QT6.2/KHCN1-BM21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH<br />
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br />
ISO 9001 : 2008<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO TỔNG KẾT<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH<br />
CÁC DÒNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG<br />
ỨC CHẾ VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus,<br />
GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH<br />
(AHPND) TRÊN TÔM BIỂN<br />
<br />
<br />
<br />
Chủ nhiệm đề tài: ThS. NGUYỄN THỊ TRÚC LINH<br />
Chức danh: Giảng viên<br />
Đơn vị: Khoa Nông nghiệp - Thủy sản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trà Vinh, ngày tháng năm 2016<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH<br />
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br />
<br />
ISO 9001 : 2008<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO TỔNG KẾT<br />
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH<br />
CÁC DÒNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG<br />
ỨC CHẾ VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus,<br />
GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH<br />
(AHPND) TRÊN TÔM BIỂN<br />
<br />
<br />
<br />
Xác nhận của cơ quan chủ quản Chủ nhiệm đề tài<br />
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trúc Linh<br />
<br />
Trà Vinh, ngày tháng năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
TÓM TẮT<br />
Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2014 đến tháng 8/2015 với mục đích tìm<br />
ra chủng vi khuẩn lactic kháng với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mạnh nhất và<br />
ứng dụng chúng trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp cũng như hạn chế việc sử<br />
dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản vì thế đề tài "nghiên cứu phân lập và<br />
định danh các dòng vi khuẩn lactic có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio<br />
parahaemolyticus, gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm biển"<br />
được tiến hành. Vi khuẩn lactic (LAB) được phân lập từ các nguồn khác nhau như:<br />
(1) ruột tôm biển; (2) ruột cá rô phi (Oreochromis niloticus); (3) bùn và nước của<br />
các ao nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh, và Sóc Trăng. Các dòng vi khuẩn LAB được sàng<br />
lọc bằng các chỉ tiêu hình thái, sinh lý, và sinh hóa sau đó xác định tính đối kháng<br />
với chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bằng phương pháp khuếch tán giếng<br />
thạch. Thí nghiệm xác định khả năng kháng khuẩn bằng bacteriocin và khả năng<br />
chịu đựng nồng độ muối của 5 chủng vi khuẩn kháng với Vibrio parahaemolyticus<br />
cũng được tiến hành. Kết quả phân lập từ ruột tôm thẻ, ruột cá rô phi, bùn và nước<br />
ao tôm biển ở 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng là như sau: 30 chủng vi khuẩn lactic ở<br />
Trà Vinh, và 25 chủng vi khuẩn lactic ở Sóc Trăng đã được phân lập. Kết quả xác<br />
định khả năng kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus như sau: trong tất cả các<br />
chủng LAB phân lập được có 02 chủng có khả năng kháng vi khuẩn Vibrio<br />
parahaemolyticus rất yếu với đường kính vô trùng nhỏ hơn 11 mm. Các chủng vi<br />
khuẩn này không thể ứng dụng trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp. 40 chủng vi<br />
khuẩn lactic có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus nhưng vòng vô<br />
trùng chỉ ở mức trung bình (++) từ 11-16mm. 13 chủng vi khuẩn còn lại có vòng vô<br />
khuẩn lớn (+++) từ lớn hơn 16 mm. Trong 13 chủng vừa nêu có 2 chủng rp5.4.1 và<br />
rp5.5.1 có vòng vô khuẩn lớn nhất tương ứng là 18,2 và 18 mm. Nghiên cứu này<br />
cho thấy dòng rp5.4.1 và rp5.5.1 có thể được sử dụng trong việc phòng bệnh hoại tử<br />
gan tụy cấp tính trên tôm biển. Kết quả thử nghiệm khả năng đối kháng của<br />
bacteriocin với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của 5 chủng vi khuẩn lactic là do<br />
vi khuẩn tiết acid lactic không phải tiết bacteriocin. Các chủng vi khuẩn thí nghiệm<br />
đều phát triển ở độ mặn từ 0-25‰ nhưng phát triển tốt nhất ở độ mặn 5-15‰, và<br />
phát triển chậm hơn ở độ mặn 25‰. Tuy nhiên ở chủng vi khuẩn lactic TV20 thì<br />
phát triển mạnh nhất ở độ mặn 25‰.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
MỤC LỤC<br />
TÓM TẮT ...................................................................................................... 3<br />
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... 6<br />
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .................................... 7<br />
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... 8<br />
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 9<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 10<br />
1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 10<br />
2 Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 11<br />
2.1 Tổng quan về tình hình nuôi tôm nước lợ ............................................ 11<br />
2.1.1 Trên thế giới ................................................................................... 11<br />
2.1.2 Ở Việt Nam .................................................................................... 11<br />
2.2 Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ....................................................... 12<br />
2.2.1 Bệnh do virus trên động vật thủy sản .............................................. 12<br />
2.2.2 Bệnh do vi khuẩn trên tôm .............................................................. 13<br />
2.3 Sơ lược về vi khuẩn lactic .................................................................... 23<br />
2.4 Ứng dụng vi sinh vật hửu ích trong nuôi trồng thuỷ sản ..................... 28<br />
3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 30<br />
4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu....................................... 30<br />
4.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................... 30<br />
4.2 Quy mô nghiên cứu .............................................................................. 30<br />
4.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 30<br />
4.3.1 Dụng cụ và hóa chất ....................................................................... 30<br />
4.3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 31<br />
4.3.2.1 Thu mẫu và bảo quản mẫu ....................................................... 31<br />
4.3.2.2 Tiến hành thí nghiệm ............................................................... 32<br />
4.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 37<br />
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 38<br />
Chương 1. Kết quả phân lập các dòng vi khuẩn lactic từ các nguồn khác nhau và các<br />
chỉ tiêu sinh lý sinh hóa ................................................................................. 38<br />
<br />
<br />
4<br />
1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn lactic từ nhiều nguồn khác nhau ............. 38<br />
1.2 Sàng lọc các chỉ tiêu hình thái, sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn lactic .. 39<br />
