ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI THẢO LUẬN<br />
Đề tài: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ <br />
TỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br />
<br />
<br />
Môn: KINH TẾ VĨ MÔ II<br />
Lớp 02 Nhóm 06<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều <br />
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm <br />
1975 và đặc biệt là từ sau năm 1986 khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi <br />
mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu <br />
với định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công <br />
nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên thì tiết kiệm và đầu tư là một yếu tố cực <br />
kỳ quan trọng vì chúng không những làm gia tăng tài sản của cá nhân, mà còn <br />
trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh <br />
mẽ đến phát triển kinh tế.<br />
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng <br />
trưởng kinh tế tương đối cao, đặc biệt năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt <br />
mức cao nhất trong lịch sử: 8,5%. Những năm 2008, 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng <br />
chung của suy thoái kinh tế; song tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định ở mức ở mức <br />
6,15% và 5,32%. Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nào để duy trì tốc độ <br />
tăng trưởng và phát triển kinh tế ấy trong một thời gian dài.<br />
Từ thực trạng kinh tế Việt Nam trong những năm qua cần có một cái nhìn tổng <br />
quan và đánh giá đúng đắn về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và <br />
phát triển, nhằm mục đích làm rõ vấn đề lý luận thực tiễn về tác động của tiết <br />
kiệm đầu tư đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và ngược lại. Trên cơ sở đó đưa ra <br />
một số giải pháp nhằm phát huy tối đa mối quan hệ này để phục vụ cho sự nghiệp <br />
phát triển đất nước.<br />
PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG<br />
<br />
I. ĐẦU TƯ<br />
1. Khái niệm<br />
Trên góc độ kinh tế học vĩ mô: Đầu tư là hoạt động mua “tư bản hiện <br />
vật” như máy móc, xây dựng nhà xưởng… nhằm thay thế một phần tài sản <br />
đã hao mòn để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.<br />
Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các <br />
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn <br />
các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy mục tiêu của <br />
mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh <br />
về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn <br />
lực phải hi sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và <br />
trí tuệ. <br />
Tóm lại, đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào các hoạt <br />
động nào đó nhằm đem lại lợi ích hoặc hoàn thành mục tiêu, mục đích của <br />
chủ đầu tư.<br />
2. Phân loại <br />
Hoạt động đầu tư được chia thành ba loại: Đầu tư phát triển, đầu tư tài <br />
chính, đầu tư thương mại.<br />
Đầu tư tài chính và đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư chỉ trực tiếp <br />
làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng <br />
tài sản của nền kinh tế thông qua sự góp tài chính tích lũy của các hoạt động <br />
đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát <br />
triển và thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm do kết quả của <br />
quá trình đầu tư phát triển tạo ra.<br />
Đầu tư phát triển là hoạt động cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn <br />
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những <br />
tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị, …) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng, <br />
…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. <br />
Ba loại hình đầu tư này luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế và có mối <br />
quan hệ tương hỗ với nhau. Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích lũy, <br />
phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Ngược lại, đầu <br />
tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu <br />
tư phát triển. <br />
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta tập trung chủ yếu vào <br />
hoạt động đầu tư phát triển.<br />
II. TIẾT KIỆM<br />
1. Khái niệm<br />
Khi nói về tiết kiệm thì mỗi nhà kinh tế lại đưa ra khái niệm khác nhau. <br />
Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith trong tác phẩm “Của cải của các dân <br />
tộc” cho rằng: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động <br />
tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tăng tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra <br />
bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng <br />
lên”.<br />
Sang đến thế kỷ 19, C.Mác đã chứng minh rằng: Trong một nền kinh tế <br />
với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất <br />
tư liệu tiêu dùng. Để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy <br />
mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, <br />
đồng thời phải sử dụng tiêt kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Mặt <br />
khác, phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II, thực hành tiết <br />
kiệm tiêu dùng trong sinh hoạt ở cả hai khu vực. Như vậy, con đường cơ bản <br />
và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và <br />
thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng.<br />
Đúc kết quan điểm của các nhà kinh tế học khác nhau, Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh đã vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta và đưa ra khái niệm về <br />
tiết kiệm: “Tiết kiệm là một quy luật, một phương pháp của một chế độ kinh <br />
tế, không phải chỉ tiết kiệm khi đất nước còn nghèo, mà ngay cả khi giàu có <br />
và càng giàu có càng phải thực hành tiết kiệm”. Bác luôn nhấn mạnh “tăng gia <br />
sản xuất và thực hành tiết kiệm là 2 vấn đề mấu chốt để xây dựng, phát triển <br />
kinh tế, phát triển văn hoá xã hội, để cải thiện đời sống nhân dân”. Tư tưởng <br />
quan điểm của Bác là “làm ra nhiều, chi dùng nhiều. Không cần thì không chi <br />
dùng. Đó là tất cả chính sách kinh tế của nước ta”. Tiết kiệm theo Bác “cốt <br />
để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao <br />
mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân!”.<br />
Như vậy, tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn <br />
lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn <br />
đạt được mục tiêu xác định hoặc sử dụng đúng định mức nhưng đạt hiệu quả <br />
cao hơn mục tiêu đã xác định.<br />
2. Bản chất<br />
Tiết kiệm trong mọi thời điểm rất dễ bị hiểu sai lệch, chúng ta cần phải <br />
tìm hiểu cặn kẽ và đúng đắn bản chất của tiết kiệm để trong quá trình thực <br />
hành và vận dụng trong thực tiễn có thể đúng hướng. Tiết kiệm là với chi phí <br />
thấp nhất để đạt hiệu quả cao nhất. Tiết kiệm phải được thực hiện một cách <br />
toàn diện, hoàn chỉnh bao gồm cả tiết kiệm của riêng, tiết kiệm của công. <br />
Nếu không biết tiết kiệm của riêng thì không thể tiết kiệm của công được. <br />
Nhưng nếu chỉ lo tiết kiệm của riêng mà phung phí của công là không đúng. <br />
Tiết kiệm không chỉ lao động, tiền mà cả thời giờ.<br />
Trong thời điểm hiện nay, với chủ trương “kích cầu” của Nhà nước, <br />
chúng ta phải xem xét và khẳng định rằng không có sự mâu thuẫn giữa việc <br />
khuyến khích tiêu dùng và thực hành tiết kiệm. Tiết kiệm và kích cầu là hai <br />
vấn đề gắn bó với nhau nhưng hoàn toàn khác nhau. Tiết kiệm không có <br />
nghĩa là chi ít mà chi đúng và chi có hiệu quả. Thực hành tiết kiệm đồng thời <br />
với việc không chấp nhận việc tiêu dùng xa hoa, lãng phí, cần tiêu 1 mà tiêu <br />
3, cần tiêu 3 lại tiêu 7. Bản thân từng người lao động, từng doanh nghiệp <br />
được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng để thúc đẩy sản xuất bởi tiêu dùng là <br />
một khâu trong vòng tròn khép kín: sản xuất lưu thông phân phối tiêu <br />
dùng. Đây chính là bản chất của tiết kiệm. Chúng ta hiểu và biết kết hợp hai <br />
vấn đề “ kích cầu “ và tiết kiệm để phát triển sản xuất. Như vậy mới có thể <br />
phát triển kinh tế được. <br />
III. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br />
1. Tăng trưởng kinh tế<br />
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một <br />
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự tăng trưởng thể hiện ở <br />
quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn <br />
tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh <br />
sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Như vậy, bản chất của tăng <br />
trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.<br />
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế như: Tổng giá trị <br />
sản xuất (GO Gross Output); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross <br />
Domestic Product); Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross National Income); <br />
Thu nhập quốc dân (NI – National Income); Thu nhập quốc dân khả dụng <br />
(NDI – National Disposable Income); Thu nhập bình quân đầu người <br />
(GDP/người)… <br />
2. Phát triển kinh tế<br />
Hiện nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua <br />
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh <br />
tế được hiểu là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp chặt <br />
chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. <br />
Theo cách hiểu như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các <br />
nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế <br />
được khái quát theo ba tiêu thức:<br />
Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng <br />
thu nhập bình quân trên đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến <br />
đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật <br />
chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.<br />
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức <br />
phản ánh sự biến đổi về chất kinh tế của một quốc gia. Để phân biệt các giai <br />
đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước <br />
với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế <br />
mà quốc gia đó đạt được.<br />
Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu <br />
cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng <br />
trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh <br />
dưỡng, sự tăng lên của tuồi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ <br />
y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân <br />
v.v… Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình <br />
phát triển.<br />
PHẦN II: ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ TỚI TĂNG <br />
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ <br />
I. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ<br />
1. Đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế<br />
1.1. Đầu tư vào vốn <br />
Vốn đầu tư hợp lý tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các chính <br />
sách, cơ chế huy động và phân bổ vốn hợp lý không chỉ góp phần làm gia tăng <br />
quy mô vốn trong nền kinh tế mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gia <br />
tăng mức độ đóng góp của nhân tố vốn trong tốc độ tăng trưởng, do đó, nâng <br />
cao được chất lượng tăng trưởng. Ngược lại, các chủ trương, chính sách đầu <br />
tư không hợp lý, năng lực quản lý yếu kém có thể dẫn đến sự mất cân đối <br />
trong huy động các nguồn lực. Hiệu quả và mức độ đóng góp của các nguồn <br />
lực không tương xứng với tiềm năng, dẫn đến những tác động tiêu cực trong <br />
tăng trưởng kinh tế, tạo ra chất lượng tăng trưởng không cao.<br />
1.2. Đầu tư vào lao động <br />
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là việc chi dùng vốn trong hiện tại để <br />
tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn <br />
kiến thức, thể lực của người lao động, để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản <br />
xuất. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau: <br />
đầu tư cho hoạt động đào tạo lực lượng lao động, đầu tư cho công tác chăm <br />
sóc sức khỏe y tế, đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người <br />
lao động …<br />
1.3. Đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên<br />
Từ những giá trị to lớn của tài nguyên thiên nhiên đem lại, hoạt động đầu <br />
tư rất cần chú trọng đến lĩnh vực này. Phải biết khai thác thể mạnh của từng <br />
ngành, từng vùng mà có hướng đầu tư hợp lý. Vùng có trữ lượng tài nguyên <br />
thiên nhiên phong phú thì ta chú trọng vào công tác khai thác nhưng đi kèm là <br />
bảo tồn, tránh hoạt động đầu tư khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên. Từ đó <br />
mới tạo ra được một hoạt động đầu tư hiệu quả và bền vững, kéo theo đó là <br />
tăng lợi nhuận và phát triển kinh tế. <br />
1.4. Đầu tư vào khoa học công nghệ<br />
Khoa học công nghệ tạo điều kiện chuyển từ phát triển kinh tế theo <br />
chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.Với vai trò này, khoa học và <br />
công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh <br />
tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Trong đó phát triển nhanh các ngành <br />
công nghệ cao sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật.<br />
2. Đầu tư tác động đến tổng cầu của nền kinh tế<br />
Cầu tiêu dùng giảm dẫn đến hàng hóa ế thừa, kinh tế trì trệ: Theo Keynes <br />
khi mức thu nhập tăng lên thì xu hướng tiêu dùng giảm đi còn xu hướng tiết <br />
kiệm trung bình tăng lên, do đó xu hướng tiết kiệm cận biên sẽ tăng lên. Việc <br />
giảm xu hướng tiêu dùng sẽ dẫn đến tiêu dùng giảm xuống. Cầu giảm dẫn <br />
đến hàng hóa ế thừa không bán được. Các nhà sản xuất bi quan về nền kinh <br />
tế sẽ thu hẹp quy mô sản xuất hoặc nếu không sẽ bị phá sản. Chính những <br />
điều này dẫn đến hiện tượng thất nghiệp xảy ra, tệ nạn xã hội bùng phát. <br />
Theo Keynes, sự sụt giảm đầu tư chính là nguyên nhân của khủng hoảng kinh <br />
tế xã hội ở các nước tư bản vào những năm 30. Cũng theo Keynes tổng cầu <br />
tăng sẽ kích thích tổng cung tăng và tạo ra nền kinh tế đạt tới một sự cân <br />
bằng mới ở mức sản lượng cao hơn mức sản lượng cũ từ đó kinh tế sẽ tăng <br />
trưởng.<br />
3. Đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
3.1. Đối với cơ cấu ngành kinh tế<br />
Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn là bao nhiêu, đồng vốn được sử <br />
dụng như thế nào đều tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của <br />
ngành nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Cụ thể, đầu tư sẽ góp phần <br />
tăng cường vật chất kĩ thuật, nâng cao hàm lượng công nghệ qua đó nâng cao <br />
năng suất lao động của ngành. Nhờ đó sẽ tạo ra sản lượng cao hơn với giá <br />
thành thấp hơn. Mặt khác, đầu tư là tiền đề tập trung các nguồn lực khác của <br />
nền kinh tế (lao động, tài nguyên, vốn dư thừa…) cho mục tiêu phát triển <br />
ngành. . Sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành và sự ra đời của những ngành mới <br />
chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.<br />
3.2. Đối với cơ cấu lãnh thổ kinh tế<br />
Có thể dễ dàng nhận thấy bất cứ vùng nào nhận được một sự đầu tư <br />
thích hợp đều có điều kiện để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của mình. <br />
Những vùng tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đều là những vùng rất phát <br />
triển của một quốc gia. Những vùng có điều kiện được đầu tư sẽ là đầu tàu <br />
kéo các vùng khác cùng phát triển. Những vùng kém phát triển có thể nhờ vào <br />
đầu tư để thoát khỏi đói nghèo và giảm dần khoảng cách với các vùng khác.<br />
3.3. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế<br />
Đối với mỗi quốc gia, việc tổ chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ <br />
thuộc vào chiến lược phát triển của chính phủ. Các chính sách kinh tế sẽ <br />
quyết định thành phần nào là chủ đạo; thành phần nào được ưu tiên phát <br />
triển; vai trò; nhiệm vụ của các thành phần trong nền kinh tế…Ở đây đầu tư <br />
đóng vai trò nhân tố thực hiện.<br />
4. Đầu tư tác động tới tiến bộ xã hội<br />
Đầu tư với vai trò là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp <br />
tới tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời là một nhân tố gián tiếp góp phần xây <br />
dựng một xã hội tiến bộ. Tất cả những hoạt động đầu tư hợp lý và đúng <br />
trọng điểm góp phần mang lại một nền kinh tế tăng trưởng nhanh thông qua <br />
đó nâng cao một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu của con người, đó là những nhu <br />
cầu về mức sống vật chất, nhu cầu giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe, nhu <br />
cầu về việc làm. Hoạt động đầu tư tác động tới tăng trưởng kinh tế từ đó <br />
nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống vật chất sau đó là tiếp <br />
cận các dịch vụ cơ bản của xã hội như y tế, giáo dục. Hoạt động đầu tư cũng <br />
trực tiếp cung cấp tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ <br />
thất nghiệp.<br />
5. Đầu tư tác động tới môi trường<br />
Đầu tư trong vai trò là nhân tố thực hiện đối với tăng trưởng và phát triển <br />
kinh tế đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc tác động tới môi trường <br />
từ nhiều góc độ.<br />
Ở góc độ tích cực chúng ta có thể nhận thấy thông qua các mục tiêu, kế <br />
hoạch đặt ra trong công tác huy động vốn, nguồn lực vào các vùng kinh tế, <br />
các khu vực kinh tế có môi trường bị ô nhiễm để khắc phục và giảm bớt sự ô <br />
nhiễm, phân bổ hài hòa, cân bằng lại môi trường sinh thái.<br />
Ở góc độ tiêu cực, đầu tư giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế nhưng <br />
cũng đồng thời lấy đi nguồn lực vô cùng lớn là nguồn tài nguyên thiên nhiên, <br />
nếu lấy đi mà không có biện pháp cân đối, tiết kiệm thì hậu quả mất cân <br />
bằng sinh thái, các hiểm họa về môi trường xảy ra là một việc khó lường.<br />
Môi trường vừa là đầu vào, vừa là đầu ra của tất cả những hoạt động <br />
đầu tư phát triển, tác động của đầu tư tới môi trường có thể là trực tiếp hoặc <br />
gián tiếp nhưng đó cũng chính là một trong những yếu tố quyết đinh cho một <br />
nền kinh tế phát triển và bền vững.<br />
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾT KIỆM<br />
Mô hình Harrod Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng <br />
kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư vốn.<br />
Để xây dựng mô hình, các tác giả đưa ra 2 giả định:<br />
Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế với cung lao động.<br />
Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc.<br />
Nếu gọi: Y : Là sản lượng năm t<br />
Y : Sản lượng gia tăng trong kì<br />
S : Tổng tiết kiệm trong năm<br />
<br />
g = : Tốc độ tăng trưởng kinh tế<br />
<br />
s = : Tỷ lệ tiết kiệm/GDP<br />
<br />
Hệ số k (hệ số ICOR): Tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng<br />
<br />
<br />
<br />
Từ công thức: k = <br />
<br />
<br />
<br />
Nếu K I , ta có : k = <br />
<br />
<br />
<br />
Ta lại có: I = S = s *Y.<br />
Thay vào công thức tính ICOR, ta có:<br />
<br />
k = <br />
<br />
<br />
s *Y<br />
Y<br />
Từ đây suy ra: ICOR<br />
<br />
<br />
Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế:<br />
Y s *Y<br />
g :Y<br />
Y ICOR<br />
s<br />
g<br />
Cuối cùng ta có: ICOR<br />
<br />
<br />
Như vậy, theo Harrod Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng <br />
kinh tế. Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỷ lệ tích luỹ để <br />
đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi. Mô hình thể hiện tiết kiệm <br />
S là nguồn vốn của đầu tư I, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất ( K), gia tăng <br />
vốn sản xuất sẽ trực tiếp gia tăng Y.<br />
PHẦN III: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾT KIỆM VÀ <br />
ĐẦU TƯ TỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT <br />
NAM<br />
1. Đầu tư vào khoa học công nghệ<br />
Hàng năm mức đầu tư KHCN cho nông nghiệp tăng từ 1015%. Viện <br />
Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã triển khai thực hiện một khối <br />
lượng đề tài KH CN khá lớn trong đó có lĩnh vực quan trọng là tạo ra giống <br />
cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Công nghệ sinh học (mà trọng tâm là <br />
công nghệ chuyển gen) và cấy mô được ứng dụng ngày một rộng rãi. Bên <br />
cạnh đó còn có rất nhiều những chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học <br />
được triển khai ở các trường đại học đã đạt được nhiều thành tựu đã góp <br />
phần đưa nước ta thành nước xuất khẩu gạo và cà phê thứ 2 thế giới, hạt <br />
điều xuất khẩu đứng thứ nhất thế giới…<br />
Về mặt công nghiệp, dịch vụ.: Số lượng các phát minh sáng chế được <br />
nghiên cứu và sản xuất thành công trong nước không ngừng được tăng cao. <br />
Việt Nam cũng đã làm chủ được một số công nghệ cao chuyên ngành trong <br />
các lĩnh vực như điện tử tin học viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí, <br />
công nghiệp đóng tầu… Trong lĩnh vực dầu khí, hiện nay đã và đang có rất <br />
nhiều dự án đầu tư xây dựng các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam, tiêu biểu là <br />
nhà máy lọc dầu Dung Quất tại Quảng Ngãi, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tại <br />
Thanh Hóa, nhà máy lọc dầu Vũng Rô tại Phú Yên. Đặc biệt, nhờ việc làm <br />
chủ công nghệ tiên tiến mà ngành đóng tàu nước ta được xếp vào top 5 cường <br />
quốc đóng tàu trên thế giới.<br />
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: đã có trên 194 KCN với diện <br />
tích sử dụng tự nhiên trên 46.000 ha, đất công nghiệp chiếm khoảng 65% <br />
(trên 30.000 ha) đã thu hút 3325 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư trên <br />
39 tỷ USD. Từ sự hình thành các KCN, nhiều mô hình mới đang được hình <br />
thành gắn kết các KCN với khu đô thị và khu dịch vụ (như mô hình khu liên <br />
hợp đô thị công nghiệp dịch vụ Bình Dương); 13 khu kinh tế (gọi tắt là KKT) <br />
đặc thù đã và đang được hình thành Việc hình thành các KKT hướng tới hoàn <br />
thiện hơn mô hình KCN; khai thác hiệu quả tài nguyên và tiềm năng đặc thù <br />
của từng địa phương và vùng lãnh thổ. <br />
Những thành quả trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ <br />
không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà sau khi được chuyển giao và ứng <br />
dụng vào thực tế sản xuất đã đem lại hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế. Qua <br />
đó ta có thể thấy, đi cùng sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư vào nền kinh tế Việt <br />
Nam là sự phát triển vũ bão của năng lực công nghệ quốc gia.<br />
Hạn chế : <br />
Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH CN ở nước ta còn chậm, mức <br />
<br />
đầu tư thấp, các nhà khoa học chưa được quan tâm, hỗ trợ kịp thời. Việt Nam <br />
đầu tư khoảng 0,6% GDP cho KHCN. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cho R&D <br />
của các nước EU là 1,95% GDP, Nhật Bản là 3,15% GDP, Trung Quốc là <br />
1,31% GDP, Hoa Kì là 2,595 GDP, Hàn Quốc là gần 5%GDP.<br />
Nguồn vốn đầu tư còn bị sử dụng lãng phí, chưa đem lại hiệu quả , <br />
<br />
phân bổ dàn trải, không có trọng tâm. Lãng phí trong việc mua sắm trang thiết <br />
bị đầu tư, trong việc chi trả cho các hoạt đọng nghiên cứu không có tính ứng <br />
dụng cao... Hàng năm, Nhà nước chi ra hàng nghìn tỷ đồng cho KH CN <br />
nhưng kết quả thu được là không rõ ràng, sản phẩm KH CN của nứớc ta <br />
trong nhiều năm vừa qua không định lượng được, chất lượng kém, không có <br />
chỗ đứng trên thị trường thế giới.<br />
Hạ tầng cơ sở KH&CN của nước ta còn rất yếu kém. Chất lượng các <br />
kết quả nghiên cứu nói chung chưa cao. Nhiều đề tài và kết quả nghiên cứu <br />
còn chưa đáp ứng đầy đủ những chuẩn mực khoa học.<br />
2. Đầu tư tác động đến tổng cầu nền kinh tế<br />
Chính phủ Việt Nam đã sử dụng 17.000 tỷ đồng để kích cầu đầu tư, thực <br />
hiện thông qua bù lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ cho <br />
sản xuất, kinh doanh. Kết quả của gói kích cầu đầu tư thứ nhất đã ngăn chặn <br />
suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững<br />
Về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước: Năm 2009, tổng sản phẩm <br />
trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng <br />
1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng <br />
6,63%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng <br />
6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong <br />
bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh <br />
tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một <br />
thành công lớn, nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tăng <br />
trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế triển <br />
khai trong năm vừa qua phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang phát huy <br />
hiệu quả tích cực.<br />
Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản : Giá trị sản xuất nông, lâm <br />
nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2009 theo giá so sánh 1994 đạt 97,1 nghìn <br />
tỷ đồng, tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước; nhưng 6 tháng cuối năm đã <br />
đạt 122,8 nghìn tỷ đồng; tăng 3,16% so với 6 tháng cuối năm 2008. Giá trị sản <br />
xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2009 theo giá so sánh 1994 ước tính <br />
tăng 3% so với năm 2008, bao gồm nông nghiệp tăng 2,2%; lâm nghiệp tăng <br />
3,8%; thuỷ sản tăng 5,4%. <br />
Về sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 1/2009 theo <br />
giá so sánh 1994 giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2008; các tháng tiếp theo tuy <br />
đạt mức tăng trưởng dương nhưng với tốc độ thấp (Bình quân 6 tháng đầu <br />
năm chỉ tăng 4,8%); nhưng những tháng cuối năm đã tăng trên dưới 10%. Tính <br />
chung cả năm 2009; giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt 696,6 nghìn tỷ <br />
đồng; tăng 7,6% so với năm 2008; bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng <br />
3,7%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài <br />
tăng 8,1% (dầu mỏ và khí đốt tăng 9,2%, các ngành khác tăng 8%). <br />
Về hoạt động dịch vụ: Hoạt động thương mại và dịch vụ sôi động hơn <br />
trong những tháng cuối năm do sản xuất trong nước phục hồi, nhu cầu tiêu <br />
dùng tăng lên và giá cả hàng hoá, dịch vụ tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ <br />
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế cả năm ước tính đạt <br />
1197,5 nghìn tỷ đồng; tăng 18,6%; nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt <br />
11% so với năm 2008. <br />
3. Tác động về mặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
3.1. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành<br />
Bảng: Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ <br />
cấu kinh tế (Đơn vị: %)<br />
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008<br />
Tỷ trọng <br />
ĐT ngành 8.747 8.471 7.768 7.461 7.567 6.688 7.099<br />
NN<br />
Tỷ trọng <br />
ĐT ngành 42.438 41.558 42.462 42.311 42.981 44.313 41.049<br />
CN<br />
Tỷ trọng <br />
ĐT ngành 48.815 49.971 49.77 50.228 49.452 48.999 51.852<br />
DV<br />
Tốc độ tăng <br />
7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.48 6.23<br />
GDP<br />
H2(NN) 8.622 0.859 1.353 0.473 0.570 3.824 0.232<br />
H2(CN) 1.9159 0.564 0.3548 0.042 0.636 1.0202 0.277<br />
H2(DV) 0.9425 0.6448 0.065 0.1102 0.6209 0.301 0.219<br />
<br />
<br />
Theo bảng số liệu trên có thể thấy việc phân bổ đầu tư vào hai khu vực <br />
nông nghiệp và phi nông nghiệp tuân thủ theo đúng đòi hỏi của chuyển dịch <br />
cơ cấu kinh tế.<br />
. Đầu tư v<br />
3 .2 ới chuy<br />
ển d<br />
ịch cơ cấu kinh t<br />
ế vùng lãnh thổ<br />
<br />
Hàng loạt các công trình trọng điểm quốc gia được xây dựng lên với <br />
nguồn vốn đầu tư rất lớn. Các công trình này đều được xây dựng phù hợp với <br />
điều kiện tự nhiên xã hội của vùng và còn phát huy đươc lợi thế so sánh. Các <br />
công trình như Thủy điện Sơn La, Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung <br />
Quất tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, hóa chất, … phát huy <br />
được lợi thế của vùng và đóng góp lớn cho kinh tế đất nước.<br />
Các vùng kinh tế trọng điểm ngày càng phát huy vai trò là các “cực tăng <br />
trưởng” của nền kinh tế. Ba vùng KTTĐ đóng góp ngày càng lớn cho xuất <br />
khẩu và thu ngân sách của cả nước, làm quy mô của nền kinh tế ngày càng <br />
lớn. Năm 2008, vị trí của ba vùng KTTĐ so với cả nước đã tăng lên đáng kể: <br />
tỷ trọng GDP so với cả nước từ 59,8% năm 2000 lên 64,7% năm 2008; tỷ <br />
trọng giá trị gia tăng công nghiệp năm 2008 là 77,5%; ba vùng KTTĐ đã đóng <br />
góp trên 87% trị giá hàng xuất khẩu và 86% thu ngân sách của cả nước. Thời <br />
kỳ 20012008, ba vùng KTTĐ đã đóng góp 62,2% cho tăng trưởng GDP của <br />
cả nước, 69,4% cho tăng trưởng công nghiệp và 64,4% cho tăng trưởng khu <br />
vực dịch vụ. Tăng trưởng bình quân GDP của cả nước đạt khoảng 7,75%, <br />
trong khi đó ba vùng KTTĐ có tốc độ tăng bình quân 12,9%.<br />
3.3 Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế <br />
Nhìn chung, có thể thấy sau đổi mới cơ cấu đầu tư xét theo thành phần <br />
kinh tế của nước ta đã có những chuyển biến đúng hướng theo chủ trương <br />
của Đảng và nhà nước: khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, động <br />
viên mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sự chuyển <br />
dịch diễn ra còn chậm, chưa tương xứng với tiềm lực và nhu cầu phát triển <br />
của đất nước. Thông qua cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu GDP đối với mỗi <br />
thành phần kinh tế qua từng giai đoạn phát triển của nước ta. <br />
Bảng: Cơ cấu GDP và vốn đầu tư theo thành phần sở hữu vốn (%)<br />
Cơ cấu GDP theo thành Cơ cấu VĐT theo thành <br />
phần phần<br />
2000 2005 2008 2000 2005 2008<br />
Nền kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0<br />
Kinh tế nhà nước 38.5 38.4 34.4 59.1 47.1 28.6<br />
Kinh tế ngoài nhà <br />
48.2 45.6 47.0 22.9 38.0 40.0<br />
nước<br />
Kinh tế có vốn đầu <br />
13.3 16.0 18.7 18.0 14.9 31.5<br />
tư nước ngoài<br />
<br />
<br />
PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TÁC <br />
ĐỘNG QUA LẠI GIỮA TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ VỚI TĂNG <br />
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br />
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nước<br />
Để nâng cao hiệu quả đầu tư công và góp phần đẩy lùi lạm phát trong <br />
giai đoạn hiện nay, cần thực hiện một số giải pháp sau đây:<br />
Một là, xây dựng các thể chế quản lý chi tiêu công trong từng thời kỳ cho <br />
phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. <br />
Hai là, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự <br />
án đầu tư công. <br />
Ba là, sử dụng nguồn vốn Ngân sách tập trung, chống dàn trải, chống thất <br />
thoát, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực và lãng phí.<br />
Bốn là, kiện toàn bộ máy quản lý khu vực công. Khoán chi phí hành chính <br />
và quỹ lương cho các cơ quan hành chính nhà nước nhằm tạo ra sự chủ động <br />
trong việc bố trí nhân sự, cải cách tiền lương công chức, đảm bảo trả lương <br />
tương xứng với sự đóng góp của mỗi người, xây dựng chế độ tiền lương sao <br />
cho khuyến khích người làm việc có hiệu quả.<br />
Năm là, có chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người quyết <br />
định đầu tư. <br />
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn nước ngoài<br />
2.1 Nguồn vốn FDI<br />
Ngoài tăng cường thu hút nguồn vốn FDI thì điều quan trọng là phải nâng <br />
cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đã thu hút được, làm cho vốn đã thực hiện <br />
phát huy cao nhất hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư cũng như <br />
mang lại lợi ích cho quốc gia. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử <br />
dụng vốn đầu tư nước ngoài là:<br />
Nâng cao chất lượng công tác, xây dựng chiến lược đầu tư<br />
Cải tiến công tác quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án <br />
Nâng cao chất lượng công tác tư vấn, khảo sát thiết kế và xây dựng dự <br />
án<br />
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham gia quá trình đầu tư xây dựng <br />
2.2 . ồn vốn ODA <br />
Ngu<br />
Việc sử dụng ODA sẽ định hướng vào các ưu tiên sau:<br />
Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo góp <br />
phần thực hiện chương trình tăng trưởng toàn diện, cần ưu tiên ODA cho các <br />
chương trình, dự án hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển <br />
ngành nghề để tăng thu nhập cho người nông dân.<br />
Đối với hạ tầng kinh tế, cần ưu tiên sử dụng ODA cho giao thông vận <br />
tải, cải thiện điều kiện cấp và thoát nước và vệ sinh môi trường tại các khu <br />
đô thị và khu công nghiệp, phát triển các hệ thống thủy lợi và hệ thống phân <br />
phối điện, nhất là khu vực nông thôn, miền núi. Trong 5 năm tới, cần tranh <br />
thủ ODA để hoàn thiện hệ thống các đường quốc lộ huyết mạch, các cầu <br />
đường bộ trong cả nước. Sử dụng ODA để phát triển hệ thống thủy lợi ở ba <br />
miền, xây dựng đê điều, kể cả đê biển góp phần phát triển sản xuất, giảm <br />
nhẹ thiên tai.<br />
Trong lĩnh vực năng lượng, vốn ODA sử dụng để hỗ trợ phát triển hệ <br />
thống đường dây, trạm biến thế, lưới điện phân phối, chú trọng lưới điện <br />
nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc coi trọng nguồn năng lượng sạch <br />
(gió, mặt trời, địa nhiệt) để hỗ trợ năng lượng cho các vùng sâu, vùng xa, hải <br />
đảo.<br />
Đối với hạ tầng xã hội, ngoài việc sử dụng ODA để tăng cường cơ sở <br />
vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp <br />
học, cần sử dụng ODA, kể cả ODA vốn vay để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh <br />
và đồng bộ một số trường đại học tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Ưu tiên <br />
kêu gọi nguồn ODA để tăng cường trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến <br />
tỉnh, hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia như tiêm chủng mở rộng, <br />
chương trình phòng chống sốt rét, chương trình phòng chống HIV/AIDS, <br />
chương trình dân số và phát triển.<br />
Định hướng ODA hỗ trợ thực hiện phát triển bền vững, nhất là các dự <br />
án góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường bức xúc như xử lý rác thải <br />
tại các đô thị, cấp thoát nước và xử lý nước thải...<br />
Tranh thủ nguồn vốn ODA để tăng cường năng lực con người. Đẩy <br />
mạnh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phát triển thể chế, <br />
nhất là cải cách hành chính; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong <br />
đó ưu tiên giáo dục và thực thi pháp luật. <br />
Có thể sử dụng ODA cho một số chương trình dự án phát triển công <br />
nghiệp có khả năng hoàn trả vốn vay, tạo ra công ăn, việc làm góp phần xoá <br />
đói, giảm nghèo. <br />
3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao <br />
động<br />
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng tăng trưởng. <br />
Thời gian tới cần tiếp tục đầu tư cho giáo dục và đào tạo với tỷ trọng thỏa <br />
đáng. Coi trọng đầu tư cho giáo dục đào tạo với quan điểm “đầu tư cho giáo <br />
dục là quốc sách”, tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục <br />
đào tạo ở các cấp. Đặc biệt là đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ <br />
khoa học, công nghệ cao, nắm bắt được những thay đổi nhanh chóng của sự <br />
phát triển khoa học công nghệ, xây dựng và tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý <br />
giỏi ở các cấp, các ngành cùng với đội ngũ công nhân lành nghề. Đây là lực <br />
lượng nòng cốt có vai trò quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế. <br />
Bên cạnh đó, cũng cần phải chú trọng đến nguồn nhân lực của khu vực nông <br />
thôn. Bên cạnh đó cần phải tiến hành đầu tư đồng bộ những cơ sở vật chất <br />
kỹ thuật cũng như thực hiện những biện pháp hỗ trợ về y tế, môi trường, <br />
phòng chống bệnh tật, bảo hiểm y tế để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng <br />
được yêu cầu của nền sản xuất xã hội. Đây là môt trong những giải pháp cần <br />
thiết để trực tiếp nâng cao năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp, <br />
từ đó góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng.<br />
4. Đổi mới và hoàn thành chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm <br />
nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
Để tạo ra nhiều sản phẩm tốt với giá thành hạ, thì cần tăng năng suất lao <br />
động. Muốn vậy cần phải nhanh chóng thực hiện đổi mới công nghệ trong <br />
các doanh nghiệp. Mà đặc biệt là việc đổi mới công nghệ tại các DNNN phải <br />
được ưu tiên hàng đầu, bởi vì đây là khu vực trọng yếu của nền kinh tế, <br />
chiếm tỷ trọng phần lớn vốn đầu tư của toàn xã hội. Vấn đề này phải được <br />
gắn liền với quá trình sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, kiên <br />
quyết giải thể, phá sản, bán hoặc cho thuê các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, <br />
bởi vì bản thân các doanh nghiệp này sẽ không đủ sức tồn tại và cạnh tranh <br />
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. <br />
Nhà nước cần xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển các ngành công <br />
nghệ cao của toàn đất nước, với một cơ chế đặc thù về các phương diện đầu <br />
tư, tài chính, tín dụng (được thuê đất với giá rẻ, được miễn giảm các loại <br />
thuế, được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi), và cần phải có những bước <br />
đi thích hợp. Theo đó các ngành công nghệ cao cần được ưu tiên phát triển tại <br />
các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, mà đặc biệt nhất là tại hai trung <br />
tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, từ đó <br />
tạo ra các không gian kinh tế rộng lớn, với sức lan toả mạnh, trở thành những <br />
đầu tàu kinh tế, đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.<br />
5. Giải pháp đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý<br />
5.1. Chuyển dịch CCĐT theo ngành kinh tế<br />
Chuyển dịch CCĐT theo ngành, chủ yếu là theo sản phẩm, tiếp theo là <br />
các ngành chi tiết, cụ thể, từ đó chính sách chuyển dịch CCĐT chỉ dừng lại ở <br />
việc định hướng các ngành nghề, các sản phẩm mũi nhọn trong từng giai <br />
đoạn phát triển cụ thể.<br />
Trong nông nghiệp, cần chú trọng ngành trồng trọt, tăng giá trị xuất khẩu <br />
như giống lúa cho năng suất cao, cây cà phê, hạt điều… Chú trọng đầu tư để <br />
tạo ra sản phẩm chế biến có sức cạnh tranh cao, xây dựng cơ sở cơ bản tinh <br />
chế sản phẩm nông lâm thuỷ sản.<br />
Ưu tiên cho đầu tư phát triển sản phẩm các ngành công nghệ điện tử, tin <br />
học kỹ thuật số. Các ngành này có vốn đầu tư không cao, hiệu quả lớn, khai <br />
thác phát triển con người. Tiếp tục đầu tư phát triển các loại sản phẩm giầy <br />
da, dệt may. Coi trọng đầu tư phát triển các sản phẩm, ngành dịch vụ và du <br />
lịch. <br />
5.2. Chuyển dịch cơ cấu VĐT theo vùng lãnh thổ<br />
Tập trung ưu tiên VĐT cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ <br />
thuật của các vùng kinhtế trọng điểm, tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội <br />
trong khai thác tiềm năng sẵn có.<br />
Chú trọng đầu tư nhằm hình thành và phát triển một số vùng kinh tế <br />
đặc biệt có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong thị trường phát triển làm nhân <br />
tố khuyến khích phát triển các vùng lân cận, làm tấm gương cho các vùng có <br />
điều kiện tương đồng noi theo và phát triển. <br />
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phạm vi cả nước thì cần đầu tư phát <br />
triển giao thông, thuỷ lợi, điện lực ở các vùng Tây Bắc, VIệt Bắc, Tây <br />
Nguyên và miền Trung.<br />
Kết hợp mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu công bằng xã hội, không chỉ <br />
tập trung vào các vùng có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất hạ tầng ở <br />
thành thị và ở cả vùng trọng điểm mà chú ý đầu tư phát triển các vùng kinh tế <br />
trọng điểm.<br />
Chú ý trong đầu tư để bảo toàn và phát triển nguồn tài nguyên thiên <br />
nhiên có sẵn, lồng ghép các chương trình.<br />
5.3 Chuyển dịch CCĐT theo thành phần kinh tế<br />
+ Nâng cao hiệu quả VĐT cho thành phần kinh tế nhà nước, sử dụng <br />
hiệu quả nguồn vốn này, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí nhằm củng cố <br />
vai trò của thành phần kinh tế này góp phần định hướng nền kinh tế XHCN <br />
đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao <br />
hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước<br />
+ Thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào doanh <br />
nghiệp tư nhân vì đây là khu vực phát triển năng động vì thế cần khuyến <br />
khích phát triển<br />
+ Đẩu tư hợp lý và có các chính sách nhằm khuyến khích thành phần kinh <br />
tế ngoài nhà nước, kinh tế tập thể <br />
+ Đa dạng hoá hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực <br />
của các nhà đầu tư nước ngoài, gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp, vào các <br />
ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực công <br />
nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.<br />
6. Giải pháp đầu tư nhằm đẩy mạnh tiến bộ xã hội<br />
. Giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp <br />
6 .1<br />
Ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn xã hội để giải <br />
quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Khuyến khích người lao động tự tạo <br />
việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề sử dụng <br />
nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là <br />
những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hoá và công nghiệp hoá. <br />
Phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động ở các khu công <br />
nghiệp. Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao động, tăng tỉ lệ lao <br />
động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính <br />
đáng của người lao động.<br />
6.2. Tiếp tục đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo<br />
Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và <br />
trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ <br />
nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách <br />
bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp và có <br />
hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ <br />
nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái <br />
nghèo.<br />
Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát <br />
triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo <br />
nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; có chính sách <br />
khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và <br />
vừa, các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông <br />
thôn vùng núi. <br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
<br />
Để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững thì một <br />
trong những điều kiện quan trọng là phải mở rộng đầu tư và tăng cường tiết <br />
kiệm. Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế <br />
giới WTO, Việt Nam đã chứng tỏ được mình là một điểm thu hút đầu tư hấp <br />
dẫn đối với các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài <br />
đổ vào Việt Nam tăng lên hết sức ấn tượng. Nhưng đồng nghĩa với nó là nền <br />
kinh tế nước ta đang phải đương đầu với bài toán lạm phát và thâm hụt cán <br />
cân thương mại.<br />
Thực trạng tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có <br />
nhiều thành tựu nổi bật, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Để đạt được <br />
những kết quả đó là nhờ sự định hướng đúng đắn trong công tác hoạch định, <br />
thực thi và quản lí kinh tế trong việc định hướng. Song bên cạnh đó vẫn còn <br />
nhiều hạn chế, hiệu quả đầu tư đem lại chưa phù hợp với nguồn lực hiện có, <br />
thất thoát trong quản lí đầu tư là một lĩnh vực cần quan tâm xem xét, sử dụng <br />
vốn chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những nguyên nhân này <br />
xuất phát từ yếu tố chúng ta chưa vận dụng tốt mối quan hệ qua lại giữa tiết <br />
kiệm và đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế.<br />
Vì vậy, để tiết kiệm và đầu tư đạt hiệu quả cao, nhà nước cần có những <br />
biện pháp kinh tế vĩ mô phù hợp, sử dụng công cụ lãi suất, tỷ suất lợi nhuận <br />
để điều chỉnh hoạt động đầu tư, sử dụng các chính sách tiền tệ và tín dụng <br />
một cách linh hoạt. Qua đó, đưa đầu tư phát triển thật sự trở thành động lực <br />
tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh trong quá trình công <br />
nghiệp hóa hiện đại hóa.<br />