ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG – HUNRE 2019<br />
1. Khái niệm:<br />
Quy hoạch MT là quá trình sử dụng các hệ thống kiến thức khoa học để xây dựng<br />
các chính sách và biện pháp thực hiện tốt nhất trong khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên<br />
thiên nhiên, cải thiện và BVMT theo không gian và thời gian được xác định làm cơ sở cho<br />
các quyết định về phát triển khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.<br />
2. Vị trí của quy hoạch trong khuôn khổ quản lý:<br />
Quá trình quản lý bao gồm bốn chức năng chính yếu có liên quan mật thiết với nhau:<br />
quy hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát.<br />
- Quy hoạch: Hình thành các mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu chiến lược trong<br />
khuôn khổ nguồn lực sẵn có; chọn lựa và phân chia các hoạt động trên cơ sở các phương<br />
án lựa chọn.<br />
- Tổ chức: phối hợp các hoạt động, thiết lập mối liên hệ giữa các tổ chức và cung cấp các<br />
điều kiện cần thiết.<br />
- Điều hành: tiến hành lãnh đạo, hướng dẫn, hình thành và duy trì các hệ thống liên lạc và<br />
đảm bảo khả năng kế toán.<br />
- Kiểm soát: đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch, điều chỉnh thích hợp việc thực<br />
hiện và nội dung quy hoạch; bao gồm cả giám sát, đánh giá tác động MT.<br />
QH trong phạm vi một tổ chức được tiến hành ở ba cấp độ:<br />
- Cấp chiến lược: Cấp cao nhất, liên quan đến việc xác định kết quả, với các mục tiêu chiến<br />
lược, chính sách với vịệc điều tra nắm bắt và sử dụng nguồn lực cần thiết để đạt được mục<br />
tiêu nhiệm vụ của các hội đồng, ủy ban, ban điều hành.<br />
- Cấp quản lý hành chính: cấp trung gian, liên quan đến việc phân chia phương tiện, tổ chức<br />
chương trình thực hiện → công việc của các chuyên viên quản lý cao cấp.<br />
- Cấp độ thực hiện (hoạt động): Cấp thấp nhất, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ cụ<br />
thể một cách tích cực (theo các mục tiêu định sẵn) và có hiệu quả (với kết quả tốt nhất với<br />
một nguồn lực có sẵn).<br />
3. Mục tiêu:<br />
- Điều chỉnh các họat động khai thác tài nguyên phù hợp hơn và nâng cao hiệu quả sử dụng<br />
hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng quy họach.<br />
<br />
- Duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng MT phù hợp với từng đơn vị không gian chức<br />
năng MT và từng giai đọan của phát triển.(vùng, khu vực cung cấp tài nguyên, sản xuất,<br />
dân cư, chứa thải)<br />
- Lồng ghép các vấn đề MT trong QHPT nhằm điều chỉnh các họat động phát triển phù hợp<br />
với khả năng chịu tải của MT.<br />
4. Mối quan hệ giữa QHMT và QH PTKTXH<br />
- Mối quan hệ thống nhất hướng đến mục tiêu phát triển bền vững: MT là 1 hợp phần trong<br />
phát triển bền vững KT-XH-MT, các mục tiêu cần đạt trong 3 hợp phần này đều có mối<br />
quan hệ khăng khít lẫn nhau. Nếu tách rời QHMT thì sẽ không đạt được mục tiêu phát triển<br />
bền vững<br />
- QH PTKTXH dựa trên nên tảng tài nguyên và MT trong vùng lãnh thổ: khu vực giàu tài<br />
nguyên, khu vực hay xảy ra thiên tai, khu vực nhạy cảm…. QHMT tạo cơ sở giúp các QH<br />
PTKTXH có định hướng phù hợp, giảm chi phí và thời gian lập…<br />
- Trong khi QHMT cần phải dựa vào cách hành động phát triển trong sự tương tác tích tực<br />
hay tiêu cực đến các yếu tố tài nguyên và MT theo không gian và thời gian >> cần tích hợp<br />
QHMT vào giai đoạn đầu tiên của QH PTKTXH để có thể thống nhất, thay đổi điều chỉnh kịp<br />
thời.<br />
- Mối quan hệ giữa MT và KTXH là mối quan hệ thuận – nghịch khăng khít >>> cách ứng xử<br />
với những vấn đề MT và tài nguyên là một trong các tiêu chí đánh giá trình độ tiên tiến của<br />
một nền kinh tế.<br />
- Quy hoạch BVMT sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải pháp khai thác<br />
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý MT phù hợp với quá<br />
trình thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bển vững.<br />
<br />
5. Đóng góp của QHMT trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý BVMT tại Việt Nam:<br />
- Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về MT sinh thái (tự nhiên và nhân văn) trên lãnh<br />
thổ của mình, dưới quan điểm của các nhà MT học → Đưa ra các định hướng phát triển<br />
trên cơ sở tích hợp nhiều chính sách PT chuyên ngành khác. Trong trường hợp các quy<br />
hoạch chuyên ngành được xây dựng trước thì quy hoạch MT giúp cảnh báo, điều chỉnh và<br />
đưa ra các phương án đề phòng.<br />
- Các quy hoạch chuyên ngành, dùng sản phẩm QHMT để tìm kiếm phương án hài hòa về<br />
PT KT cũng như BVMT.<br />
<br />
- Giúp các QH chuyên ngành khác tham khảo để loại trừ rủi ro về sự cố MT và đề ra các giải<br />
pháp xử lý.<br />
- QHMT có thể coi là mô hình lý tưởng mà khi đó có những thành phần khác tham gia vào<br />
chúng ta sẽ biết được điều gì sẽ xảy ra.<br />
- Những giải pháp trong QHMT nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng MT, nâng<br />
cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giữ được tốc độ PT KT.<br />
Quy hoạch BVMT có vai trò chủ đạo trong việc định hướng các giải pháp khai thác , sử dụng<br />
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn và bố trí hạ tầng xử lý MT phù hợp với quá trình<br />
thực hiện các phương án phát triển, đảm bảo phát triển bền vững<br />
Việc đưa quy hoạch BVMT vào Luật BVMT 2014 có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện<br />
quản lý, giám sát, BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học và bố trí xử lý MT gắn kết chặt chẽ với<br />
thực trạng MT và các hoạt động phát triển trong vùng quy hoạch.<br />
Việc phân tích hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng giúp nhận biết các ngưỡng giới hạn để<br />
đảm bảo không vượt quá khả năng chịu tải của MT tự nhiên và khả năng tái tạo và phục<br />
hồi tài nguyên. Đây là cơ sở giúp cho nhà quản lý có kế hoạch hợp lý trong việc đưa ra đề<br />
án kinh tế - xã hội trong vùng. Cùng với đó, việc điều tra tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp nhà<br />
quản lý có cái nhìn toàn diện về nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa ra phương án khai<br />
thác và bảo vệ hiệu quả.<br />
6. Quy trình quy hoạch MT:<br />
<br />
7. Nội dung lập QHMT:<br />
1. Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT<br />
- Luật BVMT 2014 định nghĩa về QHBVMT với tên gọi phân vùng chức năng MT: là những<br />
khu vực xác định có mối tương đồng về chức năng MT tương đương, thực hiện các nhiệm<br />
vụ riêng nhưng thống nhất với chức năng chung của toàn hệ thống.<br />
- Trong phạm vi một quốc gia, vùng có thể được phân chia như sau:<br />
+ Theo lưu vực sông (LVS): bao gồm các tỉnh/thành phố nằm trong lưu vực sông như LVS<br />
Đồng Nai, LVS Hồng, LVS Cửu Long, ...<br />
+ Theo vùng kinh tế (VKT): bao gồm các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế mở, vùng<br />
kinh tế đặc biệt, vùng đô thị công nghiệp tập trung….<br />
+ Theo đơn vị hành chính (ĐVHC): bao gồm tỉnh/thành, huyện/thị, phường/xã.<br />
- Hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thống phân vùng MT → Vấn đề MT phải được quản lý<br />
đồng bộ, liên kết với nhau trong phạm vi toàn vùng.<br />
- Cùng với việc quản lý MT cấp tỉnh, việc quản lý MT cấp vùng có ý nghĩa rất quan trọng →<br />
Phải phân vùng lãnh thổ!<br />
- Một số thể loại phân vùng lãnh thổ:<br />
(1) Phân vùng kinh tế: Được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan<br />
hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định<br />
<br />
(2) Vùng sinh thái: Là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối với khí<br />
hậu Trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực.<br />
Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các TNTN có hiệu quả tối ưu,<br />
phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng.<br />
(3) Vùng địa lý: Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý,<br />
khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…<br />
(4) Phân vùng MT: Là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị MT tương đối đồng nhất<br />
nhằm mục đích QLMT một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng của từng đơn vị MT.<br />
Tính thống nhất của vùng MT biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi MT ở bất kỳ khu vực nào trong<br />
vùng có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó.<br />
2. Đánh giá hiện trạng MT gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề MT<br />
• Dữ liệu cần thu thập:<br />
1. Các dữ liệu không gian<br />
- Địa hình, Ranh giới hành chính, Các khu vực đô thị hoá, Các khu vực công nghiệp hoá, Hệ<br />
thống giao thông, Các cảng chuyên dung, Các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, Các khu du lịch,<br />
Tài nguyên, khoáng sản, Hiện trạng sử dụng đất, Thuỷ hệ (sông, hồ, biển).<br />
2. Các dữ liệu thuộc tính:<br />
(a). Thông tin về các ĐKTN và KTXH<br />
- Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, Tài nguyên nước mặt, nước ngầm; Tài nguyên thủy sinh; Tài<br />
nguyên đất; rừng; khóang sản; du lịch. Dân số và phân bố địa bàn dân cư; Phát triển CN và<br />
phân bố địa bàn SXCN.<br />
(b). Cơ sở dữ liệu MT nước: Số lượng, khối lượng, đặc tính nước thải sinh hoạt của đô thị; phân<br />
bố các nguồn thải điểm (nước thải công nghiệp và dịch vụ) của KCN; Mạng lưới quan trắc thủy<br />
văn và chất lượng nước mặt, nước ngầm và hiện trạng; Thông tin tổng hợp hiện trạng MT nước<br />
biển.<br />
(c). Cơ sở dữ liệu MT không khí: Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát thải<br />
ô nhiễm không khí từ các nhà máy nhiệt điện; khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung;<br />
Mạng lưới quan trắc ô nhiễm; Hiện trạng<br />
(d). Cơ sở dữ liệu chất thải rắn: Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn phát sinh<br />
chất thải rắn sinh hoạt tại KĐT; phân bố các nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ các<br />
KCN, CCN; Các bãi chôn lấp, các lò thiêu đốt chất thải rắn; Mạng lưới quan trắc.<br />
<br />