Đề tài: Ảnh hưởng của thức ăn TMR đối với đàn bò cạn sữa tại Ba Vì
lượt xem 5
download
Đề tài: Ảnh hưởng của thức ăn TMR đối với đàn bò cạn sữa tại Ba Vì có thể thấy rằng bò được tính toán khẩu phần và cho ăn TMR thì có khả năng ăn vào và duy trì điểm thể trạng tốt nhằm có bước chuẩn bị tốt trong chu kỹ sữa tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Ảnh hưởng của thức ăn TMR đối với đàn bò cạn sữa tại Ba Vì
- ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN TMR ĐỐI VỚI ĐÀN BÒ CẠN SỮA TẠI BA VÌ Nguyễn Hữu Lương, 1Đinh Văn Tuyền, Ngô Đình Tân, Đoàn Hữu Thành, 2 Mai Thị Hà,Đặng Thị Dương, Tăng Xuân Lưu, Vương Tuấn Thực, Trần Thị Loan, Khuất Thị Thu Hà, Phùng Quang Trường Trung t©m Nghiªn cøu Bò và Đồng cỏ Ba Vì 1 Bộ môn Dinh dưỡng,Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ 2 Trung tâm Giống Gia súc lớn TW TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện để xác định sự ảnh hưởng của phương thức cho ăn trên đàn bò cạn sữa thông qua 3 phương thức cho ăn: cho ăn thức ăn và phương pháp truyền thống, cho ăn khẩu phần thức ăn TMR nhưng theo phương pháp truyền thống và cho ăn thức ăn TMR hoàn toàn. Thí nghiệm được kéo dài 60 ngày trên đàn bò cạn sữa có chửa 210 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng thức ăn ăn vào ở lô bò cho ăn thức ăn TMR có khả năng thu nhận tốt nhất, bên cạnh đó bò được cho ăn khẩu phần TMR cũng thu nhận tốt hơn so với phương thức truyền thống. Việc cho ăn khẩu phần thức ăn và phương thức TMR có khả năng tăng khối lượng cơ thể tốt hơn so với đối chứng nhưng không có sự sai khác. Đặc biệt khi cho bò ăn thức ăn TMR và khẩu phần TMR thì điểm thể trạng có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê so với phương thức nuôi truyền thống hiện nay. Qua nghiên cứu này có thể thấy rằng bò được tính toán khẩu phần và cho ăn TMR thì có khả năng ăn vào và duy trì điểm thể trạng tốt nhằm có bước chuẩn bị tốt trong chu kỳ sữa tiếp theo. 1. Đặt vấn đề Giai đoạn có chửa cuối thường được xem như thời kỳ nghỉ giữa hai chu kỳ sữa, việc quản lý về bò chửa trong thời gian cạn sữa thường thiếu sự quan tâm và quản lý về dinh dưỡng (Robert và Charles, 1996). Những quyết định về dinh dưỡng và quản lý đưa ra trong giai đoạn bò cạn sữa đóng vai trò then chốt, bởi những quyết định đó ảnh hưởng vô cùng lớn đến năng suất sữa và sức khỏe đàn bò trong chu kỳ tiếp theo (Dan N. Waldner, 2008). Theo Robert và Charles (1996) thì nhu cầu về dinh dưỡng tăng lên ở bò chửa là cho duy trì, chửa và dự trữ thêm. Các nhu cầu về năng lượng tăng đáng kể bởi mức độ của hoạt động và chống lại các điều kiện môi trường. Hơn nữa duy trì nhiều loại nguyên liệu thức ăn khác nhau trong khẩu phần bò cạn sữa có để cung cấp phù hợp nhu cầu về năng lượng, protein, khoáng và vitamin. Theo McNamara (2011) thì đánh giá và quản lý độ gầy béo với hệ thống được biết là “điểm thể trạng” (body condition score) bởi vì độ gầy béo của bò đóng vai trò quyết định trong lượng thức ăn ăn vào, khả năng sản xuất và nhiều những bệnh do rối loạn tiêu hóa. Hệ thống này sử dụng nhiều mức khác nhau, như là 1 là vô cùng hốc
- hác, từ 3 – 5 là trung bình và 5 hoặc 9 (10) là béo mập. Kiểm tra điểm thể trạng thường được thực hiện khi bò đẻ, thời điểm nhiều sữa nhất, 1 hoặc 2 lần ở cuối kỳ tiết sữa và giai đoạn cạn sữa. Sử hệ thống này như là một phần của dinh dưỡng, sinh snar và quản lý gia súc sẽ giúp loại trừ những thể trạng không phù hợp và nâng cao toàn bộ khả năng sản xuất và tái sản xuất của bò sữa. Để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bằng cách phối hợp nhiều loại nguyên liệu khác nhau trong thời kỳ bò cạn sữa cung để đánh giá khả năng thu nhận thức ăn và điểm thể trạng trong giai đoạn này. Đồng thời trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cho bò ăn thức ăn TMR trên đàn bò đang khai thác sữa, bê hậu bị chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn TMR đối với đàn bò cạn sữa tại Ba Vì”. 2. Vật liệu và phương pháp 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng: Bò lai HF cạn sữa đang mang thai từ 210 ngày cho đến lúc đẻ, lứa đẻ từ 3 đến 4 và có khối lượng cơ thể từ 430 - 460 kg. - Thời gian nghiên cứu từ ngày 20/11/2008 đến ngày 09/01/2009. - Địa điểm tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. 2.2. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khẩu phần và cách cho ăn Khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 1
- Bảng 1. Khẩu phần của bò cái lai HF cạn sữa có chửa ở 210 ngày Nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng Lô 1 Lô 2 Lô 3 Cỏ voi, (kg) 37.7 11.2 11 Cỏ zuri khô, (kg) 1 0.8 0.76 Cỏ zuri ủ chua, (kg) 4.4 4.6 Cám Hygro, (kg) 1.27 0.88 0.88 Bã bia, (kg) 1 2 2 Bột sắn, (kg) 1 0.5 0.5 Rỉ mật, (kg) 0.5 0.5 Urea, (kg) 0.03 0.03 Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần VCK (%) 40.57 62.00 62.24 --------------------------------------------- % VCK ----------------------------------------- CP 10.64 11.05 11.00 NDF 57.20 60.83 60.98 ADF 31.41 33.50 33.54 Ca 0.65 0.46 0.45 P 0.64 0.42 0.42 Ash 11.18 7.88 7.83 ME (Mcal/kg VCK) 2.31 2.22 2.22 Lô 1: Cho ăn khẩu phần và phương pháp cho ăn truyền thống; Lô 2: Khẩu phần TMR nhưng cho ăn theo phương pháp truyền thống; Lô 3: Cho ăn thức ăn TMR hoàn toàn 2.2.2. Phương pháp phân tích thành phần hoá học Thành phần hoá học của các mẫu thức ăn được phân tích tại phòng Phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện chăn nuôi theo các phương pháp phân tích hiện đang được áp dụng tại phòng phân tích này. 2.2.3. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm chia làm 3 lô (bảng 2) và được cho ăn theo từng cá thể: - Lô thí nghiệm 1 (lô đối chứng): được ăn khẩu phần giữ nguyên của gia đình và cho ăn theo phương pháp truyền thống tức là thức ăn tinh và thức ăn thô cho ăn riêng rẽ. - Lô thí nghiệm 2: Bò được cho ăn khẩu phần TMR nhưng cho ăn theo phương pháp truyền thống (tinh và thô riêng rẽ) có mức năng lượng và protein đáp ứng đủ nhu cầu cho từng cá thể theo tiêu chuẩn của NRC (2001).
