Đề tài Khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2019: Kiến thức, thực hành về phòng bệnh sâu răng của bà mẹ có con đang học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình năm 2019
lượt xem 20
download
Đề tài tìm hiểu về kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh răng miệng cho trẻ; một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người chăm sóc chính trẻ về phòng bệnh răng miệng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài Khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2019: Kiến thức, thực hành về phòng bệnh sâu răng của bà mẹ có con đang học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình năm 2019
- Bộ Y tế TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHCN CẤP CƠ SỞ NĂM 2019 KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON ĐANG HỌC TẠI 2 TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2019 Chủ nhiệm đề tài: Th.S. Lê Thị Kiều Hạnh Thái Bình - 2019
- Bộ Y tế TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHCN CẤP CƠ SỞ NĂM 2019 KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG BỆNH SÂU RĂNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON ĐANG HỌC TẠI 2 TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2019 Chủ nhiệm đề tài: Th.S. Lê Thị Kiều Hạnh Xác nhận của đơn vị Cán bộ tham gia: - PGS. TS. Ngô Thị Nhu - ThS. Đặng Thị Thu Ngà - ThS. Đinh Thị Huyền Trang - ThS. Vũ Đức Anh Thái Bình- 2019
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DMFT Decay, missing, filling tooth (sâu, mất, trám răng) UNICEF United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
- MỤC LỤC Nội dung Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cƣơng về sâu răng ở trẻ em 3 3 1.1.1. Bệnh sâu răng 5 1.1.2. Một số biện pháp dự phòng bệnh răng miệng 1.2. Thực trạng sâu răng ở trẻ em 8 1.2.1. Thực trạng sâu răng ở trẻ em trên thế giới 8 1.2.2. Thực trạng sâu răng ở trẻ em tại Việt Nam 9 1.3. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng cho trẻ 11 CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu 15 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 15 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 16 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 16 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 16 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 16 2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu 17 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, các kỹ thuật áp dụng trong 18 nghiên cứu. 2.2.4. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu 18 2.2.5. Phương pháp đánh giá 19 2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 19 2.4. Tổ chức triển khai nghiên cứu 19
- 2.5. Đạo đức nghiên cứu 19 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh răng miệng cho 21 trẻ 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của ngƣời 30 chăm sóc chính trẻ về phòng bệnh răng miệng CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN 35 4.1. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh răng miệng cho 35 trẻ 4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của ngƣời 45 chăm sóc chính trẻ về phòng bệnh răng miệng KẾT LUẬN 48 KIẾN NGHỊ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Nghề nghiệp của các bà mẹ ................................................................ 21 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của bà mẹ ............................................................... 22 Bảng 3.3. Tỷ lệ bà mẹ biết nguyên nhân sâu răng ở trẻ ...................................... 22 Bảng 3.4. Tỷ lệ bà mẹ biết những biểu hiện trẻ bị sâu răng ............................... 23 Bảng 3.5. Tỷ lệ bà mẹ biết ảnh hƣởng của sâu răng đến trẻ ............................... 23 Bảng 3.6. Hiểu biết của bà mẹ về biện pháp phòng bệnh răng miệng cho trẻ.... 24 Bảng 3.7. Hiểu biết của ba mẹ về phƣơng pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ ..... 24 Bảng 3.8. Hiểu biết của bà mẹ về cách chải răng cho trẻ ................................... 25 Bảng 3.9. Tỷ lệ bà mẹ biết hời gian cho trẻ đi khám răng định kỳ ..................... 25 Bảng 3.10. Thời điểm bà mẹ bắt đầu vệ sinh răng cho con ................................ 27 Bảng 3.11. Phƣơng thức vệ sinh răng miệng của bà mẹ cho trẻ ......................... 27 Bảng 3.12. Loại bàn chải bà mẹ sử dụng chải răng cho trẻ ............................... 27 Bảng 3.13. Thời gian bà mẹ thay bàn chải cho trẻ.............................................. 29 Bảng 3.14. Thực hành của bà mẹ về kỹ thuật chải răng cho trẻ. ........................ 29 Bảng 3.15. Cách xử lý của bà mẹ khi trẻ bị bệnh răng miệng. ........................... 31 Bảng 3.16. Tỷ lệ bà mẹ có thực hành đúng về phòng bệnh răng miệng............. 31 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và truyền thông về bệnh sâu răng của bà mẹ. .................................................................................................................. 31 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức và số con của bà mẹ. ......................... 32 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ và nghề nghiệp ................. 32 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ và trình độ học vấn. ......... 33 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thực hành và số con của bà mẹ. ........................ 33 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thực hành của bà mẹ và nghề nghiệp. ............... 33 Bảng 3.23. mối liên quan giữa thực hành của bà mẹ và trình độ học vấn .......... 34 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành ...................................... 34
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Lứa tuổi của trẻ đang theo học tại các trƣờng ............................... 21 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh răng miệng …… .. 26 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bà mẹ thƣờng cho con ăn đồ ngọt vào buổi tối gần khi ngủ . 26 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bà mẹ cho con uống nƣớc hay súc miệng sau khi ăn bánh kẹo hoặc uống sữa. .............................................................................................. 27 Biểu đồ 3.5. Thời gian bà mẹ cho trẻ khám răng định kỳ................................... 30
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Răng sữa ở trẻ quan trọng không kém hàm răng vĩnh viễn, khi răng sữa khỏe mạnh sẽ giúp cho trẻ ăn nhai, nói chuyện, dinh dƣỡng tốt hơn. Cấu tạo răng sữa cơ bản giống các răng vĩnh viễn, tuy nhiên hệ thống men ngà chƣa thật hoàn thiện, vì vậy nếu không có chế độ vệ sinh răng thật tốt rất dễ gây nên bệnh lý sâu răng-biến chứng ảnh hƣởng tới sức khỏe của trẻ, tiền và thời gian chăm sóc của ngƣời nuôi dƣỡng. Ở hàm răng trẻ em dƣới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn, những mầm răng này sẽ lần lƣợt thay thế răng sữa từ khi trẻ lên 6 đến khoảng 12- 13 tuổi. Răng vĩnh viễn sẽ bị ảnh hƣởng rất nhiều nếu nhƣ các răng sữa bị sâu và viêm nhiễm. Sâu răng trẻ em có thể do rất nhiều nguyên nhân, nhƣng một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng sớm ở trẻ em là do chế độ nuôi dƣỡng và những thói quen có hại trong sinh hoạt, đặc biệt là nhận thức của bà mẹ trong việc hình thành những thói quen có lợi cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Theo Ngân hàng dữ liệu sức khỏe răng miệng toàn cầu của WHO có khoảng 60-90% trẻ em tuổi đến trƣờng và đa số ngƣời trƣởng thành từng mắc bệnh sâu răng. Tỷ lệ trẻ mắc sâu răng là tƣơng đối cao ở Châu Mỹ, Châu Âu, và tỷ lệ thấp là trẻ ở vùng Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dƣơng [40]. Thống kê của tổ chức Unicef về tỷ lệ bệnh tật của học sinh tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh răng miệng khá cao, chiếm 17,41% ở trẻ mầm non; 35,14 % ở học sinh tiểu học [24]. Tại Thái Bình, nghiên cứu của tác giả Phí Văn Toại (năm 2013) ở 2 trƣờng mầm non huyện Đông Hƣng cho thấy tỷ lệ sâu răng chung là 53,2%; trong đó nữ là 56,0%; nam là 54,0%. Tỷ lệ sâu răng cao nhất ở trẻ 5 tuổi chiếm 62,9% và thấp nhất ở trẻ 3 tuổi chiếm 41,3% [19]. Hiện nay vấn đề sâu răng là một thách thức cho cộng đồng đặc biệt là răng sữa. Sâu răng sữa là một dạng sâu răng đặc biệt, tiến triển nhanh và có tác động lâu dài lên răng. Trẻ em bị sâu răng nhƣ trẻ sơ sinh hoặc trẻ em ở lứa tuổi mầm
- 2 non sẽ có nguy cơ nhiều về sâu răng tiếp theo ở cả răng chính và răng vĩnh viễn. Hậu quả của sâu răng sữa có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống ngay lập tức hoặc lâu dài của trẻ cũng nhƣ gia đình trẻ, cả về kinh tế cũng nhƣ xã hội [31]. Phòng bệnh răng miệng là quá trình đơn giản, không phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt là ở đối tƣợng trẻ em. Đặc biệt trẻ em trong lứa tuổi mầm non đã bắt đầu hình thành nhân cách, có những nhận thức cơ bản về thế giới xung quanh và có thể hình thành những thói quen chăm sóc bản thân. Và hầu hết toàn bộ thời gian những năm đầu đời của trẻ dƣới 5 tuổi là ở bên cha mẹ, kể cả khi trẻ đã đi học mẫu giáo. Trong những năm này các thói quen của trẻ sẽ dần đƣợc hình thành và phần lớn các thói quen của trẻ trong đó có thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng là chịu ảnh hƣởng từ kiến thức, thái độ và hành vi của cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ là ngƣời tiếp xúc và trực tiếp chăm sóc trẻ. Kiến thức, kĩ năng của bà mẹ càng tốt thì trẻ càng có hành vi đúng. Chính vì vậy để đánh giá, kiến thức, hành vi của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ chúng tôi tiến hành triển khai thực hiện nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành về phòng bệnh sâu răng của bà mẹ có con đang học tại 2 trƣờng mầm non thành phố Thái Bình năm 2019” với mục tiêu sau: 1. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng bệnh răng miệng của bà mẹ có con học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng bệnh răng miệng của bà mẹ có con học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cƣơng về sâu răng ở trẻ em 1.1.1. Bệnh sâu răng 1.1.1.1. Một số thuật ngữ về sâu răng Bệnh sâu răng là một quá trình bệnh lý mà thực chất là sự phân hủy chất khoáng của răng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng làm mất đi cấu trúc vẹn toàn của răng do hình thành lỗ sâu không có khả năng phục hồi và phải điều trị. Sâu răng có thể ở bề mặt thân răng hoặc cổ răng, tổn thƣơng sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thƣơng trên cổ răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà cổ răng. Sâu răng sữa là một bệnh gây tổn thƣơng mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng [1]. Sâu răng sớm ở trẻ là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thƣơng sâu răng (có thể đã hình thành lỗ hoặc chƣa), mất răng (do sâu), mặt răng đã đƣợc hàn (do sâu) trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ 71 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn. Sâu răng lan nhanh-đa sâu răng (Rampant caries) là một dạng đa sâu răng nặng có thể ảnh hƣởng đến bộ răng sữa hoặc răng vĩnh viễn, xuất hiện đột ngột, lan rộng xuất hiện ở các mặt răng và rất nhanh tổn thƣơng tủy, các răng hàm thƣờng tổn nhất. Răng hàm sữa thứ nhất thƣờng ít bị sâu răng hơn so với răng hàm sữa thứ hai, răng hàm dƣới dễ sâu hơn răng hàm trên [20]. Sâu răng do bú bình (baby bottle tooth decay) là dạng sâu răng đầu tiên ở trẻ do nuôi dƣỡng, bắt đầu trƣớc 20 tháng tuổi. Sâu răng do bú bình là tình trạng sâu răng do nuôi dƣỡng đƣa đến dạng sâu răng lan nhanh kết hợp với việc sử dụng không đúng cách bình sữa hoặc bú mẹ kéo dài. Cũng có thể xem
