UBND HUYỆN LAI VUNG<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9<br />
NĂM HỌC 2014 – 2015<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
MÔN THI: NGỮ VĂN<br />
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
Ngày thi: 07/12/2014<br />
<br />
(Đề thi gồm 01 trang)<br />
Câu 1. (8,0 điểm)<br />
<br />
ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG?<br />
Chuyện xảy ra tại một trường trung học cơ sở.<br />
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu<br />
hỏi với học sinh:<br />
- Các em có thấy gì không?<br />
Cả phòng học vang lên câu trả lời:<br />
- Đó là một vệt đen.<br />
Thầy giáo nhận xét:<br />
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy<br />
trắng ư?<br />
Và thầy kết luận:<br />
- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà<br />
quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một<br />
con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ<br />
giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho<br />
đời.<br />
(Nguồn internet)<br />
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu<br />
chuyện trên.<br />
Câu 2. (12,0 điểm)<br />
Cảm nhận của em về chi tiết “cái bóng” trong văn bản “Chuyện người con<br />
gái Nam Xương”. Trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.<br />
(Ngữ Văn 9 – Tập I)<br />
--- HẾT --Họ và tên thí sinh:. ......................................... Số báo danh:. .........................<br />
Chữ ký của giám thị 1:. ..................... Chữ ký của giám thị 2:. ...........................<br />
Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HUYỆN LAI VUNG<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM<br />
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9<br />
NĂM HỌC 2014 – 2015<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
<br />
Câu 1: (8,0 điểm)<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Nắm vững cách làm bài văn nghị luận xã hội.<br />
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ mạch lạc.<br />
- Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo.<br />
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản cần<br />
làm rõ các nội dung chủ yếu sau đây:<br />
a. Giới thiệu vấn đề từ câu chuyện: (1,0 điểm)<br />
- Có cái nhìn về con người ở nhiều mảng.<br />
- Câu chuyện giản dị, tự nhiên nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, giàu tính<br />
nhân văn.<br />
b. Giải thích ý nghĩa câu chuyện: (1,0 điểm)<br />
- Vệt đen dài tượng trưng cho những khuyết điểm, những lỗi lầm của con<br />
người.<br />
- Tờ giấy trắng tượng trưng cho phẩm chất, cho những phần tốt đẹp của con<br />
người.<br />
- Vậy điều gì là quan trọng? vệt đen dài hay tờ giấy trắng? Lời kết luận của<br />
thầy giáo đã giúp người đọc tìm được câu trả lời: Điều quan trọng trong cuộc<br />
sống chính là lối ứng xử đẹp, giàu lòng vị tha, khoan dung khi đánh giá về người<br />
khác, đồng thời phải biết trân trọng những phẩm chất, những phần tốt đẹp của<br />
họ.<br />
c. Bàn luận:(5,0 điểm)<br />
- "Đừng quá chú trọng vào vết đen" → Đừng cố chấp, định kiến trước lỗi<br />
lầm, hạn chế của người khác vì con người không ai hoàn hảo cả. Sự vị tha,<br />
khoan dung mang lại niềm vui, sự thanh thản cho người mắc lỗi, tạo điều kiện<br />
cho họ nhận thức sai trái, sửa chửa lỗi lầm. Đồng thời, nó mang lại niềm vui cho<br />
bản thân ta (học sinh phân tích ví dụ để chứng minh) (1,5 điểm)<br />
- "Hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó<br />
những điều có ích cho đời" → biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi<br />
cá nhân, giúp cá nhân phát huy được sức mạnh vốn có. Đó cũng là cách chúng ta<br />
góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn (học sinh phân tích ví dụ để chứng minh)<br />
(1,5 điểm)<br />
- Phê phán những người không biết vị tha, khoan dung, ích kỉ, cực đoan,<br />
chỉ nhìn thấy ưu điểm của mình mà xem thường năng lực của người khác. (1,0<br />
điểm)<br />
- Khẳng định ý nghĩa của lối ứng xử đẹp vừa vị tha trước lỗi lầm của người<br />
khác đồng thời vừa biết trân trọng phần tốt đẹp ở họ. Điều đó làm cho mối quan<br />
hệ của con người tốt đẹp hơn, tránh những hiểu lầm đáng tiếc (học sinh phân<br />
tích ví dụ để chứng minh). (1,0 điểm)<br />
<br />
d. Bài học nhận thức và hành động. (1,0 điểm)<br />
Câu chuyện giúp ta có thái độ sống tích cực và rèn luyện một lối ứng xử<br />
đầy nhân ái, nhân văn.<br />
3. Biểu điểm:<br />
- Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu câu trên, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ<br />
ràng, văn viết lưu loát, rất ít lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.<br />
- Điểm 5-6: đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu trên, bố cục sáng rõ, xác<br />
định đúng trọng tâm, có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.<br />
- Điểm 3-4: Tỏ ra hiểu đề, còn lúng túng trong diễn đạt, thiếu liên hệ thực<br />
tế, chưa xác định rõ trọng tâm, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ<br />
pháp.<br />
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, viết quá sơ sài, hoặc quá lan<br />
man, không hiểu đề, Sai lạc về nội dung và phương pháp.<br />
- Điểm 0: Không làm bài, lạc đề.<br />
Câu 2: (12,0 điểm)<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Học sinh phải biết cách làm bài nghị luận văn học.<br />
- Vận dụng khả năng đọc hiểu để nêu cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trong<br />
tác phẩm.<br />
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả,<br />
dùng từ, ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của<br />
Nguyễn Dữ, học sinh có thể trình bày cảm nhận của mình theo nhiều cách khác<br />
nhau nhưng có thể nêu được các ý sau:<br />
A. Mở bài: (1,0 điểm)<br />
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)<br />
- Nêu được luận đề chi tiết cái bóng trong "Chuyện người con gái Nam<br />
Xương" của Nguyễn Dữ. (0,5 điểm)<br />
B.Thân bài: (10 điểm)<br />
1. Giới thiệu sơ lược về chi tiết nghệ thuật trong chuyện. (1,0 điểm)<br />
- Chi tiết nghệ thuật là một trong những yếu tố làm nên thành công của tác<br />
phẩm văn học. (0,5 điểm)<br />
- Chi tiết tiêu biểu là chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, làm cho các sự việc<br />
thêm sinh động. (0,5 điểm)<br />
2. Cảm nhận về chi tiết cái bóng: (1,5 điểm)<br />
Chi tiết cái bóng xuất hiện 3 lần trong truyện.<br />
+ Lần 1: "Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ<br />
Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả ". (0,5<br />
điểm)<br />
+ Lần 2: Bé Đản trỏ bóng Trương Sinh trên vách và nói "Cha Đản lại đến<br />
kia kìa !". (0,5 điểm)<br />
+ Lần 3: "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến<br />
đi mất ". (0,5 điểm)<br />
<br />
a. Về nội dung: (5,0 điểm)<br />
- Chi tiết cái bóng thể hiện nỗi nhớ thương, lòng chung thuỷ của Vũ<br />
Nương dành cho người chồng nơi chiến trận. Đó cũng là tấmlòng của người mẹ<br />
muốn khoả lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cha trong lòng đứa con bé bỏng.<br />
(1,5 điểm)<br />
- Cái bóng còn là sự ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ<br />
trong xã hội nam quyền. (Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không đủ sức<br />
bảo vệ mình) (1,0 điểm)<br />
- Chi tiết cái bóng xuất hiện ở cuối tác phẩm tô đậm giá trị nhân đạo sâu<br />
sắc. (kết thúc có hậu, nhân vật chính lấy lại danh dự → sự đồng cảm, yêu<br />
thương nhân vật của tác giả).(1,5 điểm)<br />
- Chi tiết cái bóng còn là bài học về giá trị của hạnh phúc: khi ta đánh mất<br />
niềm tin thì hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo. (1,0 điểm)<br />
b.Về nghệ thuật: (2,5 điểm)<br />
- Chi tiết cái bóng vừa thắt nút vừa mở nút khiến cho câu chuyện thêm<br />
phần hấp dẫn:<br />
+ Thắt nút: Cái bóng là nguyên nhân làm nảy sinh mối nghi ngờ trong lòng<br />
Trương Sinh về tiết hạnh của nàng Vũ Nương. (0,5 điểm)<br />
+ Mở nút: Chính cái bóng đã giải oan cho Vũ Nương khi Trương Sinh<br />
được bé Đản trỏ bóng trên vách và nói đó là cha mình. (0,5 điểm)<br />
- Chi tiết cái bóng ở cuối truyện còn thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Dữ<br />
so với truyện cổ tích "Vợ chàng Trương " góp phần tạo nên vẻ đẹp lung linh cho<br />
tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại tô đậm hơn bi kịch của<br />
người phụ nữ. (1,5 điểm)<br />
C.Kết bài: (1,0 điểm)<br />
- Chi tiết cái bóng là một nét nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công và sức<br />
sống lâu bền của Chuyện người con gái Nam Xương.<br />
- Cái bóng dù không phải là nhân vật nhưng lại là một chi tiết nghệ thuật<br />
đắt giá khiến câu chuyện thêm hấp dẫn. Đồng thời góp phần tố cáo xã hội nam<br />
quyền, sự bất công đối với người phụ nữ.<br />
- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn, tạo sự bất ngờ cho câu chuyện và góp<br />
phần xây dựng tình huống truyện.<br />
3. Biểu điểm:<br />
- Điểm 11- 12: Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy mạch<br />
lạc, có sáng tạo.<br />
-Điểm 9- 10 : Viết đúng kiểu bài, lập luận tốt, bố cục rõ ràng, hành văn tốt,<br />
biết kết hợp các thao tác.<br />
-Điểm 7-8: Viết đúng kiểu bài, lập luận tốt, bố cục rõ ràng, luận cứ, luận<br />
điểm phải chính xác.<br />
- Điểm 5-6: đạt 1/2 yêu cầu đặt ra.<br />
- Điểm 3-4: Viết không rõ ràng, lập luận rời rạc, văn chương lủng củng, bố<br />
cục không chặt chẽ.<br />
- Điểm 0-2: Không đạt được các yêu cầu đặt ra. ---HẾT--Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá và chấm<br />
điểm một cách linh hoạt, khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo độc đáo.<br />
<br />