- - Lô thí nghiệm 3: Bò được cho ăn hoàn toàn bằng khẩu phần TMR, có mức năng lượng và protein đáp ứng đủ nhu cầu cho từng cá thể theo tiêu chuẩn của NRC (2001). Bảng 2. Bố trí bò thí nghiệm Lô 1 Lô 2 Lô 3 Khối 1 3448 56758 49177 Khối 2 56751 49077 49257 Khối 3 3142 3224 49076 Khối 4 3322 3440 3442 Khối 5 3153 49063 3127 Theo dõi các chỉ tiêu sau: - Lượng thức ăn ăn vào và thừa ra: được xác định thông qua cân tổng lượng thức ăn cho ăn và lượng thức ăn thừa trong suốt thời gian thí nghiệm. - Thay đổi khối lượng bò: Bò được cân 2 lần trong 2 ngày liên tục vào buổi sáng trước khi cho ăn tại các thời điểm bắt đầu ăn bằng cân điện tử đại gia súc (model 200 weighing system của hãng Ruddweigh – Autralia Pty.Ltd). - Thay đổi điểm thể trạng bò: Bò thí nghiệm được đánh giá điểm thể trạng vào thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Điểm thể trạng của bò được đánh giá bằng phương pháp quan sát khung xương chậu: xương hông, xương ngồi, góc thắt lưng, dây chằng trước và dây chằng sau (Nguyễn Xuân Trạch). Thang điểm thể trạng được tính cụ thể theo thang điểm ở bảng 3.
- Bảng 3. Thang tính điểm thể trạng bò sữa (David I. Byers, 1999) Nếu vùng chữ “V”, BCS ≤ 3,00 Điểm thể trạng Góc thắt lưng Xương hông 3 Tròn Tròn (béo) 2,75 Góc cạnh Tròn 2,5 Góc cạnh Góc cạnh 2,25 Quá gầy Nếu vùng chữ “U”, BCS≥3,25 Điểm thể trạng Dây chằng sau Dây chằng trước 3,25 Có thể nhận thấy Có thể nhận thấy 3,5 Nhận thấy không rõ Có thể nhận thấy 3,75 Không thể nhận thấy Nhận thấy không rõ 4 Không thể nhận thấy
- 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được thu thập và tính toán dựa trên phương pháp so sánh theo cặp của Nguyễn Văn Đức (2002). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thu nhận thức ăn của bò thí nghiệm Quản lý và cho ăn một cách đúng đắn trong thời gian cạn sữa hoàn toàn ảnh hưởng tới lượng vật chất khô ăn vào và tỷ lệ này là yếu tố chính ảnh hưởng tới cả sản lượng sữa và thay đổi khối lượng cơ thể bò trong những ngày đầu của chu kỳ cho sữa (Schroeder., 2010). Chúng tôi tiến hành thí nghiệm và theo dõi khả năng thu nhận thức ăn ăn vào hàng ngày của bò cạn sữa, kết quả được trình bày ở bảng 4. Khi xem xét khả năng thu nhận VCK kg/con/ngày và kg tính theo % khối lượng cơ thể của bò ở lô 3 (1,46%) cao hơn so với lô 1 và lô 2 (1,34 và 1,41%). Với cùng phương thức cho ăn (tinh thô riêng rẽ) bò ở lô có tính toán khẩu phần (lô 2) có khả năng thu nhận cao hơn so với lô 1 (cho ăn khẩu phần cơ sở). Như vậy, có thể nói, phương pháp cho ăn TMR đã làm tăng đáng kể khả năng thu nhận thức ăn của bò so với phương pháp cho ăn truyền thống. Điều này có thể được lý giải rằng: sự phù hợp với sinh lý dạ cỏ của phương pháp cho ăn TMR giúp cho hệ VSV dạ cỏ phát triển tốt hơn, dẫn đến tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giải phóng thể tích dạ cỏ nhanh hơn, vì vậy giúp bò có thể thu nhận thức ăn nhiều hơn. Khả năng thu nhận thức ăn của bò ở giai đoạn cạn sữa bị hạn chế do kích thước của thai lớn, chèn ép dạ cỏ. Trong giai đoạn đầu của quá trình cạn sữa, bò chỉ thu nhận được khoảng 1,8 – 2% VCK theo khối lượng cơ thể; sang đến giai đoạn sát ngày đẻ (3 tuần trước khi đẻ) bò chỉ thu nhận được khoảng 1,5% khối lượng cơ thể (Dan N. Waldner, 2008). Theo Goran và cộng sự (2007) thì thành phần của khẩu phần có thể có ảnh hưởng tới lượng vật chất khô ăn vào. Ở thí nghiệm này khi xem xét khẩu phần thực tế của 3 nhóm bò thì lô 2 và 3 có số lượng các loại nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần cao hơn so với lô cho ăn theo truyền thống, vì thế điều này có thể khi khẩu phần có nhiều loại nguyên liệu bò có khả năng ăn vào cao hơn so với khẩu phần có ít loại nguyên liệu.
- Bảng 4. Khả năng thu nhận của bò cạn sữa ở các lô thí nghiệm Mùa đông Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 P VCK, kg/con/ngày 6,22a 6,62b 6,82c
- Bảng 5. Sự thay đổi khối lượng cơ thể của các bò thí nghiệm (kg/con) Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 Khối lượng bò trước thí nghiệm 445,2 448,6 445,4 Khối lượng bò khi kết thúc giai đoạn nuôi 463,7 469,2 468,7 thích nghi Khối lượng bò kết thúc thí nghiệm 487,5 491,7 490,2 Mức tăng giảm khối lượng 42,3 43,1 44,8 P >0,05 >0,05 >0,05 Lô 1: Cho ăn khẩu phần và phương pháp cho ăn truyền thống; Lô 2: Khẩu phần TMR nhưng cho ăn theo phương pháp truyền thống; Lô 3: Cho ăn thức ăn TMR hoàn toàn; Trong giai đoạn bò cạn sữa, mức tăng khối lượng cơ thể bò được phân đều cho sự cải thiện điểm thể trạng của cơ thể và sự sinh trưởng của bê. Trong giai đoạn này, những bò có thể trạng vừa và gầy không nên tăng quá 1kg/ngày, những bò có thể trạng hơi béo nên duy trì khối lượng không được để giảm trọng (Moorepark, 2009). Như vậy, trong thời gian 50 ngày thí nghiệm, mức tăng khối lượng của bò lô 1, lô 2 và lô 3 là hợp lý, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bò ở chu kỳ tiết sữa tiếp theo. Trong thời gian bò cạn sữa, cần phải điều chỉnh khẩu phần để bò duy trì thể trạng ổn định, hạn chế mức tăng khối lượng quá mức, đồng thời hiệu quả sử dụng năng lượng của bò ở giai đoạn này cũng thấp hơn 25 % so với bò ở giai đoạn đang tiết sữa. Vì vậy, với những bò có thể trạng gầy, cần chú ý điều chỉnh ở giai đoạn cuối tiết sữa, hoặc phải cạn sữa bò trong khoảng thời gian dài hơn bình thường từ 25 – 20 ngày (Moorepark, 2009)
- 3.3. Điểm thể trạng bò Điểm thể trạng là một công cụ để đánh giá mức dự trữ năng lượng của cơ thể bò tại một thời điểm nhất định. Điểm thể trạng được tính theo thang điểm từ 1(quá gầy) đến 5 (quá béo). Điểm thể trạng là yếu tố đầu tiên cần được quan tâm trong quản lý bò sữa, mức giảm điểm thể trạng bò tại thời điểm sau khi đẻ có liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản của bò sau đó. Duy trì điểm thể trạng của đàn bò ở mức thích hợp cần được xem là chiến lược quản lý dài hạn trong chăn nuôi bò sữa, cần hạn chế tối đa việc giảm đột ngột (sau khi đẻ) hoặc tăng bất ngờ (khi cạn sữa) điểm thể trạng của đàn bò để thu được hiệu quả tốt nhất trong chăn nuôi (Moorepark, 2009). Sau hai lần đánh giá trước và sau thí nghiệm, mức thay đổi điểm thể trạng của bò ở 3 lô thí nghiệm được trình bày tại bảng 6. Bảng 6. Sự thay đổi điểm thể trạng của bò thí nghiệm Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3 P Điểm thể trạng bò trước thí nghiệm 3,05 3,00 3,05 >0,05 Điểm thể trạng bò sau thí nghiệm 3,05 3,50 3,50 >0,05 Mức tăng giảm điểm thể trạng bò 0,00 0,50 0,45 < 0,05 Lô 1: Cho ăn khẩu phần và phương pháp cho ăn truyền thống; Lô 2: Khẩu phần TMR nhưng cho ăn theo phương pháp truyền thống; Lô 3: Cho ăn thức ăn TMR hoàn toàn Bảng 6 cho thấy, khi bắt đầu vào giai đoạn cạn sữa, điểm thể trạng của bò ở cả 3 lô thí nghiệm đều ở mức trung bình (3,0 – 3,25), tức là không quá gầy, không quá béo. Sau thí nghiệm, bò ở cả 3 lô đều tăng điểm