- 4 đó là một dạng sâu răng lan nhanh do bú bình với chất ngọt lúc ngủ cộng với tình trạng nhiễm S.mutans [20]. 1.1.1.2. Một số nguyên nhân của bệnh sâu răng sữa Do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc Gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyến hóa thành axit. Khi môi trƣờng có pH
- 5 hồi các tổn thƣơng sâu răng sớm. Nƣớc bọt cũng là môi trƣờng hoạt động của các vi khuẩn trong miệng, nƣớc bọt tiết càng nhiều càng giảm sâu răng (trung bình một ngày nƣớc bọt tiết ra 1500cc, khi ngủ lƣợng nƣớc bọt tiết ra giảm đồng thời việc chải rửa vi khuẩn và chất carbonhydrat ở mức tối thiểu, vì vậy sâu răng tăng trong nghi ngờ). Tính chất nƣớc bọt lỏng hay quánh cũng ảnh hƣởng đến bệnh sâu răng, nƣớc bọt càng quánh thì sâu răng càng cao. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Ngô Thị Quỳnh Lan về nguy cơ sâu răng của trẻ tại quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trung bình pH nƣớc bọt không kích thích ở nhóm sâu răng thấp là 7,31±0,476 cao hơn so với nhóm sâu răng cao là 6,86±0,65; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p
- 6 - Phải có chế độ ăn hợp lý - Hạn chế ăn nhiều đƣờng, bánh kẹo - Không ăn vặt, không ngậm kẹo khi đi ngủ - Nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau: có ba nhóm thực phẩm quan trọng cho cơ thể là thực phẩm tăng trƣởng, cung cấp cho cơ thể protein giúp cho cơ thể phát triển; các loại vitamin và khoáng chất; thực phẩm cung cấp năng lƣợng cho hoạt động của cơ thể. 1.1.2.2. Loại bỏ mảng bám và thay đổi hệ vi khuẩn - Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh chải răng đúng cách, dùng chỉ tơ nha khoa. - Các biện pháp vệ sinh răng miệng hỗ trợ khi cần thiết: lấy cao răng định kỳ. - Dùng nƣớc súc miệng có tính sát khuẩn, chống mảng bám vi khuẩn: dung dịch cholorhexidin 0,2%; nƣớc súc miệng Listerine, dung dịch T-B (thành phần chủ yếu là acid boric nồng độ 0,3%; tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong vệ sinh răng miệng). - Vaccin miễn dịch với vi khuẩn gây sâu răng. 1.1.2.3. Tình trạng răng + Có chế độ dinh dƣỡng đầy đủ cho bà mẹ mang thai và trẻ em trong lúc răng đang hình thành + Nắn chỉnh những răng mọc lệch lạc. + Sử dụng Flour: Flour có tác dụng hạn chế trong quá trình sâu răng. Tính quan trọng của Flour là tác dụng lên men răng làm cho men răng trở nên cứng hơn, không bị hòa tan bởi môi trƣờng acid, do đó men răng có khả năng đề kháng cao hơn trong môi trƣờng miệng. Ngoài ra, flour còn làm tăng quá trình tái khoáng men răng bằng việc ion F- kéo theo các khoáng chất sẵn có trong nƣớc bọt và dịch lợi gây lên hiện tƣợng tái khoáng hóa. Đồng thời flour
- 7 còn cản trở việc hình thành mảng bám răng bằng việc ức chế enzym của các vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng nhất là vi khuẩn Streptococus Mutans. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng và cộng sự (2010) ở trẻ 5 tuổi có sử dụng nguồn nƣớc ăn uống có flour tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình sâu mất trám răng giữa những trẻ uống nƣớc máy tại trƣờng (1,89) và trẻ uống nƣớc đóng chai tại trƣờng (2,91) với p