Chương 2: Tính đối kháng của chủng vi khuẩn phân lập được với vi khuẩn Vibrio<br />
parahemolyticus trong điều kiện in vitro ...................................................... 40<br />
2.1 Kết quả xác định tính đối kháng của chủng vi khuẩn phân lập được với vi<br />
khuẩn Vibrio parahemolyticus trong điều kiện in vitro ............................... 40<br />
2.2 Kết quả xác định khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio parahemolyticus của vi<br />
khuẩn lactic bằng bacteriocin ........................................................................ 42<br />
2.3 Thử nghiệm các nồng độ muối khác nhau ảnh hưởng lên mật số của vi<br />
khuẩn lactic ................................................................................................... 43<br />
Chương 3 Kết quả định danh dòng vi khuẩn phân lập được có khả năng<br />
kháng mạnh với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ..................................... 45<br />
3.1 Kết quả định danh vi khuẩn lactic RP5.5.1 bằng phương pháp giải trình tự gen<br />
16s ................................................................................................................. 46<br />
3.2 Kết quả định danh vi khuẩn lactic RP5.4.1 bằng phương pháp giải trình tự gen<br />
16s ................................................................................................................. 46<br />
3.3 Kết quả định danh vi khuẩn lactic RP5.2.1 bằng phương pháp giải trình tự gen<br />
16s ................................................................................................................. 47<br />
3.4 Kết quả định danh vi khuẩn lactic RP5.2.1 và T5.1 bằng phương pháp giải trình<br />
tự gen 16s ...................................................................................................... 48<br />
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 50<br />
1 Kết luận ................................................................................................... 50<br />
2 Kiến nghị ................................................................................................. 50<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 51<br />
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 64<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
DANH MỤC BẢNG BIỂU<br />
<br />
Tên bảng Số trang<br />
<br />
Bảng 2.2.1. Các loại virus chính gây bệnh trên tôm biển 14<br />
<br />
Bảng 1 Các chỉ tiêu hình thái, sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn lactic 40<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH<br />
<br />
Tên biểu đồ Số trang<br />
<br />
Hình 2.2.2a. Dấu hiệu tôm bị bệnh hoại tử gan tuỵ 18<br />
<br />
Hình 2.2.2b. Hình dạng vi khuẩn V. Parahaemolyticus và thể thực 18<br />
khuẩn<br />
<br />
Hình 2.2.2c. Hình mô bệnh học của tôm khoẻ 19<br />
<br />
Hình 2.2.2 d. Hình mô bệnh học của tôm bệnh hoại tử gan tụy 19<br />
<br />
Hình 2 .2.2 e. Hình vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 20<br />
<br />
Hình 1: Quy trình phân lập vi khuẩn lactic từ ruột tôm, cá rô phi, 32<br />
bùn đáy và nước ao nuôi tôm biển<br />
<br />
Hình 2: Quy trình xác định khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn 34<br />
lactic với V. parahaemolyticus bằng phương pháp khuếch tán giếng<br />
thạch<br />
<br />
Hình 3 khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn lactic với V. 40<br />
parahaemolyticus<br />
<br />
Hình 4 khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn lactic với V. 41<br />
parahaemolyticus ở Trà Vinh<br />
<br />
Hình 5 khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn lactic với V. 41<br />
parahaemolyticus ở Sóc Trăng<br />
<br />
Hình 6 khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn lactic với V. 41<br />
parahaemolyticus tại Sóc Trăng<br />
<br />
Hình 7 Kết quả xác định khả năng ức chế vi khuẩn V. 42<br />
parahaemolyticus bằng bacteriocin<br />
<br />
Hình 8 Kết quả thử nghiệm các nồng độ muối khác nhau ảnh hưởng 43<br />
lên mật số của vi khuẩn lactic<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU, ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG,<br />
TỪ NGẮN HOẶC THUẬT NGỮ<br />
AHPNS Acute Hepatapancreatic Necrosis Syndrome<br />
CFU Colony Forming Unit<br />
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long<br />
DNA Deoxyribo Nucleic Acid<br />
EMS Early Mortality Syndrome<br />
FAO Food and Agriculture Organization<br />
GAV Gill Associated Virus<br />
HPV Hepatopancreatic Parvovirus<br />
IHHNV Hypothermal And Hematopoietic Necrosis Virus<br />
MBV Monodon Baculovirus<br />
MRS Man Rogosa Sharpe<br />
NA Nutrient Agar<br />
OIE Office International des Epizooties<br />
PCR Polymerase Chain Reaction<br />
PL Post Larval<br />
TCBS Thiosulfate Citrate Bile Salts Sucrose Agar<br />
TSA Tryptone Casein Soy Agar<br />
TSB Tripticase Soya Broth<br />
TSV Taura Syndrome Virus<br />
V. P : Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus<br />
WSSV White Spot Syndrome Virus<br />
YHV Yellow Head Virus<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp, Ban Lãnh đạo Khoa<br />
Nông nghiêp Thủy sản, Phòng Khoa học Công nghệ và Ban Lãnh đạo Trường Đại<br />
học Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi và cấp kinh phí cho tôi thực hiện đề tài.<br />
Tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Trương Quốc<br />
Phú đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận<br />
lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.<br />
Chân thành cảm ơn đến PGS. TS Đặng Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản,<br />
trường Đại học Cần Thơ, đã tạo điều kiện thuận về cơ sở vật chất và dành rất nhiều<br />
thời gian để giúp tôi hoàn thành đề tài này.<br />
Xin chân thành cảm ơn các anh chị em tại Bộ môn Bệnh học Khoa Thủy sản<br />
Trường Đại học Cần Thơ đã đã chia sẽ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời<br />
gian nghiên cứu tại trường.<br />
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân,<br />
bạn bè và các em sinh viên lớp DA11TS đã chia sẽ, giúp đỡ và động viên tôi trong<br />
suốt thời gian nghiên cứu tại trường Đại học Trà Vinh.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Việc nuôi tôm sú, tôm thẻ ở Đồng Bằng sông Cửu Long trong những năm trước<br />
đây đã đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể và góp phần vào việc phát triển nền kinh tế<br />
cho cả nước. Nhưng trong khoảng thời gian gần đây (2010 -2012), nghề nuôi tôm<br />
đang đối mặt với rất nhiều thách thức, dịch bệnh, môi trường ô nhiễm và hiện tượng<br />
tôm chết hàng loạt đã gây ra thiệt hại kinh tế hơn 800 tỷ đồng. Trong đó đáng quan<br />
tâm nhất là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis<br />
Syndrome - AHPNS) (Flegel, 2012) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (early<br />
mortality syndrome – EMS) (Lightner et al., 2012). Hội chứng hoại tử gan tụy cấp<br />
tính xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2009, ở Việt Nam vào năm 2010 rồi đến Thái<br />
Lan và Mã Lai vào năm 2011 (Lightner et al., 2012; Flegel, 2012). Bệnh này xuất<br />