thể trạng, mức tăng lần lượt là 0,0; 0,5 và 0,45 lần lượt ở bò lô 1, lô 2 và lô 3. Điểm thể trạng khi kết thúc thí nghiệm của bò ở 3 lô thí nghiệm. Theo một số nghiên cứu thì điểm thể trạng bò ở giai đoạn cạn sữa có liên quan nhất định đến năng suất sữa và khả năng thu nhận thức ăn của bò sau khi sinh. Bên cạnh đó, bò có điểm thể trạng cao hơn tại thời điểm đẻ (kết thúc cạn sữa) sẽ cần được cung cấp khẩu phần có mức năng lượng cao hơn. Có thể cho rằng khi chọn bò để đưa vào thí nghiệm thì bò đã có điểm thể trang khá tốt, bên cạnh đó việc cung cấp chất dinh dưỡng cho giai đoạn cạn sữa này thường thấp hơn và được khống chế để bò không quá béo sẽ dẫn đến các bệnh về rối loạn trao đổi chất này. Việc tăng điểm thể trạng sau khi kết thúc thí nghiệm đã của các nhóm bò là kết quả của việc tính toán khẩu phần áp dụng với nhu cầu theo tiêu chuẩn NRC. Cùng với phương thức cho ăn hợp lý, đàn bò ở hai lô 2 và 3 có hiện tượng tăng lên về điểm thể trạng so với lúc ban đầu và so với đối chứng, đã khẳng định tính hợp lý của việc cho ăn thức ăn có tính toán khẩu phần của thức ăn TMR và đây cũng là một tiền đề tốt để bò có điều kiện tái sản xuất trong chu kỳ mới.
- Pedron và cộng sự (1993) kết luận rằng, điểm thể trạng ở thời điểm bò kết thúc cạn sữa không ảnh hưởng đến năng suất sữa. Tuy nhiên, sự giảm điểm thể trạng sau khi sinh lại có liên quan chặt chẽ đến sự tăng lên về sản lượng sữa. Kết luận này chỉ ra tầm quan trọng của thể trạng trong việc hỗ trợ sản xuất sữa. Waltner và cộng sự (1993) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa điểm thể trạng với năng suất sữa của bò Holsteins đã kết luận rằng, có sự liên quan giữa điểm thể trạng bò lúc đẻ với năng suất sữa của 90 ngày tiết sữa đầu tiên. Nghiên cứu cho rằng, điểm thể trạng lý tưởng khi bò đẻ là từ 3,0 – 4,0. Bên cạnh đó Mitev và cộng sự 2005 cho rằng liên quan đến khả năng sản xuất, sức khỏe của bò thì nên có điểm thể trạng vào khoảng 3 trước khi đẻ. Như vậy, quản lý điểm thể trạng của bò trong giai đoạn cạn sữa để bò có thể trạng lý tưởng khi đẻ là điều vô cùng cần thiết. Trong thí nghiệm này, bò ở cả 3 lô thí nghiệm đều có điểm thể trạng lý tưởng trong khoảng 3,45 – 3,5 (± 0,06) khi kết thúc 50 ngày cạn sữa. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Việc tính toán khẩu phần theo nhu cầu của bò và thức ăn TMR có ảnh hưởng tăng tới thu nhận thức ăn hàng ngày của đàn bò thí nghiệm so với đối chứng. - Phương pháp cho ăn TMR có ảnh hưởng tăng đến khối lượng cơ thể nhưng không có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng. - Khi cho bò ăn thức ăn có tính toán khẩu phần và thức ăn TMR đã có ảnh hưởng rõ rệt đến điểm thể trạng của bò so với phương thức cho ăn theo truyền thống. 4.2. Đề nghị - Trong chăn nuôi bò cạn sữa cần duy trì điểm thể trạng bò ở mức độ ổn định và nên có tính toán khẩu phần theo nhu cầu về dinh dưỡng đối với từng cá thể bò và thời gian trước khi đẻ. Tài liệu tham khảo 1. Bargo. F, L. D. Muller, J. E. Delahoy and T. W. 2002. Cassidy. Perfomance of high producing dairy cows with three defferent feeding systems combining pasture and total mixed rations. J. Dairy Sci. 85:2948-2963. 2. Batajoo. K. K, and R. D. Shaver. 1993. Impact of nonfiber carbohydrate on intake digestion, and milk production by dairy cows. J. Dairy Sci. 77:1580-1588. 3. Dan N. Waldner, 2008, “Dry cows feeding and management” Oklahoma Cooperative Extension Service, ANSI-4260. 4. Harris, B. and K. C. Bachman. 1988. Nutritional and Management Factors Affecting Solids-Not-Fat, Acidity and Freezing point of Milk, University of Florida, http://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/DS/DS15600.pdf.
- 5. Heinrichs, J., J. Coleen and B. Ken. 1997. Milk Components: Understanding the causes and Importance of Milk Fat and Protein Variation in Your Dairy Herd, Pennsylvania State University, http://www.das.psu.edu/research- extension/dairy/nutrition/pdf/milkcomp0597.pdf. 6. Lammers, B.P., A. J. Heinrichs, V. A. Ishler. 2007. Use of total mixed rations (TMR) for dairy cows. www.das.psu.edu/dairy nutrition/documen ts/tmr.pdf. 7. Moorepark. 2009. Drying off” http://www.teagasc.ie/newsletters/2009/dairy- 200911.pdf National Research Council, 2001, “Nutrient requirements of dairy cattle” 7th rev. ed. National Academy Press, Washington, DC. 8. Muya. M. C, F. V. Nherera, T. Khekana and T. Ramapuptla. 2011. Lactation performance of multiparous holstein cows fed a restricted total mixed ration plus legume and grass hay mixture. J. Anim. Veter. Advan. 10:1779-1784. 9. Neitz, M.H and T. J. Dugmore. 2005. Total mixed rations for dairy cattle. http://agriculture.kzntl.gov.za/portal/Publications/ProductionGuidelines/Dairyingi nKwaZuluNatal/TotalMixedRationsforDairyCattle/tabid/254/Default.aspx. 10. Nguyễn Xuân Trạch. “Đánh giá và quản lý thể trạng bò sữa”, http://www.hua.edu.vn:85/cnts/index2.php?option=com_docman&task=doc_view &gid=168&Itemid=146. 11. NRC. 2001. Nutrient requirement of dairy cattle: Seventh Revised Edition. National Academy Press Washington D.C. 12. Palmquist, D. L., A. D. Beaulieu and D. M. Barbano. 1993. ADSA foundation symposium: Milk fat synthesis and modification, feed and animal factors influencing milk fat composition. J. Dairy Sci. 76:1753-1771. 13. Pedron. O., F. Cheli, E. Senatore, D. Baroli, R. Rizzi. 1993. Effect of body condition score at calving on performance, some blood parameters, and milk fatty acid composition in dairy cows”. J. Dairy Sci. 76:2528. 14. Schroeder, G. F., J. E. Delahoy and F. Bargo. 2003. Milk fatty acid composition of cows fed a total mixed ration or pasture plus concentrates replacing corn with fat. J. Dairy Sci. 86:3237-3248. 15. Sievert. S. J and R. D. Shaver. 1993. Effects of nonfiber carbohydrate level and Aspergillus oryzae fermentation extract on intake digestion, and milk production in lactating dairy cows. J. Anim. Sci. 71:1032-1040. 16. Snowdon, M. 1991. Total Mixed Rations for Dairy Cattle. Livestock Nutrition. Issue 91.3, July, 1991. www.gnb.ca/0170/01700007-e.asp 17. Tess Clayton và Donna M. Amaral-Phillips, 2010. “The dry period is the key to Fresh cows management”. http://www.dairyherd.com/templates/newsarchive.html?sid =dn&cid= 1287561.