- 8 - Mầm non: hƣớng dẫn chải răng và biện pháp khác làm sạch răng miệng, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Các cấp tiểu học, trung học: đƣa vào chƣơng trình chính khóa các bài giảng hƣớng dẫn và phòng bệnh răng miệng, giáo dục ý thức tự giác chăm sóc răng miệng. + Khám răng định kỳ, phát hiện sớm và điều trị kịp thời răng sâu. Nhổ bỏ răng sữa đến tuổi thay răng. 1.2. Thực trạng sâu răng ở trẻ em 1.2.1. Thực trạng sâu răng ở trẻ em trên thế giới Một nghiên cứu tại các hộ gia đình tại Colorado cho thấy sâu răng là bệnh mạn tính phổ biến nhất thời thơ ấu của trẻ; có 39,7% trẻ mầm non và 55,2% học sinh lớp 3 bị sâu răng; trong đó 13,8% trẻ mầm non và 14,4% học sinh lớp ba sâu răng không đƣợc điều trị. Tỷ lệ trẻ mắc sâu răng ở các sắc tộc cũng có sự chênh lệch, trong số các trẻ ở tuổi mầm non có 55,0% trẻ em gốc Tây Ban Nha và 38,0% trẻ em da đen mắc sâu răng, tuy nhiên với trẻ da trắng tỷ lệ sâu răng thấp hơn chiếm 31,9%. Trong số trẻ em ở lớp ba thì 69,5% trẻ ngƣời gốc Tây Ban Nha và 56,4% trẻ da đen mắc sâu răng; còn trẻ em da trắng thì tỷ lệ sâu răng là 48,1% [41]. Theo kết quả nghiên cứu tại Kerala cho thấy trong số 350 trẻ em đƣợc nghiên cứu thì tỷ lệ mắc sâu răng đƣợc tìm thấy là 50,6% và tỷ lệ mắc sâu răng phụ thuộc vào độ tuổi, trẻ từ 35 tháng tuổi trở lên mắc cao hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Trong số trẻ bị sâu răng thì mối liên quan chủ yếu là thói quen ăn vặt (98,3%); tình trạng vệ sinh răng miệng cho con của bà mẹ, thói quen trẻ hay dùng đồ ăn có chứa cariogen (56,7%); sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) [37]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Narendar Dawani (2012) về tỷ lệ sâu răng ở trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo tại thị trấn Saddar, thành phố Karachi, Pakistan
- 9 cho thấy tỷ lệ sâu răng của trẻ là 51% trong đó có 41,6% trẻ nam mắc sâu răng và 58,4% trẻ em nữ mắc sâu răng. Trong số trẻ mắc sâu răng có 54% trẻ hình thành mảng bám răng; 10,8% trẻ bị sâu 1 răng; 16,8% trẻ sâu từ 2-3 răng. Nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy việc trẻ thƣờng xuyên sử dụng sữa ngọt nguy cơ sâu răng cao hơn trẻ không uống sữa (p
- 10 Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng của 468 trẻ từ 3-5 tuổi tại trƣờng Mẫu giáo Hữu Nghị Việt Triều, Hà Nội của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Huynh (2013) [10] cho thấy tỷ lệ sâu răng ở từng tuổi thuộc mức trung bình 55,98% và tỷ lệ này tăng dần theo tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 3 tuổi là 51%; ở trẻ 4 tuổi là 55,83% và ở trẻ 5 tuổi là 58,54%. Tỷ lệ răng sữa sâu cao nhất là nhóm R5, R4 hàm dƣới (27,88%-25,64%); tiếp theo là tỷ lệ sâu răng cửa giữa trên 21,58%, R5 hàm trên (16,88%); R2 và R4 hàm trên (11,54%-10,79%). Tỷ lệ răng sữa sâu giai đoạn sớm là 21,51%. Tỷ lệ răng sữa sâu đã hình thành lỗ sâu chiếm 78,49%. Nghiên cứu tại trƣờng mầm non 19-5 thành phố Thái Nguyên của tác giả Đỗ Minh Hƣơng và cộng sự cho thấy tỷ lệ sâu răng của trẻ tại trƣờng là 75,8% trong đó cao nhất là trẻ từ 60-71 tháng (91,4%); tiếp theo nhóm 48-59 tháng (89,4%); nhóm 36-47 tháng là 72,0% và 24-35 tháng là 45,9%. Tỷ lệ trẻ sâu mặt nhai là cao nhất (66,1%), thấp nhất là mặt trong (32,7%). Kết quả cũng cho thấy 49,1% mặt răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng; tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn là 91,8% [9]. Một nghiên cứu về diễn tiến tình trạng sâu răng của trẻ 12 tuổi sau 12 năm Flour hóa nƣớc uống tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ sâu răng trƣớc và sau flour hóa lần lƣợt là 84,7% và 38,2%; chỉ số sâu mất trám trƣớc và sau là 3,26 và 0,85. Ở vùng có và không có flour hóa tỉ lệ sâu răng lần lƣợt là 38,2% và 67% [13]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Đình Tuyên và cộng sự tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên năm 2014-2015 cho thấy tỷ lệ lƣu hành bệnh sâu răng ở trẻ rất cao chiếm 95,7% với chỉ số sâu mất trám (DMFT) là 2,97 (theo tiêu chuẩn của WHO là 70%). Giá trị của chỉ số sâu mất trám ở mức trung bình [22].
- 11 Khi tìm hiểu về thực trạng mắc bệnh sâu răng sữa ở trẻ từ 3-6 tuổi mắc các bệnh bạch cầu cấp tại một số bệnh viện ở Hà Nội của tác giả Trần Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2016) [5] cho thấy có 79,17% trẻ bị sâu răng sữa, chỉ số sâu mất trám răng và chỉ số sâu mất trám mặt răng ở răng sữa lần lƣợt là 7,41% và 8,22%; trong đó chỉ có 5,91% số răng đƣợc trám. Sâu răng vị trí 1 mặt là cao nhất chiếm 73,49%; tiếp theo là sâu răng vị trí 2 mặt chiếm 58,76%. Theo kết quả điều tra của tác giả Phan Ái Hùng và Nguyễn Thị Thúy Lan về tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ khuyết tật từ 3-14 tuổi tại cơ sở nuôi dƣỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phƣớc, Củ Chi cho thấy tỷ lệ sâu răng của trẻ ở đây là 73,84%; tỷ lệ viêm nƣớu có chảy máu là 16,92%; tỷ lệ trẻ có khớp cắn xấu là 52,3%. Tỷ lệ trẻ không nhai đƣợc ở độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi chiếm 13,8% và trẻ từ 6 đến 12 tuổi là 33,8% [7]. 1.3. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng bệnh sâu răng cho trẻ Nghiên cứu của nhóm tác giả Collen E.Huebner về thực hành của các bà mẹ về chăm sóc răng cho trẻ dƣới 4 tuổi cho thấy 63% các bà mẹ bắt đầu đánh răng cho con trƣớc sinh nhật đầu tiên của con. 71% bà mẹ biết nên chải răng ngày hai lần cho trẻ nhƣng chỉ có 55% bà mẹ đánh răng cho con từ một đến hai lần trong ngày và thƣờng việc đánh răng buổi sáng bị các bà mẹ bỏ qua do ngƣời mẹ phải đi làm sớm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 18% bà mẹ cho con tự đánh răng mà không có sự giám sát nào [29]. Một nghiên cứu khác về phòng bệnh răng miệng của các phụ huynh có con trong độ tuổi từ 2 tuổi đến 4 tuổi cũng của tác giả Collen E.Huebner và cộng sự (2015) cho thấy 32% trẻ em đƣợc khám răng định kỳ một lần trong 1 năm qua; đa số là đƣợc khám theo dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên vẫn còn 21% trẻ em chƣa bao giờ đƣợc khám răng định kỳ. 90% bố mẹ biết con họ có ít nhất một vấn đề về răng và 24% trẻ đƣợc bố mẹ phát hiện sâu răng, mất hoặc trám răng [30].
- 12 Theo kết quả nghiên cứu về kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc răng miệng cho trẻ dƣới 12 tuổi đƣợc thực hiện tại thành phố Bengaluru ở Ấn Độ của tác giả Jyothsna Vittoba Setty cho thấy có 39% bà mẹ biết đƣợc chức năng của răng, 51% bà mẹ biết đƣợc trẻ 4 tuổi mọc bao nhiêu răng. Chỉ có 21% bà mẹ biết trẻ sẽ thay răng vĩnh viễn ở thời điểm trẻ 6 tuổi và 47% bà mẹ biết đƣợc răng vĩnh viễn sẽ thay thế cho răng sữa tƣơng ứng. Khi đƣợc hỏi về tầm quan trọng của việc điều trị răng sữa khi bị sâu thì có 86% bà mẹ cho thấy đó là việc cần thiết và quan trọng, tuy nhiên 40% bà mẹ cho biết vẫn chƣa sẵn sàng dành thời gian và tiền bạc để điều trị những răng sâu này, vì họ cho rằng những chiếc răng sữa này sẽ rụng và đƣợc thay thế bằng răng vĩnh viễn [34]. Một nghiên cứu khác về kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về sức khỏe răng miệng tại Moradabad, Ấn Độ cho thấy có 25,4% bà mẹ có kiến thức tốt về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và thực hành tốt về chăm sóc răng miệng cho trẻ; 73,8% bà mẹ có kiến thức tốt về chế độ ăn đảm bảo cho sức khỏe răng miệng của trẻ [39]. Khi tìm hiểu về kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc sức khỏe răng miệng trong phòng ngừa sâu răng ở trẻ em của phụ huynh có con ở thành phố Belagavi của tác giả H.P.Suma Sogi và cộng sự (2016) [32] cho thấy điểm trung bình về kiến thức chung của đối tƣợng điều tra là 69,5%. Trong 218 đối tƣợng điều tra có 116 ngƣời mẹ và 102 ngƣời cha tham gia, với độ tuổi chủ yếu là từ 30 tuổi đến 39 tuổi (chiếm 77%). Các bà mẹ có điểm kiến thức tổng thể tốt hơn đáng kể so với các ông bố. Gần 69,5% cha mẹ nhận thức đƣợc rằng sâu răng có thể ảnh hƣởng đến trẻ dƣới 2 tuổi, nhƣng có 19,5% cha mẹ trả lời sai và 11% cha mẹ rơi vào tình huống khó xử. Khi đƣợc hỏi về khả năng ảnh hƣởng của thực phẩm đến sâu răng có 81,5% cha mẹ biết rằng thực phẩm ngọt gây sâu răng nhƣng kiến thức về việc bắt đầu sử dụng kem đánh có fluortide và liệu răng rụng có cần điều trị hay không lại thấp chiếm 54% và 42,5%. Tuy nhiên 88% cha mẹ biết tầm quan
- 13 trọng của việc đánh răng và 73,5% cha mẹ nhận thức việc bắt đầu ăn dặm cùng với việc cho con bú/bú bình từ 6 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 49,5% cha mẹ thƣờng cho con ăn ngọt và 56% cha mẹ thực hành tốt cho việc sử dụng kem đánh răng flouride cho trẻ. Nghiên cứu của tác giả Fatima Ashkanani và cộng sự về kiến thức, thái độ và thực hành của ngƣời chăm sóc trẻ về sức khỏe răng miệng của trẻ mẫu giáo tại Kuwait cho thấy khi đƣợc hỏi về tính gây bệnh của thực phẩm và tầm quan trọng của fluoride trong phòng ngừa sâu răng có 91,3% ngƣời tham gia trả lời đúng tuy nhiên chỉ có 24,6% ngƣời chăm sóc trẻ nhận thức đƣợc thời điểm thích hợp đánh răng cho trẻ và thời điểm lý tƣởng cho trẻ đi khám răng định kỳ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các bà mẹ có con từ 0 tuổi đến 1 tuổi có kiến thức tốt hơn đáng kể về thời gian bắt đầu đánh răng cho trẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của ngƣời chăm sóc có ảnh hƣởng đáng kể đến thực tiễn của họ (p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Khoa học công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam "
28 p | 940 | 96
-
Báo cáo tóm tắt Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
43 p | 273 | 48
-
Báo cáo " HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KỸ THUẬT TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO"
10 p | 190 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam
0 p | 128 | 30
-
Chủ đề 6: Khoa học công nghệ đối với công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
33 p | 143 | 30
-
Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: Ứng dụng kỹ thuật lai tại chỗ huỳnh quang để phát hiện sớm một số bất thường nhiễm sắc thể - PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương
42 p | 163 | 20
-
Báo cáo tổng kết dự án: Nhân rộng mô hình điểm thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại 03 xã Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Sơn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
42 p | 75 | 13
-
Đề tài: " KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SỰ ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA "
9 p | 126 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và quy định Quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc (chủ nhiệm đề tài)
47 p | 146 | 12
-
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc
47 p | 108 | 10
-
Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học Công nghệ cấp cơ sở năm 2019: Kiến thức, thực hành về phòng bệnh sâu răng của bà mẹ có con đang học tại 2 trường mầm non thành phố Thái Bình năm 2019
64 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Sử dụng nhân lực khoa học công nghệ nữ tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
104 p | 20 | 6
-
Báo cáo tóm tắt tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ: Các đặc trưng của vành chính qui Von Neumann và các trường hợp tổng quát của vành và môđun nội xạ
26 p | 67 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng
94 p | 20 | 5
-
Tóm tắt đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng hệ thống đo lường và phân tích tín hiệu cảm biến
24 p | 70 | 3
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Nông Sơn – Sông Bung phục vụ đào tạo
0 p | 31 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý chi ngân sách đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ tỉnh Đăk LăK
102 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn