ĐIỂM SINH HỌC CỦA Cá mè trắng (Hypophthamichthys molitrix) tiếng Anh: Silver
lượt xem 37
download
Đặc điểm hình thái và phân bố địa lý Cá mè trắng có đầu khá to, miệng lớn. Hàm dưới hơi hếch lên. Mắt khá nhỏ. Cơ quan đường bên nằm ở phía dưới trục cơ thể. Số vảy tính dọc theo cơ thể từ 110 - 123; theo trục đứng là 26 - 27.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐIỂM SINH HỌC CỦA Cá mè trắng (Hypophthamichthys molitrix) tiếng Anh: Silver
- ĐIỂM SINH HỌC CỦA Cá mè trắng (Hypophthamichthys molitrix) tiếng Anh: Silver carp 1.1- Đặc điểm hình thái và phân bố địa lý Cá mè trắng có đầu khá to, miệng lớn. Hàm dưới hơi hếch lên. Mắt khá nhỏ. Cơ quan đường bên nằm ở phía dưới trục cơ thể. Số vảy tính dọc theo cơ thể từ 110 - 123; theo trục đứng là 26 - 27. Phần trên lưng có màu sẫm đen và phần còn lại có màu sáng bạc. Cá mè trắng phân bố rất rộng ở nhiều nước trên thế giới. Chúng là đối tượng nuôi phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc. 1.2- Đặc điểm sinh học * Tập tính bắt mồi Cá bột 1-2 ngày tuổi có thể đạt chiều dài 7-9 mm, với chiều dài ruột bằng 50-60% chiều dài cơ thể. Trong xuốt giai đoạn này cá bắt đầu ăn thức ăn là
- động vật phù du như : luân trùng (rotifera); chân chèo (copepoda);... Cá bột 4-5 ngày tuổi dài 11 - 13mm, thức ăn chính của cá trong giai đoạn này là copepoda, bọ nước và một ít rotifera. Cá 8-12 ngày tuổi dài 18 - 23mm, ruột dài bằng 90 -100% chiều dài cơ thể và cuộn lại thành từng cuộn. Thức ăn chủ yếu của cá trong giai đoạn này là rotifera, bọ nước, copepoda, ngoài ra trong ruột còn tìm thấy một ít thực vật phù du. Ở giai đoạn cá giống (dài hơn 30 mm) mang của cá bắt đầu hoàn thiện như cá trưởng thành và có dạng như cái mành tre, có tác dụng như một lưới lọc. Cá mè trắng trưởng thành có chiều dài ruột gấp 6,85 lần chiều dài cơ thể. Thức ăn chính của chúng trong giai đoạn này là thực vật phù du, sau đó là động vật phù du, ngoài ra còn có cả mùn bã hữu cơ (detrix) đang trong quá trình phân hủy. Thức ăn được đưa vào
- miệng của cá cùng với nước và bị các tia mang giữ lại đưa vào ruột. * Tốc độ tăng trưởng Cá mè có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong điều kiện được nuôi tốt thường sau một năm nuôi cá có thể đạt khối lượng 1-1,5 kg/con, sau 2 năm nuôi đạt 2-3kg/con, và đạt 4-5kg sau 3 năm nuôi. Sự tăng trọng của cá mè trắng liên quan chặt chẽ đến từng giai đoạn phát triển. Điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng : Tăng trọng của cá ở các giai đoạn phát triển khác nhau Giai đoạn phát triển Tăng trọng tương đối hàng (theo trọng lượng cơ thể - tháng kg/con) (kg/con.tháng) 0,05 - 0,25 0,1 - 0,2
- 0,3 - 0,5 0,2 - 0,25 0,5 - 2,0 0,3 - 0,4 2,0 - 4,0 0,08 - 0,2 Nguồn: Zong Lin, 1991. Pond fisheries in China Tuy nhiên, nếu cá được nuôi trong điều kiện thiếu thức ăn, môi trường nước không tốt thì có thể sau 2 năm cá mới đạt 0,1 - 0,2 kg/con, * Tập tính sống Cá mè trắng, mè hoa, cá trắm cỏ, cá trôi sống ở các tầng nước khác nhau bởi vì có sự khác nhau về tập tính bắt mồi. Cá mè trắng thức ăn chính là thực vật phù du (phytoplankton) do đó chúng thường sống ở tầng nước mặt và tầng giữa, nơi mà TVPD tập trung nhiều. Cá mè trắng sống thích hợp ở những nơi nước giàu dinh dưỡng nên nó có thể chịu đựng được ở những nơi có hàm lượng vật chất tiêu hao oxy khá cao.
- Cá mè trắng khi đánh lưới thường nhảy rất cao để trốn thoát. Vì vậy khi đánh bắt người ta phải gắn thêm một lớp lưới phụ phía trên. Thông thường, cá mè trắng sống ở các sông và ở những nơi chứa nhiều thức ăn để kiếm mồi. Trước mùa đẻ trứng cá thành thục sinh dục bắt đầu tập trung thành từng đàn và di cư dọc theo sông lên thượng nguồn để đẻ trứng. Cá bột nở ra thì sống trôi nổi trên các khúc sông. Cá giống nhỏ sẽ bơi chủ động tìm đến những khúc sông rộng, vịnh, hồ để tìm chổ kiếm mồi. Mặc dầu cá mè trắng có thể chịu đựng được sự thay đổi rất lớn của pH, nhưng dầu sao nó cũng có một giới hạn nhất định, nó sẽ bị chết nhanh chóng khi pH < 4; hoặc > 10,2. Nhu cầu Oxy hòa tan và khả năng trao đổi chất sẽ suy giảm rất nhanh khi pH giảm xuống nhỏ hơn 6. Trong trường hợp này cá chậm lớn. Thực tế chỉ ra rằng pH tối ưu cho cá mè trắng phát triển từ 7 - 8.
- Nhiệt độ nước cực thuận cho cá phát triển từ 20 - 320C. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới 150C cường độ bắt mồi của cá giảm mạnh, và chúng sẽ ngừng bắt mồi ở nhiệt độ 7 - 80C. Sự tăng trưởng và cường độ bắt mồi của cá bị chi phối nhiều bởi hàm lượng khí Oxy hòa tan. Khi hàm lượng khí oxy hòa tan (DO) lớn hơn 2,2mg/l thì cá mè trắng sinh trưởng và phát triển bình thường. Khi DO < 2mg/l nhu cầu sử dụng thức ăn giảm xuống rõ rệt. Tại DO < 1,1mg/l cá bắt đầu nổi đầu và bỏ ăn. Sự nổi đầu nghiêm trọng tại thời điểm DO = 0,5mg/l. Cá sẽ ngạt thở và chết khi DO < 0,35mg/l. * Đặc điểm sinh sản Cá mè cỏ không có khả năng tự đẻ trứng trong ao nuôi. ở điều kiện tự nhiên chúng phải di cư chúng phải di cư lên thượng nguồn để đẻ trứng. Trong điều kiện nhân tạo người ta phải sử dụng thuốc kích dục tố (HCG) và tạo ra một số điều kiện
- sinh thái (dòng chảy, nhiệt độ,...) tương ứng trong tự nhiên để kích thích cho cá đẻ. .1.2- Những ưu và nhược điểm của cá mè trắng * Ưu điểm Có thể nuôi trong những ao tù, nước đọng và nhiều mùn bã hữu cơ. ít bị dịch bệnh * Nhược điểm Cá mè không thể nuôi trong những ao nuôi nước chảy mà ở đó không cung cấp thức ăn. Có nhiều xương dăm và ít được ưa thích trên thị trường, do đó giá bán thường rất thấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá Kèo
29 p | 310 | 82
-
Giáo trình Tìm hiểu đặc điểm sinh học ong mật - MĐ01: Nuôi ong mật
38 p | 244 | 57
-
Đặc điểm sinh học Tôm Hùm
10 p | 212 | 38
-
Đặc điểm sinh học Tôm Hùm Bông
6 p | 254 | 23
-
Đề tài:Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của đàn lợn rừng Thái Lan nhập nội và lợn rừng Việt Nam
9 p | 137 | 14
-
Phân lập và đánh giá đặc điểm sinh học của một số chủng vi khuẩn nội sinh từ rễ cây nha đam (Aloe vera)
7 p | 128 | 10
-
Đặc điểm sinh học cá Chẽm Mõm Nhọn
4 p | 141 | 8
-
Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài rầy xanh 4 chấm (Amrasca splendens Gghauri) (Cicadellidae: Homoptera) gây hại trên cây sầu riêng tại Bến Tre
7 p | 24 | 5
-
Đặc điểm sinh học sinh sản của cá dảnh (Puntioplites proctozystron Bleeker, 1865) ở Búng Bình Thiên, An Giang
11 p | 14 | 4
-
Đặc điểm sinh học sinh sản của sò mía (Tapes dorsatus, (Lamarck, 1818)) tại Bình Định
11 p | 60 | 4
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cua đồng (Somanniathelphusa sisnensis, Bott 1970)
6 p | 91 | 3
-
Đặc điểm sinh học của cá rô cờ (Osphronemus exodon Robets, 1994) ở sông Srêpốk, tỉnh Đắk Lắk
14 p | 16 | 3
-
Một số đặc điểm sinh học của loài sâu đo (Milionia basalis) ăn lá Tùng la hán (Podocarpus macrophyllus) tại một số khu vực ở miền Bắc Việt Nam
6 p | 17 | 3
-
Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giun đất Châu Phi (Eudrilus eugeniae) khi nuôi trên khay có bổ sung thức ăn tinh
9 p | 55 | 3
-
Đặc điểm sinh học sinh sản của ngán (Austriella corrugata) tại vùng triều ven biển tỉnh Quảng Ninh
8 p | 30 | 2
-
Khảo sát một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của Rùa Đất lớn Heosymys grandis (Gray, 1860) nuôi tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, Sóc Sơn, Hà Nội
8 p | 75 | 2
-
Một số đặc điểm sinh học của cá chỉ vàng - Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Tây Nam Bộ, Việt Nam
9 p | 109 | 1
-
Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Thàn mát đen (Millettia nigrescens Gagnep.) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – Đà Nẵng
8 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn