kinh ❖ Bó mạch TK trên cơ hình lê + ĐM mông trên: • Ngành cùng của thân sau ĐM chậu trong • Chia 2 ngành, cấp máu cho 3 cơ mông • Nối với ĐM mông dưới và ĐM mũ đùi ngoài. + TK mông trên • Thân thắt lưng cùng và TK cùng I hợp thành • Thường nằm ngoài ĐM • Chia 2 ngành, chi phối cơ mông bé, mông nhỡ và cơ căng mạc đùi ❖ Bó mạch TK dưới cơ hình lê - TK đùi bì sau: • Tách từ dây sống cùng I, II, III. • Cảm giác da, cơ quan sinh dục ngoài. - TK ngồi: • Gồm ▪ TK mác chung: nhánh thắt lưng IV, V và nhánh cùng I, II. ▪ TK chày: nhánh thắt lưng IV, V và nhánh cùng I, II, III. • Chi phối cảm giác và vận động cho chi dưới. • Đi trước cơ mông lớn, sau nhóm cơ chậu hông mấu chuyển tới vùng đùi. - Bó mạch TK mông dưới: + ĐM mông dưới • Ngành cùng của ĐM chậu trong • Chia 2 ngành: ▪ Ngành lên cấp máu cơ mông, nối với ĐM mông trên ▪ Ngành xuống cấp máu cho cơ đùi sau, nối với ĐM mũ đùi, các nhánh xiên ĐM đùi sâu. + TK mông dưới: vận động cơ mông lớn. - Bó mạch TK thẹn: 10
  11. + ĐM thẹn trong: đi từ khuyết hông to dưới cơ hình lê vòng qua gai ngồi tới khuyết ngồi bé tới ống thẹn vào vùng đáy chậu, bộ phận sinh dục,… + TK thẹn: • TK cùng II, III, IV • Đi theo ĐM Áp dụng - TK ngồi bị viêm hay bị tổn thương do trật khớp hông, gãy xương chậu, tiêm không đúng dẫn đến không gấp được cẳng chân, không đứng được trên gót chân, ngón chân ảnh hưởng đến động tác đi bộ. Thăm khám dây TK ngồi bằng cách ấn vào điểm Valleix (từ ụ ngồi tới mấu chuyển lớn trên xương đùi). - Tiêm mông: 1/4 trên ngoài vì vùng này mạch máu đã chia nhỏ, ít TK + Đường ngang: gốc rãnh liên mông ra ngoài. + Đường dọc: đường thẳng góc và đường ngang, cách rãnh liên mông 2 đến 3 khoát ngón tay. - Các ĐM mông trên đều thắt được. - Sau ĐM có 1 đám rối tĩnh mạch nên bộc lộ mạch khó. - ĐM mông dễ bị tổn thương khi xương chậu gãy, rạn hay tiêm mông bị áp xe lan tới. - Tìm ĐM mông: dựa vào cơ hình lê(vạch từ gai chậu sau trên tới cơ mông lớn xương đùi) do ĐM ở trên cơ này. Câu 7: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan của các thành phần chính vùng đùi trước và áp dụng? Vị trí, giới hạn - Trên: nếp lằn bẹn - Dưới: đường ngang phía trên xương bánh chè 2 khoát ngón tay - Ngoài: Đường từ gai chậu trước trên đến lồi cầu ngoài - Trong: Đường từ khớp mu tới lồi cầu trong Cấu tạo - Lớp nông + Da: mềm, mỏng, đặc biệt là vùng bẹn + Tổ chức dưới da: • Nhiều mỡ • Mạch nông: ▪ ĐM nông: nhánh bên ĐM đùi ▪ TM nông: TM hiển lớn ▪ Hạch bạch huyết nông • Thần kinh nông: là các nhánh cảm giác ▪ TK bì đùi ngoài, nhánh sinh dục ▪ TK sinh dục đùi, nhánh bì TK đùi, nhánh hiển TK đùi, nhánh bì TK bịt - Mạc đùi: dày, chắc + Tách ra thành 2 vách gian cơ ngoài và trong bám vào đường ráp xương đùi + Trên: dây chằng bẹn 11
  12. + Ngoài: tách ra bọc cơ căng mạc đùi ở trên, bọc dải chậu chày ở dưới + Trước: bọc cơ may, đến bờ trong chia 2 lá nông và sâu; 2 lá này lại chập lại ở bờ ngoài cơ khép dài tạo nên bao mạc có mạch đùi nằm trong. - Lớp dưới mạc: + Cơ: • Nhóm trước: cơ may, cơ tứ đầu đùi, cơ thắt lưng chậu. Tác dụng chung duỗi cơ chân, gấp đùi. • Nhóm trong: ▪ Ở nông: Cơ lược, cơ thon, cơ khép dài ▪ Ở giữa: Cơ khép ngắn ▪ Ở sâu: Cơ khép lớn Tác dụng chung là khép đùi và gấp cẳng chân + Mạch máu: • Động mạch: ĐM bịt ĐM đùi: chia nhánh là ĐM thượng vị nông, ĐM mũ chậu nông, ĐM thẹn ngoài, ĐM đùi sâu, ĐM gối xuống • Tĩnh mạch: TM đùi và TM bịt + Thần kinh: • TK đùi: chia nhánh cơ, nhánh bì, TK hiển. • TK bịt. Mối liên quan Lấy động mạch đùi làm mốc, chia làm 3 đoạn - Đoạn sau dây chằng bẹn + Được chia thành 2 ô bởi dải chậu lược, ô cơ nằm ngoài, ô mạch nằm trong. + Trong ô mạch: ĐM nằm ngoài, TM nằm giữa, bạch huyết nằm trong; cả 3 được bọc trong bao mạch đùi, bao này tách 2 vách chia thành ô ĐM, ô TM, ô bạch huyết (ống đùi; là điểm yếu của vùng bẹn thường gây thoát vị đùi). - Đoạn đi trước tam giác đùi (tam giác Scarpa) Là một khe hình tháp tam giác, có: + Nền: dây chằng bẹn ở trước, ở sau là bờ trước xương chậu. + Đỉnh: nơi cơ may gặp cơ khép dài. + Thành ngoài: cơ may, cơ thắt lưng chậu. + Thành trong: cơ lược, cơ khép dài. + Thành trước: mạc đùi Trong tam giác đùi: TK đùi nằm ngoài, ĐM đùi nằm giữa, TM đùi nằm trong. - Đoạn đi trong ống cơ khép (ống đùi Hunter) Ống có 3 mặt: + Mặt trước trong: trên là cơ may, dưới là mạc rộng – khép + Mặt trước ngoài: cơ rộng trong + Mặt sau: cơ khép dài nằm trên, gân cơ khép lớn nằm dưới Các thành phần trong ống cơ khép: + ĐM, TM đùi; ĐM bắt chéo trước TM để vào trong TM + Nhánh thần kinh vận động cơ rộng trong 12
  13. + TK hiển; ban đầu nằm ngoài ĐM sau đi ra trước vào trong ĐM để chọc ra nông. Áp dụng - Da mềm mỏng, có nhiều tuyến bì (vùng bẹn) nên ở trẻ nhỏ dễ bị viêm. - TK bịt đi vào rãnh bịt, áp sát vào xương nên khi thoát vị bịt, TK bịt bị chèn ép sẽ gây đau vùng bẹn và đùi trong. - Tìm ĐM đùi ở ống đùi: + Cơ may: cơ tùy hành + Thừng cơ khép - Vì ĐM đùi liên quan: TK ở ngoài, TM ở trong + Khi rạch thấy nhiều TK là đã lạc quá ra ngoài + Chảy nhiều máu là đã lạc quá vào trong - ĐM đùi nối với ĐM chậu trong bởi các nhánh ĐM mũ đùi, xiên, mông dưới là vòng nối quan trọng nhất vì thế nên thắt ĐM đùi ở phía trên chỗ tách của ĐM đùi sâu càng cao càng tốt. - Tiêm truyền vào TM hiển lớn. - Ống đùi là điểm yếu của vùng bẹn hay bị thoát vị đùi. Câu 8: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan của các thành phần chính vùng cẳng chân trước và áp dụng? Vị trí, giới hạn - Vị trí: tất cả phần mềm che phủ mặt trước 2 xương cẳng chân - Giới hạn: + Trên: đường vòng ngang lồi củ chày trước + Dưới: đường vòng ngang hai mắt cá chân Cấu tạo - Nông: + Da: mỏng, ít di động, ít mạch máu, đôi khi có lông + Tổ chức dưới da: • Mỏng • Mạch nông: TM hiển lớn, TM hiển bé • Thần kinh: TK mác nông, TK hiển - Mạc + Trên: liên tiếp mạc đùi + Trong: bám sát mặt trong xương chày + Ngoài: liên tiếp mạc cẳng chân sau và vách gian cơ + Dưới: dầy lên tạo mạc hãm các gân duỗi - Sâu + Cơ: • Khu trước (4 cơ): cơ chày trước, cơ duỗi dài ngón cái, cơ duỗi chung các ngón chân, cơ mác ba. Tác dụng chung duỗi bàn chân, ngón chân. • Khu ngoài (2 cơ): cơ mác dài, cơ mác ngắn. 13
  14. Tác dụng chung nâng đỡ vòm gan chân gấp, xoay bàn chân. + Mạch: ĐM chày trước; có 2 TM đi kèm, cơ tùy hành là cơ chày trước. + Thần kinh: TK mác sâu, TK mác nông. Mối liên quan Lấy ĐM chày trước làm mốc, ta có liên quan: - 1/3 trên: ĐM chày trước nằm giữa cơ chày trước ở trong, cơ duỗi chung các ngón ở ngoài. - 1/3 giữa và dưới cẳng chân: ĐM chày trước nằm giữa cơ chày trước ở trong, ở ngoài là cơ duỗi chung ngón chân và cơ duỗi dài ngón cái. - Tại cổ chân: gân cơ duỗi ngón cái bắt chéo ĐM chày trước đi vào trong. - TK mác sâu: + Ở trên: nằm ngoài ĐM chày trước + Giữa cẳng chân: bắt chéo mặt trước ĐM từ ngoài vào trong + Xuống dưới: nằm trong ĐM Áp dụng - Tìm ĐM chày trước: Vì ĐM nằm giữa cơ chày trước ở trong, cơ duỗi chung(trên) và cơ duỗi ngón cái (dưới). Đi theo khe này tới 1/3 dưới cẳng chân, banh gân cơ chày trước ra sẽ thấy ĐM. - Có 2 vòng nối quan trọng là vòng nối quanh gối và vòng nối quanh mắt cá chân nên có thể thắt mà vẫn đảm bảo tuần hoàn. - Bờ trước xương chày sắc chỉ có dải mạc che phủ nên dễ bị tổn thương. - TM hiển lớn ở trước mắt cá trong, nằm ở nông, dễ tìm nên ứng dụng trong tiêm truyền. - Xương mác xoắn vặn từ sau vào trong, là chỗ chủ yếu gãy xương. Câu 9: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo; phân tích mối liên quan của các thành phần chính vùng cẳng chân sau và áp dụng? Vị trí, giới hạn - Vùng giữa khoeo và sên cẳng chân - Giới hạn: + Trên: đường vòng ngang lồi củ chày trước + Dưới: đường vòng ngang hai mắt cá chân + Trước: 2 xương cẳng chân và màng gian cốt Cấu tạo - Nông: + Da: ít đàn hồi + Tổ chức dưới da: • Mạch nông: TM hiển bé • TK nông: TK đùi bì sau, TK bì bắp chân ngoài, TK bì bắp chân trong - Mạc: + Mạc nông: • Trong: bờ trước xương chày • Ngoài: liên tiếp với mạc cẳng chân trước 14
  15. • Giữa: chia làm 2 trẽ bọc TM hiển bé và TK bì bắp chân + Mạc sâu: Ngăn cách 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau - Sâu: + Cơ: • Nông: cơ tam đầu cẳng chân, cơ gan chân dài. • Sâu: cơ khoeo, cơ chày sau, cơ gấp dài ngón cái, cơ gấp dài ngón chân Tác dụng chung gấp cẳng chân, ngón chân, bàn chân; nghiêng trong bàn chân. + Mao mạch, thần kinh • Động mạch: ĐM chày sau, ĐM mác • Tĩnh mạch: 2 TM đi kèm 2 bên ĐM cùng đổ vào TM khoeo • Thần kinh: TK chày Mối liên quan - ĐM chày sau + Đi giữa 2 lớp cơ, dưới mạc sâu. Ban đầu đi giữa 2 xương, sau cơ chày sau chạy chếch vào trong sau cơ gấp dài ngón chân. + Cùng TK chày chui ra nông ở 1/3 dưới + TK đi ngoài ĐM - ĐM mác + Đi giữa cơ chày sau và cơ gấp dài ngón cái + Xuống 1/3 dưới lách vào giữa xương và chỗ bám của cơ gấp dài cái. Áp dụng - Đứng lâu bị tê bì do ứ máu