hiện và gây chết hàng loạt trên tôm nuôi ở các Tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh,<br />
Bến Tre và Kiên Giang. Bệnh xuất hiện ở tôm sú và tôm thẻ khoảng 10 - 45 ngày<br />
sau khi thả giống, tỉ lệ chết có thể lên đến 100% ở những ao nhiễm nặng. Tác nhân<br />
gây ra hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus<br />
(Lightner et al., 2012) mang thể thực khuẩn (Bateriophage) (Loc Tran, et al, 2012).<br />
Hiện nay có nhiều biện pháp được đề xuất để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn<br />
Vibrio parahaemolyticus gây hội chứng hoại tử gan tụy cấp như: dùng hóa chất diệt<br />
khuẩn, sử dụng kháng sinh, áp dụng biện pháp sinh học,.... Tuy nhiên, biện pháp sử<br />
dụng hóa chất, kháng sinh thì hiệu quả không cao, dễ gây ra nguy cơ phát sinh<br />
nhiều loài vi khuẩn gây bệnh kháng với kháng sinh. Thêm vào đó, sự tồn dư thuốc<br />
trong thực phẩm cũng là chỉ tiêu quan trọng trong kiểm định nhập khẩu sản phẩm<br />
nông nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế, cách tốt nhất là sử dụng biện<br />
pháp pháp sinh học, dùng vi khuẩn có lợi có khả năng đối kháng với vi khuẩn gây<br />
bệnh. Biện pháp này không những có thể kiểm soát được mật độ vi khuẩn gây bệnh<br />
mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có lợi cho môi trường do chỉ sử dụng<br />
các loài vi khuẩn hữu ích.<br />
Vi khuẩn lactic đã được ứng dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến trong việc sản<br />
xuất chế phẩm sinh học, bổ sung trong thức ăn động vật thủy sản, thức ăn chăn nuôi<br />
cũng như việc bón vào ao nuôi để ức chế các loài vi khuẩn gây bệnh cho động vật<br />
thủy sản. Trong nghiên cứu về các loài vi khuẩn hữu ích thì có một số dòng vi<br />
khuẩn tiết ra chất ức chế đề kháng lại với vi khuẩn khác như Lactobacillus sp.<br />
kháng lại vi khuẩn Vibrio sp. (Trịnh Hùng Cường, 2011); Lactobacillus suntoryeus<br />
LII1 có khả năng kháng mạnh đối với Escherichia coli và Bacillus cereus (Hồ Lê<br />
Huỳnh Châu và ctv, 2010). Trong quá trình lên men, vi khuẩn lactic sinh ra acid hữu<br />
cơ, chúng ức chế vi khuẩn gây bệnh do sự tác động lên tế bào chất của vi khuẩn,<br />
ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ của màng tế bào (Fooks et al., 1999; Jay, 2000;<br />
<br />
<br />
10<br />
Gerald, 1999; Kuipers et al., 2000). Kishinouye (1996) đã sử dụng vi khuẩn lactic<br />
để phòng bệnh trong ương tôm Gân (Penaeus latisulcatus). Ngô Văn Hai et al.,<br />
(2009) đã sử dụng vi khuẩn lactic để kháng lại vi khuẩn Photobacterium damselae<br />
subsp. piscicida trong nuôi cá bơn (Solea senegalensis). Các nghiên cứu vừa nêu đã<br />
chỉ ra rằng dòng vi khuẩn lactic có khả năng tiết ra chất ức chế vi khuẩn gây bệnh.<br />
Việc nghiên cứu khả năng phòng trị bệnh của các chủng vi khuẩn là rất khả thi và<br />
đặc biệt là việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.<br />
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học. Chúng phân chia<br />
thành các loại như chế phẩm phân hủy chất hữu cơ, kiềm hãm, và tiêu diệt các dòng<br />
vi khuẩn gây hại. Trên thực tế, người nuôi đã sử dụng nhiều loại chế phẩm sinh học<br />
khác nhau trong quá trình nuôi tôm, nhưng bệnh hoại tử gan tụy vẫn diễn ra và gây<br />
thiệt hại to lớn về kinh tế. Thế nhưng, vẫn chưa có công bố nào về việc nghiên cứu<br />
chế phẩm sinh học trong phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm biển. Do đó, để giải<br />
quyết vấn đề cấp bách trong việc phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cũng như góp phần<br />
giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng tôm biển trên thị trường thế<br />
giới. Việc "nghiên cứu phân lập và định danh các dòng vi khuẩn lactic có khả<br />
năng ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, gây bệnh hoại tử gan tụy cấp<br />
tính (AHPND) trên tôm biển" là việc làm cần thiết.<br />
2. Tổng quan nghiên cứu<br />
2.1 Tổng quan tình hình nuôi tôm nước lợ<br />
2.1.1 Trên thế giới<br />
Hiện nay, có rất nhiều mô hình và đối tượng nuôi tôm nước lợ trên thế giới<br />
như tôm hùm, tôm thẻ, tôm sú,…. Trong đó 2 loài tôm được nuôi phổ biến nhất đó<br />
là tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)<br />
(weidner and Rosenberry, 1992). Theo thống kê của FAO (2011) trong năm 2010<br />
tổng sản lượng thủy sản thế giới đạt đến 148,5 triệu tấn. Sản lượng khai thác và<br />
nuôi trồng thủy sản toàn cầu có thể đạt kỷ lục mới 160 triệu tấn trong năm 2013, so<br />
với 157 triệu tấn của năm 2012 trong khi xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 136 tỉ USD, nuôi<br />
trồng chiếm 59,9 triệu tấn, ước tính tăng khoảng 25 triệu tấn so với năm 2001.<br />
Trong đó, sản lượng cá nước ngọt chiếm 56,4% (33,7 triệu tấn), nhuyễn thể chiếm<br />
23,6% (14,2 triệu tấn), giáp xác chiếm 9,6% (5,7 triệu tấn), cá nước lợ chiếm 6,0%<br />
(3,6 triệu tấn), cá nước mặn chiếm 3,1% (1,8 triệu tấn) và những động vật thủy sản<br />
khác chiếm 1.4 % (814. 300 tấn).<br />
2.1.2 Ở Việt Nam<br />
Đồng bằng Sông Cửu long là vùng nuôi tôm trọng điểm tại Việt Nam, bao<br />
gồm các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh,…. với hai đối<br />
tượng nuôi chính là tôm sú và tôm thẻ. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở<br />
<br />
<br />
11<br />
ĐBSCL với diện tích khoảng 1.366.430 ha, trong đó nuôi nước lợ mặn là 886.249<br />
ha (chiếm 89% cả nước). Diện tích nuôi của vùng tăng từ 527.398 ha năm 2011 lên<br />
746.373 ha năm 2008, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,09%/năm (Viện kinh tế và<br />
quy hoạch thuỷ sản, 2009).<br />
Theo Tổng cục Thuỷ sản (2013) trong năm 2012, toàn quốc có 30 tỉnh thành<br />
nuôi tôm nước lợ diện tích trên 657.523 ha tăng 0,2% so với năm 2011 nhưng do<br />
ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến sản lượng trong năm giảm từ 495.657 tấn chỉ còn<br />
476.424 tấn. Trong đó, tôm sú chiếm 94,1% tổng diện tích và 62,7% sản lượng tôm<br />
nuôi trong cả nước; thẻ chân trắng nuôi chiếm 5,9% diện tích với sản lượng chiếm<br />
27,3%. Khu vực ĐBSCL vẫn là vùng nuôi tôm nước lợ chủ lực của cả nước với<br />
diện tích 595.723 ha với sản lượng 358.477 tấn chiếm 90,61% diện tích, 75,2% sản<br />
lượng nuôi tôm cả nước). Trong đó diện tích nuôi tôm sú là 579.997 ha, sản lượng<br />
280.647 tấn (chiếm 93,6 % diện tích, 94% sản lượng tôm sú cả nước) và diện tích<br />
nuôi tôm chân trắng là 15.727 ha, sản lượng 77.830 tấn (chiếm 41,2% diện tích,<br />
42% sản lượng tôm chân trắng nuôi cả nước) tập trung ở một số tỉnh trọng điểm như<br />
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre (Tổng cục Thủy sản, 2013).<br />
2.2 Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi<br />
2.2.1 Bệnh do virus trên động vật thuỷ sản<br />
Theo Fulks và Main, 1992: Virus là một trong những tác nhân gây bệnh<br />
nghiêm trọng cho tôm. Hiện nay trên thế giới đã phát hiện hơn 20 loài virut gây<br />
bệnh trên tôm biển trong đó có khoảng 6 loài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc<br />
nuôi tôm biển trong đó có các bệnh truyền nhiễm như WSSV (white spot syndrome<br />
virus), YHV (Yellow Head virus), MBV (Monodon Baculo virus), IHHNV<br />
(Infectious hyperdermal and hematopoetic virus), TSV (Taura syndrome virus), và<br />
IMNV (Infectious Myonecrosis virus). Các loại bệnh này đã gây tỉ lệ chết rất lớn.<br />
Trong các bệnh do virus gây ra thì bệnh WSSV (white spot syndrome virus) đã<br />
gây tổn thất lớn về kinh tế hơn bất cứ dịch bệnh nào trước đó với ước tính thiệt hại<br />
khoảng 30 tỷ USD. Bệnh xuất hiện mọi lứa tuổi và cảm nhiễm trên rất nhiều đối<br />
tượng nuôi giáp xác khác nhau (FAO, 2005).<br />
Trong các bệnh do virus gây ra trên tôm biển, MBV (Monodon Baculo virus)<br />
cũng gây thiệt hại không kém. MBV đã được xác định là một bệnh phổ biến đối với<br />
tôm sú và có phân vùng địa lý khá rộng. Trong đó, tôm sú thường bị nhiễm nặng và<br />
phổ biến nhất (Đỗ Thị Hoà và ctv., 2004). Bệnh có khả năng gây chết cao đối với<br />
các giai đoạn ấu trùng (zoea và mysis) và giai đoạn đầu của postlarval nhưng lại ít<br />
nguy hiểm hơn ở giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên khả năng gây bệnh của MBV<br />
còn tuỳ thuộc vào độc lực của từng chủng virus ở từng vùng địa lý khác nhau (Bùi<br />
Quang Tề, 2003; Walker and Mohan, 2009). Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu còn<br />
chứng minh rằng MBV còn làm cho tôm yếu đi, sức đề kháng kém và dễ dàng mẫn<br />
<br />
<br />
12<br />
cảm với các mầm bệnh nguy hiểm khác như Vibrio, HPV, IHHNV và WSSV, gây<br />
tỷ lệ chết cao trong quần đàn (Đỗ Thị Hoà và ctv., 2004).<br />
Một bệnh do virus gây ra gây thiệt hại không kém đó là bệnh TSV (Taura<br />
syndrome virut). Thiệt hại do TSV gây ra tại Mỹ ước tính từ 1-2 tỷ USD vào năm<br />
2001, và vẫn chưa có thống kê chính xác về hậu quả của loại virus này gây ra tại<br />
khu vực châu Á đến thời điểm này (Walker and Mohan, 2008). Bên cạnh TSV thì<br />
bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV) cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản<br />
lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới, bệnh gây ra ”Hội chứng dị hình còi cọc” và<br />
ước tính thiệt hại khoảng 10-15% của mỗi vụ nuôi. Tuy nhiên IHHNV (Infectious<br />
hyperdermal and hematopoetic virus) lại ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cũng như<br />
khả năng sinh sản của tôm sú (Walker and Mohan, 2008).<br />
2.2.2 Bệnh do vi khuẩn trên tôm<br />
Tác nhân gây bệnh nguy hiểm đe dọa đến nghề nuôi tôm ở một số quốc gia<br />
trên thế giới là vi khuẩn, chủ yếu là các loài thuộc nhóm Vibrio (Lightner, 1996;<br />
Flegel, 2012). Vibriosis trên tôm thường do các tác nhân chính: Vibrio anguillarum,<br />
V. alginolyticus, V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. penaeicida (Lightner, 1996)<br />
trong đó V. harveyi được xem là loài gây bệnh chủ yếu. Các chủng V. harveyi phát<br />
sáng được báo cáo gây thiệt hại trầm trọng trên tôm nuôi ở Philiphine, Australia,<br />
Mexico (Rao, 2007). Vibriosis được ghi nhận gây thiệt hại mỗi năm khoảng 30.800<br />
tấn tôm he (Marsupenaeus japonicus) với giá trị thiệt hại xấp xỉ 85 triệu USD<br />
(Prayitno and Latchford, 1995). Theo Saulnier et al. (2000) bệnh do vi khuẩn Vibrio<br />
thường xảy ra trong tháng nuôi đầu tiên khi tôm bị ảnh hưởng bởi một số thay đổi<br />
từ môi trường nuôi (pH, nhiệt độ, độ mặn,..) liên quan đến một số bệnh như nhiễm<br />
khuẩn cục bộ, nhiễm khuẩn trên gan tụy (Lighner, 1996), hoại tử đuôi (Tail<br />
necrosis), đỏ thân (Red disease), hội chứng mềm vỏ (Losse shell syndrome),…<br />
(Jayaree et al., 2006).<br />
- Sơ lược về vi khuẩn Vibrio sp. gây bệnh trên động vật thủy sản.<br />
Đặc điểm chung của các vi khuẩn Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi<br />
cong, kích thước 0,3-0,5 µm x 1,4-2,6 µm, không hình thành bào tử và chuyển động<br />
nhờ một tiêm mao hoặc nhiều tiêm mao mảnh, tất cả chúng đều yếm khí tùy tiện và<br />
hầu hết là oxy hóa và lên men trong môi trường O/F Glucose. Thiosulphate citrate<br />
bile salt agar (TCBS) là môi trường chọn lọc của Vibrio. Hầu hết các loài đều phát<br />
triển trong môi trường nước biển cơ bản, Na+ kích thích cho sự phát triển của tất cả<br />
các loài Vibrio, chúng không phát triển trong môi trường không muối NaCl, chúng<br />
không sinh H2S, mẫn cảm với Vibriostat 2.4 diamino-6,7 diisopropyl pteridine<br />
phosphat (O/129). Cơ bản chúng sống trong môi trường nước biển và cửa sông<br />
(vùng nước lợ). (Nguyễn Thị Minh Trang, 2013).<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Tôm có sự thay đổi màu sắc và chuyển sang màu hồng nhợt nhạt khi cảm<br />
nhiễm vi khuẩn Vibrio gây bệnh phát sáng (Bùi Quang tề, 2006).<br />
Đặng Thị Hoàng Oanh et al. (2006) trong nghiên cứu về xác định vị trí phân<br />
loại và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Vibrio phát sáng phân lập từ<br />
hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) thu được kết quả kháng sinh đồ của 26<br />
trong số 27 dòng vi khuẩn phát sáng được thử với 6 loại thuốc kháng sinh thường<br />
dùng trong nuôi thủy sản cho thấy 100% số dòng vi khuẩn thử nghiệm kháng với<br />
ampicilin. Các dòng vi khuẩn phát sáng thử nghiệm mẫn cảm với chloramphenicol,<br />
norfloxacin và nitrofurantoin hơn so với tetracycline và<br />
trimethoprim/sulfamethoxazole. Phần lớn các dòng vi khuẩn thử nghiệm chỉ kháng<br />
với một loại kháng sinh (77%). Có khoảng 15% dòng vi khuẩn kháng với 2 loại<br />
kháng sinh và 4% kháng với 4 loại thuốc được thử. Có 4% số dòng vi khuẩn kháng<br />
với cả 6 loại kháng sinh thử nghiệm.<br />
Các chủng vi khuẩn phát sáng có những đặc điểm hình thái điển hình của vi<br />
khuẩn giống Vibrio. Các đặc điểm đó là di động, cho phản ứng oxidase và catalase<br />
dương tính, là vi khuẩn Gram âm, hình que, có khả năng lên men glucose trong cả<br />
hai điều kiện hiếu khí và kị khí, tạo nitrit từ nitrat, mọc trên môi trường chọn lọc<br />
cho nhóm Vibrio (Thiosulfate-Citrate-Bile salts-Sucrose TCBS) và nhất là nhạy với<br />
hợp chất 2,4-diamino-6,7-diisopropyl pteridine (O/129,150 μg) là hợp chất giúp<br />
phân biệt vi khuẩn Vibrio và Aeromonas. Các chủng vi khuẩn phát sáng đều phát<br />
triển tốt ở môi trường có 3% NaCl, sinh indole và có khả năng tạo axít từ mannitol<br />
và trehalose (West et al.1986).<br />
Bảng 2.2.2a Một số bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra ở tôm<br />
<br />
S Tên bệnh Giai đoạn tôm Vi khuẩn gây bệnh Tác hại<br />
<br />
V.parahaemolyticus Gây chết hàng<br />
1 Bệnh phát sáng ấu trùng, giống<br />
V.harveyi loạt<br />
<br />
2 Bệnh đỏ dọc thân Ấu trùng, giống V.alginolyticus Gây chết rải rác<br />
<br />
3 Bệnh đỏ thân Tôm thịt Vibrio spp. Gây chết rải rác<br />
<br />
<br />
Vibrio spp.,<br />
Bệnh vỏ hay ăn mòn ở các giai đoạn của chết rải rác,<br />
4 Pseudomonas spp.,<br />
kitin, đen mang tôm cua hàng loạt<br />
Proteus sp.<br />
<br />
<br />
5 Nhiễm khuẩn ở cá Cá nuôi ao, lồng Vibrio spp. chết rải rác<br />
<br />
( Bùi Quang Tề, 2006)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Chen (1989) phân lập được trong gan tụy tôm sú có 18 loài Vibrio trong<br />
đó: Vibrio harveyi chiếm 26,9% và V. splendidus chiếm khoảng 0,5%. Hai loại này<br />
thường làm tôm bị chết nhiều, có lúc tới 100%, chúng có thể kháng lại 24 loại thuốc<br />
kháng sinh (Baticados et al., 1991). Chỉ có một loại kháng sinh kiềm chế sự phát<br />
triển của hai loại Vibrio này.<br />
+ Các bệnh Vibriosis trên tôm he (Marsupenaeus japonicus)<br />
Trong quá trình nuôi, việc quản lý môi trường ao nuôi là rất quan trọng. Khi<br />
điều kiện môi trường ao nuôi bất lợi thì một số loài vi khuẩn cơ hội, đặc biệt là vi<br />
khuẩn Vibrio sẽ tồn tại trong môi trường nước ao nuôi, xâm nhập vào cơ thể tôm và<br />
có khả năng gây ra bệnh. Nếu môi trường ao nuôi tiếp tục xấu đi thì mật độ vi<br />
khuẩn ngày càng gia tăng, chúng có thể gây ra chết tôm trong thời gian ngắn hoặc<br />
gây bệnh mãn tính trên tôm. Các bệnh thường gặp trên tôm khi môi trường ao nuôi<br />
bị nhiễm bẩn như là bệnh phân trắng, bệnh phát sáng, đen mang,… Bệnh phân trắng<br />
hay còn gọi là “bệnh phân trắng, teo gan”, tôm bị bệnh thải ra phân trắng và gan tụy<br />
bị teo hay mềm nhũng gây thiệt hại đáng kể cho người dân nuôi tôm (Nguyễn Khắc<br />
Lâm, 2004). Bệnh phân trắng không lây lan thành dịch mà thường xảy ra ở một số<br />
ao nuôi thâm canh, nuôi với mật độ cao, ít thay nước (Đặng Thị Hoàng Oanh và<br />
ctv., 2008). Trong các nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh (2008) khi thu 220<br />
mẫu tôm trong các ao có bệnh phân trắng ở Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre từ<br />
tháng 5/2005 đến tháng 5/2006 và phân tích bằng phương pháp mô bệnh học, cho<br />
thấy có sự hiện diện của các mầm bệnh trong đó có ký sinh trùng, vi khuẩn và virus,<br />
các mầm bệnh này nhiễm trên các cơ quan gan tuỵ, mang, cơ quan lymphoid và ruột<br />
giữa.<br />
Bệnh phát sáng trên tôm nuôi thường xảy ra ở tất cả các giai đoạn (Đỗ Thị Hoà<br />
và ctv., 2001). Vibrio gây bệnh phát sáng xâm nhập vào bể ương qua trứng tôm, tôm<br />
mẹ, thức ăn…, bệnh phát triển mạnh trong những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao,<br />
chất thải đáy ao tích tụ nhiều, và phát triển mạnh nhất ở độ mặn 30-35‰, bệnh xuất<br />
hiện khi pH 7,5-9, có thể xuất hiện khi mất tảo đột ngột hay do môi trường biến<br />
động mạnh (Harris et al., 1996).<br />
+ Nghiên cứu Vibriosis trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vanamei)<br />
Tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng nhạy cảm với mầm bệnh<br />
Vibriosis ở một số quốc gia trên thế giới. Hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu thí<br />
nghiệm về độc lực của các chủng Vibrio trên đối tượng này bằng một số phương<br />
pháp khác nhau đã được ghi nhận như cảm nhiễm bằng cách ngâm ấu trùng tôm thẻ<br />
chân trắng với V. harveyi và V. campbellii (Robertson et al., 1998; Soto-<br />
Rodríguez et al., 2006) và phương pháp tiêm trên tôm trưởng thành (Wanget al.,<br />
2005). Tôm được gây cảm nhiễm trong các thí nghiệm này đều xảy ra hiện tượng<br />
chết cao (> 50%) trong thời gian 48 – 96 giờ tương ứng với mật độ vi khuẩn<br />
<br />
<br />
15<br />
105 CFU/ml đối với phương pháp ngâm và 104 CFU/ml đối với phương pháp tiêm.<br />
Hầu như không ghi nhận được bất kì dấu hiệu lâm sàng nào trên tôm cảm nhiễm<br />
trong các thí nghiệm nói trên nhưng khi tiến hành phân tích mô bệnh học trên các<br />
mẫu thì phát hiện được một số biến đổi mô học đặc trưng trên một số cơ quan gan<br />
tụy, mang và cơ quan lymphoid. Tôm nuôi nhiễm Vibriosis nói chung thường biểu<br />
hiện một số đặc điểm mô học đặc trưng như hiện tượng nhiễm khuẩn cục bộ trên<br />
các cơ quan, sau đó là sự tập trung của tế bào máu vây quanh các cụm vi khuẩn,<br />
kèm theo hiện tượng melamin hóa thường thấy trên cơ quan lymphoid, gan tụy,<br />
mang, mô liên kết mang, hệ thống tiêu hóa,.. (Lightner, 1996; Robertson et al.,<br />
1998; Pitogo et al., 1990). Các đặc điểm bệnh học tương tự cũng được ghi nhận khi<br />
gây cảm nhiễm V. harveyi lên tôm thẻ (Penaeus semisulcatus) với các mật độ vi<br />
khuẩn khác nhau (Mohajeri et al, 2011) và trong thí nghiệm cảm nhiễm của<br />
Jayasree et al., (2012) trên tôm sú với các chủng vi khuẩn phân lập được trên tôm bị<br />
hội chứng mềm vỏ. Bên cạnh đó, cũng ghi nhận được hiện tượng các tế bào máu<br />
bao vây các cụm vi khuẩn trên cơ quan lymphoid (Nash et al., 1992) và hiện tượng<br />
mất các không bào trên vùng gan tụy, làm ảnh hưởng đến khả năng dự trữ lipid và<br />
glycogen của gan (Anderson et al., 1988; Mohajeri et al., 2011).<br />
+ Sơ lược về bệnh hoại tử gan tụy trên tôm biển<br />
Đặng Thị Hoàng Oanh et al. (2012) vào đầu năm 2011, sự xuất hiện của hội<br />
chứng hoại tử gan tụy cấp tính chưa rõ nguyên nhân đã gây thiệt hại nghiêm trọng<br />
đến sản lượng tôm nuôi cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng. Tôm mắc<br />
phải hội chứng gan tụy cấp tính thường biểu hiện một số dấu hiệu lâm sàng như gan<br />
tụy teo, dai; vỏ mềm, ruột rỗng; đôi khi xuất hiện những đốm đen có thể nhìn thấy<br />
bằng mắt thường; tôm thường chết đáy và chết cấp tính trong khoảng 2 – 4 ngày sau<br />
khi xuất hiện các dấu hiệu trên.<br />
Theo Lightner., et al (2013) bệnh hoại tử gan tuỵ trên tôm biển lần đầu tiên<br />
được phát hiện vào năm 2009 được gọi là “Hội chứng tôm chết sớm-EMS (Early<br />
Mortality Syndrome)”. Năm 2011, một tên mới được đặt dựa trên mô tả bệnh tích<br />
cấp tính, gọi là “hội chứng hoại tử cấp” (AHPNS -Acute Hepatopancreatic Necrosis<br />
Syndrome). Năm 2013, tên gọi “bệnh Hoại tử Gan tuỵ Cấp” (AHPND - Acute<br />
Hepatopancreatic Necrosis Disease) được dùng khi tác nhân gây bệnh được xác<br />
định). Bệnh gây tác hại lớn trên tôm sú, thẻ chân trắng ở các trang trại tôm Đông<br />
Nam Á, Thái Bình Dương và phía Tây Mê Hi Cô. Bệnh AHPND ban đầu được<br />
phân loại là bệnh không rõ nguyên nhân, bởi vì không có mầm bệnh chuyên biệt<br />
nào được xác nhận. Tuy nhiên kể từ đầu năm 2013, Phòng nghiên cứu Bệnh học<br />
Thuỷ sản Trường Đại học Arizona (UAZ-APL) đã phân lập được dòng vi khuẩn<br />
thuần của mầm bệnh AHPND là Vibrio Parahaemolyticus phân lập từ cả hai nước<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Việt Nam và Mê Hi Cô đều cho cùng tác nhân gây bệnh. Dòng vi khuẩn này thuộc<br />
nhánh của vi khuẩn Vibrio harveyi, gần nhất với loài vi khuẩn V. parahaemolyticus.<br />
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản (2013) trong năm 2012, cả nước có<br />
khoảng 100.776 ha diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh, trong đó tôm sú<br />
là 91.174 ha gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi và ảnh hưởng đến sản<br />
lượng, giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do dịch bệnh hoại<br />
tử gan tụy và bệnh đốm trắng gây ra kèm theo một số nguyên nhân như thời tiết<br />
biến đổi bất thường, chất lượng môi trường nuôi chưa tốt; nuôi tôm không theo lịch<br />
thời vụ khuyến cáo; sử dụng hóa chất, thuốc thú y, chế phẩm sinh học còn tùy tiện,<br />
chưa được kiểm soát chặt chẽ; chất lượng con giống chưa bảo đảm,.... Các địa<br />
phương bị dịch bệnh nhiều nhất là Sóc Trăng thiệt hại 23.371,5 ha (56,6% diện tích<br />
thả nuôi); Bạc Liêu 16.919 ha (50% diện tích thả nuôi); Bến Tre thiệt hại 2.237 ha<br />
nuôi thâm canh, bán thâm canh (29,06% diện tích thả nuôi); Trà Vinh thiệt hại<br />
12.200 ha (49,3% diện tích thả nuôi); Cà Mau diện tích tôm nuôi công nghiệp bị<br />
bệnh 958,58 ha, tăng trên 420 ha so với năm 2011. Riêng Tiền Giang, diện tích tôm<br />
nuôi thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại là 922,88 ha, chiếm 30,63% tổng diện<br />
tích thả nuôi tôm.<br />
Đầu vụ nuôi năm 2013, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến và gây thiệt<br />
hại đến diện tích nuôi tôm ở một số tỉnh ĐBSCL. Theo Sở Nông nghiệp và Phát<br />
triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, tính đến tháng 3, trên địa bàn tỉnh đã có gần 400 hộ<br />
nuôi tôm tại các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú thả nuôi tôm thẻ chân<br />
trắng với gần 140.000 con, thì trong đó có gần một nửa trong số này đã bị thiệt hại<br />
và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận ở một số ao<br />
nuôi tôm sú thâm canh thuộc các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước với thiệt hại<br />
trên 116 ha trong số 2.740 ha diện tích tôm đang nuôi. Trong 3 tháng đầu năm 2013,<br />
sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Cà Mau chỉ đạt 45.000 tấn, thấp hơn nhiều<br />
so với cùng kỳ, báo hiệu một năm kinh tế thuỷ sản đang đứng trước nhiều khó khăn.<br />
Nguyên nhân tôm chết ở 2 tỉnh đã được xác định đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng<br />
và hoại tử gan tụy cấp làm cho tôm chết ở giai đoạn 25- 40 ngày tuổi, gây thiệt hại<br />
nặng, đặt ra nhiều thách thức cho nghề nuôi tôm trong năm.<br />
Lê Hữu Tài và ctv., 2011; Nguyễn Thị Hiền và ctv., 2011 còn cho biết nhiệt độ<br />
và độ mặn cũng có ảnh hưởng đến quá trình phát sinh và lây lan của AHPNS. Ở<br />
những vùng nuôi có nhiệt độ và độ mặn càng cao thì khả năng nhiễm bệnh và tỷ lệ<br />
tử vong càng lớn.<br />
Một số triệu chứng lâm sàng đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp như gan tụy teo,<br />
dai, có màu nhợt nhạt như trắng hoặc vàng nhạt, có những đốm đen hoặc sọc đen.<br />
Vỏ tôm mềm, ruột rỗng (không có thức ăn, tổ chức gan tụy thoái hóa cấp tính, tế<br />
bào ống thận (R, B, F và E) mất chức năng, tế bào có nhân lớn bất thường, biểu bì<br />
<br />
<br />
17<br />
của ống thận bị bong tróc. Có sự tụ tập của tế bào máu và nhiễm khuẩn thứ cấp.<br />
Bệnh AHPNS do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang thể thực khuẩn gây ra và<br />
chỉ lây nhiễm qua đường tiêu hóa (Loc Tran et al., 2013), thể hiện ở hình 2.2.2 a;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A:Tôm có màu sẫm B: Gan tuỵ teo C: gan tuỵ có màu sẫm, nhũn, ruột rỗng<br />
<br />
Hình 2.2.2a Dấu hiệu tôm bị bệnh hoại tử gan tuỵ (Đặng T. H. Oanh,<br />
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình vi khuẩn V. Parahaemolyticus Thể thực khuẩn<br />
( Nguồn Lightner, 2013)<br />
Hình 2.2.2b Hình dạng vi khuẩn V. Parahaemolyticus và thể thực khuẩn<br />
Theo Trần Hữu Lộc và ctv, 2012 nghiên cứu ảnh hưởng của cá rô phi trong<br />
việc khống chế sự lây nhiễm bệnh AHPND lên tỉ lệ chết của tôm thẻ chân trắng (P.<br />
vannamei) bởi dòng vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND). Trong<br />
nghiên cứu này cho thấy kết quả sau 2 tuần tảo chlorella phát triển. Sau đó cảm<br />
nhiễm với dòng vi khuẩn gây bệnh AHPND. Kết quả đem lại những tác dụng tích<br />
cực để khống chế sự bùng phát của bệnh AHPND.<br />
Lê Hồng Phước và ctv, 2012 đã nghiên cứu hội chứng hoại tử gan tụy gây<br />
chết hàng loạt tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tôm có dấu hiệu hoại tử gan<br />
tụy sớm nhất là 19 ngày, trung bình từ 2-2,5 tháng. Mẫu tôm thu từ các ao không có<br />
biểu hiện bệnh lý, lúc thu mẫu cũng có tỷ lệ hoại tử 0-16%. Khả năng hồi phục của<br />
tôm nuôi khi bị hoại tử gan tụy là không có.<br />
Theo Lê Hồng Phước và ctv (2012) thì dấu hiệu hoại tử gan tụy xuất hiện<br />
sớm nhất ở ngày thứ 17 và muộn nhất vào ngày thứ 77 (nhiều nhất từ 20-45 ngày và<br />
tập trung ở giai đoạn 19-31 ngày tuổi). Tất cả mẫu thu từ ao có tôm chết và được<br />
<br />
<br />
18<br />
ghi nhận có dấu hiệu hoại tử gan tụy đều phải thu hoạch sau khi phát hiện hoại tử 2-<br />
3 ngày và tôm bệnh không có khả năng hồi phục.<br />
Theo Chien, 2012 nghiên cứu các giải pháp môi trường nhằm ngăn ngừa và<br />
quản lý dịch bệnh đối với Hội chứng hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio<br />
parahaemolyticus khi bị cảm nhiễm bởi một thể thực khuẩn sẽ tạo ra độc tố cực<br />
mạnh. Bên cạnh đó sự gia tăng và sinh sôi nhanh chóng của các mầm bệnh virus<br />
trong môi trường ương nuôi, sự tương tác của 2 điều kiện bất lợi: sức đề kháng của<br />
tôm yếu và môi trường nuôi xấu đi thường tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh<br />
bùng phát. Quản lý môi trường tốt có thể làm giảm bớt áp lực bên ngoài, ngăn chặn<br />
sự phát triển của mầm bệnh, tăng sức đề kháng giúp tôm chống lại sự xâm hại của<br />
mầm bệnh. Để hạn chế dịch bệnh EMS nên sử dụng vi khuẩn có lợi, như sử dụng<br />
dòng đặc biệt Subtilis sp., Pseudomonas sp., và Lactobacillus sp., để ngăn chặn sự<br />
phát triển của Vibrio sp., và cũng giảm hàm lượng nitơ trong nước, ngăn dịch EMS.<br />
Nuôi kết hợp với rong biển (aquaponic) giúp cải thiện và ổn định chất lượng nước,<br />
và thậm chí hợp chất sulfated polysarcharides trong rong biển giúp tăng sức đề<br />
kháng trong tôm.<br />
+ Đặc điểm mô bệnh học của bệnh hoại tử gan tụy<br />
Lightner et al. (2012) khi phân tích mô bệnh học đối với tôm sú, thẻ chân trắng<br />
bị nhiểm AHPNS, đã mô tả chi tiết như sau: tổ chức gan tụy thoái hóa cấp tính, tế<br />
bào ống thận (R, B, F và E) mất chức năng, tế bào có nhân lớn bất thường, biểu bì<br />
của ống thận bị bong tróc, có sự tụ tập của tế bào máu và nhiễm khuẩn thứ cấp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.2.2c Hình mô bệnh học của tôm khoẻ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn cấp tính Giai đoạn cuối<br />
Hình 2.2.2d Hình mô bệnh học của tôm bệnh hoại tử gan tụy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Kết quả này cũng tương tự như mô tả của Prachumwat và ctv (2012) trên tôm<br />
thẻ chân trắng ở Thái Lan.<br />
Theo Lê Hồng Phước và ctv (2012) đã chỉ ra kết quả phân tích mô bệnh học<br />
ở Sóc Trăng với tiêu bản mô bệnh học nhuộm Hematoxylin và Eosin, tôm có hai<br />
dấu hiệu hoại tử.<br />
+ Các tế bào ống gan tụy của tôm bị thoái hoá hoàn toàn và bong tróc vào<br />
trong lòng ống, không có những biến đổi bệnh lý đặc trưng trên tế bào gan tụy khi<br />
quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Các tế bào bị thoái hoá này có thể bị hiện tượng<br />
tự hủy do các enzyme nội bào. Có những trường hợp toàn bộ các tế bào hình thành<br />
nên cấu trúc ống gan tụy bị mất hoàn toàn chỉ còn lại bộ khung là các tế bào nền.<br />
+ Gan tôm teo dai, sậm màu, cấu trúc ống gan hoàn toàn biến mất, số lượng<br />
các tế bào gan tụy giảm chỉ còn lại vô số tế bào máu bao bọc sung quanh khối hoại<br />
tử. Bên trong khối hoại tử là các tế bào chết và vô số trực khuẩn Gram âm khi quan<br />
sát tiêu bản nhuộm bằng Giemsa và bằng phương pháp nhuộm Gram. Có hiện tượng<br />
melanin hoá, viêm quanh các ống gan tụy với sự xuất hiện của vô số tế bào và sự<br />
hiện diện của trực khuẩn Gram âm trong vùng hoại tử. Do đó trên lâm sàng đôi khi<br />
thấy xuất hiện một số đốm đen có thể quan sát bằng mắt thường.<br />
+ Dấu hiệu bệnh lý:<br />
Tôm khi bị bệnh hoại tử gan tụy thường có dấu hiệu bệnh lý như sau: dấu<br />
hiệu lâm sàng: tôm bỏ ăn, lờ đờ, tấp mé, màu sắc nhợt nhạt, vỏ mềm. Khi giải phẩu<br />
tôm quan sát thấy ruột tôm rỗng, gan tuỵ teo, nhạt màu. Trên gan tụy có những đốm<br />
đen có thể quan sát bằng mắt thường. Tỉ lệ chết cao sau 10 ngày thả giống (Eduardo<br />
and Mohan, 2012; Lightner và ctv., 2012)<br />
+ Tổng quan về vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus<br />
Họ: Vibrionaceae<br />
Giống: Vibrio<br />
Loài: Vibrio parahaemolyticus<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.2.2e Hình vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus<br />
(nguồn Kozo Makino et al., 2003)<br />
<br />
20<br />
V. parahaemolyticus là trực khuẩn, Gram âm, hiếu khí và kị khí không bắt<br />
buộc, di động bằng tiêm mao và có khả năng trượt trên bề mặt môi trường có độ<br />
nhớt cao (McCarter, 1999). Nghiên cứu bộ gen của V. parahaemolyticus đã xác<br />
định được gen mã hoá hemolysin không bền nhiệt (TLH - thermolabile haemolysin)<br />
là gen đặc hiệu của loài, gen mã hoá hemolysin bền nhiệt (TDH – thermostable<br />
direct haemolysin) mã hoá protein TDH có tác dụng làm vở tế bào máu và gây tan<br />
huyết (Iida et al., 1998; McCarthy et al., 1999). Vi khuẩn này còn có thể tiết ra<br />
protease và phospholipase làm bất hoạt enzyme gây đông máu ở tôm (Lee et al.,<br />
1999).<br />
V. parahaemolyticus tồn tại phổ biến ở hệ sinh thái nước mặn và vùng cửa sông<br />
trong đó có các ao nuôi, đặc biệt ở các khu vực Đông Nam Á (Wong et al., 2000).<br />
Nó có thể tồn tại tự do trong môi trường nước và nền đáy, bám trên bề mặt ngoài và<br />
xâm nhập vào bên trong cơ thể của các động vật phù du, cá và giáp xác (Kaneko<br />
and Colwell, 1973; Kaneko and Colwell ,1975) và phát triển tốt hơn so với các loài<br />
vi khuẩn khác trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn tương đối cao (Williams and<br />
Larock, 1985). Theo Twedt et al. (1969) V. parahaemolyticus có thể phát triển trong<br />
khoảng nhiệt độ dao động từ 22 – 420C với nhiệt đố tối ưu là 37oC, ngưỡng pH 5 –<br />
11 và nồng độ muối 1 – 7%. Khi nghiên cứu về sự tồn tại của loài vi khuẩn này<br />
trong các sản phẩm thủy hải sản đông lạnh khác nhau Vanderzant and Nickelson<br />
(1972) cho biết V. parahaemolyticus có thể tồn tại trong khoảng pH từ 5 – 10 và chỉ<br />
vô hoạt ở nhiệt độ 80 – 1000C trong 15 phút.<br />
V. parahaemolyticus có khả năng gây dịch bệnh trên người và động vật thủy<br />
sản như tôm, cua, nhuyễn thể đặc biệt tôm là loài tương đối nhạy cảm với vi khuẩn<br />
này trong tất cả các giai đoạn phát triển (Xie et al., 2005; Zulkifiet al., 2009;<br />
Lightner, 1996). Trên tôm, V. parahaemolyticus thường được phân lập trong máu<br />
và gan tụy (Lighner, 1996; , Bruno et al., 1998; Sung et al., 2001). Các chủng V.<br />
parahaemolyticus cùng với V. harveyi, V. vulnificus gây chết hàng loạt trên tôm<br />
nuôi ở Thái Lan (Nash et al., 1992) và Philiphine (Lavilla – Pitogo et al., 1998) có<br />
liên quan đến một số bệnh nhiễm khuẩn cục bộ và nhiễm khuẩn trên gan tụy trên<br />
tôm sú (Lightner, 1996).<br />
Trong cuộc điều tra về các bệnh do Vibrio spp. trên tôm sú nuôi ở vùng ven<br />
biển Andhra Pradesh, Ấn Độ, bệnh đỏ thân và mềm vỏ gây chết với tỉ lệ cao được<br />
xác định có liên quan đến vi khuẩn V. Parahaemolyticus (Jayasree et al., 2006).<br />
+ Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Vibrio parahaemolyticus<br />
Iraqi (1980) đã nghiên cứu acid Glutamic ở nồng độ 1,8% thúc đẫy sự phát<br />
triển của Vibrio parahaemolyticus dòng thứ 12. Hơn nữa, Trehalose và mannital<br />
cũng làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn ở nồng độ 0.1%. Kết quả nghiên cứu<br />
còn chỉ ra rằng các yếu tố như K2PO4 (0,25%); KH2PO4 (0,015%); MgSO4.7H2O<br />
<br />
<br />
21<br />
(0,02%) với nồng độ muối là 2% và pH là 7.6 là thích hợp cho sự phát triển của vi<br />
khuẩn Vibrio parahaemolyticus dòng 12.<br />
+ Các nghiên cứu về độc lực của V. parahaemolyticus<br />
Các nghiên cứu về độc lực cũng như đặc điểm sinh học của loài vi khuẩn này<br />
được thực hiện từ những năm 1990. Tedenci et al. (1997) đã tiến hành gây cảm<br />
nhiễm chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập được từ tôm bị bệnh đỏ thân<br />
gây nhiễm bằng cách tiêm trên tôm sú có trọng lượng 8 -12g với các nồng độ 103 –<br />
106 CFU/g và theo dõi trong thời gian 7 ngày đã ghi nhận xuất hiện các dấu hiệu<br />
bệnh lý. Kết quả cảm nhiễm cho thấy có sự chuyển màu đỏ trên cá thể tôm được<br />
cảm nhiễm tương tự như dấu hiệu của các mẫu tôm bị hội chứng đỏ thân thu trước<br />
đó. Đồng thời, thí nghiệm xác định được liều gây chết 50% (LD50) trong vòng 7<br />
ngày của chủng vi khuẩn này trên tôm sú là 104 – 105 CFU/g. Dấu hiệu bệnh lý<br />
tương tự cũng được ghi nhận trong thí nghiệm cảm nhiễm tôm sú bằng phương<br />
pháp ngâm với chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập được từ tôm mắc hội<br />
chứng đỏ thân ở vùng ven biển Andhra Pradesh, Ấn Độ của Jayasree et al., (2006),<br />
xác định được liều gây chết 50% (LD50) trong 48 giờ của chủng vi khuẩn dùng<br />
trong cảm nhiễm là 4.0 x 104 CFU/ml. Thông qua hai thí nghiệm trên đã chứng<br />
minh được V. parahaemolyticus là tác nhân gây nên hội chứng đỏ thân trên tôm sú.<br />
Phương pháp ngâm cũng được Roque et al. (1998) áp dụng trong thí nghiệm<br />
gây cảm nhiễm của vi khuẩn này trên tôm thẻ chân trắng với các nghiệm thức khác<br />
nhau (1) tôm bị tổn thương, tiếp xúc với vi khuẩn, (2) tôm tiếp xúc với vi khuẩn, (3)<br />
tôm chỉ bị tổn thương, (4) tôm khoẻ. Thí nghiệm được theo dõi trong 4 ngày cho<br />
thấy tỉ lệ tôm chết cao nhất ở nghiệm thức tôm bị thương cho tiếp xúc với vi khuẩn<br />
dao động từ 37 – 50%, điều này cho thấy vi khuẩn có khả năng gây bệnh trên tôm<br />
thẻ chân trắng, đặc biệt khi tôm bị tổn thương hoặc bị sốc do các yếu tố môi trường<br />
nuôi. Tuy nhiên không ghi nhận được dấu hiệu bệnh lý nào của tôm cảm nhiễm đối<br />
với vi khuẩn này.<br />
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn (2013) về xác định khả năng lây<br />
nhiễm của hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm he bằng phương pháp cho<br />
tôm khoẻ ăn mẫu tôm bệnh. Thí nghiệm này được tiến hành trên tôm sú (Penaeus<br />
monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong 35 ngày. Kết quả<br />
cho thấy AHPNS không có lây nhiễm cho tôm khoẻ khi sử dụng mẫu tôm bệnh bảo<br />
quản trong điều kiện đông lạnh (-800C). Kết quả phân tích mô bệnh học cho thấy có<br />
11/405 mẫu có dấu hiệu tổn thương vùng gan tuỵ trên tôm sú và 16/324 mẫu tôm<br />
thẻ. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh tích này không phải là dấu hiệu mô bệnh học đặc<br />
trưng của AHPNS. Kết quả nhuộm Gram mẫu kính phếch trên gan tụy tôm cảm<br />
nhiễm có 49 mẫu gan tụy tôm sú và 43 mẫu tôm thẻ ở nghiệm thức cho ăn mẫu tôm<br />
bệnh phát hiện vi khuẩn Gram âm tập trung xung quanh tế bào gan tụy nhưng số<br />
<br />
<br />
22<br />
lượng không nhiều. Số mẫu còn lại không có hiện tượng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó,<br />
tỉ lệ tôm chết ở các nghiệm thức cho ăn mẫu bệnh phẩm cao hơn tỉ lệ tôm chết tại<br />
các nghiệm thức cho ăn mẫu tôm khoẻ và thức ăn công nghiệp ở cả 3 độ mặn thí<br />
nghiệm (10, 15, và 20 ‰).<br />
2.3 Sơ lược về vi khuẩn lactic<br />
Vi khuẩn lactic bao gồm một số giống: Carnobacterim, Enterococcus,<br />
Lactpbacillus, Lactococcus, Lactosphaera, Leuconostoc, Melissococcus,<br />
Oenococcus, Pediococcus, Streptococcus, Tetragenococcus, Vagococcus và<br />
Weissella thuộc ngành Fermicute (Ercolini et al., 2001; Jay, 2000; Holzapfel et al.,<br />
2001).<br />
Vi khuẩn lactic là nhóm vi khuẩn Gram dương (Fooks et al., 1999) và lên<br />
men hydrate cacbon khi có hoặc không có oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng là acid<br />
lactic (Jay, 2000). Nhóm vi khuẩn này còn sản xuất các hợp chất hữu cơ tạo ra mùi<br />
thơm và hương vị cho các sản phẩm được lên men (Caplice và Fitzgerald, 1999).<br />
Sự phân loại vi khuẩn lactic dựa vào trình tự rARN (Gevers et al., 2001;<br />
Holzapfel et al., 2001). Vi khuẩn lactic được phân lập đầu tiên trong sữa (Carr et<br />
al., 2002; Metchnikoff, 1908; Sandine et al., 1972) và gần đây chúng được phân lập<br />
từ các sản phẩm lên men như: thịt, các sản phẩm từ sữa, rau quả, nước uống và bánh<br />
mì lên men (Aukrust and Blom, 1992; Caplice and Fitzgerald, 1999; Harris et al.,<br />
1992; Gobbetti and Corsetti, 1997; Jay, 2000; Liu, 2003; Lonvaud-Funel, 2001;<br />
O`Sullivan et al., 2012)<br />
- Giới thiệu về vi khuẩn lactic và tình hình nghiên cứu probiotics và<br />
bacteriocin<br />
Những dòng mang các đặc tính hình que, không di động, sinh acid lactic, gram<br />
dương, không sinh bào tử, catalase và oxidase âm tính, không sinh H 2S, không sinh<br />
indole từ tryptophan, không dịch hóa gelatin là những dòng thuộc nhóm vi khuẩn<br />
lactic (Kandler and Wiss, 1986).<br />
* Vi khuẩn lactic và quá trình lên men acid lactic<br />
Vi khuẩn lactic (lactic acid bacteria-LAB) đóng vai trò quan trọng trong quá<br />
trình lên men thực phẩm. Sản phẩm chủ yếu mà chúng tạo ra trong quá trình lên<br />
men carbohydrate (glucose và lactose) là acid lactic. Một vài giống quan trọng như:<br />
Lactobacillus, Lactococcus, Leuconostoc, Streptococcus, Pediococcus,<br />
Bifidobacterium và Carnobacterium (Abee et al., 1999).<br />
Tùy thuộc vào sản phẩm của quá trình lên men mà người ta chia quá trình lên<br />
men acid lactic thành hai loại: lên men acid lactic đồng hình và lên men acid lactid<br />
dị hình. Theo Abee et al. (1999) thì hai quá trình này có những đặc điểm sau:<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
+ Lên men acid lactic đồng hình: nhờ hoạt động lên men của nhóm vi khuẩn<br />
lactic đồng hình. Chúng biến đổi đường thông qua quá trình đường phân và tạo ra<br />
sản phẩm cuối cùng là acid lactic. Quá trình lên men acid lactic đồng hình được cho<br />
là có lợi về mặt năng lượng (ATP) cho vi khuẩn acid lactic vì chúng tạo ra được 2<br />
phân tử ATP và 2 phân tử acid lactic từ 1 phân tử đường được lên men. Có rất nhiều<br />
loài vi khuẩn acid lactic lên men đồng hình: Lactobacillus lactis ssp. lactis,<br />
Lactobacillus lactis ssp. cremoris, Enterococcus faecalis, Lactobacillus<br />
acidophilus, Lactobacillus salivarius, Streptococcus pyogenes, Lactobacillus<br />
plantarum, Lactobacillus casei,…<br />
Quá trình lên men lactic đồng hình: 1 Glucose → 2 acid lactic + 2 ATP<br />
+ Lên men acid lactic dị hình: nhờ hoạt động lên men của vi khuẩn lactic dị<br />
hình. Trong trường hợp này chỉ tạo thành 1 phân tử acid lactic từ 1 phân tử glucose<br />
được lên men, ngoài ra còn có các sản phẩm phụ khác như: acid acetic, ethanol,<br />
CO2. Các sản phẩm phụ tương tác với nhau tạo thành ester có mùi thơm. Một số<br />
loài LAB lên men acid lactic dị hình: Leuconostoc lactis, Leuconostoc<br />
mesenteroides ssp. cremoris, Lactobacillus brevis, Lactobacillus fermentum,…<br />
Quá trình lên men acid lactic dị hình:<br />
1 Glucose → 1 Acid lactic + 1 CO2 + 1 Ethanol + 1 ATP + Một số sản phẩm phụ<br />
+ Thành phần kháng khuẩn được sinh ra từ vi khuẩn lactic<br />
Tác động kháng lại vi sinh vật của vi khuẩn lactic chủ yếu là do acid lactic và<br />
các sản phẩm acid hữu cơ. Chúng làm giảm pH của môi trường sinh sống của vi<br />
sinh vật khác (Caplice và Fitzgerald, 1999; Kuipers et al., 2000). Ở pH thấp thì các<br />
acid hữu cơ sẽ chuyển thành lipid hòa tan và khuếch tán qua màng tế bào chất<br />
(Gottschalk, 1988).<br />
Nghiên cứu của Galindo (2004) cho thấy các loài vi khuẩn thuộc giống<br />
Lactobacillus được phân lập từ dạ dày – ruột của một số loài cá nước ngọt có khả<br />
năng ức chế mạnh một số loài vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở cá nước ngọt như: A.<br />
hydrophila, E. tarda 524362, Yersinia ruckerii và Staphylococcus aureus 169E.<br />
Vi khuẩn lactic cũng sinh ra acetadehyde, H2O2, diacetyl, CO2, đường đa và<br />
bacteriocins (Caplice và Fitzgerald; de Vuyst và Degee, 1999; Rodríguez et al.,<br />
2003).<br />
+ Thành phần kháng khuẩn sinh ra từ bacteriocin<br />
Theo De Vuyst (1994) đã nghiên cứu bacteriocin là những protein hoặc phức<br />
hợp protein có hoạt tính kháng khuẩn. Khác với hầu hết các kháng sinh dùng trong<br />
y học, nó là các phân tử protein dễ bị phân hủy bởi enzyme protease trong hệ tiêu<br />
hóa người. Chúng hoạt động chỉ cần một lượng nhỏ và không gây độc.<br />
<br />
<br />
24<br />
Có nhiều loại bacteriocin được tạo ra bởi vi khuẩn acid lactic. Parada et al.<br />
(2007) đã tổng hợp nhiều kết quả phân loại bacteriocin bởi nhiều tác giả khác nhau<br />
và cuối cùng đưa ra hệ thống phân loại bacteriocin thành ba nhóm chính:<br />
Lantibiotics, Non – Lantibiotics và những peptide lớn, có khối lượng phân tử lớn (><br />
30 kDa).<br />
Lactobacillus plantarum là loài vi sinh vật hữu ích, hiện diện trong nước bọt<br />
và đường tiêu hóa của người (Lonnermark et al., 2009), vi khuẩn này được sử dụng<br />
phổ biến trong việc lên men thực phẩm. Lactobacillus plantarum NCDO 1193 sinh<br />
ra từ một số dạng bacteriocin có tên là Plataricin B hoạt động ức chế đáng kể các<br />
loài vi khuẩn Gram âm và Gram dương (Charlotte West và Philip Warner, 1998).<br />
Lactobacillus sakei 2a sản sinh ra một loại bacteriocin có tên là P. sakacin ức chế<br />
đáng kể sự tăng trưởng của các vi sinh vật gây hỏng thịt, cá, do đó chúng còn ứng<br />
dụng rộng rãi trong việc bảo quản các sản phẩm thịt lên men và một số sản phẩm cá<br />
(Milton, 2005).<br />
Nghiên cứu của Reid (1999) và Vázquez et al. (2005) cho thấy Lactobacilli<br />
mang lại nhiều lợi ích cho vật chủ bởi chúng có khả năng: bám vào tế bào; ngăn<br />
chặn hoặc giảm sự bám vào tế bào của các tác nhân gây bệnh; cạnh tranh dinh<br />
dưỡng với vi khuẩn gây bệnh; kích thích miễn nhi