DI CƯ DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, ÁP LỰC MÔI TRƯỜNG: CÂU<br />
CHUYỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU<br />
LONG NHÌN TỪ CỘNG ĐỒNG GỐC CỦA NHỮNG NGƯỜI DI CƯ<br />
(Nghiên cứu trường hợp vùng thượng nguồn xã Vĩnh Lộc,<br />
huyện An Phú, tỉnh An Giang)<br />
Nguyễn Văn Bình <br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Suốt thời gian qua, đời sống của người dân nhập cư tại các đô thị luôn là<br />
chủ đề thu hút. Trong khi những những hệ quả của di dân đối với cộng đồng ở<br />
tại quê gốc vẫn còn rất ít nghiên cứu đề cập, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí<br />
hậu (BĐKH), áp lực môi trường. Chính vì thế nó là một chủ đề cần phải được<br />
quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh đương đại. Bởi dĩ, bên cạnh những đóng<br />
góp của tích cực của dòng di dân đối với quê gốc, nó còn để lại nhiều áp lực<br />
tương tự mà buộc những người thân ở lại quê gốc phải gánh chịu trong bối cảnh<br />
BĐKH, áp lực môi trường ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tại những cộng đồng<br />
nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đáng lưu ý hơn nữa khi<br />
khu vực này đa phần lại là những người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ, người bệnh,…<br />
Vì vậy có thể nói rằng, chính vấn đề di dân trong bối cảnh BĐKH đã là gia tăng<br />
những áp lực trong lĩnh vực an sinh xã hội, phát triển kinh tế và kể cả làm giảm<br />
khả năng ứng phó với BĐKH của địa phương (quê gốc).<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
“Biến đổi khí hậu toàn cầu được xem như là một cuộc khủng hoảng sinh<br />
thái nghiêm trọng nhất mà nền văn mình nhân loại đang phải đối diện” (Phạm<br />
Thị Ngọc Trầm, 2010:16). Bởi nó không chỉ làm thay đổi môi trường tự nhiên,<br />
mà còn trở thành một mối đe dọa trực tiếp đến vấn đề phát triển bền vững của<br />
một quốc gia, khi các mục tiêu về kinh tế- xã hội không được đảm bảo. Trong<br />
khi đó, Đồng bằng công Cửu Long (hay còn gọi là vùng Tây Nam Bộ) đã được<br />
đề cập trong báo cáo của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, hiện là một<br />
trong ba khu vực trên thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi<br />
khí hậu (BĐKH) (Lê Thanh Sang, 2009:37). Không dừng lại ở đó, đây còn là<br />
một nơi tập trung đông dân cư, là nơi cư trú của hơn 18 triệu dân, chiếm 22%<br />
dân số Việt Nam. Chính vì vậy, chỉ cần một thay đổi nhỏ của các yếu tố môi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
252<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trường, khí hậu sẽ làm ảnh hưởng đến hàng loạt hộ gia đình và gia tăng nguy cơ<br />
mất chỗ ở, có thể phải rời khỏi khu vực đang sinh sống (Care, 2008:15).<br />
Theo đánh giá của Trung tâm giám sát dịch chuyển dân số trong nước<br />
cho thấy:“Việt Nam đứng thứ 17 trong số 82 quốc gia có số người di trú lớn<br />
nhất do thiên tai, với hơn 1 triệu người phải di dời nơi sinh sống trong giai<br />
đoạn 2008-2012.”(UNDP,2014:7). Đặc biệt theo IPCC, năm 2007 khu vực<br />
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được xác định là một trong ba điểm<br />
nóng của toàn cầu về nguy cơ di dân do hậu quả nước biển dâng và được dự<br />
báo đến năm 2050 nơi đây sẽ có hơn 1 triệu người phải đối mặt với nguy cơ di<br />
dời do mất nơi ở và hoạt động sinh kế nếu không có hành động quyết liệt nào<br />
can thiệp (UNDP,2014:6). Ngoài ra, cùng với tốc độ tăng nhanh của dân số tại<br />
những vùng bị tác động bởi hiểm họa khí hậu khả năng xảy ra di cư trong tương<br />
lai sẽ càng cao hơn (UNDP,2014:1).<br />
Bên cạnh yếu tố Biến đổi khí hậu, “những áp lực về môi trường lên<br />
ĐBSCL cũng đã là một nhân tố góp phần tạo nên các luồng di cư lớn trong thập<br />
kỹ vừa qua.”(IOM,2016:8). Đặc biệt nhạy cảm hơn hết bởi yếu tố địa chính trị,<br />
chính vị trí địa lý của ĐBSCL là vùng hạ lưu của sông Mê Kông nên khi có bất<br />
cứ một tác động tiêu cực nào từ phía thượng nguồn, thì đời sống của người dân<br />
ở vùng ĐBSCL sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Theo Care (2008) cho rằng: “Vấn đề<br />
suy thoái môi trường đặc biệt là những ảnh hưởng gây ra bởi lũ lụt là một tác<br />
nhân góp phần dẫn đến tình trạng mất chỗ ở và di cư ở ĐBSCL.”<br />
(Care,2008:15).<br />
Đã nhắc đến tính dễ tổn thương của ĐBSCL dưới tác động của BĐKH và<br />
các áp lực môi trường thì không thể bỏ qua trường hợp An Giang. Bởi vì, đây là<br />
một tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL, là nơi đầu tiên tiếp nhận dòng chảy của sông<br />
Mê Kông đổ từ Campuchia về Việt Nam. Là nơi tập trung đông dân cư nhất với<br />
diện tích đứng thứ 4 của vùng và được xác định là một trong bốn 4 tỉnh (An<br />
Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau) vùng ĐBSCL đang chịu tác động mạnh<br />
mẽ bởi biến đổi khí hậu hàng năm (Mai Thị Vân Anh,2010). Chính điều đó đã<br />
đặt ra cho khu vực này một bối cảnh vô cùng đặc biệt, nó có thể trở thành một<br />
điểm nóng đáng lưu ý của các dòng di cư và tình trạng mất chỗ ở.<br />
Với bài viết này, tác giả sẽ góp phần vào việc mô tả bức tranh xung<br />
quanh vấn đề di cư trong điều kiện biến đổi khí hậu và các áp lực môi trường<br />
khác đang diễn ra tại ĐBSCL nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách định<br />
hướng được những kế hoạch hành động nâng cao khả năng thích ứng đối với<br />
biến đổi khí hậu, áp lực môi trường và cũng để đảm bảo được các mục tiêu của<br />
phát triển bền vững. Với mục đích đó trong phần nội dung tác giả tập trung<br />
phân tích tác động của những biểu hiện do biến đổi khí hậu gây ra, các áp lực<br />
môi trường đến quyết định di cư của người dân ĐBSCL. Và quan trọng hơn hết<br />
đó là những hệ quả của vấn đề di dân nhìn từ cộng đồng nơi xuất cư trong điều<br />
kiện biến đổi khí hậu, áp lực môi trường để chỉ ra được những thách thức cần<br />
giải quyết trong câu chuyện phát triển bền vững của vùng. Bài viết là một đúc<br />
kết từ một nghiên cứu trường hợp vùng thượng nguồn tại xã Vĩnh Lộc, huyện<br />
An Phú, tỉnh An Giang thuộc chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát<br />
triển bền vững vùng Tây Nam Bộ: “Vấn đề Dân số và Di dân trong phát triển<br />
<br />
253<br />
bền vững vùng Tây Nam Bộ.” do PGS.TS Lê Thanh Sang làm chủ nhiệm. Bài<br />
viết được xây dựng trên cơ sở của cả dữ liệu định lượng với 100 bản hỏi hộ gia<br />
đình và dữ liệu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu (8 trường<br />
hợp) và quan sát tham dự tại cộng đồng. Nhằm vừa cung cấp được một cách<br />
nhìn khái quát hóa nhất về vấn đề, cũng vừa đi vào chi tiết, cụ thể để lý giải<br />
một cách sâu sắc những trăn trở qua từng câu chuyện được tiếp cận và quan sát<br />
được.<br />
2. Bối cảnh biến đổi khí hậu và các áp lực môi trường tại Đồng bằng<br />
sông Cửu Long thông qua trường hợp xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An<br />
Giang.<br />
Trong khoảng hai thập niên vừa qua những hiện tượng thời tiết thất<br />
thường đã xảy ra ở ĐBSCL ngày càng mạnh mẽ hơn, gây ra những tổn thương<br />
cho các hoạt động sống của người dân nơi đây (Lê Anh Tuấn, Lê Anh Dũ,<br />
Trương Quốc Cần, Phạm Thị Bích Ngọc, Vũ Thế Thường, 2011:7). Đặc biệt,<br />
trong năm 2016 và giữa năm 2017 trên các phương tiện truyền thống đại chúng<br />
liên tục đưa tin về việc ĐBSCL đang phải gánh chịu những đợt thiên tai như:<br />
hạn hán, xâm nhập mặn và sạt lở chưa từng thấy trong lịch sử. Điển hình là đợt<br />
hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây vào năm 2016 được đánh giá là<br />
đặc biệt nghiêm trọng và nặng nhất trong 100 năm qua (Cửu Long, 2016) và<br />
gần đây nhất là một trận sạt lở gây xáo trộn đời sống của người dân An Giang<br />
vào giữa năm 2017.<br />
Để làm rõ hơn về bối cảnh biến đổi khí hậu và những áp lực môi trường<br />
mà các tỉnh ĐBSCL đang phải gánh chịu, trước hết là khu vực thượng nguồn.<br />
Kết quả nghiên cứu định lượng đã cho thấy môi trường tự nhiên nơi đây trong<br />
vòng 5 năm qua đã có những sự thay đổi rất lớn. Có đến 90% ý kiến người dân<br />
đã cảm nhận được rằng hạn hán hay thời tiết nắng nóng cực đoan trong 5 năm<br />
vừa qua đã và đang tăng lên nhiều hơn. Tương tự, lũ lụt thất thường cũng có<br />
chiều hướng mạnh mẽ hơn chiếm đến 72% ý kiến người dân cao hơn 14 lần so<br />
với tỷ lệ cho rằng lũ lụt không thay đổi. Riêng sạt lở/xói mòn tăng lên cũng<br />
tương ứng với 41%. Đồng thời, lượng mưa và tuần suất/thời gian mưa hàng<br />
năm cũng được người dân địa phương phản ánh theo chiều hướng tăng lên<br />
trong những năm qua, lần lượt chiếm 84% và 74%. Đây là những hiện tượng<br />
chính yếu đã và đang chi phối đến đời sống của người dân trong suốt 5 năm vừa<br />
qua. Ngoài ra, trong những lần gặp gỡ và trò chuyện nhóm nghiên cứu nhận<br />
thấy, hiện nay tại địa phương điều trăn trở nhất của người dân chính là vấn đề<br />
sạt lở ngày càng nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng mất chỗ ở của những cư<br />
dân nơi đây, nhất là những hộ gia đình hạn chế về nguồn lực đất đai.<br />
Một câu chuyện từ hộ gia đình đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sạt<br />
lở đã rất bức xúc kể lại, sạt lở tại địa phương đặc biệt diễn ra mạnh mẽ trong<br />
khoảng 2 năm trở lại đây. Nhìn lại trong lịch sử, nếu có xói mòn/sạt lở thì nhiều<br />
nhất cũng chỉ khoảng 5 tất (0,5 mét) đó là những khi nước lũ lớn. Tuy nhiên,<br />
chỉ trong vòng 2 năm vừa qua mà nhiều khu vực đã mất đi từ 20 mét đất, tức<br />
mỗi năm trung bình đất bị sạt lở khoảng 10 mét. Những hàng cây bạch đàn<br />
hàng trăm cây trước sân được trồng để che chắn gió bấc hàng năm nhưng hiện<br />
nay đã sạt lở toàn bộ không còn dấu tích. Không chỉ vậy, trong trí nhớ của<br />
<br />
<br />
254<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
người dân con sông trước đây chỉ rộng khoảng hai đến ba mươi mét nay đã<br />
được thay thế bằng một hình ảnh của con sông ngày một phình to ra gần hàng<br />
trăm mét đã và đang nuốt chửng nhà cửa và đường xá mà người dân thường<br />
xuyên đi lại, gây ra nhiều lo sợ cho người dân (PVS chú Phú, 1955, Nông dân<br />
xã Vĩnh Lộc). Điều đó cho thấy sạt lở ở xã Vĩnh Lộc đang diễn ra rất nhanh và<br />
sẽ vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới nếu không có biện pháp can thiệp phù<br />
hợp nào.<br />
Nổi trăn trở thứ hai cũng không kém phần kịch tính được nhiều người<br />
dân nhắc đến là vấn đề lũ lụt thất thường. ĐBSCL là một vùng đồng bằng tương<br />
đối thấp có cao độ trung bình phổ biến ở nhiều nơi từ 1-2m so với mực nước<br />
biển và nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. ĐBSCL đã hứng toàn bộ dòng chảy<br />
lũ từ thượng nguồn tràn về qua hai nhánh sông Tiền, sông Hậu và phần tràn bờ<br />
chảy trên đất liền vượt biên giới giữa Campuchia - Việt Nam làm ngập nhiều<br />
vùng đất trũng, chủ yếu là vùng tứ giác Long Xuyên (Lê Anh Tuấn, 2010:2).<br />
Từ đó đã hình thành nên mùa lũ, gọi đúng hơn là mùa nước nổi mà trong nhiều<br />
thập kỷ vừa qua nó đã trở thành một thương hiệu đặc trưng cho ĐBSCL trong<br />
đó có Vĩnh Lộc. Lũ là hiện tượng xảy ra hàng năm cho nên nó được người dân<br />
nơi đây xem là một hiện tượng tự nhiên (Phạm Thị Huyền Trang, Trương Văn<br />
Tuấn, 2016:160). Suốt quá trình sinh sống cùng lũ, mặc dù đôi lúc lũ đã gây ra<br />
nhiều biến cố nhưng người dân vẫn có những cách thích nghi vô cùng sáng tạo<br />
từ “tránh lũ” cho đến “sống chung với lũ” (Lê Anh Tuấn,2010:3).<br />
Tuy nhiên, hiện tại những mùa lũ thường được ví von là mùa lũ đẹp, nay<br />
đã hóa thành một mùa lũ nghèo như cách gọi của những người làm báo và nó<br />
thật sự nghèo theo đúng cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Nếu mùa lũ trước đây<br />
nước bắt đầu lên từ tháng 7 và tăng dần từ tháng 8-9, cao điểm nhất là vào<br />
tháng 10 và giảm dần từ 11-12 gây ngập từ 1.2 đến 1,9 triệu ha (Lê Anh Tuấn,<br />
2010:2), hàng năm vùng Tứ giác Long Xuyên ngập từ 1,5 tháng đến 4,5 tháng<br />
tùy theo khu vực, lũ lớn hay nhỏ khác nhau, độ ngập sâu dao động từ 0,5m đến<br />
4,5m, thì trong khoảng thời gian từ sau năm 2000 mùa lũ về muộn hơn và mực<br />
nước lũ từ sông Mê Kông đổ vào sông Tiền và sông Hậu cũng đang thấp dần,<br />
đặc biệt chưa năm nào mực nước lũ thấp ở mức kỷ lục như năm 2010, dưới 1m<br />
so với mức lũ trung bình hằng năm (Phạm Xuân Phú,2013:2).<br />
Riêng đối với Vĩnh Lộc là một trong ba xã bờ đông sông Hậu (Vĩnh Lộc,<br />
Phú Hữu, Vĩnh Hậu), một khu vực được quy hoạch là vùng xả lũ nên không<br />
được xây dựng đê bao khép kín, hàng năm nước lũ mênh mông vẫn bao phủ<br />
trên những cánh đồng với độ cao từ 2-2,5 mét. Vì vậy, đời sống của người dân<br />
nơi đây nói chung vẫn gắn liền với hoạt động của mùa lũ. Nhưng sự bất thường<br />
của mùa lũ trong những năm gần đây đã gây ra nhiều hoang mang cho người<br />
dân. Cụ thể qua kết quả khảo sát định lượng được người dân cho biết là mực<br />
nước lũ hàng năm giảm chiếm 61%, bên cạnh đó số tháng lũ cũng đàn dần rút<br />
ngắn hơn chiếm 39% ý kiến người trả lời. Ngoài ra, được biết năm 2015-2016<br />
là hai năm mà nước lũ nhỏ nhất trong ký ức của người dân địa phương. Đặc biệt<br />
vào năm 2015 là một năm mà nơi đây hoàn toàn không có mùa nước nổi, toàn<br />
bộ chỉ là những cánh đồng khô (PVS Lãnh đạo Đảng ủy xã Vĩnh Lộc). Tiếp đến<br />
2016 lại càng gây hoang mang hơn cho người dân khi đã đi vào giữa mùa lũ<br />
<br />
<br />
255<br />
(khoảng tháng 8) mà vẫn chưa thấy nước lên đồng, mãi đến khi đến tháng 9 thì<br />
nước lũ mới bắt đầu nhóm lên, trong khi nếu theo quy luật khoảng 25 tháng 8<br />
âm lịch là nước lũ đã cầm lại và sẽ bắt đầu rút vào đầu tháng 9 (PVS Chú Long,<br />
1969 tuổi, nông dân xã Vĩnh Lộc). Không những nước lũ về trễ hơn mọi năm<br />
mà mực nước lũ hiện nay còn rất thấp chỉ đủ tràn vào những vùng trũng thấp,<br />
còn những vùng đất gò cao là hoàn toàn không có nước (PVS lãnh đạo Đảng ủy<br />
xã Vĩnh Lộc).<br />
Việc mùa nước lũ ở ĐBSCL trở nên bất thường hơn không thể giải thích<br />
một cách đơn lẻ được mà nó là sự cộng hưởng của rất nhiều yếu tố, một trong<br />
số đó là yếu tố biến đổi khí hậu. Những kết quả nghiên cứu vừa qua cho thấy,<br />
diễn biến của biến đổi khí hậu trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến<br />
tính bất thường của lũ lụt hiện nay. Một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo<br />
ra lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đó chính là “do những trận mưa lớn ở vùng<br />
thượng lưu và trung lưu lưu vực sông Mê Kông do những cơn bảo và ấp thấp<br />
nhiệt đới trên biển Đông đổ bộ vào miền Trung Việt Nam và gió mùa Tây Nam<br />
gây nên” (Nguyễn Văn Trọng, 2004:40). Theo Phạm Thị Huyền Trang, Trương<br />
Văn Tuấn (2016) mưa ở vùng hạ Lào và thượng Lào đã đóng góp 60-65%, ở<br />
Campuchia là 10%, chỉ có 10% là mưa ở ĐBSCL (Phạm Thị Huyền Trang,<br />
2016:162). Tuy nhiên, hiện tượng El Nino với cường độ mạnh kéo dài từ 2014<br />
đã làm nhiệt độ tăng lên từ 1-1,5 độ, lượng mưa giảm từ 30-50%. Làm tổng<br />
lượng dòng chảy từ sông Mê Kông về ĐBSCL thiếu hụt so với trung bình nhiều<br />
năm và đồng thời gây ra nhiều áp lực như hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL.<br />
Qua số liệu so sánh lượng mưa trung bình tháng tại hạ lưu sông Mê Kông năm<br />
2015 với trung bình lượng mưa nhiều năm qua cho thấy lượng mưa trung bình<br />
năm 2015 ở tất cả các tháng đều thấp hơn lượng mưa trung bình trong những<br />
năm vừa qua. Đặc biệt vào đầu mùa lũ khoảng tháng 5,6 lượng mưa thiếu hụt<br />
chuẩn đến 30-45%, những tháng đỉnh điểm của mùa lũ (tháng 9-10) lượng mưa<br />
trung bình năm 2015 giảm 20% so với lượng mưa trung bình nhiều trong nhiều<br />
năm qua (Hoàng Minh Tuyển,2016).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Viện khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2016.<br />
Một khía cạnh khác làm cho lũ lụt trở nên thất thường và nghèo nàn<br />
không thể không nhắc đến yếu tố địa chính trị, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các<br />
<br />
<br />
256<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông. Các quốc gia thượng nguồn trong những<br />
năm qua đã cho xây dựng hàng loạt các công trình đập thủy điện làm ngăn dòng<br />
chảy sông Mê Kông điều đó đã tạo ra những thách thức lớn cho các quốc gia ở<br />
vùng hạ lưu đặc biệt là Việt Nam. Chỉ riêng Trung Quốc đến nay đã xây dựng 4<br />
công trình 1 có công suất thấp nhất từ 1350 MW và đặc biệt thủy điện Xiaowan<br />
có công suất đến 4.200 MW, dung tích hồ chứa 15,13 tỷ m3. Chưa kể những<br />
dự định đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có thêm 8 nhà máy và 6-7 nhà máy đến<br />
năm 2040. Bên cạnh đó, các trạm thủy điện trung bình và nhỏ cũng sẽ được<br />
hình thành nhằm khai thác đầy đủ tiềm năng thủy điện. Không chỉ vậy, theo báo<br />
cáo của SEA cho thấy có 12 đập thủy điện lớn được dự kiến xây dựng chặn<br />
dòng chảy chính ở hạ lưu sông Mê Kông và mới đây năm 2012 một công trình<br />
thủy điện lớn ở vùng hạ lưu sông Mê Kông đã chính thức xây dựng, đó là công<br />
trình Xayaburi (Đào Trọng Tứ, 2015:51-54). Theo một báo cáo đánh giá môi<br />
trường chiến lược (SEA, 2010) do nhóm công tác của ICEM thực hiện cho<br />
thấy: “Các chuỗi đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông sẽ làm giảm<br />
khoảng 75% lượng phù sa hàng năm trên sông xuống đến vùng đồng bằng bên<br />
dưới, lượng phù sa mất mát xấp xỉ 120 triệu tấn, các đập nước sẽ ngăn cản sự di<br />
cư của nhiều loại cá, đặc biệt là nhóm cá da trơn, mà báo cáo cho rằng tổn thất<br />
cá so với năm 2000 là khoảng 210.000-540.000 tấn mỗi năm. Bên cạnh đó, về<br />
mặt xã hội sẽ có khoảng 106.942 người sẽ bị tác động trực tiếp từ 12 dự án<br />
dòng chính trong vùng hạ lưu sông Mê Kông, mất nhà, mất đất cần phải di dời<br />
(Lê Anh Tuấn, 2015:60-61).<br />
Một số liệu khác cho việc điều tiết hệ thống hồ chứa trên lãnh thổ Trung<br />
Quốc, cụ thể là việc tích nước vào mùa lũ đã làm cắt giảm lượng lũ về hạ lưu.<br />
Số liệu đo đạt được tại trạm Chieng Sea lượng dòng chảy mùa lũ đã giảm liên<br />
tục từ năm 2009 đến nay trung bình hàng năm khoảng 25%, riêng năm 2015<br />
giảm tới 32% (Hoàng Minh Tuyển,2016).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.<br />
<br />
1<br />
Các công trình thủy điện của Trung Quốc ngăn dòng chính sông Mê Kông: ManWan (1993-<br />
2000), Dachaoshan (1995-2000),Jinghong (2003-2010), Xiaowan (1995-2013).<br />
<br />
<br />
<br />
257<br />
Mặt khác, nếu đúng như những kịch bản về khí hậu đã đặt ra thì sắp tới<br />
những đập thủy điện sẽ là những “quả bom nước” đang đe dọa đến môi trường<br />
và sinh mạng con người thuộc khu vực hạ lưu. Dưới sự tác động của nước biển<br />
dâng có thể làm tăng mực nước lũ, khi nước lũ dồn về quá lớn vượt qua khả<br />
năng xả của đập hoặc do áp lực nước lớn có thể sẽ phá vỡ kết cấu công trình<br />
của đập nước và một số yếu tố khác như thấm ngang quá lớn, động đất tại chỗ,<br />
chấn động địa chất có thể phá hủy các đập. Như vậy, khi các đập đột ngột bị<br />
vỡ, một khối lượng nước khổng lồ sẽ vỡ òa gây lũ xoáy ập tràn xuống các vùng<br />
trũng hạ lưu. Hoặc vào những mùa mưa, khi mực nước trên các đập dâng cao<br />
buộc phải xả nước làm cho ở hạ nguồn bị lũ nặng nề hơn, khó kiểm soát hơn<br />
(Phạm Thị Huyền Trang, Trương Văn Tuấn, 2016:162).<br />
Không chỉ làm ảnh hưởng đến quy luật của lũ, hệ thống đập thủy điện<br />
còn làm gia tăng tình trạng sạt lở ở vùng hạ lưu do quá trình bồi tụ phù sa bị cắt<br />
đứt khi mực lũ hàng năm suy giảm, lượng phù sa trở nên nghèo nàn, làm thay<br />
đổi động lực dòng chảy từ đó tăng khả năng xói mòn/sạt lở bờ, lòng sông ở<br />
những phần sông hạ lưu gây mất đất gây ảnh hướng đến đời sống của nhiều<br />
cộng đồng dân cư. Trong đó, An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu phải<br />
đối mặt với tình trạng này (Lê Đức Nam, 2016:98-99).<br />
Nhìn chung lại, sự thay đổi về môi trường tự nhiên ở ĐBSCL nói chung<br />
và Vĩnh Lộc nói riêng trong thời gian qua là vấn đề vô cùng phức tạp. Nhiều<br />
vấn đề như sạt lở, lũ lụt, hạn hán,.. đã cộng hưởng với nhau và gây ra những áp<br />
lực trực tiếp đến đời sống của người dân vốn đã gắn liền với nông nghiệp, nông<br />
thôn, đòi hỏi họ phải có những biện pháp thích ứng phù hợp mà một trong<br />
những cách thức đã được người dân xem là chiến lược đó chính là di cư và tái<br />
định cư.<br />
3. Biến đổi khí hậu, áp lực môi trường động lực thúc đẩy một cách<br />
mạnh mẽ dòng di dư rời khỏi địa phương<br />
Theo số liệu di cư từ năm 2009-2014 trong báo cáo điều tra dân số và<br />
nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014: An Giang đã là một tỉnh có tỷ lệ xuất cư trên<br />
1000 dân lớn thứ ba, chiếm đến 52,2% trong ba tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu<br />
Long, chỉ đứng sau Hậu Giang (56,4%) và Cà Mau (54,3%) (Tổng cục thống<br />
kê, 2015). Bên cạnh đó, qua kết quả nghiên cứu của đề tài tại 7 tỉnh điển hình<br />
thuộc Đồng bằng sông Cửu Long cũng cho thấy thêm rằng An Giang đang là<br />
tỉnh đứng đầu trong 7 tỉnh về số hộ gia đình có người đã và đang di cư khỏi địa<br />
phương cư trú chiếm đến 73,8%, tiếp đến là Hậu Giang (68%), Trà Vinh<br />
(67,3%), Tiền Giang (64%), Cà Mau (58,7%), Long An (43%) và Cần Thơ<br />
(36,5%). Chính vì vậy, việc quan tâm đến các động thái di cư ở An Giang là<br />
một trong những nhiệm vụ rất cấp thiết trong bối cảnh đương đại. Riêng trường<br />
hợp tại xã Vĩnh Lộc, tỷ lệ gia đình có người đã và đang rời khỏi địa phương đã<br />
lên đến 72% (với tổng số 159 cá nhân). Như vậy có thể thấy, di cư đang là một<br />
chiến lược hữu hiệu được nhiều gia đình tại địa phương lựa chọn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
258<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu đề tài “Vấn đề dân số và di dân trong PTBV vùng<br />
TNB”, 2016.<br />
Nếu quan tâm đến lịch sử của dòng di cư, qua biểu đồ trên đã cho thấy<br />
động thái di cư tại xã Vĩnh Lộc có xu hướng tăng qua từng năm và có thể nói<br />
2009 là điểm xuất phát đáng lưu ý khi tỷ lệ di cư tăng đột biến lên ở mức 2,7%<br />
khi con số này luôn được ổn định chưa từng vượt qua khỏi mức 2% trong suốt<br />
hơn 4 thập niên kể từ thời điểm đó. Không những vậy, đồ thị cho thấy rằng<br />
dòng di cư xuất hiện ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, điển hình<br />
nhất là trong những năm 2012, 2013 và 2015, đây 3 năm có tỷ lệ người rời khỏi<br />
địa phương cao nhất và đột biến, lần lượt chiếm 4,2%; 4,5% và cuối cùng là<br />
4%, tăng gấp đôi so với những năm trước đó như 2011 chỉ chiếm 2,7%, 2010<br />
chiếm 2,2%. Một điều đáng lưu ý, như đã được đề cập trong phần một, những<br />
năm gần đây các hiện tượng thời tiết như mưa, nắng trở nên thất thường và cực<br />
đoan hơn. Đặc biệt, giai đoạn 2012-2015 là giai đoạn người dân Vĩnh Lộc phải<br />
đối mặt với nhiều khó khăn do sự thay đổi nhanh chóng quy luật của mùa lũ,<br />
mực nước trở nên thấp hơn mức bình thường và đỉnh điểm vào năm 2015 nước<br />
lũ hoàn toàn không về trên đồng xã Vĩnh Lộc, trong khi hầu hết người dân sinh<br />
tồn được ở vùng đất này là nhờ vào vai trò của lũ (PVS Lãnh đạo Hội nông dân<br />
xã Vĩnh Lộc). Chính điều đó đã cung cấp cho chúng ta những dự kiện khi có<br />
thể mạnh dạn nhận diện rằng có vẻ như chiến lược di cư của cư dân Vĩnh Lộc<br />
liên quan rất mật thiết với những thách thức về thời tiết và môi trường ở địa<br />
phương trong giai đoạn này. Tiếp tục khẳng định kết quả định lượng cũng phản<br />
ánh thêm rằng yếu tố biến đổi khí hậu hay những áp lực về thời tiết, môi trường<br />
đang dần được nhận diện là động cơ trực tiếp thúc đẩy di cư khi đã có 11% số<br />
hộ gia đình có người di cư cho rằng sự tác động của các áp lực môi trường, thời<br />
tiết trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến quyết định thực hiện di cư của hộ<br />
gia đình. Mặc dù, kết quả cho thấy không nhiều gia đình nhận diện được sự ảnh<br />
hưởng trực tiếp của yếu tố thời tiết và môi trường trong quyết định di cư của hộ<br />
gia đình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sẽ không tồn tại một ảnh<br />
hưởng gián tiếp nào.<br />
<br />
<br />
259<br />
Theo ADB, sự thay đổi về môi trường hay nói một cách chung nhất là<br />
biến đổi khí hậu đã được nhận diện ngày càng rõ ràng như là một động lực thúc<br />
đẩy quá trình di cư trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự thay đổi của các yếu tố môi<br />
trường và thời tiết không phải là yếu tố thúc đẩy trực tiếp buộc người dân phải<br />
di dời nơi ở, mà trong điều kiện đó di dân được xem là một trong những hành<br />
động, là một giải pháp thích ứng mang lại nhiều tiềm năng cho các hộ gia đình<br />
đang mong muốn tìm phương thức sinh tồn trước những hiểm họa thời tiết,<br />
cũng như tìm các cơ hội ở những mảnh đất mới (UNDP, 2014:8). Trong nhiều<br />
nghiên cứu về biến đổi khí hậu của Care (2008), UNDP (2014) Lương Ngọc<br />
Thúy, Phan Đức Nam (2015),… đã cho thấy rõ một trong những nhân tố chính<br />
thúc đẩy quá trình di dân xuất phát từ sự sụp đổ của các mô hình sinh kế vốn<br />
phụ thuộc vào thiên nhiên. Những sự thay đổi môi trường đã khiến cho cá nhân<br />
và gia đình họ kiếm sống khó khăn. Trong một dự án của EACH-FOR cho rằng<br />
những nông dân trồng lúa là đối tượng dễ bị tổn thương trước nhất khi những<br />
hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra đã liên tục làm phá hoại mùa màng, sinh kế<br />
của người nông dân. Từ đó, đã thúc đẩy người dân phải lựa chọn quyết định di<br />
cư đến các khu vực tập trung đông đúc khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng<br />
Nai và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh để tìm việc làm cải thiện sinh kế<br />
(UNDP, 2014:15). Một nhân tố chính hiện nay đang tác động đến các hoạt động<br />
sinh kế của người dân vùng ĐBSCL nói chung và Vĩnh Lộc nói riêng phải nhắc<br />
đến tình trạng hạn hạn, cùng với sự thiếu hụt và diễn biến ngày càng bất thường<br />
của mùa lũ.<br />
Có thể nói mỗi năm mùa lũ về đã mang lại một sức sống, một luồng sinh<br />
khí mới cho vùng quê hoang sơ. “Tại An Giang, mỗi năm mùa nước nổi mang<br />
lại trên dưới 1.500 tỉ đồng thu nhập cho người dân từ các ngành nghề chăn<br />
nuôi, trồng trọt, dịch vụ, khai thác sản vật thiên nhiên, mang lại việc làm cho<br />
trên 650.000 lao động nông thôn trong tỉnh.”(Phạm Xuân Phú, 2013:2).<br />
Đối với người dân ĐBSCL nói chung và ở Vĩnh Lộc nói riêng từ trước<br />
đến nay những rủi ro do lũ về là không đáng kể, mỗi một mùa nước nổi đi qua<br />
đã mang một lượng phù sa rất dồi dào bồi đắp cho những con sông, cho cánh<br />
đồng thêm màu mỡ hơn sau mấy mùa canh tác, mùa màng bội thu mà chi phí thì<br />
không phải tốn kém nhiều. Chính những người nông dân nơi đây đã công nhận<br />
vai trò của lũ là rất lớn đối với bà con, mỗi lần lũ rút đi là ruộng được phù sa<br />
bồi đắp từ 3-5 phân, người nông dân không cần phải tốn chi phí để vệ sinh<br />
đồng ruộng, cỏ rác, gốc rạ điều đã được dọn sạch nhờ lũ, những loài chuột, bọ,<br />
dịch bệnh cũng không tồn tại được. Người dân chỉ chờ nước rút và cày sơ qua<br />
một lần là có thể xuống giống cho vụ đông xuân. Nhờ đó mà năng suất thu<br />
được rất cao trên 8 tấn/ha có những vùng lúa trúng lên đến 9 tấn lúa khô. Từ đó<br />
cải thiện được thu nhập của bà con (PVS Chú Long, 1973, Nông dân xã Vĩnh<br />
Lộc). Nhưng hiện nay như đã đề cập ở phần đầu, miền Tây không còn được sự<br />
ưu đãi từ lũ như trước nữa. Do biến đổi khí hậu hay hoạt động của các đập thủy<br />
điện ở thượng nguồn sông Mê Kông đã làm cho lũ cằn cỏi đi không còn đủ sức<br />
để cưu mang bà con vùng đồng bằng hạ lưu nữa. Những năm qua lũ về rất thấp<br />
thậm chí có năm không về đã làm cho mùa màng giảm đi rất đáng kể, giảm từ<br />
1-1,5 tấn/ha, lợi nhuận giảm đi từ 30% so với điều kiện lũ (bình thường PVS<br />
<br />
<br />
<br />
260<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lãnh đạo Hội Nông dân). Vì đất không những không được bồi đắp phù sa mà<br />
chi phí vệ sinh đồng ruộng lại tăng gấp nhiều lần. Nếu bình thường chỉ cần cày,<br />
xới một lần thì trong điều kiện này người nông dân phải cày, xới đến 3 lần thì<br />
mới có thể xuống giống được. Chưa kể dịch bệnh trên lúa gia tăng nhiều hơn,<br />
nếu trước đây đến cuối vụ chỉ tốn ba lần thuốc thì hiện tại phải tốn gấp đôi (6<br />
lần), cộng thêm chuột, bọ phá hoại mùa màng nhiều hơn làm cho thu nhập của<br />
bà con giảm đi rất nhiều. Một điều mà nhóm nghiên cứu còn nhận thấy được<br />
những thiệt thòi hơn thế nữa khi năng suất giảm, chi phí tăng cao mà giá lúa thị<br />
trường lại bị thương lái ép giá. Vì rất dễ hiểu khi nước lũ về thấp đồng thời sẽ<br />
kết thúc rất sớm vì vậy người dân cũng phải xuống giống sớm hơn bình thường<br />
nên đến khi thu hoạch lại rơi vào thời gian trước tết, không những lúa không có<br />
năng suất do thời tiết không phù hợp mà giai đoạn này lại rất khó bán do<br />
thương lái không mua vì cận tết, người nông dân đành bán giá rẻ hơn (PVS Chú<br />
Long, 1973, nông dân xã Vĩnh Lộc).<br />
Những thiệt hại đó đối với những người nông dân ít đất đã trở nên rất<br />
khó khăn để duy trì cuộc sống gia đình, chưa kể đến những gia đình còn có<br />
người phụ thuộc. Điều này đều được địa phương nhắc đến trong tất cả các cuộc<br />
trò chuyện. Điển hình trong một chia sẻ của lãnh đạo Đảng ủy xã Vĩnh Lộc cho<br />
biết khi tình trạng môi trường trở nên khó khăn, năng suất mỗi năm giảm khi lũ<br />
thất thường, nhiều hộ gia đình sở hữu khoảng 1 ha đất cũng không đủ nuôi sống<br />
hai vợ chồng và hai đứa con. Và một trong những cách họ đã chọn để duy trì<br />
cuộc sống là cho mướn hoặc sang bán lại cho những hộ nông dân có điều kiện<br />
hơn để rời khỏi địa phương lên Bình Dương, Thành phố tìm việc làm sẽ ổn định<br />
hơn. Đáng lưu ý, theo số liệu của địa phương đất nông nghiệp toàn xã Vĩnh Lộc<br />
chỉ hơn 3700 ha/3120 hộ gia đình, chưa kể 1/3 trong tổng diện tích đất nông<br />
nghiệp của xã thuộc sở hửu về dân của các khu vực lân cận. Nhưng trên thực tế<br />
chỉ có 70% hộ gia đình có đất nông nghiệp trung bình mỗi hộ có khoảng 1-1,5<br />
ha, nhiều nhất là 25 ha, ít nhất là 3, 4 công. Vì vậy, nếu trong điều kiện thời<br />
tiết, khí hậu như thế này thì số lượng hộ gia đình bỏ đất nông nghiệp lên Bình<br />
Dương, Thành phố sẽ tiếp tục gia tăng đáng kể hơn trong thời gian tới. Bên<br />
cạnh đó, Vĩnh Lộc là một vùng chỉ sản xuất lúa hai vụ trong khi tổng thu nhập<br />
từ hai vụ lại rất thấp nếu chia trung bình cho hàng tháng sẽ không đủ cho đời<br />
sống của cả hộ cho nên cuộc sống của họ, đặc biệt là người nông dân ít đất chủ<br />
yếu nhờ vào lợi thế nước lũ để tìm thêm thu nhập. Nhưng hiện nay mùa lũ lại<br />
thiếu hụt trầm trọng, lượng cá cũng không còn dồi dào như trước nên người dân<br />
đã mất đi một nguồn thu nhập rất lớn. Vì vậy, họ không thể ở lại quê nhà chịu<br />
đựng tình trạng gián đoạn việc làm trong vòng 4-5 tháng. Trong khi nếu so sánh<br />
khi rời khỏi địa phương, bình quân công nhân lao động ở các công ty, xí nghiệp<br />
của Bình Dương, Thành phố có thu nhập từ 4-5 triệu/tháng chưa tính tăng ca.<br />
Chính sự so sánh đó sau khi thu hoạch xong nhiều người dân đã quyết định đi<br />
làm ăn xa ở các thành phố lớn, tỉnh thành phát triển công nghiệp. Dần dần từ di<br />
cư mùa vụ cho đến khi thấy được sự ổn định hơn về việc làm ở nơi mới đến họ<br />
đã chuyển dần sang quyết định di cư lâu dài (PVS Lãnh đạo UBND xã Vĩnh<br />
Lộc).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
261<br />
Ngoài ra, hình ảnh lớp trẻ nối tiếp nghề nông hiện nay ở địa phương rất ít<br />
xuất hiện. Bởi vì, nếu một gia đình đất nông nghiệp ít mà tất cả thành viên đều<br />
phụ thuộc vào nó thì không sống nổi, chính điều đó đã buộc những thanh niên<br />
trẻ rời khỏi địa phương để tìm việc làm ở các công ty, xí nghiệp Bình Dương,<br />
Thành phố càng trở nên nhiều hơn. Còn riêng làm ruộng ở nông thôn sẽ do các<br />
thành viên lớn tuổi đảm nhiệm nếu còn đủ sức, hoặc sẽ cho thuê, mướn. Từ đó<br />
có thể đa dạng hóa nguồn thập nhập của gia đình, cải thiện đời sống (PVS Lãnh<br />
đạo Hội Nông dân xã Vĩnh Lộc).<br />
Một điểm lưu ý khác, hiện tượng lũ không còn về đúng như quy luật<br />
hằng năm, cụ thể là trễ hơn nên nó đã để lại nhiều thiệt hại trong sản xuất của<br />
người nông dân, cùng theo đó cũng là lúc người dân rời bỏ địa phương để tìm<br />
nguồn thu nhập từ những việc làm ở thành phố lớn. Nước lũ bất thường làm cho<br />
người dân hoang mang trong việc xuống giống, vì không biết khi nào nước lên.<br />
Trong trường hợp này, những năm qua đã tồn tại hai xu hướng giải quyết, tuy<br />
nhiên đều dẫn thất bại và có một kết quả chung là nhiều hộ gia đình phải di cư<br />
đến các thành phố lớn hoặc các tỉnh thành khác để sinh sống. Thứ nhất, một<br />
nhóm người dân thụ động phải chờ nước lũ có lên hay không mới đưa ra quyết<br />
định xuống giống, nhưng trong quá trình chờ đợi họ không thể nào duy trì cuộc<br />
sống hiện tại mà không làm gì tạo ra thu nhập. Nếu trước đây có mùa lũ người<br />
nông dân cũng tranh thủ kiếm thêm thu nhập bằng các hoạt động đánh bắt cá,<br />
hái bông súng, bông điên điển,… một ngày một người có thể kiếm được từ hai<br />
đến ba trăm ngàn nên có thể duy trì cuộc sống tốt, thì hiện nay các hoạt động<br />
này đã không còn tồn tại khi nước lũ không về hoặc rất thấp. Chính điều này đã<br />
thúc đẩy người dân nhanh chóng đi đến quyết định di dân hơn (PVS Lãnh đạo<br />
Hội Nông dân xã Vĩnh Lộc).<br />
Thứ hai, một nhóm nông dân vì nước lũ mãi đến giữa mùa mà vẫn chưa<br />
thấy về, chủ quan năm nay nước lũ cũng như năm 2015 cũng sẽ không về nên<br />
quyết định xuống giống thêm một vụ. Tuy nhiên, chỉ sau hai tuần xuống giống<br />
nước lũ đã tràn đồng nên đã gây thiệt hại lớn cho lúa và hoa mùa, theo số liệu<br />
thu thập được của Hội Nông dân địa phương đã có đến 40-50 ha lúa và hoa màu<br />
bị thiệt hại. Vì vậy một số hộ cũng phải đi theo các hộ gia đình khác lên Bình<br />
Dương kiếm sống. (PVS chú Tấn, 1950 tuổi, Nông dân xã Vĩnh Lộc)<br />
Bên cạnh đó, trong bối cảnh lũ thiếu hụt ở địa phương đã có một sự cộng<br />
hưởng của hạn hán, làm cho dịch bệnh trên cây trồng, sâu bọ,… phát triển<br />
nhanh hơn dẫn đến những cánh đồng của người nông dân mất mùa, lợi nhuận<br />
thấp, kèm theo đó là tiền chi phí thuốc, phân bón không trả được cho đại lý vật<br />
tư nông nghiệp. Có nhiều người mặc dù có đất tương đối nhiều nhưng cũng<br />
phải cho thuê mướn lại và rời khỏi địa phương đến Bình Dương hoặc Thành<br />
phố (PVS cô Thài, 1985 tuổi, Nông dân xã Vĩnh Lộc).<br />
Di cư do biến đổi khí hậu và áp lực môi trường có thể nói, nó không hề<br />
loại trừ một ai, không loại trù người có hay không có nguồn lực đất đai. Như đã<br />
phân tích ở trên đó là những trường hợp may mắn còn có một nguồn vốn vật<br />
chất, còn 30% còn lại là những người thật sự đang gặp nhiều khó khăn và là đối<br />
tượng dễ rời bỏ quê hương nhất khi họ không có đất đai và các công việc của<br />
họ dần mất đi do áp lực từ khí hậu, môi trường.<br />
<br />
<br />
262<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trước hết phải nhắc đến lũ lụt, vì đối với ĐBSCL nói chung nó không<br />
chỉ có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái, góp phần vào quá trình hình<br />
thành khu vực này. Mà nó còn nuôi sống biết bao cư dân nơi đây bằng các<br />
nguồn lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên, sự thay đổi trong mùa lũ dưới nhiều yếu<br />
tố tác động như đã phân tích là yếu tố BĐKH và đập thủy điện đã làm cho<br />
những nguồn lợi sinh ra từ lũ đã dần mất đi, kéo theo các hoạt động sinh kế gắn<br />
với lũ cũng không thể sinh tồn. Đồng thời, với nhu cầu tìm kiếm nguồn sinh<br />
sống mới họ phải di cư đến các thành phố. Một số thông tin từ người dân cho<br />
biết: “Những hộ gia đình trước đây sống nhờ vào nghề đánh bắt cá vào mùa lũ<br />
thì hiện nay họ cũng đi lên các Thành phố nhiều hơn, do những năm nay lũ lụt<br />
thất thường, mực nước lũ ít cho nên lượng cá tự nhiên cũng suy giảm theo, làm<br />
cho người dân khó khăn hơn kéo theo đi Bình Dương vậy”. (PVS cô Thúy,<br />
1985 tuổi, xã Vĩnh Lộc.) Nhiều trường hợp khác, nó không chỉ đơn thuần như<br />
vậy, mà nó là một quá trình đầy khó khăn và liên tục đặt ra những thách thức<br />
cho những trường hợp chuyên sống bằng nghề đánh bắt cá, khi thiên nhiên<br />
không còn ưu đãi, họ không thể gắn bó tiếp tục với loại hình nghề nghiệp này<br />
mà họ phải có những sự lựa chọn khác, họ phải chuyển lên bờ để sinh sống<br />
bằng các công việc làm thuê, mướn chủ yếu là thuê mướn trong nông nghiệp, vì<br />
ở địa phương rất ít cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay những<br />
chủ vườn, chủ ruộng còn không thể cứu lấy mình thì huống chi tính đến chuyện<br />
thuê, mướn thêm nhân công lao động, chưa kể đến sự áp dụng khoa học, kỹ<br />
thuật trong nông nghiệp. Dần dần lực lượng không có việc làm này phải di cư<br />
đến các thành phố để tìm nguồn sinh kế khác.<br />
“Ở đây bây giờ chủ đất người ta làm ăn thua lỗ do thời tiết bây giờ mưa<br />
gió, nắng nóng nhiều hơn người ta cũng đi Bình Dương nên người làm mướn ở<br />
đây cũng thất nghiệp. Rồi cũng đi Bình Dương luôn chỉ có người già đi không<br />
nổi thì mới ở nhà thôi. Ở đây nếu không có các chủ đất thì bà con ở khu dân cư<br />
này đói hết” (PVS cô Thu, 1969, xã Vĩnh Lộc).<br />
Tương tự, trong những chia sẻ của chú Nhân (1973) đối với ấp Vĩnh<br />
Thạnh, xã Vĩnh Lộc 30% người dân trông chờ vào công việc hái ớt thuê, tuy<br />
nhiên năm 2015 vừa qua các hộ trồng ớt hầu hết đều thất mùa hoặc bị nước<br />
ngập do sự chủ quan đối với những dự báo về mực nước lũ đã làm cho lực<br />
lượng này mất đi hoạt động kiếm sống này chính trong điều kiện đó họ phải rời<br />
khỏi địa phương để tìm nguồn sinh kế mới.<br />
Nhìn chung lại, trước mắt chiến lược di dân từ nông thôn đến các đô thị<br />
lớn đã trở thành một phương thức duy nhất của nhiều hộ gia đình giúp giải<br />
quyết bài toán sinh kế trước bối cảnh BĐKH. Đặc biệt trong thời gian gần đây,<br />
dường như cụm từ “đi Bình Dương hay Thành phố” đã trở thành câu nói cửa<br />
miệng của không chỉ người dân Vĩnh Lộc mà là của toàn vùng ĐBSCL khi nhắc<br />
đến đời sống kinh tế.<br />
4. Cộng đồng gốc trong điều kiện biến đổi khí hậu, những vấn đề đặt ra<br />
trong câu chuyện di dân và phát triển bền vững.<br />
Trong điều kiện các tác nhân môi trường đang tác động mạnh mẽ, làm<br />
cho các hoạt động sinh kế ở địa phương không còn hiệu quả, thì quyết định để<br />
<br />
<br />
263<br />
các thành viên trong gia đình di cư lên những thành phố lớn để tìm kiếm việc<br />
làm giúp gia đình vượt qua những lúc đói nghèo, làm tăng nguồn thu nhập là<br />
một trong những chiến lược quan trọng bậc nhất. Nên khi chúng ta nói đến các<br />
tác động của di dân đối với cộng đồng nơi xuất cư, chúng ta không thể không<br />
thừa nhận những đóng góp tích cực của nó đối với địa phương nói chung và cho<br />
chính gia đình có người di cư nói riêng, thông qua dòng tiền gửi về từ những<br />
người đi làm ăn xa. Trong các nghiên cứu trước đây như Đặng Nguyên Anh<br />
(2005), Nguyễn Ngọc Diễm, Nguyễn Thị Minh Châu (2005), Trần Nguyệt Minh<br />
Thu (2013) cũng đã cho thấy nguồn tài chính được hỗ trợ từ người di cư còn<br />
giúp gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có nguồn vốn để<br />
chăm sóc cây trồng, vật nuôi tốt hơn, giảm được những rủi ro trong sản xuất.<br />
Nó còn giúp giảm tỷ lệ buôn bán sản phẩm nông nghiệp khi gặp khó khăn, đảm<br />
bảo được an ninh lương thực cho vùng nông thôn, hay chính nguồn lực tài<br />
chính được cũng cố đã tạo điều kiện cho người nông dân mạnh dạng hơn trong<br />
việc lựa chọn thời cơ bán nông sản với giá hợp lý hơn, và có cơ hội tích trữ vốn<br />
dành cho những chi tiêu lớn. Không dừng lại ở đó, nó còn khẳng định vai trò<br />
của mình nhiều hơn trong những trường hợp nếu không có sự hỗ trợ của người<br />
di cư thì người dân nông thôn sẽ không thể trang trãi nợ nần, xây dựng, sửa<br />
chữa lại nhà cửa, và đặc biệt là trong vấn đề đầu tư cho giáo dục và chăm sóc<br />
sức khỏe. Tuy nhiên, chiến lược di dân đến các khu vực đô thị bên cạnh đem lại<br />
những lợi ích, thì ở khía cạnh nào đó nó cũng đang tạo ra những áp lực cho<br />
chính cộng đồng ở lại. Như UNDP (2014) đã từng nhận định “kể cả những<br />
người có tuổi di cư, nếu một thành viên di chuyển khỏi gia đình tương ứng sẽ<br />
tác động đến những người còn lại, những hệ lụy, những gánh nặng sẽ đặt lên<br />
vai những người ở lại” (UNDP, 2014:15). Những tác động đó thể hiện trên tất<br />
cả các mặt kinh tế-xã hội, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những<br />
người ở lại quê gốc là những người phải chịu áp lực môi trường nặng nề nhất,<br />
phải đối mặt với suy thoái môi trường, hiểm họa thời tiết, gánh nặng công việc,<br />
bệnh tật, cũng như những khó khăn trong các hoạt động đối phó với thiên tai,…<br />
Trên thực tế, có thể nói những đóng góp tích cực từ chiến lược di dân<br />
vừa mới được nhắc đến chỉ xảy ra đối với những gia đình có nhiều thành viên<br />
di cư cùng đóng góp. Còn lại những trường hợp di cư từ 1 đến 2 thành viên<br />
trong gia đình cũng sẽ không giúp ích được gì nhiều trong việc cải thiện kinh tế<br />
hộ gia đình khi phần lớn các thành viên còn lại phải phụ thuộc vào dòng tiền<br />
gửi về.<br />
“Những gia đình đi làm Bình Dương, Thành Phố đông thì mới có dư giã<br />
hỗ trợ cho gia đình thoát nghèo làm một người thì chi phí cũng vô đó chứ<br />
không dư giả gì”. (PVS chú Đương, 1975, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An<br />
Giang).<br />
“Đi làm nhiều người thì mới dư nhiều, có nhiều người về quê mua đất lúa<br />
rồi cho mướn lại nhưng vì do nhà mình chỉ có 1,2 người làm mà nuôi cả gia<br />
đình thì chết đói” (PVS chú Sang, 1946, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An<br />
Giang).<br />
Một phần giúp khẳng định mạnh mẽ hơn nhận định này, kết quả khảo sát<br />
đã cho thấy trung bình trong một hộ gia đình có người di cư thì có khoảng 2,2<br />
<br />
<br />
264<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thành viên trên tổng số gần 5 thành viên trong một hộ (4,76). Nhìn chung quy<br />
mô di cư đa phần vẫn đơn lẻ, cụ thể tỷ lệ hộ gia đình có một người di cư chiếm<br />
cao nhất 41,7%, tiếp đến có 26,4% gia đình có từ 2 người di cư và tiếp tục giảm<br />
dần khi số người di cư tăng lên, chính vì vậy đặc trưng này đã làm ảnh hưởng<br />
đến đến hiệu quả của chiến lược di cư.<br />
Trong nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh (1998) cũng đã đề cập mô hình<br />
di cư để cha, mẹ và con cái ở lại địa phương, là một trong những mô hình phổ<br />
biến nhằm giảm thiểu số lượng thành viên phụ thuộc, giảm thiểu các chi phí<br />
sinh hoạt khi di cư và để đảm bảo nguồn hỗ trợ hàng tháng về cho gia đình,<br />
điều đó đối với họ là chấp nhận được. Tuy nhiên, những đặc trưng này trước<br />
mắt có thể là một lựa chọn không thể làm khác được nhưng nó sẽ là những<br />
thách thức rất lớn cho cộng đồng gốc trong một số bối cảnh. Tại Vĩnh Lộc, theo<br />
khảo sát lực lượng còn lại ở địa phương gốc chủ yếu là người phụ thuộc (Người<br />
già, trẻ em) hơn ½ là người cao tuổi và trẻ em (51,4%) cụ thể trong đó có<br />
29,5% là trẻ em và 21,9% là người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên.<br />
Nếu riêng trẻ em, thì trong những trường hợp hộ gia đình có di cư đã có<br />
đến 18 trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi được gửi lại cho ông bà chăm sóc, chỉ có<br />
2 trường được cha mẹ đem theo. Riêng trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có<br />
9 trường hợp nhưng hoàn toàn được gửi lại cho ông bà chăm sóc và sẽ gửi tiền<br />
về hàng tháng. Tuy nhiên, số tiến gửi về cũng không đáng kể nếu tính trung<br />
bình toàn xã Vĩnh Lộc mỗi người đi làm ăn xa mỗi tháng chỉ gửi về cho hộ gia<br />
đình khoảng 782 ngàn đồng. Với số tiền như vậy hàng tháng phụ cấp cho gia<br />
đình ở quê cũng chỉ từ thiếu đến vừa đủ để lo cho những đứa trẻ được gửi lại ở<br />
quê, còn lại các chi phí khác lại là một câu chuyện khác của những người ở lại.<br />
Không chỉ dừng lại ở đó, đối với những trường hợp gia đình có con cái<br />
gửi cho ông, bà chăm sóc, chiến lược di cư có vẻ đã không phát huy được vai<br />
trò của mình trong việc hỗ trợ cải thiện kinh tế hộ gia đình. Mặt khác nó còn<br />
ảnh hưởng, gây cản trở việc đa dạng hóa thu nhập của những người ở lại quê<br />
gốc, câu truyện của cô Bảy là một trong những trường hợp điển hình cho vấn đề<br />
này, để người con gái của cô đi làm ở Thành phố dễ dàng hơn cô phải chấp<br />
nhận giữ thêm 2 người cháu ngoại, một em 11 tuổi và một em 5 tuổi, trong khi<br />
đó cô vẫn có thể đi làm mướn thêm hoặc buôn bán. Vì vậy, hiện tại gia đình ở<br />
quê chỉ có chú (chồng cô) là có thể đi làm mướn trong địa phương, có nghĩa gia<br />
đình mất đi một lao động tạo thu nhập, còn tiền con gửi về thì đủ để lo cho<br />
cháu nhỏ tiền học hành, ăn uống,… (PVS cô Nguyễn Thị Bảy, 1966, ấp Vĩnh<br />
Thạnh). Trong những trường hợp đó, có thể nói việc di cư thậm chí không giúp<br />
gì được cho gia đình ở quê mà còn làm cho họ khó có khả năng vượt qua nghèo<br />
đói, những lúc căng thẳng khi thất mùa, không có việc làm, do họ không thể<br />
chủ động trong việc đa dạng nguồn sinh kế của mình.<br />
Tiếp theo ở góc độ sức khỏe, sự thay đổi cơ cấu dân cư của địa phương<br />
gốc khi lực lượng còn lại đa phần là người phụ thuộc (Người già, trẻ em) sau<br />
chiến lược di dân. Trong khi, đây lại là địa điểm đang đối mặt với các hiện<br />
tượng thời tiết cực đoan mưa, nắng thất thường, dịch bệnh do thiên tai đem lại.<br />
Vì vậy, trong điều kiện đó những đối tượng này trở nên dễ bị tổn thương về mặt<br />
sức khỏe hơn bao giờ hết, nó tạo ra một gánh nặng cho chính công tác chăm sóc<br />
<br />
265<br />
sức khỏe của địa phương, cụ thể là sức khỏe của người già và trẻ em. Đồng<br />
thời, nó còn làm gia tăng tỷ lệ thương vong do lực lượng dân cư còn lại cộng<br />
đồng chủ yếu là nhóm dễ thương tổn trước điều kiện BĐKH.<br />
Nếu tình hình dân số cứ tiếp tục diễn biến theo xu hướng trên một hệ quả<br />
cũng khá nghiêm trọng đối với cộng đồng gốc là phải đối mặt với tình trạng<br />
thiếu nguồn lực để ứng phó lại với điều kiện biến đổi khí hậu có thể xảy ra bất<br />
cứ lúc nào. Đặc biệt, đối với hộ gia đình có người sống xa quê chỉ còn người<br />
già, trẻ em, phụ nữ thì việc ứng phó lại với các áp lực của thời tiết và môi<br />
trường là một điều không hề dễ dàng, nó còn như là một sự “áp bức” đối với<br />
những đối tượng này đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.<br />
“Một số hộ kia thì người ta có chồng, có đàn ông ở nhà thì ví dụ như có<br />
bão lúc đó thì người ta chạy cũng được, còn mình không có đàn ông này kia thì<br />
mình phải chuẩn bị trước, tôi phải di dời tất cả mọi thứ trước mọi người. Người<br />
ta phải lo an toàn cho tất cả những người đó trước. Nó thiếu nguồn nhân lực”.<br />
Việc người chồng đi làm ăn xa về hỗ trợ những lúc khó khăn trong thiên tai<br />
bão, lũ là một vấn đề hiếm hoi, không bao giờ có được:“Giúp đỡ cái gì, mày đi<br />
mần mướn, mần thuê, mày nghỉ thì được 1,2 ngày chứ đầu có được nghỉ nhiều.<br />
Ví dụ: Đi mần mướn, mần thuê xa như Bình Dương đi thì cưng nghỉ cũng được<br />
có 1 ngày, 2 ngày thôi chứ cưng nghỉ lâu ngày nó đuổi mình luôn.” (PVS Lãnh<br />
đạo Hội liên hiệp phụ nữ huyện An Phú).<br />
Như vậy, qua những khía cạnh được đề cập xuyên suốt trong quá trình<br />
phân tích về chiến lược di dân, có thể nói di dân chỉ đơn thuần được xem là<br />
phương thức để duy trì sự tồn tại chứ không bao hàm các hoạt động để bảo vệ<br />
lại môi trường. Có nghĩa con người đang hoạt động theo một quy luật chung,<br />
khi thiên nhiên còn không ưu đãi con người phải tìm nơi sinh sống mới, vậy<br />
trách nhiệm bảo vệ môi trường còn lại sẽ do ai thực hiện có lẽ chỉ là người già,<br />
trẻ em và phụ nữ. Liệu câu chuyện này sẽ đi về đâu? Sự an toàn của địa<br />
phương hay chung nhất cho ĐBSCL hay đặc biệt hơn là những đối tượng dễ tổn<br />
thương (trẻ em, người già, phụ nữ) sẽ như thế nào trong tương lai, khi con<br />
người cứ loay hoay trông về một nơi khác như hiện tại. Có thể nói, mặc dù di<br />
cư có thể duy trì được sự tồn tại của cá nhân, của gia đình nào đó nhưng thật sự<br />
điều này không công bằng chút nào với những người còn lại nếu như các hoạt<br />
động này cứ diễn ra tiếp tục một chiều.<br />
Xét ở góc độ giới qua một số công trình nghiên cứu trước đây cũng đã<br />
cho thấy: Di dân cũng tồn tại những tác động tiêu cực đến vấn đề này. Với xu<br />
hướng nam giới di cư tìm việc làm ở đô thị đã tạo ra sự thay đổi quan trọng<br />
trong vai trò giới, nhiều phụ nữ ở lại địa phương trở thành chủ hộ (chủ hộ thực<br />
tế). Đồng thời, tạo gánh nặng công việc lớn hơn cho họ. Một xu hướng được<br />
tạo ra từ vấn đề di dân của nam giới là “Phụ nữ hóa nông nghiệp”. Tại các cộng<br />
đồng nông thôn người phụ nữ phải đảm nhiệm các công việc đồng án mà vốn dĩ<br />
trước đây người dân đều cho rằng đó là nhiệm vụ của nam giới, cũng như họ<br />
phải chuẩn bị ứng phó với thiên tai trong lúc nam giới làm ăn xa ở các vùng đô<br />
thị (Oxfam, 2009:34). Bên cạnh những công việc đồng án, người phụ nữ còn<br />
phải hoàn thiện vai trò nội trợ, chăm sóc con cái, người bệnh trong gia đình,...<br />
Vì vậy, người phụ nữ đang gánh ròng cả hai nhiệm vụ của cả người chồng và<br />
<br />
<br />
266<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
người vợ, làm gia tăng mức độ tổn thương của họ. Tiếp tục khẳng định những<br />
quan điểm trên, những thông tin có được từ Hội phụ nữ đã giúp hiểu rõ hơn<br />
những thách thức đối với phụ nữ trong điều kiện bão, lũ,.. xảy ra: “Nó khó khăn<br />
nhiều như chị nói là công sức của họ làm thì nhiều hơn người khác hơn rồi!<br />
Chồng đi vắng thì ở nhà thì họ phải đảm nhiệm hết công việc cơm, áo, gạo,<br />
tiền, giằng chống nhà cửa tất cả mọi thứ. Cái gì họ cũng phải lo, ví dụ nhà mà<br />
có người già, trẻ em thì họ phải lo hết luôn thì gánh nặng của họ nhiều hơn, họ<br />
phải chăm lo. Trước khi có bão họ cũng phải lo, như dự báo là có bão xảy ra thì<br />
những hộ này họ phải nghiên cứu di dời, nhà họ mà có người già, trẻ em thì họ<br />
phải di dời trước mấy hộ kia nữa.” (PVS Lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ huyện<br />
An Phú). Mặc dù vậy, các động thái trong quan hệ quyền lực, nữ giới vẫn luôn<br />
bị kiểm soát kể cả ở các thể chế chính thức hay phi chính thức. Cho dù người<br />
phụ nữ phải gánh vác các trách nhiệm của người chồng, vừa phải đối phó với<br />
thiên tai. Nhưng họ lại không có được những cơ hội bình đẳng trong việc sử<br />
dụng các nguồn lực, trong đó là quyền sử dụng và quyết định sử dụng đất đai từ<br />
đó gây cản trở tiếp cận tín dụng. Điều đó, đã làm hạn chế người phụ nữ đa dạng<br />
nguồn sinh kế khi bị tác động bởi thiên tai và làm gia tăng tình trạng bất bình<br />
đẳng giới (Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường, và các nhà khoa học,<br />
2010:11).<br />
Bên cạnh đó, qua trường hợp của gia đình cô Lợi (1973) một gia đình<br />
đang đối mặt với tình trạng mất nhà ở do sạt lở nhưng không có điều kiện để di<br />
dời nhà nên hàng ngày phải có người trông coi để phòng lúc thiên tai xảy ra có<br />
thể kịp thời ứng phó. Nhưng nhiệm vụ quan trọng đó không phải giao cho một<br />
thành viên nào khác mà chính là cô. Cô là người phải ở nhà để thực hiện vai trò<br />
giữ ngôi nhà trước điều kiện sạt lở, còn người chồng của cô phải tiếp tục đi làm<br />
thuê để duy trì cuộc sống của gia đình. Cô còn phải vô những bao đất để tấn lại<br />
bờ để kéo dài thời gian tồn tại của ngôi nhà. Chính qua câu truyện của Cô Lợi<br />
(1973) đã minh chứng rằng, không phải là ai khác, thanh niên hay nam giới mà<br />
chính người phụ nữ là những người phải đối mặt với thiên tai, khắc phục những<br />
hậu quả do thiên tai nhiều nhất. Một điều dễ hiểu do những cái được gọi là “nữ<br />
tính” mà người phụ nữ luôn phải là những người lên tiếng bảo vệ môi trường<br />
nhiều hơn nam giới, phải chịu áp lực nhiều hơn do vai trò “phụ nữ” của họ, vai<br />
trò phải đảm bảo sự an toàn của những đứa con, những th