TM, dẫn đến thiếu oxi và chèn ép TK bì bắp chân - Gãy xương cẳng chân máu chảy tụ lại ở khoang sau bắp chân gây chèn ép, bầm tím dẫn đến hoại tử. - Tìm ĐM chày sau: + Nằm giữa 2 lớp cơ, dưới mạc sâu + TK chày nằm ngoài ĐM - Tổn thương TK chày gây hội chứng bàn chân bột vì TK chày sau cho phối cho các cơ vận động vùng cẳng chân sau – các cơ gấp, nên khi tổn thương TK, không gấp được. Đặc biệt là ở 1/3 dưới, TK chày sau chạy ra nông, dễ bị tổn thương bởi các xương nhỏ, chịu nhiều áp lực. Câu 10:Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo, mối liên quan của các thành phần chính vùng gan chân và áp dụng? Bàn chân được giới hạn từ hai mắt cá chân tới đầu các ngón chân, gồm có 2 phần mu chân và gan chân. Vị trí, giới hạn - Tất cả phần mềm nằm dưới xương và khớp bàn chân - Giới hạn bởi các bờ viền xung quanh mặt dưới bàn chân Cấu tạo - Da: dày, chắc, dính liền với mô tế bào dưới da. - Tổ chức dưới da: 15
  16. + TM nông hợp thành lưới TM. + Nhánh bì của dây TK gan chân trong và gan chân ngoài. - Cân gan chân và các ô gan chân: + Bám từ xương gót, chia 5 chẽ cho 5 ngón chân. + Dày ở giữa, mỏng ở 2 bên. + Có 2 vách gian cơ chia làm 3 ô: ô trong, ô giữa, ô ngoài. Ở dưới mạc sâu còn có ô gian cốt. - Cơ: + Nông: cơ dạng ngón cái, cơ dạng ngón út, cơ gấp ngắn các ngón. + Giữa: gân cơ gấp dài ngón cái, gân cơ gấp chung các ngón, cơ vuông gan chân, cơ giun. + Sâu: • 1/3 sau: dây chằng khớp cổ bàn chân, gân cơ chày sau, gân cơ mác dài. • 1/3 trước: cơ gấp ngắn ngón cái, cơ khép ngón cái, cơ gấp ngắn ngón út, cơ đối ngón út. + Sát xương: cơ liên cốt. - Mạch thần kinh: Hai bó mạch thần kinh đều do ngành cùng của ĐM chày sau và TK chày tạo nên. + Tầng trên ống gót: bó mạch thần kinh gan chân trong + Tầng dưới ống gót: bó mạch thần kinh gan chân ngoài Mối liên quan - ĐM gan chân trong: đi từ tầng trên ống gót, đi cùng TK gan chân trong, đi ra phía trước dọc bờ trong gân cơ gấp dài ngón cái thì nối tiếp với nhánh bên trong của gan chân. + Đầu tiên TK nằm phía trong ĐM + Đến chỗ TK tách ra làm 2 nhánh, TK nằm ngoài ĐM + Có 2 TM cùng tên đi kèm 2 bên ĐM. - ĐM gan chân ngoài: đi từ tầng dưới ống gót chạy chếch ra ngoài tới đầu sau xương đốt bàn chân I thì nối tiếp với ĐM mu chân + Có 2 đoạn liên quan: • Đoạn chếch: đi giữa cơ vuông gan chân và cơ gấp ngắn các ngón chân. • Đoạn ngang: chui vào sâu, nằm dưới xương đốt và các cơ gian cốt + Có 2 TM đi kèm 2 bên ĐM + Thần kinh đi phía trog ĐM Áp dụng - Các ô gan chân thông với nhau do 2 vách gian cơ của cân nông tạo thành nên khi viêm nhiễm sẽ lan tỏa chứ không khu trú như ở vùng bàn tay - Các xương đốt bàn tiếp khớp tạo vòm gan chân, có tác dụng chịu đựng sức nặng của thân người và bảo vệ các mạch, thần kinh không bị chèn ép. Nếu vòm thấp hay bị sụp vòm sẽ gây đau khi đi hoặc khi đứng lâu. - Cân gan chân dày và chắc, dính vào da và tổ chức dưới da nên khi phẫu thuật có thể rạch thẳng từ da tới xương. 16
  17. Câu 11: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo, mối liên quan của các thành phần trong tam giác cảnh và áp dụng ? Là vùng chứa bó mạch cảnh, là bó mạch quan trọng nhất của vùng đầu mặt cổ. Vị trí, giới hạn - Vị trí: Nằm ở vùng cổ trước - Giới hạn: + Ở trên bởi bụng sau cơ hai bụng, + Ở dưới bởi bụng trên cơ vai móng + Ở sau bởi bờ trước cơ ức đòn chũm. Cấu tạo Từ nông vào sâu : - Da và tổ chức mỡ dưới da: + Da: mỏng, mềm mại + Tổ chức dưới da: - Cơ bám da cổ - Lá nông mạc cổ phần dưới móng. - Các lớp dưới mạc: + Cơ: xếp thành 2 lớp • Lớp nông: cơ ức móng, cơ vai móng • Lớp sâu: cơ ức giáp, cơ giáp móng + Mạch: gồm ĐM cảnh chung, ĐM cảnh trong, ĐM cảnh ngoài, TM cảnh trong, TK X, TK XII và ngành bên các mạch nói trên. Liên quan - Trong tam giác cảnh có tam giác Farabeuff được giới hạn bởi: + Cạnh sau ngoài là TM cảnh trong; + Cạnh trước trên là TK XII và bụng sau cơ hai bụng; + Cạnh trước dưới là phần tận của TM mặt đổ vào TM cảnh trong. Trong tam giác Farabeuff chứa: TK X, TK XII, đoạn cuối của ĐM cảnh chung, xoang cảnh, ĐM cảnh trong, ĐM cảnh ngoài và các nhánh bên của nó: ĐM giáp trên, ĐM lưỡi, ĐM mặt, ĐM hầu lên, ĐM chẩm. - Lấy ĐM cảnh trong làm mốc: + ĐM cảnh trong từ phình cảnh (ngang mức bờ trên sụn giáp) sau đó đi lên qua vùng hàm hầu, tới mặt dưới nền sọ thì chui vào sọ. + TM cảnh trong : đi ở phía ngoài ĐM, sau đó tiếp tục chạy dọc bờ ngoài ĐM cảnh chung. + ĐM cảnh ngoài : đoạn đầu nằm ở trước hơn và trong hơn so với ĐM cảnh trong và cho một số nhánh bên ở vùng này (là đặc điểm để phân biệt ĐM cảnh trong). Các nhánh của ĐM cảnh ngoài gồm: ĐM giáp trên, ĐM lưỡi, ĐM mặt, ĐM hầu lên, ĐM chẩm. + TK X đi xuống trong góc nhị diện mở ra sau giữa TM cảnh trong và ĐM cảnh trong, rồi ĐM cảnh chung. + TK XII từ khe giữa TM cảnh trong và ĐM cảnh trong lách ra, bắt chéo trước ĐM cảnh ngoài và nguyên ủy ĐM chẩm để tới tam giác dưới hàm. Ở ngoài cơ móng lưỡi và ĐM lưỡi 17
  18. + Rễ trên của quai cổ tách ra khỏi dây XII, khi dây này bắt chéo ĐM cảnh ngoài ở sát nguyên ủy của ĐM chẩm, rồi đi trước bó mạch cảnh trong một chẽ của bao cảnh. Áp dụng - Dựa vào vị trí giới hạn của tam giác cảnh ta xác định được tam giác Farabeuf để tìm ĐM cảnh chung, trong, ngoài. - Thắt ĐM cảnh : + Thắt ĐM cảnh ngoài : ở trên ngành bên đầu tiên (ĐM giáp trên) vì nó có các vòng nối với ĐM cảnh ngoài bên đối diện và với ĐM dưới đòn. • Vòng nối với ĐM cảnh ngoài bên đối diện : Ở tuyến giáp là 2 ĐM giáp trên, quanh miệng là các nhánh môi trên và dưới của ĐM mặt, ở hầu là 2 ĐM hầu lên, ở vùng chẩm là 2 ĐM chẩm, ở lưỡi là 2 ĐM lưỡi. • Vòng nối với ĐM dưới đòn : ở tuyến giáp bởi các nhánh giáp trên và dưới. + Thắt ĐM cảnh trong rất nguy hiểm vì nó không cho nhánh bên nào ở cổ và nó cấp máu chủ yếu cho não. + Hạn chế thắt ĐM cảnh chung ( điều trị phình mạch não) : Máu sẽ đi vào vòng nối giữa ĐM cảnh ngoài bên đối diện, ĐM dưới đòn bên đối diện để tới ĐM cảnh trong. - Rạch bờ trước cơ ức đòn chũm để tìm bó mạch TK cảnh - Rạch cơ ức đòn chũm để cắt bỏ u và các hạch bạch huyết. Câu 12: Mô tả vị trí, giới hạn, cấu tạo, phân tích mối liên quan các thành phần chính trong vùng ức đòn chũm và áp dụng: Vị trí, giới hạn - Vị trí: định mốc bởi cơ ức đòn chũm. - Giới hạn: + Ở nông bởi khoang giữa hai bờ cơ ức đòn chũm + Ở sâu bởi lá trước sống của mạc cổ. Cấu tạo Từ nông vào sâu - Các lớp nông gồm: + Da mềm mại dễ di động ở dưới dính ở trên, lớp mỡ dưới da mỏng. + Lớp mô tế bào dưới da: cơ bám da cổ, TM cảnh ngoài (bắt chéo mặt trên cơ ức đòn chũm), các nhánh của đám rối TK cổ. - Lá nông mạc cổ bọc vòng quanh cổ, khi tới cơ ức đòn chũm thì tách làm 2 lá bọc lấy cơ. Cơ ức đòn chũm bám từ 2 đầu ức và đầu đòn đến tận hết ở mặt ngoài mỏm chũm và nửa ngoài đường gáy trên. - Các cơ dưới mạc: cơ vai móng, các cơ dưới móng như: cơ ức móng, cơ giáp móng, cơ ức giáp được bọc bởi mạc các cơ dưới móng. - Bao cảnh và ống cảnh: có bó mạch TK cảnh và chuỗi hạch bạch huyết cổ sâu. Bó mạch TK cảnh chứa: ĐM cảnh chung, TM cảnh trong, TK X, nhánh của TK XII. Bao cảnh nằm trong 1 khoang lặng trụ tam giác gọi là ống cảnh. 18
  19. Ống cảnh được giới hạn bởi: + Thành sau: mỏm ngang các đốt sống cổ, các cơ trước sống, các cơ bậc thang. Giữa các lớp cơ có đám rối TK cổ và cánh tay. Trước các cơ dựng sống có chuỗi hạch giao cảm cạnh sống. Trước cơ bậc thang trước có dây thần kinh hoành. + Thành trong là các tạng ở cổ: hầu, thực quản, thanh quản, khí quản, tuyến giáp, tuyến cận giáp. + Thành trước ngoài là cơ ức đòn chũm và cơ vai móng lần lượt được bọc trong lá nông mạc cổ và mạc các cơ dưới móng. - Bó mạch dưới đòn: ĐM dưới đòn, TM dưới đòn, bên phải có 3 quai TK: TK X và quai TK thanh quản quặt ngược phải, quai dưới đòn, TK hoành , bên trái có TK X trái. Liên quan - Của các thành phần trong bao cảnh: + ĐM cảnh chung nằm ở trong cùng + TM cảnh trong nằm ngoài, sau ĐM + TK X nằm trong góc nhị diện giữa ĐM và TM. + TK XII tách nhánh rễ trên quai cổ nằm trong một chẽ của bao. - Của bó mạch dưới đòn: + ĐM dưới đòn nằm ở sâu + TM dưới đòn nằm ở nông hơn, trước ĐM, bắt chéo trước ĐM + Bên phải: TK X và quai TK thanh quản quặt ngược ở trong nhất, TK hoành ở ngoài nhất + Bên trái: TK X ở giữa ĐM cảnh chung và ĐM dưới đòn. Áp dụng - Cơ ức đòn chũm là cơ tùy hành của ĐM cảnh, bờ trước của cơ là mốc tìm ĐM. - Tìm ĐM cảnh chung ở hố trên đòn bé ( phần lõm giữa đầu ức và đầu đòn). Câu 13: Trình bày vị trí, giới hạn, cách phân chia trung thất, các thành phần trong trung thất. Mối liên quan các thành phần trong trung thất sau và áp dụng. Vị trí, giới hạn - Vị trí: trung thất là một khoang trong lồng ngực giữa 2 ổ màng phổi, là nơi chứa hầu hết các thành phần quan trọng của ngực. - Giới hạn: nằm trong khoang ngực + Phía trước bởi mặt sau tấm ức sườn. + Phía sau là mặt trước cột sống ngực. + Ở trên là lỗ trên của lồng ngực. + Phía dưới là cơ hoành. + Hai bên là lá thành trung thất của màng phổi. Phân chia và các thành phần trong trung thất Hai cách - Theo quan niệm cổ điển: trung thất gồm trung thất trước và sau được phân chia bởi 1 mặt phằng đứng ngang đi qua khí quản gốc 19
  20. + Trung thất trước : chiếm 2/3 trước, chứa : tim, màng ngoài tim, tuyến ức và các mạch máu lớn. + Trung thất sau : chiếm 1/3 sau, chứa : Thực quản, ĐM chủ ngực, TM chủ trên, HBH + Giữa trung thất trước và trung thất sau có khí quản và dây chằng tam giác. - Theo quan điểm hiện nay: trung thất chia 4 phần + Trung thất trên: nằm ở phía trên mặt phẳng đi ngang qua ngay phía trên màng ngoài tim ( tức ở phía sau ngang mức khe đốt sống ngực IV và V , ở phía trước ngang mức góc ức). Chứa : tuyến ức, khí quản, các mạch máu lớn của tim và các nhánh của nó, thân ĐM phổi, TM chủ trên, dây TK X, dây TK hoành. + Trung thất trước: là 1 khoang hẹp nằm ngay trước màng ngoài tim và xương ức. Chỉ chứa một số tổ chức liên kết và một số HBH nhỏ. + Trung thất giữa: chứa tim và màng ngoài tim + Trung thất sau: nằm sau tim và màng ngoài tim. Chứa : Thực quản, hệ TM đơn, ống ngực, 2 dây X, chuỗi hạch giao cảm ngực và ĐM chủ ngực. Mối liên quan Lấy thực quản làm mốc: - Phía trước trên TQ là khí phế quản, phía trước dưới là tâm nhĩ trái và xoang chếch màng ngoài tim - Phía sau TQ: ở giữa là ống ngực, bên trái là ĐM chủ ngực và các TM bán đơn, bên phải là TM đơn. Sau nữa và ở xa 2 bên sườn cột sống là chuổi hạch giao cảm ngực. - Hai bên TQ là 2 dây TK X nhưng xuống dưới thì dây X trái lấn ra trước, dây X phải đi ra sau TQ. Áp dụng - Các áp xe ở vùng trung thất sau có thể lan tới các vùng lân cận đó (vùng nền cổ, trung thất trước, tổ chức dưới phúc mạc). - Khi tâm nhĩ trái bị phì đại đè vào mặt trước thực quản gây khó nuốt. - Khi các hạch viêm sưng to hoặc 1 khối u trong trung thất có thể gây chèn ép vào các thành phần trong trung thất sau gây hội chứng trung thất (khó nuốt, khó thở, phù nền cổ và phần trên ngực). Câu 14: Phân tích mối liên quan của các tạng nằm trên mạc treo KTN và áp dụng? Ổ phúc mạc được mạc treo KTN chia làm 2 tầng trên và dưới mạc treo có cấu tạo và bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Các tạng ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang bao gồm: dạ dày, gan, lách và khối tá tụy; các tạng đều quây quanh túi mạc nối. Mối liên quan và áp dụng: - Gan: + Nằm ở bên phải túi mạc nối, trong khoảng gian sườn IV đến khoảng gian sườn IX. + Được cố định vào vòm hoành bằng các dây chằng, TM chủ dưới và vào các tạng lân cận bằng cuống gan. + Mặt trên gan áp sát vào vòm hoành phải, qua cơ hoành liên quan đến màng phổi, nền phổi phải. + Mặt dưới gan áp vào các tạng phía dưới, từ sâu ra nông là tuyến thượng thận và cực trên thận phải ở sâu, môn vị tá tràng ở giữa, góc gan của kết tràng ở trước. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2