- 18. Waltner, S. S., J. P. McNamara and J. K. Hillers. 1993. Relationships of body conditionscore to production variables in high producing Holstein dairy cows. Journal of Dairy Science. 76:3410-3419. 19. Robert J. V. S and J. S. Charles. 1996. Nutritional management of the pregnant dairy cow to optimize health, lactation and reproductive performance. Anim. Feed Sci. Tech. 59:13-26. 20. McNamara. J.P. 2011. Body condition measurement techniques and data prcessing. Encyclopedia of Dairy Sciences (Second Edition). Washington State University, Pullman, WA, USA. 457-462. Abstract 21. Nguyễn Văn Đức (2002). Mô hình thí nghiệm trong nông nghiệp. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. 22. Goran. B, K. Tugomir, M. Nino and K. Martina. 2007. A brief review of etiology and nutritional prevention of metabolic disorders in dairy cattle. Veterinarski Arhiv. 77:567-577. 23. Schroeder. J. W. 2010. Feeding and managing the transition dairy cow. Extension Dairy Specialist. Extension service North Dokota State University. Fargo, ND 58108. 24. Mitev. J, T. Miteva, T. Stoyanchev and R. Binev. 2005. Welfare and health of dairy cattle – effect of the level of nutrition and body condition at the end of pregnancy and early lactation. Trakia J. Sci. 3:78-86.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến ý thức gắn kết của nhân viên đối với tổ chức
122 p | 774 | 182
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến ý thức gắn kết của nhân viên đối với tổ chức
38 p | 472 | 115
-
Nghiên cứu khoa học đề tài: Ảnh hưởng của các nhân tố sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty cổ phần Việt Nam
45 p | 359 | 77
-
Đề tài: Ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng lên đời sống sinh vật
38 p | 397 | 57
-
Đề tài: Ảnh hưởng của bao bì và phương pháp bao gói đến chất lượng thực phẩm
14 p | 273 | 50
-
Đề tài: Ảnh hưởng của nước và độ ẩm đến sự sống sinh vật
24 p | 343 | 30
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG SPIRULINA VÀ ASTAXANTHIN TRONG THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ MÀU SẮC CÁ DĨA (Symphysodon) TRONG GIAI ĐOẠN 20 – 50 NGÀY TUỔI"
48 p | 140 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đến quan hệ thương mại Việt - Mỹ
113 p | 118 | 20
-
Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
13 p | 136 | 17
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN KHÁC NHAU LÊN HOẠT TÍNH CỦA MEN TRYPSIN VÀ CHYMOTRYPSIN Ở CÁ BỐNG TƯỢNG BỘT (Oxyeleotris marmoratus)"
7 p | 127 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG TỶ LỆ SỐNG , VÀ THÀNH PHẦN SINH HÓA ỐC LEN (Cerithidea obtusa)"
11 p | 131 | 13
-
Đề tài: Ảnh hưởng của các mức bổ sung thức ăn tinh trên nền khẩu phần thức ăn cơ sở (cỏ Ghinê, dây khoai lang) đến khả năng sản xuất thịt của giống Thỏ Newzealand trắng
6 p | 110 | 13
-
Thuyết minh đề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần lên sinh trưởng và chất lượng thịt của heo rừng lai Thái Lan nuôi trên đệm lót sinh học tại Trà Vinh
48 p | 83 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hàm lượng phenolic trong đậu đen
85 p | 132 | 11
-
Báo cáo: Ảnh hưởng của việc trôi gen Bt đến một số loài côn trùng thuộc bộ cánh vảy trên quần thể lúa hoang
5 p | 144 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức, lối sống của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
56 p | 32 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến dự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP. Cam Ranh
143 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn