intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dị tật tim bẩm sinh ở trẻ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

67
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim va các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai. 1. Nguyên nhân và phân loại - Bệnh tim bẩm sinh có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại (tia phóng xạ, hóa chất, vi trùng, bệnh chuyển hóa…) ảnh hưởng lên người mẹ trong quá trình mang thai. - Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh còn có thể bị tác động bởi yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể. - Bệnh tim...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dị tật tim bẩm sinh ở trẻ

  1. Dị tật tim bẩm sinh ở trẻ Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim va các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai. 1. Nguyên nhân và phân loại - Bệnh tim bẩm sinh có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại (tia phóng xạ, hóa chất, vi trùng, bệnh chuyển hóa…) ảnh hưởng lên người mẹ trong quá trình mang thai. - Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh còn có thể bị tác động bởi yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể. - Bệnh tim bẩm sinh được chia thành 2 nhóm: không tím
  2. (trẻ không bị tím da niêm) và có tím (trẻ bị tím da niêm). Các bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp nhất là: thông liên thất (30,5%), thông liên nhĩ (9,8%), còn ống động mạch (9,7%)… - Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể giúp trẻ phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hòa nhập tốt với xã hội. Chăm sóc tốt cho những trẻ này cũng không phải là vấn đề đơn giản. Chính vì vậy, cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành Y tế để điều trị trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. 2. Các dấu hiệu nhận biết Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau: - Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi. - Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn… - Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò…)
  3. 3. Cách chăm sóc trẻ bệnh tim bẩm sinh hợp lý Mặc dù nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sinh hoạt, học tập không khác những đứa trẻ khác nhưng chúng vẫn cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có được sức khỏe tốt. Cha mẹ lưu ý: - Chăm sóc trẻ chu đáo, giữ trẻ ấm, vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất. - Không cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức và làm những công việc nặng nhọc. - Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng, cần uống kháng sinh khi được làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0